Giáo án Toán 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Phép tính cộng dạng 10 + 3 - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Phép tính cộng dạng 10 + 3 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_toan_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_luc_phep_tinh_con.docx
Nội dung text: Giáo án Toán 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Phép tính cộng dạng 10 + 3 - Năm học 2023-2024
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2023 - 2024 Ngày soạn: 5/12/2023 Ngày dạy: 8/12/2023 Người soạn: Nguyễn Thị Thuỳ Đơn vị: Trường Tiểu học Đông Tiến Toán PHÉP TÍNH CỘNG DẠNG 10 + 3 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng - Biết kết quả phép cộng 10 + 3 là 13. - Bằng việc hiểu 10 và 3 là 13, học sinh suy ra 10+3=13. - Bằng việc từ 10 đếm tiếp thêm 3, học sinh biết được 10+3=13. - HS nhẩm nhanh kết quả các phép tính cộng dạng 10+3 - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. 2. Năng lực, phẩm chất - Rèn tính cẩn thận, tập trung chú ý lắng nghe, quan sát các cách thực hiện, góp phần phát triển năng lực tự chủ, tự học và giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Bài giảng điện tử 2. Học sinh - Sách giáo khoa Toán tập 1, phiếu bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động - Trò chơi – Bắn tên (phép cộng trong phạm vi 10) 3 + 3 = 2 + 8 = - HS thi đua trả lời giữa 4 tổ 4 + 5 = . 2 + 1 = ➢ GV nhận xét, tuyên dương. - Các em đã được học phép cộng trong phạm - HS lắng nghe. vi 10. Vậy 10 cộng thêm 1 số nữa ta sẽ làm thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Phép tính cộng dạng 10 + 3. - GV ghi tựa “Phép tính cộng dạng 10 + 3” -Vài HS nhắc lại. 2. Hoạt động khám phá a) Nhận biết tình huống “thêm vào” dẫn tới phép tính cộng 10 + 3
- - GV treo tranh phóng to SGK mục khám phá cho HS quan sát bài và hỏi. + Bức tranh vẽ gì? - Bức tranh vẽ 2 bố con đi mua bánh ở tiệm bán bánh. + Cho HS đọc thầm các bóng nói và đóng - HS đọc thầm và đóng vai tình huống vai tình huống trong bức tranh theo tranh H: Bố bạn nhỏ mua bao nhiêu chiếc bánh? - Bố bạn nhỏ mua 10 chiếc bánh. GV: Cô có số 10 H: Cô bán hàng tặng thêm cho bố và bạn nhỏ - Cô bán hàng tặng thêm cho bố và bạn mấy chiếc bánh? nhỏ 3 chiếc bánh. GV: Cô có số 3 H: Để biết bố và bạn nhỏ có tất cả bao nhiêu -Ta thực hiện phép tính cộng: 10+3=13 chiếc bánh, ta làm phép tính gì? GV: Vậy bạn nhỏ trong bức tranh nói đúng: mình có 13 chiếc bánh - HS nghe *Các em ạ, để biết 10 cộng 3 được thực hiện cách tính như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Phép tính cộng dạng 10 + 3. b) Hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép tính - Các em mở sách giáo khoa, nhìn vào mô - HS thảo luận nhóm đôi hình hình vuông, thảo luận nhóm đôi để tìm ra phép tính và cách thực hiện phép tính cộng 10+3 GV: Lớp đã thảo luận xong, quan sát trên bảng - H: Cô có bao nhiêu hình vuông màu vàng? - HS: 10 hình vuông màu vàng. - H: Cô có thêm mấy hình vuông màu xanh - 3 hình vuông màu xanh nữa? - H: Để biết có tất cả bao nhiêu hình vuông ta -Thực hiện phép tính cộng 10 +3 thực hiện phép tính gì? Các em vừa thảo luận nhóm đôi và đã tìm ra cách thực hiện phép tính 10+3. H: Bạn nào nêu cách thực hiện phép tính? - 10 là 1 chục, 1 chục và 3 đơn vị là 13. Vậy 10 + 3=13 H: Ngoài cách làm này, bạn nào có cách làm - Cách đếm tiếp: Từ 10 đếm tiếp 3 khác? bước10, 11, 12, 13, có tất cả 13 hình vuông. GV: Phép tính 10+ 3 có 2 cách tính + Cách 1: 10 (1 chục) và 3 (đơn vị) là 13 + Cách 2: Đếm tiếp từ 10 thêm 3 đơn vị (10, 11, 12, 13)
- H: Trong 2 cách tính thì cách nào làm nhanh Cách thứ nhất nhanh hơn vì có thể hơn? Vì sao? nhẩm ngay được - Cho HS đọc 10+3=13 HS đọc cá nhân, nhóm lớp GVKL: Phép tính cộng dạng 10+3 có hai cách tính. Cách thứ nhất: gộp 1 chục với 1 số đơn vị với nhau sẽ tìm ra kết quả và cách thứ - HS nghe 2 là cách đếm tiếp. Trong 2 cách thì cách thứ nhất là nhanh hơn. Vì nó nhẩm nhanh hơn. 3. Hoạt động luyện tập GV: Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập số 1, 2, 3 trong SGK. Các em làm cả 3 bài vào vở ô li. Sau khi làm xong, các em đổi vở kiểm tra và thảo luận nhóm 4. Bài 1: Tính - Cho HS chia sẻ HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét Đ - S H: Bạn nào nêu cách thực hiện phép tính 10 + - 10 là 1 chục. 1 chục và 5 đơn vị là 15. 5? Vậy 10 + 5 = 15 H: Ngoài cách này ra, bạn nào nêu cách làm - Em đếm tiếp khác? H: Nêu cách tính 10 +10? -10 là 1 chục, 1 chục cộng 1 chục là 2 chục, 2 chục là 20. GV: Bài 1 các em đã biết vận dụng 2 cách để thực hiện phép tính dạng 10+3 Bài 2: Nêu kết quả phép tính - Cho HS chia sẻ cách làm HS nêu kết quả, cả lớp chia sẻ H: Bạn nêu cách thực hiện phép tính 10+8? - 10 là 1 chục. 1 chục và 8 đơn vị là 18. Vậy 10 +8=18 H: Bạn nêu cách thực hiện phép tính 9 +10? - 10 là 1 chục, 9 đơn vị và 1 chục là 19. Vậy 9 +10=19 H: Em nhận xét gì về các phép tính hàng trên + Hàng trên là các phép cộng 1 chục và hàng dưới? cộng với 1 số đơn vị. Hàng dưới là các phép cộng 1 số đơn vị cộng với 1 chục. H: Các phép tính bài 2 thuộc dạng toán nào? -Thuộc phép tính cộng dạng 10 cộng 3 GV: Các phép tính trong bài 3 đều thuộc phép tính cộng dạng 10+3. Hàng trên là các phép cộng 1 chục + với 1 số đơn vị. Còn hàng dưới là các phép cộng 1 số đơn vị cộng với 1 chục. Bài 3: Tính Cho HS chia sẻ H: Nêu cách tính 9+1+2=12? - Lấy 9+1=10, 10 +2=12. Vậy 9+1+2=12 H: Bạn nào còn cách làm khác? - Lấy 9 + 2 = 11, 11 + 1= 12. Vây 9 + 1 + 2=12
- H: Bạn nào còn cách làm khác nữa? - Lấy 1 + 2 = 3, 9 + 3= 12. Vây 9 + 1 + 2=12 H: Các phép tính trong bài 3 thuộc dạng toán - Dạng toán cộng 3 số nào? H: Khi thực hiện cộng 3 số ta thực hiện như - Ta tìm kết quả cộng của 2 số rồi tìm thế nào? kết quả của số đó với số còn lại. - GV chốt lại: Khi thực hiện cộng 3 số ta có các cách thực hiện khác nhau. Nhưng đối với bài này các em sẽ vận dụng cách tính như mẫu cho sẵn là cộng 2 số tạo thành số tròn chục. - HS nghe Rồi lấy số đó cộng với số còn lại. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm * Thử sức: Trong hộp cô có 6 chiếc bánh. Trên đĩa cô có 8 chiếc bánh. H: Các bạn tìm xem cô có tất cả bao nhiêu HS: Trong hộp có 6 chiếc bánh, em lấy chiếc bánh? 4 chiếc bánh nữa để vào trong hộp. Vậy bây giờ trong hộp có 10 chiếc bánh. 10 và 4 chiếc bánh là 14 chiếc bánh. Vậy có tất cả 14 chiếc bánh. H: Bạn nào có cách làm khác? - Từ 6, đếm tiếp 8 bước. Có tất cả 14 chiếc bánh GV: Cả hai cách các bạn làm đều đúng H: Bạn nào nêu phép tính và trả lời câu hỏi: 6+8=14 Có tất cả bao nhiêu chiếc bánh? Có tất cả 14 chiếc bánh. GV: Ở bài thử sức là chúng ta vận dụng 2 cách tính mà các em vừa học để tìm kết quả phép tính cộng 2 số có 1 chữ số mà kết quả vượt quá 10. Lấy 4 từ 8 cộng với 6 cho đủ 10, 10 và 4 là 14. Và cách khác đếm tiếp: Từ 6, đếm tiếp thêm 8 bước. *Hôm nay các em học bài toán nào? Toán: Phép tính cộng dạng 10+3 GV: Với phép tính cộng dạng 10+3 có 2 cách để tìm kết quả. Nhận xét tiết học HS nghe *Về nhà các em làm lại các bài tập đã học. HS nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY