Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh Lớp 1, bộ sách Vì sự bình đẳng trong giáo dục
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh Lớp 1, bộ sách Vì sự bình đẳng trong giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ren_ki_nang_doc_am_ghep_cho.docx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh Lớp 1, bộ sách Vì sự bình đẳng trong giáo dục
- Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu chủ yếu đối với môn Tiếng Việt ở lớp Một là tất cả các em đều biết đọc thông, viết thạo. Từng bước hình thành và phát triển kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học. Giúp các em học tập tiến bộ hơn, giúp các em nắm bắt kịp thời bài đã học, các em không còn chán học nữa mà tự tin và hứng thú trong tiết học. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó, học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Môn Tiếng việt lớp Một có 4 kĩ năng quan trọng đó là nghe – nói – đọc – viết. Trong đó kĩ năng đọc là sự khởi đầu, giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ giao tiếp quan trọng. Nếu kĩ năng đọc được hình thành tốt nó giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, giúp các em hiểu nghĩa của các tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mà mình vừa đọc. Giúp các em hiểu được các lệnh, các yêu cầu trong sách giáo khoa và học tốt các môn học khác. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề Năm học 2021-2022 là năm thứ hai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp Một. Việc học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã thể hiện rất rõ vai trò quan trọng của môn học. Gồm 420 tiết Tiếng Việt/ 1 năm. Trong chương trình Tiếng Việt lớp Một, bộ sách Vì sự bình đẳng trong giáo dục thì ngay từ tuần thứ hai các em đã bắt đầu học đọc và viết âm ghép. Trong khi đó ở Mầm non các em chưa được làm quen với âm ghép. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp Một, tôi thấy rằng, khi dạy đến phần âm ghép các em học sinh còn hay quên, hay nhầm lẫn, việc ghi nhớ các âm ghép của các em còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn biện pháp “Rèn kỹ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp Một” với mong muốn 1 GV: Nguyễn Thị Quy Trường Tiểu học Đại Lai
- Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 đóng góp một phần nâng cao hiệu quả đọc và viết, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. * Khảo sát trước khi áp dụng giải pháp Sĩ số HS nhận biết HS nhận biết chưa Học sinh chưa nhận nhanh các âm ghép nhanh các âm ghép biết các âm ghép 34 20em = 58,8% 4em =11,7% 10em =29,5% 2. Biện pháp nâng cao chất lượng Rèn kỹ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tranh ảnh và vật thật. Mục tiêu: Giúp học sinh quan sát tranh, ảnh để nhận biết âm ghép Cách thực hiện: Trong dạy học vần với học sinh lớp Một, việc sử dụng đồ dùng trực quan giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp Một, năm đầu tiên mới tới trường, trẻ rất bỡ ngỡ từ việc chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Đặc biệt là tư duy của học sinh lớp Một là tư duy trực quan cụ thể, đó là kiểu tư duy được hình thành trong quá trình trẻ vui chơi. Các kiến thức trừu tượng sẽ trở nên dễ hiểu với các em hơn khi mà các em được quan sát bằng những tranh ảnh, vật thật. Đối với sách giáo khoa Tiếng Việt bộ sách Vì sự bình đẳng trong giáo dục, ta có thể sử dụng tranh ảnh trong sách để hướng dẫn các em học. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ đưa thêm một số hình ảnh gần gũi, phù hợp với lứa tuổi của các em hơn. Cụ thể như sau: 2 GV: Nguyễn Thị Quy Trường Tiểu học Đại Lai
- Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 VD1: Khi dạy bài 11: âm kh, tôi cho học sinh quan sát hình ảnh quả khế. Từ hình ảnh này, tôi hỏi học sinh: H: Đây là quả gì? HS trả lời quả khế. Tôi cho học sinh nêu cấu tạo tiếng khế gồm âm kh đứng trước, âm ê đứng sau và dấu thanh sắc trên đầu âm ê. Tôi giúp học sinh nhận diện âm kh được tạo bởi k và h. Từ đó, giúp học sinh củng cố và ghi nhớ âm kh. Bước tiếp theo, tôi đưa ra một hình ảnh quen thuộc với các em là con khỉ. Các em quan sát hình ảnh con khỉ và nêu được tiếng khỉ cũng có âm kh. Tôi cho học sinh so sánh tiếng khế, tiếng khỉ để học sinh nhận biết được điểm giống và khác nhau giữa hai tiếng. + Giống nhau: Cả hai tiếng đều có âm kh. + Khác nhau: Tiếng khế có âm ê, tiếng khỉ có âm i. Cho học sinh luyện đọc âm kh. Tôi cho học simh sử dụng bộ đồ dùng học tập cho các con tìm và ghép âm kh, tiếng khỉ, tiếng khế. Cho các em tìm các tiếng khác có âm kh, để giúp các em ghi nhớ được âm kh một chắc chắn. Cuối cùng, tôi còn hướng dẫn các em viết lại chữ ghi âm kh, chữ khỉ, khế để các em ghi nhớ được tốt hơn. VD 2: Khi dạy bài 14: âm nh 3 GV: Nguyễn Thị Quy Trường Tiểu học Đại Lai
- Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 Tôi cho học simh quan sát hình ảnh chùm nho. Dựa vào chùm nho, tôi cũng dẫn dắt học sinh nêu tiếng nho. Cho học sinh nhận diện âm nh được tạo bởi n và h. Sau đó tôi cho học sinh củng cố và ghi nhớ âm nh. Bước tiếp theo là tôi đưa ra cho học sinh quan sát một hình ảnh nữa đó là ngôi nhà (hình ảnh này rất quen thuộc với các em). Sau khi đưa ra hình ảnh ngôi nhà thì các em có thể biết và phân tích được ngay là tiếng nhà có âm nh. Sau đó tôi cũng thực hiện các bước tiếp theo giống như ở VD 1. VD3: Bài 17: ch, tr Mục tiêu của bài 17 là cho nhận diện được ch, tr Tôi đưa ra hình ảnh sau con chó, cây tre chứa âm ch, tr Cho học sinh nhận biết ch được tạo bởi c và h, âm tr được tạo bởi t và r. 4 GV: Nguyễn Thị Quy Trường Tiểu học Đại Lai
- Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 Đọc âm ch lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh. Còn đọc âm tr thì đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra không có tiếng thanh. Âm tr đọc uốn lưỡi như vậy là để phân biệt được với ch (đưa ra hình ảnh âm ch). Tôi phát âm cả hai âm ch, tr để học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa hai âm. Cho học sinh đọc nhiều lần Tôi đưa ra một số hình ảnh khác có âm ch như chó, chả, chôm chôm, chỉ, che ô và các hình ảnh khác có âm tr như trà, trê, trống Khi nhìn vào vật thật, các em học sinh đều hứng thú và tìm ra được tiếng chứa âm ch, tr. Kết luận: Ở biện pháp thứ nhất - biện pháp sử dụng tranh ảnh vật thật. Biện pháp này tôi thấy rất tâm đắc. Vì thông qua các hình ảnh, vật thật gần gũi thì các em sẽ tái hiện và ghi nhớ âm ghép một cách chắc chắn. Biện pháp thứ hai: Sử dụng các trò chơi học tập Mục tiêu: Giúp học sinh tạo hứng thú trong giờ học Cách thực hiện Lí do tôi đưa ra các trò chơi học tập vì các em ở lớp Một từ lứa tuổi Mầm non sang tiểu học là các em các em phải chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Để giúp các em không sợ học mà thêm hứng thú trong giờ học tôi đã đưa ra một số trò chơi trong giờ học để dạy âm ghép. Sau đây là ví dụ về trò chơi: - Trò chơi: Đi chợ Mục đích: Trò chơi đi chợ tạo cho học sinh thói quen đi chợ, các con biết mua bán những vật thật. Tạo hứng thú học tập cho học sinh.Thông qua việc mua bán vật thật cho các con nắm được các âm ghép một cách dễ dàng hơn. Thời gian có thể áp dụng vào đầu tiết học, giữa tiết học. Video về trò chơi “Đi chợ” 5 GV: Nguyễn Thị Quy Trường Tiểu học Đại Lai
- Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 Chủ trò: Đi chợ, đi chợ. HS: Mua gì? Mua gì? Chủ trò: Mua thị, mua thị. HS: Đánh vần th – i - thi – nặng - thị. H: Đố các bạn vừa tìm được âm ghép nào? (Âm th) Cứ làm như vậy cho đến khi hết thời gian. - Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. Lí do tôi chọn trò chơi này là trò chơi dễ làm và mang lại hiệu quả ngay lập tức và không hề tốn kém. Tôi sử dụng trò chơi này vào thời gian giữa tiết Tiếng Việt và củng cố bài. Đối với lớp mình tôi đã tổ chức cho học sinh khi mà các con ôn tập lại nhóm âm ghép (Video kèm theo) - Trò chơi: Tiếp sức. Trò chơi Tiếp sức tôi cũng tổ chức cho học sinh ở giữa các tiêt học Tiếng Việt và phần củng cố cuối bài. Tôi chia lớp thành 3 tổ, cho các tổ thi lần lượt nối tiếp, tìm các tiếng có âm ghép. Ở trò chơi tiếp sức này thì học sinh sẽ luyện đọc âm ghép thật nhanh, tạo được tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các em với nhau. Hơn thế nữa, các em học sinh dễ dàng ghi nhớ được âm ghép một cách dễ dàng hơn và lâu hơn. Sử dụng các trò chơi học tập, đây là biện pháp mà tôi cũng rất tâm đắc. Các trò chơi học tập không chỉ mang lại hứng thú học tập cho học sinh mà nó còn giúp cho các con có thêm nhiều kĩ năng khác như kĩ năng tự tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác. Qua 2 video trên tôi thấy học sinh lớp tôi tự tin rất nhiều. Khi mà tôi tổ chức các trò chơi học tập có nhiều em trong lớp làm tốt vai trò quản trò. Biện pháp thứ ba: Xây đựng đôi bạn cùng tiến Mục tiêu: giúp các em học nhóm, hỗ trợ, chia sẻ cho nhau trong học tập Cách tiến hành: 6 GV: Nguyễn Thị Quy Trường Tiểu học Đại Lai
- Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 Người xưa dạy rằng: “Học thầy không tày học bạn”. Chính bởi lẽ đó, tôi đã xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. Đối với lớp tôi, tôi sẽ xếp hai bạn ngồi một bàn, một bạn giỏi và một bạn yếu ngồi cạnh nhau để bạn học giỏi giúp bạn học yếu hơn. Các em có thể giúp nhau vào giờ truy bài, thời gian rảnh rỗi. Hàng tuần tôi giao nhiệm vụ cho các em là chúng mình giúp đỡ nhau đọc và viết âm ghép. Kết thúc một âm tôi cho đôi bạn này thi đọc với nhau. Tôi có những phần thưởng nhỏ động viên các em như bút chì, thước kẻ, cục tẩy hay những lời khen ngợi. Tôi thấy kết quả đọc âm ghép của lớp tôi rất khả quan. Khi mà sử dụng biện pháp 3 - Đôi bạn cùng tiến, giúp cho những bạn đọc chậm tiến bộ hơn, rèn cho các em kĩ năng giao tiếp ngay từ lớp Một và mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tính tự giác cùng nhau phấn đấu và tiến bộ của học sinh. Qua đó, biện pháp đã góp phần thực hiện chủ trương thi đua dạy tốt, học tốt và nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 3. Kết quả đạt được 7 GV: Nguyễn Thị Quy Trường Tiểu học Đại Lai
- Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 Tôi tiến hành áp dụng các biện pháp vào dạy phần âm ghép trong Tiếng Việt. Đưa tranh, ảnh vào tiết học để tạo hứng thú học tập cho học sinh giúp các em ghi nhớ âm ghép. Hơn nữa, lồng vào các trò vào tiết học để học sinh cảm thấy hứng thú, vui vẻ và yêu thích học hơn. Xây dựng đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau học tốt. Sau một thời gian thực hiện các biện pháp trên, tôi thu được hiệu quả như sau: - Học sinh hứng thú học tập, say mê học các âm ghép. - Học sinh đọc đúng, đọc to, rõ ràng các tiếng, từ có âm ghép. Chính từ đọc tốt các âm ghép mà học sinh đọc các tiếng, từ câu tốt. Điều đó giúp cho học sinh yêu thích học Tiếng Việt, giúp các em hứng thú, say mê, sôi nổi trong các giờ học để có chất lượng ngày càng cao. - Những bạn đọc chậm tiến bộ nhiều. - Thống kê kết quả cụ thể như sau: + Kết quả trước khi áp dụng biện pháp Sĩ số HS nhận biết HS nhận biết chưa Học sinh chưa nhận nhanh các âm ghép nhanh các âm ghép biết các âm ghép 34 20em = 58,8% 4em =11,7% 10em =29,5% + Kết quả sau khi áp dụng biện pháp Sĩ số HS nhận biết HS nhận chưa nhanh Học sinh chưa nhận nhanh các âm ghép các âm ghép biết các âm ghép 34 28 em =82,3 % 6em =17,7% 0 em =0% c)Điều chỉnh ,bổ sung sau thực nghiệm - Sau thực nghiệm ,tôi tiếp tục thực hiện các biện pháp với những em chưa nhận biết nhanh âm ghép 4. Kết luận 8 GV: Nguyễn Thị Quy Trường Tiểu học Đại Lai
- Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 Với bản thân cá nhân tôi, sau khi thấy được sự tiến bộ của các em học sinh là một sự động viên to lớn để tôi tiếp tục tìm tòi thêm các biện pháp giúp các em học tập tốt hơn. Thực sự những biện pháp trên đã đem lại hiệu quả cho cả giáo viên và học sinh. Giúp các em có thành tích học tập tốt hơn, trở nên yêu thích môn học Tiếng Việt hơn. Tôi thấy biện pháp này hoàn toàn phù hợp với khả năng của học sinh lớp Một của tôi và tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy các năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng học sinh đọc âm ghép và chất lượng giáo dục trong nhà trường.Tôi thấy nếu biện pháp này dược áp dụng rộng với phân môn tiếng việt lớp 1 trong toàn ngành sẽ nang cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên với những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, biện pháp của tôi có thể chưa đáp ứng được nhiều yêu cầu của giáo viên. Hi vọng rằng, một phần nào đó, kinh nghiệm này cũng có tác dụng tích cực đối với các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt là các giáo viên trực tiếp dạy lớp Một. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của ban giám khảo để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn. 5. Kiến nghị, đề xuất a) Đối với tổ/nhóm chuyên môn Tổ chuyên môn tiếp tục tăng cường tổ chức các cuộc sinh hoạt chuyên môn để giáo viên khái quát hơn và tìm hiểu thêm nhiều phương pháp hay phù hợp với học sinh áp dụng vào dạy Tiêng Việt lớp Một. b) Đối với Lãnh đạo nhà trường Đề nghị nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề, hội giảng riêng cho lớp 1 nhằm tăng cường sự giao lưu học hỏi giữa các giáo viên trong nhà trường. Nhà trường trang bị thêm nhiều sách tham khảo, đồ dùng dạy học hơn nữa để giáo viên và học sinh thuận lợi cho việc dạy và học. c) Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT. Đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Bình tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề về phương pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp Một 9 GV: Nguyễn Thị Quy Trường Tiểu học Đại Lai
- Giải pháp rèn kĩ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 để cán bộ quản lý và giáo viên được giao lưu học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp. Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học hỏi kinh nghiệm một số trường là điểm sáng trong đổi mới phương pháp dạy học. Gia Bình, ngày 02 tháng 10 năm 2020 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Quy 10 GV: Nguyễn Thị Quy Trường Tiểu học Đại Lai