Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 24: Phòng, tránh tai nạn giao thông

docx 6 trang lop1 23/08/2022 26794
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 24: Phòng, tránh tai nạn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_24_phong_tra.docx

Nội dung text: Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 24: Phòng, tránh tai nạn giao thông

  1. CHỦ ĐỀ 8: PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH BÀI 24 PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG I MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được các tình huống nguy hiểm dẫn tới tai nạn giao thông. - Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông. - Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn giao thông. III.CHUẨN BỊ - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, trò chơi, âm nhạc (bài hát “Đường em đi” - sáng tác: Ngô Quốc Tính), gắn với bài học “Phòng, tránh tai nạn giao thông”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điều kiện). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học I.Khởiđộng Tổ chức hoạt động tập thể -hát bài -HS hát "Đường em đi" - GV tổ chức cho HS hát bài “Đường em đi”. - GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã phòng, tránh tai nạn giao thông bằng cách -HS trả lời nào? - HS suy nghĩ, trả lời.
  2. Kết luận: Bạn nhỏ đã biết đi đường phía bên tay phải, không đi phía bên trái để phòng, tránh tai nạn giao thông. 2.Khám phá Hoạt động 1 Nhận diện tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới tai nạn giao thông - GV chiếu hình hoặc treo tranh (đầu mục Khám phá) lên bảng để HS quan sát hoặc yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK. - HS quan sát tranh - GV nêu yêu cầu: + Em hãy kể lại những tình huống trong - HS trả lời tranh. + Những tình huống đó có thể dẫn tới hậu quả gì? - HS thảo luận theo cặp. - HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn - GV mời một đến hai HS phát biểu, các HSvừa trình bày. khác lắng nghe và bổ sung ý kiến. Kết luận: Đá bóng ở lề đường, sang đường -HS lắng nghe khi đèn dành cho người đi bộ màu đỏ, đi bộ giữa lòng đường, đùa nghịch khi đi xe máy và không đội mũ bảo hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Hoạt động 2 Lựa chọn hành động để phòng, tránh tai nạn giao thông - GV chiếu hoặc treo tranh (cuối mục Khám phá) lên bảng, yêu cầu HS quan sát. - Học sinh trả lời - GV giới thiệu về nội dung của từng bức tranh.
  3. + Tranh 1: Các bạn dừng lại bên đường khi đèn dành cho người đi bộ màu đỏ mặc dù không có xe ở gần. + Tranh 2: Các bạn dắt nhau đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ qua đường lúc đèn dành cho người đi bộ bật màu xanh. + Tranh 3: Các bạn chơi bóng đá ở khu vui chơi trong sân trường có rào chắn với đường. - HS tự liên hệ bản thân kể ra. + Tranh 4: Bạn đi sát lể đường bên phải. - GV chia HS thành bốn nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát, thảo luận những câu hỏi sau: + Các bạn nhỏ trong tranh đã có hành động HS lắng nghe. gì để phòng, tránh tai nạn giao thông? + Em sẽ làm gì để phòng, tránh tai nạn giao thông? - GV mời đại diện nhóm lên bảng trả lời. Kết luận: Để phòng, tránh tai nạn giao thông, chúng ta cần: tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, đi đúng phần đường, tuân thủ các nguyên tắc an toàn như đội mũ bảo hiểm, vui chơi ở khu vực an toàn, 1.Luyện tập Hoạt động 1 Xác định hành vi an toàn và hành vi không an toàn - GV chiếu hoặc treo tranh mục Luyện tập - HS quan sát lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong
  4. SGK. Sau đó, chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Hãy quan sát -HS chọn các bức tranh, thảo luận và lựa chọn hành vi an toàn, hành vi không an toàn và giải thích vì sao. - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào hành vi an toàn, sticker mặt mếu vào hành vi không an toàn. HS có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh, sau đó giải thích -HS lắng nghe cho sự lựa chọn của mình. - GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận. Kết luận: -HS chia sẻ - Hành vi an toàn: ngồi ngay ngắn, bám vào mẹ khi ngồi sau xe máy (tranh 1); thắt dây an toàn khi ngôi xe ô tô (tranh 2); đi bộ trên vỉa hè (tranh 4); đi đúng phần đường có vạch kẻ khi sang đường (tranh 5). Hành vi không an toàn: chơi đùa, chạy nhảy-HS nêu dưới lòng đường (tranh 3). Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Em đã làm gì để phòng, -HS lắng nghe tránh tai nạn giao thông? Hãy chia sẻ cùng các bạn. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. -HS thảo luận và nêu
  5. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết -HS lắng nghe phòng, tránh tai nạn giao thông. 4. Vận dụng Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn -HS lắng nghe - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ cử một bạn đại diện lên bảng và đưa ra những lời nhắc nhở các hành động cần thực hiện để phòng, tránh tai nạn giao thông. - GV giới thiệu tranh tình huống: + Tranh 1: Bạn trèo qua dải phân cách để - HS nêu về nhà nhanh hơn. + Tranh 2: Các bạn thả diều ở đường tàu. - GV đặt câu hỏi: “Em sẽ khuyến bạn điều gì?” - GV gợi ý HS đưa ra những câu trả lời khác nhau: - Tranh 1: + Bạn ơi, xuống đi nguy hiểm lắm! + Bạn nên đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. - Tranh 2: + Các bạn không nên chơi ở đây, nguy hiểm lắm! + Các bạn qua bãi cỏ (khu vui chơi) thả diều cho an toàn. - GV yêu Cầu lớp lắng nghe và bình chọn những lời khuyên hay, đúng.
  6. Kết luận: Không trèo qua dải phân cách, không thả diểu trên đường tàu vi có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Hoạt động 2 Em rèn luyện thói quen phòng, tránh tai nạn giao thông -HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh tai nạn giao thông. HS có thể tưởng tượng và đóng vai nhắc nhở bạn (đi bộ trên vỉa hè (hoặc lê' đường bên phải), đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, quan sát cần thận khi qua đường, ) trong các tình huống khác nhau. - Ngoài ra, GV có thể cho HS đưa ra những lời khuyên đối với các hành vi không an toàn trong phần Luyện tập. Kết luận: Em cần rèn luyện thói quen phòng, tránh tai nạn giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK)T đọc.