Giáo án Tiếng Việt 1 (Cánh diều) - Tuần 7

docx 31 trang trongtan 21/10/2022 4801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 1 (Cánh diều) - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_1_canh_dieu_tuan_7.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt 1 (Cánh diều) - Tuần 7

  1. Bài 34: v, y (T1) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẰU - Nhận biết âm và chữ cái v, y; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có v, y. - Nối đúng từ ngữ (có âm v, âm y) với hình. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu khổ to viết nội dung BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian A. KIỂM TRA BÀI CŨ 1 HS nói ý nghĩa của câu - 1 HS đọc bài Tập đọc Thỏ thua rùa (2) (bài 33). chuyện. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: âm và chữ cái v (vở), y. - HS (cá nhân, cả lớp) - GV chỉ từng chừ, phát âm, nhắc lại. - GV giới thiệu chữ V, Y in hoa. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Âm v, chữ v: HS nói: Con ve. / Nhận biết: v, e; đọc: ve. / Phân tích tiếng ve. / Đánh vần và đọc tiếng: vờ - e - ve/ ve. 2.2. Âm y, chữ y: HS nói: y tá. Tiếng y có âm y. / Đánh vần và đọc từ: y / tờ -a - ta - sắc - tá / y tá. HS nói 2 chữ vừa học: v, y; 2 tiếng mới: ve, y tá. Đánh vần, đọc trơn. HS gắn lên bảng cài: v, y. 3. Luyện tập 2.3. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm từ ngữ ứng với - HS đọc từng từ ngữ. / mỗi hình) HS nối từ ngữ với hình trong VBT. - 1 HS nói kết quả: 1) ví, GV chỉ hình, cả lớp nhắc lại. 2) vẽ, / - HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có âm v (vé, vai, vải, voi, vui, ); có âm y (ý nghĩ, chú ý, cố ý, ý chí, ). 2.4. Tập đọc (BT 3) a) GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc kể về dì Tư của bạn Hà. Các em nghe bài để biết về dì Tư: Dì làm nghề gì, dì đến nhà Hà, chỉ cho Hà làm gì? b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ: dì Tư, y tá, trưa qua, y tế xã, khi về, ghé, vẽ lá, vẽ ve.
  2. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Giáo viên nhận xét tiết học
  3. Bài 34: v, y (T2) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẰU - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Dì Tư. - Viết đúng trên bảng con các chữ và tiếng: v, y, ve, y (tá). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu khổ to viết nội dung BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 1 HS trả lời câu hỏi: 1 HS trả lời - Dì đến nhà Hà, chỉ cho Hà làm gì? GV nhận xét B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục học âm và chữ cái v (vở), y. - HS ghi vở - GV ghi bảng 2. Luyện đọc câu - Bài có mấy câu? (GV chỉ từng câu cho HS đếm: HS đếm 6 câu). - (Đọc vỡ từng câu): GV chỉ từng câu cho 1 HS HS đọc, cả lớp đọc đọc, cả lớp đọc 1. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). Cá nhân, từng cặp đọc 3. Thi đọc đoạn, bài. (Bài chia 2 đoạn - mỗi đoạn 3 câu). Quy trình đã hướng dẫn. 4. Tìm hiểu bài đọc - GV gắn lên bảng nội dung BT; chỉ từng từ ngữ HS làm bài, báo cáo kết cho HS đọc. quả - GV ghi lại kết quả nối ghép. Cả lớp đọc: a - 2) Dì Tư chỉ cho Hà vẽ. b - 1) Hà vẽ lá, vẽ ve, vẽ bé Lê. 4. Tập viết (bảng con) GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS nhìn bảng đọc các chữ, - Chữ v: cao 2 li; viết 1 nét móc hai đầu, phần tiếng vừa học. cuối nối với nét thắt, tạo thành vòng xoắn nhỏ. - Chữ y: cao 5 li (2 li trên ĐK 1, 3 li dưới ĐK 1); viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét khuyết ngược. - Tiếng ve: viết chữ v trước, chữ e sau, chú ý nối
  4. nét giữa v và e. - Từ y tá: viết y trước, tá sau. HS viết: V, y (2 - 3 lần). Sau đó viết: ve, y (tá). C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Giáo viên nhận xét tiết học
  5. Bài 35: Chữ hoa (T1) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết chữ in hoa trong câu; bước đầu làm quen với chữ viết hoa. - Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng; ghi nhớ quy tắc viết hoa chữ đầu bài, đầu câu, tên riêng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhỏ viết 2 điều cần ghi nhớ về quy tắc viết hoa. - Bảng chữ thường - chữ hoa phóng to (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV kiểm tra 2 HS đọc bài Tập đọc Dì Tư (bài 34) hoặc kiểm tra HS viết, 2 HS đọc đọc các chữ: ve, y tá. |B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Kết thúc bài 34, các em đã học xong các âm và chữ tiếng Việt. Bài Chữ hoa sẽ giúp các em làm quen với chữ hoa (chữ in hoa và HS lắng nghe chữ viết hoa), nắm được quy tắc viết hoa. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Tìm chữ hoa trong câu) - GV viết lên bảng câu “Dì Tư là y tá.”, cả lớp HS đọc đọc. GV giải thích: Đây là 1 câu văn, cuối câu có dấu chấm. - GV nêu YC: Phát hiện những chữ được viết hoa HS 1: chữ D trong tiếng trong câu. . Dì viết hoa, chữ T trong tiếng Tư viết hoa. HS 2 nhắc lại - GV: Vì sao chữ D trong tiếng Dì viết hoa? HS trả lời: Vì Dì đứng đầu câu HS (cá nhân, cả - lớp) nhắc lại - GV: Vì sao chữ T trong tiếng Tư viết hoa? Vì Tư là tên riêng của dì. HS nhắc lại. - GV mời 3 - 4 HS nói tên mình, đầy đủ họ, tên; nhắc HS: Khi viết tên riêng của mình, của mọi HS lên bảng thực hiện người, các em cần viết hoa. Viết hoa tên riêng, viết hoa cả họ và tên đệm. Không viết hoa tên riêng là viết sai chính tả. * Ghi nhớ (BT 2):
  6. - GV gắn lên bảng quy tắc viết hoa; đọc quy tắc cho HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhắc lại. - Dặn HS ghi nhớ 2 quy tắc vừa học để viết hoa đúng chính tả. 3. Luyện tập 3.1. lập đọc (BT 3) a) GV đưa lên bảng lớp hình minh hoạ bài Chia quà; giới thiệu: Trong hình là gia đình Hà: có bà, có ba má, có Hà và bé Lê. Má đang chia quà cho HS trả lời cả nhà. Bài Tập đọc sẽ cho các em biết má của Hà chia quà thế nào? Quà dành cho má là thứ quà đặc biệt quý. Đó là quà gì? Bài đọc cũng giúp các em luyện tập, củng cố những điều vừa học về quy tắc viết hoa. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): chia quà, thị xã, cả nhà, mía, sữa, quà quý. (Nếu HS đọc HS đọc ngắc ngứ thì có thể đánh vần). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có mấy câu? HS đếm: 8 câu - Đọc vỡ từng câu: GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc. 1 HS đọc - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (6 câu / 2 câu); thi đọc cả bài. (Quy trình đã hướng dẫn). g) Tìm hiểu bài đọc GV: Đi thị xã về, má chia quà cho cả nhà. Má không chia quà cho má vì má đã có quà quý. Quà quý đó là gì? (Quà quý đó là bé Lê và Hà). GV: Hai đứa con là quà quý của má. Con cái luôn là món quà quý giá nhất của cha mẹ. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Giáo viên nhận xét tiết học
  7. Bài 35: Chữ hoa (T2) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng; ghi nhớ quy tắc viết hoa chữ đầu bài, đầu câu, tên riêng. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chia quà. Tìm được trong bài chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, chữ hoa ghi tên riêng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhỏ viết 2 điều cần ghi nhớ về quy tắc viết hoa. - Bảng chữ thường - chữ hoa phóng to (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV gọi hs lên trả lời câu hỏi Quà dành cho má là thứ quà đặc biệt quý. Đó là HS trả lời quà gì? GV nhận xét |B. DẠY BÀI MỚI 3. Giới thiệu bài: Hôm nay các em tiếp tục học Bài Chữ hoa sẽ giúp các em làm quen với chữ hoa (chữ in hoa và chữ viết hoa), nắm được quy tắc HS lắng nghe viết hoa. 2. Tìm trong bài đọc những chữ hoa (BT 4) - Cả lớp nhắc lại quy tắc chính tả viết hoa. - GV nêu YC; từng cặp HS đọc bài trong SGK, 2 HS cùng-làm việc sẽ tìm chữ hoa bắt đầu từ tên bài. GV nhắc: cùng báo cáo kết quả. GV gọi học sinh lên trả lời - 4 cặp (8 HS) tiếp nối nhau báo cáo kết quả (mỗi em nói 1 câu): + HS 1: Tên bài viết hoa chữ c trong tiếng Chia vì đó là chữ đầu của tên bài. / Câu 1 viết hoa chữ M trong tiếng Má vì đó là chữ đầu câu. - + HS 2: Câu 2 viết hoa chữ M trong tiếng Má vì đó là chữ đầu câu.
  8. + HS 3:Câu 3viết hoa chữ B trong tiếng Bà vì đó là chữ đầu câu. + HS 4:Câu 4viết hoa chữ B trong tiếng Ba vì đó là chữ đầu câu. + HS 5: Câu5 viết hoa chữ H trong tiếng Hà vì Hà đứng đầu câu, cũng là tên riêng. + HS 6: Câu6 viết hoa chữ B trong tiếng Bé vì nó đứng đầu câu; viết hoa chữ Ltrong tiếng Lê vì là tên riêng - + HS 7: Câu 7 viết hoa chừ Ơ vì Ơ là chữ đầu câu. + HS 8: Câu 8 viết hoa À vì À là chữ đầu câu; viết hoa chữ L trong tiếng Lê, chữ H trong tiếng Hà vì đó là các tên riêng. -1 HS nói lại những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu: Chia, Má, Má, Bà, Ba, Hà (Hà vừa là chữ đầu câu, vừa là tên riêng), Ơ, À. -1 HS nói lại những chữ hoa ghi tên riêng trong bài: Hà, Lê. 3.2. Giới thiệu bảng chữ in thường - in hoa, viết thường - viết hoa - GV chỉ Bảng chữ thường, chữ hoa (trên bảng lớp); giới thiệu các kiểu chữ (in thường - in hoa, viết thường - viết hoa); giải thích: chữ viết là chữ - HS lắng nghe viết bằng tay. - GV chỉ từng chữ in thường, in hoa. Cả lớp đọc. - HS đọc - GV chỉ từng chữ viết thường, viết hoa. Cả lớp - HS đọc đọc. - GV mời 1 HS lên bảng; đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ in thường, chữ nào là chữ in hoa. VD: HS thực hiện Hãy chỉ chữ g (i, k, ) in thường; Hãy chỉ chữ G (I, K, ) in hoa. - GV mời 1 HS khác, đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ viết thường, chữ nào viết hoa. VD: Hãy chỉ chữ ê (k, l, ) viết thường; Hãy chỉ chữ Ê (K, L, ) - HS thực hiện viết hoa. - GV chỉ câu Dì Tư là y tá, hỏi đó là kiểu chữ gì? - HS trả lời
  9. (D trong Dì, T trong Tư là chữ in hoa, các chữ khác là chữ in thường). - GV chỉ từng chữ trên Bảng chữ thường, chữ - HS trả lời hoa, cả lớp phát hiện đó là chữ in hay chữ thường, chữ viết hoa hay chữ viết thường. - GV: Chữ hoa nào gần giống chữ thường nhưng kích thước lớn hơn? (Đó là chữ in hoa - gần giống chữ in thường nhưng kích thước chữ in hoa lớn - HS trả lời hơn). - GV: Chữ hoa nào không giống chữ thường và kích thước lớn hơn? (Đó là chữ viết hoa - không giống chữ viết thường và kích thước chữ viết hoa 1 HS nhắc lại quy tắc viết lớn hơn). hoa. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc cho nguôi thân nghe; quan sát kĩ bảng mẫu chừ hoa trong trường tiểu học (in trong vở Luyện viết 1, tập một). . - .
  10. Lớp Năm học TẬP VIẾT I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Tô, viết đúng các chữ v, y, các tiếng ve, y tá, chia quà - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các chữ mẫu v, y đặt trong khung chữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian A. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập a) GV cho HS đọc trên bảng các chữ, tiếng cần luyện viết. b) Tập tô, tập viết: v, ve, y, y tá. - 1 HS nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng; nói cách viết, độ cao các con - GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa chữ. hướng dẫn: + Chữ v: cao 2 li; viết 1 nét móc hai đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành vòng xoắn nhỏ. Cách viết: đặt bút ở khoảng giữa ĐK 2 và ĐK 3, viết nét móc hai đầu, cuối nét kéo dài tới gần ĐK 3 thì lượn trái, tới ĐK 3 thì nối với một nét thắt, tạo thành vòng xoắn ở cuối nét, dừng bút gần ĐK 3. HS lắng nghe + Tiếng ve. viết chữ v trước, chữ e sau. + Chữ y: cao 5 li; viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược phải, 1 nét khuyết ngược. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 2 (trên), viết nét hất, đến ĐK 3 (trên) thì dừng. Từ điểm dừng của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải. Từ điểm dừng của nét 2, rê bút thẳng lên ĐK 3 (trên) rồi chuyển hướng ngược lại, viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống đường kẻ 4 phía dưới), dừng bút ở ĐK 2 (trên). + Từ y tá, viết tiếng y trước, tiếng tá sau, HS tập tô, viết: v, ve, y, dấu sắc đặt trên a. y tá trong vở Luyện viết
  11. Lớp Năm học 1, tập một. c) Tập tô, tập viết: ch, qu, chia quà (như mục b): - GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn: + Chữ ch, ghép từ hai chữ c và h. + Chữ qu. ghép từ hai chữ q và u. + Tiếng chia, viết ch trước, ia sau. / - HS tập tô, viết: ch, qu, Tiếng quà, viết qu trước, a sau, dấu huyền chia quà. đặt trên a. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
  12. Lớp Năm học Bài 36: am ap (T1) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần am, ap; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần am, ap với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”. - Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu / giấy khổ to viết bài đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian 5’ A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Gọi 2 HS đọc bài tập đọc 2 HS đọc bài Tập đọc Chia quà (bài 35); 1 HS nói những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, những chữ hoa ghi tên riêng. 35’ B.DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Các em đã học hết các chữ ghi âm tiếng Việt. Từ bài hôm nay, các em sẽ học các vần tiếng Việt. Hai vần đầu tiên các em sẽ học là vần am, vần ap. HS lắng nghe 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1, 2) 2.1. Dạy vần am a) Chia sẻ: GV chỉ từng chữ a, m (đã học). 1 HS đọc: a - mờ - am. Cả lớp: am. b) Khám phá: GV giới thiệu hình ảnh quả cam, hỏi: Đây là quả gì? (Quả cam). Trong từ quả cam, tiếng nào có vần am? (Tiếng cam). - Phân tích: tiếng cam có âm c đứng trước, vần am đứng sau. - Đánh vần và đọc trơn: + GV giới thiệu mô hình vần am. HS (cá HS đọc a - mờ - am / nhân, tổ, cả lớp): a - mờ - am / am. am. + GV giới thiệu mô hình tiếng cam. HS (cá nhân, tổ, cả lớp): cờ - am - cam / cam. HS đọc cờ - am - cam / cam. 2.2. Dạy vần ap (tương tự cách dạy vần am) - HS nhận biết a, p; đọc: a - pờ - ap. - GV giới thiệu hình ảnh xe đạp, hỏi: Đây là
  13. Lớp Năm học cái gì? (Cái xe đạp). Trong từ xe đạp, tiếng nào có vần ap? . Học sinh trả lời Tiếng đạp Phân tích: vần ap gồm có 2 âm: âm a đứng HS lắng nghe trước, âm p đứng sau. Đánh vần và đọc trơn: a - pờ - ap / ap; đờ - ap - đap - nặng - đạp / đạp. HS đánh vần So sánh: vần am giống vần ap: đều bắt đầu bằng âm a. vần am khác vần ap: vần am có âm cuối là m, vần ap có âm cuối là p. HS lắng nghe * Củng cô: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (Vần am, vần ap). Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (Tiếng cam, tiếng đạp). GV chỉ mô hình từng vần, tiếng, cả lớp đánh vần, đọc trơn. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 3: Tiếng nào có vần HS trả lời am? Tiếng nào có vần ap?) a) Xác định YC: GV đưa lên bảng 6 hình minh hoạ; nêu YC của BT. HS nêu yêu cầu b) Đọc tên sự vật: GV chỉ từng từ theo số TT, cả lớp đọc tên từng sự vật, hành động: khảm, Tháp Rùa, quả trám, . HS nào đọc ngắc ngứ thì có thể đánh vần Giải nghĩa từ: Tháp Rùa (tháp nằm giữa Hồ Gươm); quả trám (loại quả dùng làm thức ăn, rất bùi và ngon); sáp nẻ (sáp dùng để bôi lên da mặt, lên môi nhằm chống nứt nẻ). c) Tìm tiếng có vần am, vần ap: Từng cặp HS làm bài trong VBT, tìm nhanh tiếng có vần am, vần ap GV nhắc: 2 HS cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả d) Báo cáo kết quả - Một cặp HS nói kết quả: HS 1 chỉ bảng, nói tiếng có vần am. HS 2 nói tiếng có vần ap. GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng khám có vần am. Tiếng tháp (Rùa) có vần ap
  14. Lớp Năm học 3.2. Tập viết (bảng con - BT 5)(1). a) HS nhìn bảng lớp, đọc lại các vần, tiếng vừa học. b) GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn - Vần am: viết a trước, m sau; chú ý nối nét HS viết giữa a và m. - Vần ap: viết a trước, p sau; chú ý nối nét giữa a và p. - quả cam: viết tiếng quả trước, tiếng cam HS viết sau. Trong tiếng cam: viết c trước, am sau. (Có thể chỉ yêu cầu HS viết tiếng cam). - xe đạp: viết xe trước (x nối sang e), đạp sau (viết đ gần vần ap, dấu nặng đặt dưới a). 15’ c) HS viết trên bảng con: am, ap (2 lần). / Viết: (quả) cam, (xe) đạp. 5’ C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Giáo viên nhận xét tiết học
  15. Lớp Năm học
  16. Lớp Năm học Bài 36: am ap (T2) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ve và gà (1). - Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu / giấy khổ to viết bài đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian 5’ A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Gọi 2 HS đọc tiếng cam, tiếng đạp 2 HS đọc Giáo viên nhận xét 35’ B.DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã học các vần am, vần áp. Tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu truyện ve và gà HS lắng nghe 3.3. Tập đọc (BT 4) a) GV gắn / chiếu lên bảng hình minh hoạ bài Ve và gà (1); giới thiệu: Đây là phần 1 của truyện Ve và gà. Khi đọc tên bài Ve và gà, các em không cần đọc số (1). Truyện có hai nhân vật là ve sầu và gà mái. Ve sầu là loài côn trùng đầu to, hai cánh trong, có khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi suốt mùa hè. Các em hãy lắng nghe để biết chuyện gì đã xảy ra giữa ve và gà. HS lắng nghe b) GV đọc mẫu. (1) Từ phần Học vần, nội dung Tập viết được chuyển lên tiết 1, dành trọn tiết 2 cho bài Tập đọc. c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): mùa hè, ham múa ca, đạp đạp, giũ giũ lúa, thỏ HS đọc thẻ, làm, thú vị, đáp, lũ nhỏ. (Có thể đánh vần nhẩm trước khi đọc trơn). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có mấy câu? (GV chỉ từng câu) HS đếm: 5 câu - Đọc vỡ: GV chỉ từng câu 1 HS đọc, cả lớp đọc - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). HS nối tiếp đọc
  17. Lớp Năm học GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS; nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc được thì có thể đánh vần hoặc cả lóp đánh vần giúp bạn. e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu / 3 câu) (theo cặp / tổ). g) Thi đọc theo vai - (Làm mẫu) GV (vai người dẫn chuyện) cùng 2 HS (vai ve, gà) đọc mẫu. - Từng tốp (3 HS) cùng luyện đọc theo vai - 1 HS đọc cả bài. trước khi thi. - Cả lớp đọc đồng - Vài tốp thi đọc. GV khen HS, tốp HS đọc thanh cả bài (đọc nhỏ). đúng vai, đúng lượt lời, biểu cảm. h) Tìm hiếu bài đọc (Thay hình ảnh bằng từ ngữ thích hợp ) - GV nêu YC; hỏi: Hình ảnh trong câu a là - 1 HS nói hoàn chỉnh gì? (Con ve). Hình ảnh trong câu b là gì? (Lũ 2 câu văn. gà nhỏ / Lũ gà bé / Lũ gà con lông vàng). - Cả lớp nhắc lại: a) Ve - GV chỉ hình và chữ trong ý a, 1 HS đọc. chỉ ham múa ca. b) Chị Làm tương tự với ý b. gà làm để có lúa cho lũ nhỏ/lũ trẻ / lũ gà bé / lũ gà con lông vàng. - GV: Qua cuộc nói chuyện giữa ve và gà mẹ, em nghĩ gì về ve? (Ve chê bai, coi thường gà mẹ, cho là làm thì chả có gì thú vị, phải múa ca như ve mới là hay). * Cả lớp đọc lại 2 trang nội dung bài 36. 4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc lại cho người thân nghe phần 1 của bài đọc kể về ve và gà; xem trước bài 37 {ăm, ăp).
  18. Lớp Năm học Bài 37 : ăm ăp (T1) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Nhận biết các vần ăm, ăp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ăm, ăp. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ăm, vần ăp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 3 thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu trước lóp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian 5’ A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Gọi 1 HS đọc bài Ve và gà (1) (bài 36). 1 2 HS đọc bài Tập đọc HS trả lời câu hỏi: Qua cuộc nói chuyện Ve và gà (bài 36); giữa ve và gà mẹ, em nghĩ gì về ve? 1 HS trả lời câu hỏi 35’ B.DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần ăm, vần ăp. Khi bắt đầu học phần Học vần, HS đã biết gần như toàn bộ chữ cái (trừ 2 âm / chữ ă, â HS lắng nghe vì 2 âm / chữ này chỉ xuất hiện ở những tiếng có âm cuối). SGK dạy các vần có mô hình “âm chính + phụ âm cuối”, sắp xếp theo từng cặp phụ âm cuối đối ứng (m - p, n -1, ng - c, nh - ch). Trong mỗi cặp đối ứng nói trên, các vần mở đầu bằng chữ a được lấy làm mẫu, các vần còn lại được sắp xếp theo TT trong bảng chữ cái của chữ mở đầu vần, VD: am - ap (được lấy làm mẫu), ăm - ăp, âm - âp, em - ep, êm - êp, im - ip, iêm - iêp, om - op, ôm - ôp, ơm - ơp. Từ cách đọc am - ap, HS có thể tự đọc ăm - ăp, âm - âp, em - ep, êm - êp, Vì vậy, tuỳ tình hình cụ thể của lớp, GV có thể đẩy nhanh tốc độ dạy các vần tiếp theo vần được lấy làm mẫu. 2. Chia sẻ và khám phá (BT1 : Làm quen) 2.1. Dạy vần ăm - GV chỉ vần ăm (từng chữ ă, m). 1 HS đọc: ă - mờ - ăm. Cả lớp: ăm. - GV chỉ hình, hỏi: Em bé đang làm gì? - HS phân tích: vần ăm (Em quét nhà). Em bé thế nào? (Em rất gồm có âm ă đứng chăm chỉ). Trong từ chăm chỉ, tiếng nào có trước, âm m đứng sau.
  19. Lớp Năm học vần ăm? (Tiếng chăm). - HS (cá nhân, cả lớp) đánh vần: ă - mờ - ăm / ăm. - GV giới thiệu mô hình tiếng chăm. HS (cá nhân, tổ, cả lớp) đánh vần: chờ - ăm - chăm. - GV chỉ lại mô hình vần ăm, mô hình tiếng Cả lớp đánh vần, đọc chăm, từ khoá, trơn: ă - mờ - ăm / chờ - ăm - chăm / chăm chỉ. 2.2. Dạy vần ăp (như vần ăm) - HS nhận biết ă, p; đọc: ă - pờ - ăp. - Quan sát tranh, nêu từ ngữ: cặp da / cặp. HS quan sát tranh - Phân tích vần ăp. / Đánh vần: ă - pờ - ăp / ăp. - Phân tích tiếng cặp: c - ăp - dấu nặng đặt dưới âm ă. - Đánh vần: cờ - ăp - căp - nặng - cặp. - Đánh vần, đọc trơn lại: ă - pờ - ăp / cờ - ăp - căp - nặng - cặp / cặp da. GV : HS nói 2 vần mới vừa học: ăm, ăp; 2 Cả lớp đánh vần, đọc tiếng mới: chăm, cặp. GV chỉ mô hình từng trơn. vần, tiếng, 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm tiếng có vần ăm, tiếng ốó vần ăp) - Xác định YC: GV chỉ từng chữ dưới hình, 1 HS đọc, cả lớp đọc: Giải nghĩa: tằm (loài sâu ăn lá dâu, lá sắn, thắp, bắp ngô, tằm, nuôi để lấy tơ dệt vải). - Từng cặp HS tìm tiếng có vần ăm, vần ăp trong VBX / 2 HS báo cáo kết quả. - GV chỉ từng từ in đậm, cả lớp: Tiếng thắp - HS nói thêm 3-4 tiếng có vần ăp Tiếng tằm có vần ăm ngoài bài có vần ăm (băm, mắm, nắm, sắm, ); có vần ăp (cắp, đắp, lắp, nắp, sắp, ). 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học. b) GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn
  20. Lớp Năm học - Vần ăm: ă và m đều cao 2 li. - Vần ăp: ă cao 2 li, p cao 4 li. - chăm: viết ch rồi đến vần ăm. - cặp: viết c rồi đến vần ăp, dấu nặng đặt dưới ă. c) HS viết: ăm, ăp (2 lần). Sau đó viết: chăm (chỉ), cặp (da).
  21. Lớp Năm học
  22. Lớp Năm học Bài 37 : ăm ăp (T2) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Đọc đúng, hiểu bài Ve và gà (2). - Viết đúng các vần ăm, ăp và các tiếng chăm (chỉ), cặp (da) (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 3 thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu trước lóp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian 5’ A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: 1 HS trả lời câu hỏi 35’ B.DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục học bài ăm ắp HS lắng nghe 2. Tập đọc (BT 3) a) GV chỉ hình minh hoạ bài Ve và gà (2): Gà cho ve đồ ăn. Các em hãy lắng nghe để HS lắng nghe biết câu chuyện kết thúc thế nào. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): mùa thu, cỏ lá, chả có gì, gặp, ngỏ ý, thủ thỉ, HS đọc chăm múa, chăm làm, chả lo gì. d) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có 7 câu. (GV đánh số TT từng câu). - GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp HS đọc đọc. HS đọc cá nhân, từng - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). cặp GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu cuối ( Ve chăm múa và chăm làm nữa / thì sẽ chả lo gì). e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (5 câu / 2 câu); thi đọc cả bài (theo cặp, tổ). Cuối cùng, 1 HS Thi đọc theo tổ đọc cả bài, cả lóp đọc cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu YC của BT, chỉ từng vế câu trên bảng cho cả lóp đọc. 1 HS nói kết quả: Ý đúng: a) Vừa chăm múa vừa chăm làm - 1) thì chả lo gì. Ý sai: a) Vừa
  23. Lớp Năm học chăm múa vừa chăm - GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? làm - 2) thì chả cỏ gì. (Ve lười biếng, chỉ thích chơi nên có lúc chả Cả lớp nhắc lại ý đúng. có gì ăn. / Gà chăm chỉ làm nên nuôi được đàn con, còn giúp được ve). GV: Câu chuyện là lời khuyên: Phải chăm HS lắng nghe chỉ lao động. Vừa biết vui chơi vừa chăm chỉ lao động thì cuộc sống sẽ tốt đẹp, không phải lo lắng gì. * Cả lớp đọc lại 2 trang bài 37; đọc 6 chữ, vần vừa học trong tuần, chân trang 68. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học; Học sinh lắng nghe dặn HS về nhà kể cho người thân nghe điều em đã hiểu sau khi học bài Ve và gà; xem trước bài 39 (Ôn tập).
  24. Lớp Năm học TẬP VIẾT I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Viết đúng am, ap, ăm, ăp, quả cam, xe đạp, chăm chỉ, cặp dạ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian 5’ A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Gọi 1 HS đọc bài ăm ắp. 1 HS trả lời câu 2 HS đọc bài hỏi: 1 HS trả lời câu hỏi 35’ B.DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng tập viết để viết đúng ăm, ăp, quả cam, xe đạp, chăm chỉ, cặp dạ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. HS lắng nghe a) HS đánh vần, đọc trơn: am, quả cam, ap, xe đạp; ăm, chăm chỉ, ãp, cặp da. b) Tập viết: am, quả cam, ap, xe đạp. - 1 HS đọc các vần, từ ngữ; nói cách viết, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu từng vần, từ ngữ, vừa hướng dẫn quy trình viết. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh trong các tiếng quả, đạp. - HS viết các vần, từ ngữ trong vở Luyện viết 1, tập một. c) Tập viết: ăm, chăm chỉ, ăp, cặp da (như mục b). HS viết các vần, từ ngữ; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò
  25. Lớp Năm học
  26. Lớp Năm học Bài 38: KỂ CHUYỆN CHỦ THỎ THÔNG MINH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. - Nhìn tranh, nghe GV hỏị, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. - Nhìn tranh, có thể kể từng đoạn câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Thỏ con thông minh đã lừa được cá sấu, tự cứu mình thoát khỏi miệng cá sấu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu hoặc 6 tranh minh hoạ truyện phóng to ’ III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian 5’ A.KIỂM TRA BÀI CŨ: GV chỉ tranh 1, 2, 3 minh hoạ truyện Dê con nghe lời mẹ (bài 32), nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. HS 2 trả lời câu hỏi theo tranh 4, 5 và nói lời khuyên 1 HS trả lời câu hỏi của câu chuyện. 35’ B.DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý) 1.1.Quan sát và phỏng đoán: GV gắn lên HS quan sát tranh bảng 6 tranh minh hoạ, giới thiệu: Đây là các tranh minh hoạ truyện Chủ thỏ thông minh. Các em hãy xem tranh đê biết câu chuyện có những nhân vật nào. Các từ Hu! Hu!, Ha! Ha! (là tiếng kêu của cá sấu) có HS phát biểu nghĩa là gì? . GV chốt lại: Câu chuyện có 2 nhân vật là thỏ và cá sấu. Cá sấu đớp thỏ. Khi cá sấu kêu Hu! Hu! thì miệng nó khép lại gần kín. HS lắng nghe Còn khi nó kêu Ha! Ha! thì miệng nó mở to ra, thỏ nhảy khỏi miệng cá sấu. 1.2. Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện kể về một chú thỏ con bị cá sấu đớp. Thế mà thỏ vẫn thoát khỏi miệng cá sấu. Làm thế nào cho cá sấu mở miệng? Thỏ đã nghĩ ra HS trả lời cách gì để lừa cá sấu mở miệng? 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần
  27. Lớp Năm học với giọng diễn cảm: Đoạn 1, 2 (thỏ kiếm ăn ở bờ sông, gặp cá sấu, cá sấu đóp thỏ), kể với giọng chậm rãi, hồi hộp. Đoạn 3, 4 (cá HS lắng nghe sấu doạ thỏ, thỏ nghĩ kế thoát thân), kể gây ấn tượng với các từ Hu! Hu/, Ha! Ha!. Đoạn 5, 6 (cá sấu ngu ngốc làm theo lời thỏ, thỏ thoát nạn), giọng kể vui, sảng khoái. Chú thỏ thông minh (1) Có một chú thỏ con đi đến bờ sông ăn cỏ. Lát sau, thỏ khát nước. Nó lần xuống sông uống nước thì thấy một con cá sấu to xù đang nằm ở đó. (2) Cá sấu nhìn thấy thỏ thì nằm im, giả vờ ngủ. Thỏ tưởng cá sấu đang ngủ nên rón rén đi xuống mép nước. Bất ngờ, cá sấu vọt tới, đớp thỏ. (3) Trước khi nuốt mồi, cá sấu tru mõm kêu lên “Hu! Hu!” để doạ thỏ cho vui. (4) Thỏ nằm trong mồm cá sấu sợ chết khiếp nhưng vẫn cố bình tĩnh nghĩ mẹo thoát thân. Nó bảo cá sấu: “Anh kêu Hu! Hu! thì chẳng có gì đáng sợ. Anh phải kêu Ha! Ha! thì may ra mới doạ được tồi”. (5) Nghe thỏ nói thế, con cá sấu ngu ngốc lập tức há to miệng, kêu lớn: “Ha! Ha!”. (6) Thỏ chỉ chờ vậy, lập tức nhảy phốc khỏi mồm cá sấu, chạy biến vào rừng. Theo VŨ TÚ NAM (Chuyện kể cho bẽ) 2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh - GV chỉ tranh 1, hỏi: Thỏ con đến bờ sông làm gì? Thỏ con đến bờ sông ăn cỏ Nó thấy cả sau khỉ nào? Nó nhìn thấy cá sấu khi xuống sông uống nước. - GV chỉ tranh 2: Vì sao thỏ nhìn thấy cả sấu mà vẫn đi xuống mép nước? Thỏ tưởng cá sấu đang ngủ nên rón rén đi xuống mép nước. Cả sấu bất ngờ làm gì? Cá sấu bất ngờ vọt tới, đóp thỏ - GV chỉ tranh 3: Trước khỉ nuốt mồi, cá sấu làm gì đểdoạ thỏ? . Trước khi nuốt mồi, cá
  28. Lớp Năm học sấu tru mõm kêu Hu! Hu! để doạ thỏ cho vui - GV chỉ tranh 4: Thỏ đã nghĩ ra mẹo gì đế thoát thân? . Thỏ bảo cá sấu: “Anh kêu Hu! Hu! thì chẳng có gì đáng sợ, ánh phải kêu Ha! Ha! thì may ra mói doạ được tôi - GV chỉ tranh 5: Nghe lời thỏ, cả sấu đã làm gì? . Con cá sấu ngu ngốc lập tức há to miệng, kêu lớn: Ha! Ha! - GV chỉ tranh 6: Khỉ cả sấu kêu, thỏ con làm gì? . Chỉ đợi cá sấu kêu Ha! Ha!, thỏ lập tức nhảy phốc khỏi mồm cá sấu, chạy biến vào rừng b) Mỗi HS trả lời các câu hỏi theo 2 tranh. c) 1 HS trả lời cả 6 câu hỏi theo 6 tranh. 2.3. Kể chuyện theo tranh GV không nêu câu hỏi a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện. b) HS kể chuyện theo tranh bất kì Trò choi Ô cửa sổ hoặc c) 1 HS kể toàn bộ câu chuyện theo 6 tranh. bốc thăm * GV cất tranh, 1 HS kể lại câu chuyện, không nhìn tranh (YC cao). 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện . - GV: Vì sao thỏ thoát nạn? Vì thỏ thông minh, nghĩ ra cách lừa được cá sấu há rộng miệng. / Vì cá sấu ngu ngốc đã mắc mưu thỏ. / ). - GV: Câu chuyện giúp các em hiểu điều HS phát biểu gì?, GV kết luận: Câu chuyện cho các em thấy thỏ con nhỏ bé mà thông minh, lừa được con cá sấu to xác mà ngu ngốc nên đã thoát khỏi miệng cá sấu. Câu chuyện khuyên các em: Khi gặp nguy hiểm hãy bình tĩnh, thông minh nghĩ cách cứu mình. - Cả lớp bình chọn HS kể chuyện hay, hiểu
  29. Lớp Năm học ý nghĩa câu chuyện. 3. Củng cố, dặn dò - GV khen ngợi những HS kể chuyện hay, hiểu câu chuyện. Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe chuyện về chú thỏ thông minh. - Nhấc HS xem tranh, chuẩn bị cho tiết KC Ba chú lợn con tuần tới.
  30. Lớp Năm học Bài 39: ÔN TẬP I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Đọc đúng bài Tập đọc Cô bẻ chăm chỉ. - Tìm đúng các tiếng trong bài có vần am, ap, ăm, ăp. - Tập chép đủng chính tả 1 câu văn (chữ cỡ vừa). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian 5’ A.KIỂM TRA BÀI CŨ: Gọi HS trả lời câu hỏi HS trả lời GV nhận xét 35’ B.DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập 2.1. BT1 (Tập đọc) a) GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài Cô HS lắng nghe bé chăm chỉ. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ. chăm chỉ, khắp nhà, ê HS đọc a, đi xe đạp, khám, thú vị lắm. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 6 câu. / GV chỉ từng câu, HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp). e) Thi đọc nối tiếp 2 đoạn (mỗi đoạn 3 câu); thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn), g) 3 HS nối tiếp đọc Tìm hiểu bài đọc: GV: Bé Chi chăm chỉ thế nào? (Bé đi khắp nhà, khi thì mở vở của chị đọc ê a; khi thì đi xe đạp; khi thì khám bệnh cho chó Lu). 2.2. BT 2 (Tìm trong bài đọc 1 tiếng có vần am, vần ap, vần ăm, vần ăp) - GV nêu YC. / HS gạch chân tiếng có vần cần tìm trong VBT. - HS tiếp nối nhau báo cáo kết quả: Tiếng có vần am: khám. Tiếng có vần ap: đạp.