Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 15, 16

doc 8 trang trongtan 21/10/2022 6443
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_dao_duc_1_ket_noi_tri_thuc_tuan_15_16.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 15, 16

  1. TUẦN 15 Thứ ngày tháng năm 2020 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG LỚP Bài 14: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG, LỚP Thời lượng: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác thực hiện giữ vệ sinh trường, lớp 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Thực hiện giữ vệ sinh trường, lớp 3.Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Biết được ý nghĩa của việc giữ vệ sinh trường, lớp; những việc cần làm để giữ vệ sinh trường, lớp. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: HS tự đánh giá được việc thực hiện nội quy của bản thân. Nhắc nhở bạn bè thực hiện giữ vệ sinh trường, lớp. - NL điều chỉnh hành vi: Thực hiện giữ vệ sinh trường, lớp II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1 - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Không xà rác” -sáng tác: Đông Phương Tường), gắn với bài học “Giữ vệ sinh trường, lớp”; III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Không xả rác" a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh b. Cách tiến hành GV tổ chức cho HS hát bài “Không xả rác”. GV hỏi: Bài hát nói về điều gì? (Bài hát nói về việc không xả rác bừa bài đề giữ vệ sinhmôi trường) Kết luận: Các em đang học dưới mái trường xanh, sạch, đẹp, Để có môi trường đó, chúng ta đã cùng nhau gìn giữ vệ sinh môi trường như bỏ rác vào thùng; quét dọntrường, lớp; lau bàn ghế, c. Dự kiến sản phẩm: -Các câu trả lời của học sinh. *Dự kiến đánh giá: - Học sinh tự đánh giá hành vi của mình và của bạn . 2. Hoạt động khám phá vấn đề: 2.1.Hoạt động 1: Khám phá những việc cần làm để giữ vệ sinh trường; lớp a. Mục tiêu: HS nêu được những việc làm để giữ vệ sinh trường, lớp. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh trong mục Khám phá (SGK) và trả lời 1
  2. câu hỏi: Em cần làm gì để giữ vệ sinh trường, lớp? - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày ( vài em học sinh nêu). - HS nhóm khác nhận xét. c. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh. (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: Những việc em cần làm để giữ vệ sinh trường, lớp là: quét dọn trường, lớp; bỏ rác vào thùng; lau bảng, bàn ghế, cửa sổ; nhổ cỏ, 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải giữ vệ sinh trường, lớp a. Mục tiêu - Thực hiện được những việc giữ vệ sinh trường, lớp. b. Cách tiến hành - GV treo/chiếu tranh trong mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK). - GV đặt câu hỏi: Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh trường, lớp? - HS quan sát, lắng nghe, thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời tốt. - Các HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời tốt. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, HS kể được việc làm thể hiện giữ vệ sinh trường, lớp (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Giữ vệ sinh trường, lớp là nhiệm vụ của mỗi HS. Giữ vệ sinh trường, lớp giúp em có môi trường học tập xanh sạch đẹp, thoáng mát. Các em sẽ khoẻ mạnh hơn trong môi trường sạch đẹp đó . 3. Hoạt động luyện tập 3.1 Hoạt động luyện tập 1: Em chọn việc làm đúng a. Mục tiêu - Học sinh tập giải quyết các tình huống qua việc quan sát tranh. b. Cách tiến hành - GV treo/chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát 5 bức tranh trong mục Luyện tập và thảo luận: Em đồngtình hoặc không đổng tình với việc làm của bạn nào? Vì sao? - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nến làm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có câu trả lời đúng. Kết luận: - Việc em nên làm là: Quét dọn trường, lớp (tranh 1); Nhặt rác bỏ vào thùng (tranh 4); Xả nước sau khi đi vệ sinh (tranh 5). 2
  3. - Việc em không nên làm là: Vứt rác bừa bãi ra lớp học (tranh 2); Vẩy mực lên tườnglớp học (tranh 3). .c.Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, thể hiện giữ vệ sinh trường, lớp. (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) 3.2 Hoạt động luyện tập 2: Chia sẻ cùng bạn a. Mục tiêu - HS chia sẻ với các bạn cách em đã làm để giữ vệ sinh trường, lớp luôn sạch sẽ. b. Cách tiến hành GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với bạn cách em đã làm để giữ vệ sinh trường, lớp luônsạch sẽ. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết giữ vệ sinh trường, lớp. Kết luận: Để có môi trường học tập sạch sẽ, trong lành em cần thực hiện nội quy giữgìn vệ sinh trường, lớp bằng cách tích cực tham gia lao động dọn vệ sinh trường lớp, bỏ rác đúng nơi quy định, trồng và chăm sóc cây xanh, c.Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn a. Mục tiêu - Học sinh biết vận dụng những việc làm cụ thể, thể hiện giữ vệ sinh trường, lớp. b. Cách tiến hành GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh, thảo luận và đưa ra lời khuyên để giúp bạn sửa sai. Tình huống 1: Một bạn nhỏ ném vỏ hộp sữa xuống sân trường. Tình huống 2: Trong nhà vệ sinh, bạn nhỏ gạt cần nước trên bồn cầu: “Mất nước rồi, thôikệ!”- Cạnh đó là thủng nước to, có ca múc nước. - GV cho HS các nhóm trình bày các lời khuyên, phân tích để lựa chọn lời khuyên tốt nhất. - GV tuỳ điều kiện cụ thể (năng lực HS và thời gian bài học), có thể tổ chức cho HSxử lí một hoặc cả hai tình huống. Cũng có thể chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗinhóm xử lí một tình huống. Kết luận: Em cần biết giữ vệ sinh trường, lớp ở những tình huống khác nhau trongcuộc sống. - Dự kiến sản phẩm học tập: Qua bài học các em rút ra được những kĩ năng giữ vệ sinh trường, lớp. 3
  4. - Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, giải quyết tình huống . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) - HS trả lời câu hỏi: Các em rút ra được điều gì sau bài học này? Hoạt động 2: Em và các bạn nhắc nhau giữ vệ sinh trường, lớp a. Mục tiêu -Nhắc nhở bạn bè thực hiện giữ vệ sinh trường, lớp học b. Cách tiến hành - Tuỳ năng lực HS và thời gian của bài học, HS có thể đóng vai một trong những tình huống không nên làm ở hoạt động 1 phần Luyện tập với cách xử lí khuyên bạn không nên có hành động đó. Hoặc HS cũng có thể xây dựng một tình huống ngay trong lớp học “Cùng nhắc nhau bỏ rác vào thùng nếu thấy lớp có rác”. Kết luận: Các em cần nhắc nhau luôn giữ vệ sinh trường, lớp. *Tổng kết: Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc. Gọi vài HS đọc - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 15. Gọn gàng, ngăn nắp. 4
  5. TUẦN 15 Thứ hai ngày tháng năm 2020 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 5: SINH HOẠT NỀN NẾP Bài 15: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác thực hiện gọn gàng, ngăn nắp. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: thực hiện gọn gàng, ngăn nắp 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, ngăn nắp. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Biết được vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp. Bước đầu hình thành được một số nền nếp gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. - NL điều chỉnh hành vi: thực hiện đúng việc gọn gàng, sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em ngoan hơnbúp bê” - sáng tác: Phùng Như Thạch), gắn với bài học “Gọn gàng, ngăn nắp”; III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: “ Bài hát: Em ngoan hơn búp bê" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hát bài “Em ngoan hơn búp bê”. - GV đặt câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ trong bài hát ngoan hơn búp bê? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Bạn nhỏ trong bài hát đã biết cởi áo bông trước khi đi ngủ, ngồi xong xếp ghế, bạn đã có thói quen gọn gàng, ngăn nắp. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 5: Sinh hoạt nền nếp; bài 15: Gọn gàng, ngăn nắp 2. Hoạt động khám phá vấn đề: 2.1.Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp. a. Mục tiêu - HS nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, sạch sẽ. b. Cách tiến hành - GV treo/chiếu tranh trong mục Khám phá nội dung “Vì sao phải gọn gàng, ngănnắp?” lên bảng, giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi: 5
  6. + Bạn nào gọn gàng, ngăn nắp? + Vi sao phải gọn gàng, ngăn nắp? - GV lắng nghe câu trả lời: + Tranh 1: Khi ở nhà, bạn gái sắp xếp sách vở gọn gàng trên giá sách, mỗi khi cầndùng sách gì thì bạn tìm thấy ngay. + Tranh 2: Khi ở trường, bạn trai sắp xếp sách vở, đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp trên bàn, sách vở phẳng phiu, đồ dùng không bị rơi, gãy. Bạn gái để sách vở bừa bộn, đổ dùng học tập mỗi thứ một nơi. Mỗi khi sử dụng mất nhiều thời gian tìm, đồ dùng dễ bị gãy, hỏng. GV khen ngợi những em có câu trả lời đúng và hay. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, nêu được vì sao cần giữ gìn tài sản của rường, lớp (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận Em cần gọn gàng ngăn nắp mọi lúc, mọi nơi. Sự gọn gàng, ngăn nắp giúp em thấy thứ mình cần nhanh hơn, an toàn cho bản thân và người khác đồng thời sẽ giúp em giữ gìn đổ dùng, đồ chơi bển, đẹp, 2.2. Hoạt động 2: Khám phá những việc cần làm để luôn gọn gàng, sạch sẽ a. Mục tiêu - Thực hiện được những việc cần làm để luôn gọn gàng, sạch sẽ. b. Cách tiến hành - GV đặt câu hỏi: “Em cần làm gì để sách vở, đổ dùng luôn gọn gàng, ngăn nắp?” - GV gọi một số HS phát biểu, sau đó nhận xét, bổ sung, khen ngợi những bạn có câu trả lời đúng; chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời đúng. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, HS kể được việc làm để luôn gọn gàng, sạch sẽ. (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: Để luôn gọn gàng, ngăn nắp em cần sắp xếp: đổ dùng, đổ chơi, sách vở, dụngcụ học tập đúng nơi quy định. Gọn gàng, ngăn nắp giúp em rèn luyện thói quen tốttrong cuộc sổng. 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Xác định việc nên làm và việc không nên làm a. Mục tiêu HS nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, sạch sẽ. b. Cách tiến hành - Cách 1: GV chỉ vào tranh, yêu cẩu HS thảo luận theo nhóm (từ 4-6HS), để chọn cách làm đúng bằng cách dán sticker. Sau đó, mời đại diện nhóm lên thực hiện, nhóm khác chú ý quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có). 6
  7. - Cách 2: Có thể chia nhóm nhỏ từ 4 - 6 HS và tổ chức cho các em chơi trò “Ai nhanh, ai khéo”. GV phát cho mỗi đội một bộ tranh giống như trong SGK (cỡ lớn hơn),hướng dẫn từng HS trong nhóm tiếp sức dán tranh vào lựa chọn đúng. Đội nàochọn cách làm đúng trong thời gian ngắn hơn thì đội đó thắng cuộc. GV khen ngợiđội thắng, khích lệ đội khác cố gắng trong trò chơi lẩn sau. GV chỉ ra các việc làmmà HS đổng tình: sắp xếp sách vở khi ở nhà, ở trường gọn gàng; cất quẩn áo, giày dép, đổ chơi đúng nơi quỵ định (tranh 2, 3, 4, 5, 6); không đồng tình với việc để đồ dùng, sách vở bừa bộn (tranh 1). * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, nên học tập những bạn biết học bài và làm bài đầy đủ (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Chúng ta cần rèn luyện thói quen luôn gọn gàng, ngăn nắp. Cần sắp xếp sáchvở, quần áo, đồ dùng, đổ chơi đúng nơi quy định, không nên để bừa bộn, lẫn lộn với nhau. Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với bạn em đã sắp xếp đồ dùng cá nhân của em nhưthế nào. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặccác em chia sẻ theo nhóm đôi. - Hs chia sẻ qua thực tế của bản thân. 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên a. Mục tiêu - Học sinh biết vận dụng những việc làm cụ thể đưa ra lời khuyên cho bạn. b. Cách tiến hành GV y/c HS quan sát tranh, thảo luận và đưa ra lời khuyên cho bạn trong tình huống: Một bạn ở trong căn phòng sách vở, quần áo, đồ dùng, đồ chơi để bừa bộn. - GV cho HS các nhóm trình bày các lời khuyên, phân tích để lựa chọn lời khuyên tốt nhất. - GV gợi ý: 1/ Bạn ơi, bạn hãy sắp xếp lại phòng cho gọn gàng, ngăn nắp. 2/ Bạn hãy treo quần áo vào tủ, sách vở xếp lên giá sách, đồ chơi đê vào giỏ cho gọn gàng nhé. 3/ Bạn không nên để bừa bộn như thế, chúng mình cùng sắp xếp căn phòng cho gọn gàng, ngăn nắp nhé . Kết luận: Em cần rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp mọi lúc, mọi nơi. - Dự kiến sản phẩm học tập: Qua bài học các em rút ra được những kĩ năng gọn gàng, sạch sẽ. - Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, giải quyết tình huống . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) 7
  8. - HS trả lời câu hỏi: Các em rút ra được điều gì sau bài học này? Hoạt động 2: Em cùng bạn rèn luyện thói quen gọn gàng, sach sẽ. a. Mục tiêu -Nhắc nhở bạn bè thực hiện gọn gàng, sạch sẽ. b. Cách tiến hành - Gv hướng dẫn Hs đóng vai để nhắc nhau gọn gàng, ngăn nắp ở lớp, lở nhà trong các tinh huống khác nhau. Nếu không có thói thời gian và điều kiện chẩn bị, GV nhắc các em tự giác rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp. Kết luận: Gọn gàng, ngăn nắp là thói quen tốt cần được các em rèn luyện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi khi học, khi làm việc. *Tổng kết: Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc. Gọi vài HS đọc - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 16. Học tập, sinh hoạt đúng giờ. 8