Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_luyen_doc_dung_cho_ho.docx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG CÁC TIẾT TẬP ĐỌC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học đầu tiên. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - Lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là ý do khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc. Cũng như nhiều giáo viên lớp 1 khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy tập đọc ở lớp 1. Đặc biệt là rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông được văn bản mà còn phải đọc đúng văn bản được đọc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơn trong văn bản thơ, cũng như văn bản văn xuôi. Những băn khoăn này chính là lý do tôi đưa ra “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết Tập đọc” PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng:
- Qua nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học và trao đổi với đồng nghiệp tôi đã có những nhận xét chung về thực trạng dạy học như sau: 2.1. Về giáo viên: Nhìn chung giáo viên tiểu học đều rất coi trọng giờ tập đọc. Giáo viên ở các lớp đầu cấp cho rằng phần luyện đọc từ, đọc câu là quan trọng hơn còn ở các lớp cuối cấp thì cho rằng phần luyện đọc và phần tìm hiểu bài quan trong như nhau. Nhưng trên thực tế 70% giáo viên khẳng định việc luyện đọc quan trọng hơn, còn về thời gian phân bố trong giờ luyện đọc thì 80% số giáo viên cho rằng thời gian luyện đọc là nhiều hơn còn 20% cho rằng thời gian của 2 phần này như nhau. Được dự các tiết tập đọc, tôi nhận thấy phần lớn giáo viên đều chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh, song do thời gian bị hạn chế nên việc sửa lỗi do chỉ được thực hiện lướt qua khi luyện đọc từ hoặc câu giáo viên thường chỉ cho học sinh luyện những từ và câu mà sách giáo khoa yêu cầu chứ chưa chọn lọc ra những từ hoặc câu mà học sinh của mình hay nhầm lẫn. 2. 2. Đối với học sinh: Qua nhiều năm dạy học, tôi nhận thấy ở tiểu học các em thường coi nhẹ môn tập đọc, vì các em cho rằng môn tập đọc là môn dễ không phải suy nghĩ như môn toán mà chỉ cần đọc trôi chảy, lưu loát là được. Các em cũng chưa để ý đến việc đọc của mình như thế nào. Một số ít học sinh phát âm sai do thói quen đã có từ trước hoặc do tiếng địa phương. Khi đọc các em còn hay mắc lỗi ngắt giọng, các em còn ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện (còn gọi là ngắt giọng sinh lý). Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng phần lớn các em chỉ biết bắt chước cô một cách tự nhiên. 2. Biện pháp thực hiện Từ việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của việc dạy đọc là nhận thấy nếu dạy như đại trà hiện nay thì chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu dạy đọc ở tiểu học. Do vậy để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm hiện có ở thực tế. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn đọc đúng để nâng cao hiệu quả của giờ tập đọc ở lớp 1 nói riêng và ở tiểu học nói chung. Đó là: a) Biện pháp 1: Điều tra và phân loại HS Trong dạy học nói chung, phân hóa từng đối tượng học sinh là việc làm hết sức cần thiết để có phương pháp và hình thức dạy học hợp lí. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành kiểm tra để phân loại các đối tượng học sinh trong lớp nhằm nắm bắt được tình hình học tập của từng học sinh để từ đó có phương pháp dạy phù hợp. b) Biện pháp 2: Đọc mẫu: - Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu hình thành kỹ năng đọc của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng rõ ràng, trôi chảy và
- diễn cảm. Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo cho học sinh tâm lý nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát lớp, không đi lại, cầm sách mở rộng, thỉnh thoảng mắt phải dừng sách nhìn lên học sinh nhưng không để bài đọc bị gián đoạn. - Đối với học sinh lớp 1 giai đoạn đầu (khoảng 2 3 bài đầu) giáo viên chép bài đọc lên bảng rồi học sinh theo dõi cô đọc ở trên bảng, nhưng ở giai đoạn sau giáo viên nêu yêu cầu học sinh theo dõi bài ở sách giáo khoa để tạo cho các em có thói quen làm việc với sách. c) Biện pháp 3: Hướng dẫn đọc Sách giáo khoa tập đọc lớp 1 chủ yếu có 2 dạng bài: - Dạng thơ, chủ yếu là thể thơ 4 – 5 tiếng - Dạng văn xuôi Vì vậy, khi dạy học sinh tập đọc, ta cần chú trọng các vấn đề sau: a. Luyện đọc từ ngữ Đối với lớp 1 dù đọc ở bất kỳ dạng bài nào văn xuôi hay thơ thì trước khi luyện đọc đúng toàn bài bao giờ học sinh cũng được ôn luyện âm vần. Trong phần này các em ôn luyện vần trên cơ sở luyện đọc những từ khó, hay nhầm, dễ lẫn khi đọc có ở trong bài. Giáo viên cũng nên để cho học sinh tự nêu những từ mà các em cảm thấy khó đọc trong khi phát âm. Để thực hiện được tốt phần này, giáo viên cần lựa chọn những từ ngữ mà học sinh trong lớp mình hay nhầm lẫn hoặc phát âm sai để cho các em luyện đọc. Trong thực tế, hàng ngày lên lớp tôi vẫn thực hiện điều này. Ví dụ: Bài đọc “Bập bênh” thuộc bài 24C: Niềm vui tuổi thơ Sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc các từ sau “ lưng chừng, lênh đênh” Khi dạy, dựa vào tình hình đọc của lớp ngoài những từ trên tôi đã tìm thêm một số từ ngữ khác cần luyện đọc đúng đó là các từ ngữ: “trườn, bập bênh ” Sở dĩ tôi đã lựa chọn thêm những từ ngữ này bởi vì thực tế ở lớp tôi dạy vần còn một số ít em đọc chưa tốt, các em hay nhầm lẫn vần, phụ âm đầu và dấu thanh. Cụ thể như: Từ Học sinh đọc nhầm trườn trườm, trường bập bênh bập bân
- Khi cho các em luyện đọc từ ngữ, giáo viên nên kết hợp phân tích tiếng để giúp học sinh nhớ lại những âm vần đã học. Tuy nhiên chúng ta cần tập trung gọi những học sinh đọc còn yếu, song để giúp những em này đọc được đúng thì việc gọi một số em giỏi đọc thật to, thật chính xác là một việc làm không thể thiếu bởi vì các êm yếu sẽ bắt chước các bạn để đọc và như vậy các em sẽ có ý thức tự sửa hơn. Sau đó cả lớp sẽ đồng thanh những từ ngữ này. Cần tăng cường cho các em nhận xét nhau đọc, đúng hay say, nếu sai thì ở đâu, các em có thể tự sửa lại cho bạn. Nếu học sinh không làm được việc đó, giáo viên phải kịp thời uốn nắn sửa sai ngay cho các em. Nhất thiết phải có khen chê kịp thời. - Không chỉ luyện đọc đúng từ trong giờ tập đọc mà trong các tiết tăng cường Tiếng Việt tôi cũng luôn đưa ra những bài tập phân biệt phụ âm đầu và vần để giúp các em phát âm tốt hơn. Ví dụ: Dạng bài tập điền vần hoặc điền phụ âm đầu + Bài tập 1: Điền l hay n .o ắng , o ê , .í .ẽ , .áo ức + Bài tập 2: Điền r, d, gi ộn .ã , ập .ờn, tháng iêng Và còn nhiều bài tập khác dạng như trên. Sau khi học sinh điền xong giáo viên phải yêu cầu và kiểm tra các em đọc. Nếu các em đọc sai giáo viên phải kịp thời uốn nắn ngay. Phần luyện đọc từ nếu giáo viên làm tốt, hướng dẫn học sinh đọc kỹ sẽ giúp cho các em đọc trơn bài đọc tốt hơn. b. Đọc đúng: dạng văn xuôi Tương tự như ở thơ, giáo viên cần chú trong rèn cho các em biết ngắt, nghỉ hơi cho đúng. Cần phải dựa vào nghĩa và các dấu câu để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không được tách một từ ra làm hai, tức là không ngắt hơi trong một từ. Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu, nghĩ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Đối với những câu văn dài cần hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho phù hợp. Cụ thể tôi cho học sinh tự tìm những câu văn dài đó hoặc do chính giáo viên đưa ra. Sau đó yêu cầu học sinh xác định cách ngắt giọng, gọi học sinh nhận xét đúng sai. Đối với học sinh lớp 1 giáo viên cũng chưa nên hỏi nhiều quá về việc tại sao các em lại ngắt giọng như vậy mà nếu thấy đúng thì giáo viên công nhận ngay, còn nếu sai thì sửa cho các em và giải thích để các em thấy rõ hơn. Sau khi xác định ngắt giọng ở mỗi câu văn dài bao giờ giáo viên cũng phải nhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọng trong việc ngắt, nghỉ đúng ở các câu văn, đoạn văn. Muốn xác định cách ngắt giọng đúng thì phải dựa vào nghĩa vào các tiếng, từ, dấu câu.
- Ví dụ: Bài đọc “Biển báo giao thông” thuộc bài 29B: Đi lại an toàn Câu dài trong bài cần hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi là: “Anh đi nhầm vào đường cấm đi ngược chiều / nên bị bác đi xe máy va vào. /” Tôi đã chép câu này lên bảng và hướng dẫn cách ngắt hơi như trên. Đối với những bài có lời thoại, giáo viên phải hướng dẫn kỹ học sinh cách lên giọng cuối câu hỏi và xuống giọng cuối câu kể (câu trả lời) Ví dụ 3: Bài đọc “Bút và thước kẻ” thuộc bài 23A: Theo bước em đến trường. Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc từng câu thoại của bút và thước kẻ. Những câu hỏi của bút: Cậu chẳng có ích gì nhỉ ? (đọc lên giọng cuối câu) Những câu trả lời của thước kẻ. Không có cậu, mình cũng không thể tự tạo ra đường thẳng đó đâu. (đọc xuống giọng ở cuối câu) Cũng như thơ, sau khi sửa xong lỗi ngắt giọng cho học sinh, giáo viên phải gọi nhiều em đọc, các học sinh khác nghe và nhận xét bạn đọc.Việc luyện đọc cho học sinh đọc đúng từ, câu sẽ giúp cho việc đọc đoạn, bài được trôi chảy, lưu loát hơn và học sinh nắm chắc được cách đọc đúng văn bản được học mà không phải tình trạng học vẹt. Để tiết học nhẹ nhàng, không nhàm chán mà lại nhiều em được luyện đọc thì giáo viên phải tổ chức đọc theo nhiều hình thức khác nhau như đọc cá nhân, đọc theo nhóm, theo tổ hoặc đồng thanh. Những hình thức này còn giúp giáo viên kiểm soát được khả năng đọc của toàn thể học sinh trong lớp. - Luyện đọc diễn cảm sẽ được thể hiện trong tiết 2, trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề đọc đúng. Vì vậy mà cách hướng dẫn đọc diễn cảm sẽ không được nêu lên trong đề tài. c. Đọc đúng: dạng thơ Thơ rất giàu chất trữ tình, nó là tiếng nói của tình cảm phản ánh con người và đời sống xã hội một cách cao đẹp. Vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm của tác giả gửi gắm trong từ, từng dòng thơ, nhịp thơ để truyền cảm xúc đến người nghe. Do đó đọc thơ phải đọc đúng dòng thơ, vần thơ, thể thơ để thể hiện sắc thái, tình cảm. Khi dạy bài tập đọc là thơ thì một công việc không thể thiếu được đối với giáo viên và học sinh đó là ngắt nhịp câu thơ. Thực tế cho thấy học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ. Học sinh tìm được trong bài có những dấu câu thì ngắt nhịp ra sao.
- Do vậy khi dạy những bài đọc thơ ở giai đoạn đầu tôi thường trình chiếu các câu thơ cần chú ý ngắt giọng rồi hướng dẫn Ví dụ: Bài đọc“ Cánh cam lạc mẹ” thuộc bài 20D: Giúp bạn vượt khó Bọ dừa / dừng nấu cơm Cào cào / ngưng giã gạo Xén tóc / thôi cắt áo Đều bảo nhau / đi tìm. Học sinh sẽ được luyện đọc từng câu rồi đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài. Ở 3 câu thơ đầu sẽ ngắt theo nhịp 2/3, câu cuối ngắt với nhịp 3/2. Giáo viên có thể cho các em dùng ký hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc không bị quên. Đến giai đoạn sau (khoảng từ giữa học kỳ II trở đi) tôi đã để học sinh nhìn vào sách và nêu cách ngắt giọng của mình ở từng câu thơ (vì những bài thơ của lớp 1 thường là ngắn nên công việc này cũng không chiếm quá nhiều thời gian trong tiết dạy). Nếu học sinh nói đúng giáo viên công nhân ngay và cho các em đánh dấu luôn vào sách. Nếu học sinh nói sai giáo viên sửa lại cho học sinh. Ví dụ 2: Bài đọc“Cái trống trường em”thuộc bài 19D: Ngôi trường mới. Khi đọc học sinh thường ngắt mỗi dòng thơ một lần là do thói quen nhưng tôi đã sửa lại và hướng dẫn cho các em cách đọc vắt dòng: cuối dòng 1 đọc vắt luôn sang dòng 2, cuối dùng 3 đọc vắt luôn sang dòng 4. Cứ như thế cho đến hết bài. Bên cạnh việc rèn đọc đúng trong các giờ tập đọc ở trên lớp thì trong các tiết tăng cường tiếng Việt tôi cũng thường đưa ra những câu thơ hoặc bài thơ ngắn để giúp học sinh luyện đọc và ngắt giọng. Ví dụ: Bài đọc vận dụng “ Hoa khoe sắc” thuộc bài 15E: oa - oe “Hoa cà tim tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang Đỏ như đốm lửa.” d. Luyện đọc củng cố và nâng cao Để giúp học sinh đọc bài một cách chắc chắn, giáo viên cần dành thời gian để luyện đọc củng cố và nâng cao. Trong phần này giáo viên cho học sinh luyện đọc cá nhân – giáo viên cần chú ý tới các em đọc yếu để em đó được tham gia đọc – giáo viên cần động viên khích lệ kịp thời. Trong quá trình học sinh đọc giáo viên quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho các em. Đối với những bài đọc có lời đối thoại nên cho các em đọc theo lối phân vai. Đối với bài thơ cần cho các em đọc nhiều. Một tiết học tập đọc chỉ có 35 – 40 phút vì vậy để đảm bảo thời gian và chất lượng giờ học, học sinh phải đọc trước văn bản ở nhà. Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, phải đưa ra các tình huống có thể xảy ra khi
- hướng dẫn học sinh đọc cho đúng, cho hay. Muốn vậy giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức, luôn thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong giờ học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh tự tìm ra kiến thức. 4. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm để dạy tốt phân môn tập đọc mà nội dung trọng tâm là truyền kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1. Tôi thấy rằng đây là một phương pháp và hình thức nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh vì khi thực hiện phương pháp và hình thức này học sinh hoàn toàn chủ động tự giác sáng tạo và tích cực tiếp thu tri thức mới. Đây là mục đích của quá trình dạy học hiện nay và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phát triển sinh lý của học sinh lớp 1. Để giờ dạy tập đọc đạt kết quả cao giáo viên cần áp dụng linh hoạt các biện pháp trong phần luyện đọc đúng. Tuỳ từng bài giáo viên chọn các biện pháp phù hợp để làm sao đạt kết quả cao nhất trong giờ tập đọc. Muốn vậy người giáo viên phải làm được những công việc sau: Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp, phải dự đoán được tình huống có thể xảy ra trong bài dạy, từ đó có biện pháp thích hợp để giải quyết tình huống đó. Giáo viên chuẩn bị đủ đồ dùng trực quan trong giờ dạy học. Giáo viên luôn coi học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, còn giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh. Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nhất định về kiến thức, phải linh hoạt sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra một điều không thể thiếu đó là lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề, dức tính chịu khó kiên trì, với đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu tài liệu phục vụ bài dạy của mỗi giáo viên. Trên đây là những ý kiến nhỏ của bản thân tôi nhằm giúp giáo viên tham khảo khi rèn đọc đúng cho học sinh. Mong thầy cô và các đồng nghiệp góp ý và bổ sung để nâng cao chất lượng giờ dạy tập đọc ở tiểu học.