Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc âm ghép cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc âm ghép cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_am_gh.pptx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc âm ghép cho học sinh Lớp 1
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA BÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI LAI BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC ÂM GHÉP CHO HỌC SINH LỚP 1 Giáo viên: Nguyễn Thị Quy Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đại Lai www.trungtamtinhoc.edu.vn
- RÈN KỸ NĂNG ĐỌC ÂM GHÉP CHO HỌC SINH LỚP 1 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 PHẦN II: NỘI DUNG CẤU TRÚC 2.1 Thực trạng của vấn đề BIỆN PHÁP 2.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng 2.3 Kết quả đạt được
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu chủ yếu đối với môn Tiếng Việt ở lớp Một là tất cả các em đều biết đọc thông, viết thạo. Từng bước hình thành và phát triển kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học. Giúp các em học tập tiến bộ hơn, giúp các em nắm bắt kịp thời bài đã học, các em không còn chán học nữa mà tự tin và hứng thú trong tiết học. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó, học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Môn Tiếng việt lớp Một có 4 kĩ năng quan trọng đó là nghe – nói – đọc – viết. Trong đó kĩ năng đọc là sự khởi đầu, giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ giao tiếp quan trọng.
- PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng của việc dạy đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 Khi dạy đến Việc ghi phần âm Trong chương trình Tiếng Việt nhớ các âm ghép các em lớp 1, bộ sách Vì sự bình đẳng ghép của còn hay và dân chủ trong giáo dục thì các em còn quên, hay ngay từ tuần thứ hai các em gặp nhiều nhầm lẫn. đã bắt đầu học đọc và viết âm khó khăn. ghép.
- 2. Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc âm ghép cho học sinh lớp 1 1 Sử dụng tranh ảnh và vật thật. 2 Sử dụng các trò chơi học tập. 3 Xây dựng đôi bạn cùng tiến.
- Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tranh ảnh và vật thật. Mục tiêu: Giúp học sinh quan sát tranh, ảnh để nhận biết âm ghép Cách thực hiện: Trong dạy học vần với học sinh lớp 1, việc sử dụng đồ dùng trực quan giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp Một, năm đầu tiên mới tới trường, trẻ rất bỡ ngỡ từ việc chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Đặc biệt là tư duy của học sinh lớp 1 là tư duy trực quan cụ thể, đó là kiểu tư duy được hình thành trong quá trình trẻ vui chơi. Các kiến thức trừu tượng sẽ trở nên dễ hiểu với các em hơn khi mà các em được quan sát bằng những tranh ảnh, vật thật.
- Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tranh ảnh và vật thật. Đối với sách giáo khoa Tiếng Việt bộ sách Vì sự bình đẳng trong giáo dục, ta có thể sử dụng tranh ảnh trong sách để hướng dẫn các em học. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ đưa thêm một số hình ảnh gần gũi, phù hợp với lứa tuổi của các em hơn. Cụ thể như sau: VD1 khế khỉ
- Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tranh ảnh và vật thật. Tôi cho học sinh sử dụng bộ đồ dùng học tập cho các con tìm và ghép âm kh, tiếng khỉ, tiếng khế. Cho các em tìm các tiếng khác có âm kh, để giúp các em ghi nhớ được âm kh một chắc chắn. Cuối cùng, tôi còn hướng dẫn các em viết lại chữ ghi âm kh, chữ khỉ, khế để các em ghi nhớ được tốt hơn.
- Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tranh ảnh và vật thật. nho nhà
- Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tranh ảnh và vật thật. chó tre www.trungtamtinhoc.edu.vn
- Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tranh ảnh và vật thật. Đọc âm ch lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh. Còn đọc âm tr thì đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra không có tiếng thanh. Âm tr đọc uốn lưỡi như vậy là để phân biệt được với ch (đưa ra hình ảnh âm ch). Tôi phát âm cả hai âm ch, tr để học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa hai âm. Cho học sinh đọc nhiều lần Tôi đưa ra một số hình ảnh khác có âm ch như chó, chả, chôm chôm, chỉ, che ô và các hình ảnh khác có âm tr như trà, trê, trống www.trungtamtinhoc.edu.vn
- Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tranh ảnh và vật thật. chôm cuộn chỉ che ô chôm
- Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tranh ảnh và vật thật. trống cá trê trà
- Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tranh ảnh và vật thật. Kết luận: Ở biện pháp thứ nhất - biện pháp sử dụng tranh ảnh vật thật. Biện pháp này tôi thấy rất tâm đắc. Vì thông qua các hình ảnh, vật thật gần gũi thì các em sẽ tái hiện và ghi nhớ âm ghép một cách chắc chắn. www.trungtamtinhoc.edu.vn
- Biện pháp thứ hai: Sử dụng các trò chơi học tập Mục tiêu: Giúp học sinh tạo hứng thú trong giờ học Cách thực hiện Lí do tôi đưa ra các trò chơi học tập vì các em ở lớp Một từ lứa tuổi Mầm non sang tiểu học là các em các em phải chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Để giúp các em không sợ học mà thêm hứng thú trong giờ học tôi đã đưa ra một số trò chơi trong giờ học để dạy âm ghép. Sau đây là ví dụ về trò chơi:
- Biện pháp thứ hai: Sử dụng các trò chơi học tập Trò chơi: Đi chợ
- Biện pháp thứ hai: Sử dụng các trò chơi học tập Sử dụng các trò chơi học tập, đây là biện pháp mà tôi cũng rất tâm đắc. Các trò chơi học tập không chỉ mang lại hứng thú học tập cho học sinh mà nó còn giúp cho các con có thêm nhiều kĩ năng khác như kĩ năng tự tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác. Qua thực hiện trò chơi tôi thấy học sinh lớp tôi tự tin rất nhiều. Khi mà tôi tổ chức các trò chơi học tập có nhiều em trong lớp làm tốt vai trò quản trò.
- Biện pháp thứ ba: Xây đựng đôi bạn cùng tiến Mục tiêu: giúp các em học nhóm, hỗ trợ, chia sẻ cho nhau trong học tập Cách tiến hành: Người xưa dạy rằng: “Học thầy không tày học bạn”. Chính bởi lẽ đó, tôi đã xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. Đối với lớp tôi, tôi sẽ xếp hai bạn ngồi một bàn, một bạn giỏi và một bạn yếu ngồi cạnh nhau để bạn học giỏi giúp bạn học yếu hơn.
- Biện pháp thứ ba: Xây đựng đôi bạn cùng tiến
- Biện pháp thứ ba: Xây đựng đôi bạn cùng tiến Khi mà sử dụng biện xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”, giúp cho những bạn đọc chậm tiến bộ hơn, rèn cho các em kĩ năng giao tiếp ngay từ lớp Một và mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tính tự giác cùng nhau phấn đấu và tiến bộ của học sinh. Qua đó, biện pháp đã góp phần thực hiện chủ trương thi đua dạy tốt, học tốt và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- 3. Kết quả đạt được Sau khi áp dụng các biện pháp tôi trình bày ở trên vào dạy phần âm ghép trong Tiếng Việt. Đưa tranh, ảnh vào tiết học để tạo hứng thú học tập cho học sinh giúp các em ghi nhớ âm ghép. Hơn nữa, lồng vào các trò vào tiết học để học sinh cảm thấy hứng thú, vui vẻ và yêu thích học hơn. Xây dựng đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau học tốt. - Học sinh hứng thú học tập, say mê học các âm ghép. - Học sinh đọc đúng, đọc to, rõ ràng các tiếng, từ có âm ghép. Chính từ đọc tốt các âm ghép mà học sinh đọc các tiếng, từ câu tốt. Điều đó giúp cho học sinh yêu thích học Tiếng Việt, giúp các em hứng thú, say mê, sôi nổi trong các giờ học để có chất lượng ngày càng cao. - Những bạn đọc chậm tiến bộ nhiều.
- 3. Kết quả đạt được Kết quả trước khi áp dụng biện pháp Sĩ HS nhận biết HS nhận biết Học sinh chưa số nhanh các âm chưa nhanh nhận biết các âm ghép các âm ghép ghép 34 20em = 58,8% 4em =11,7% 10 em =29,5% Kết quả sau khi áp dụng biện pháp Sĩ HS nhận biết HS nhận biết Học sinh chưa nhận số nhanh các âm chưa nhanh các biết các âm ghép ghép âm ghép 34 28em = 82,3% 6em =17,7% 0 em =0%
- Thực sự biện pháp trên đã đem lại hiệu quả cho cả GV và 1 HS. Giúp các em có thành tích học tập tốt hơn, trở nên yêu thích môn học Tiếng Việt hơn. 4 KẾT LUẬN Tôi thấy biện pháp này hoàn toàn phù hợp với khả năng của HS lớp Một của tôi và tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ 2 sung và áp dụng biện pháp vào quá trình giảng dạy năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- 5. Kiến nghị, đề xuất Đối với tổ/nhóm chuyên môn - Tổ chuyên môn tiếp tục, thường xuyên tổ chức các cuộc sinh hoạt chuyên môn để giáo viên khái quát hơn và tìm hiểu thêm nhiều phương pháp dạy Tiếng Việt. Đối với Lãnh đạo nhà trường - Nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề,hội giảng nhằm tăng cường sự giáo lưu học hỏi giữa các gv trong nhà trường Đề xuất với Phòng Giáo dục - Phòng GD&ĐT tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề về phương pháp rèn kỹ năng đọc âm ghép cho hs lớp 1
- M ƠN BAN GIÁM CẢ KHẢO C THẦY CÔ ĐÃ VÀ CÁ LẮNG NG HE.