Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023

docx 53 trang Hoàng Đức Anh 19/07/2023 5060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_21_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023

  1. TUẦN 21 Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2023 NGHỈ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2023 TIẾNG VIỆT Bài 1: NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY ( 4 tiết ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Giúp HS : - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có lời thoại ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát . - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cầu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cậu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn . - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh - Phát triển phẩm chất và năng lực chung : yêu thương , biết ơn cha mẹ ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân ; khả năng làm việc nhóm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách điện tử: 175 Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm - HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để nói về những gì em quan sát được trong tranh ( Câu hỏi gợi ý : Em nhìn thấy những gì trong - Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi . tranh ? Bức tranh giúp em hiểu điều gì về tình Các HS khác có thể bổ sung nếu câu yêu của mẹ dành cho con ? ) trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác . viet-1-tap-mot-174-175 - GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài đọc Nụ hôn trễn bàn tay 2. Đọc - GV trình chiếu bài đọc trên bảng thông minh.
  2. - GV đọc mẫu toàn VB . Chú ý đọc đúng lời người kế và lời nhắn vặt . Ngắt giọng , nhấn - HS đọc câu giọng đúng chỗ . - HS đọc câu + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó đối với HS ( đột nhiên , bước , cười ) . + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV - HS đọc đoạn hướng dẫn HS đọc những câu dài . ( VD : Mẹ nhẹ nhàng đặt một nụ hôn vào bàn tay Nam / và dặn ; Mỗi khi lo lắng . / con hãy áp bàn tay này lên má , ) - HS đọc đoạn + GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến ở bên coin , đoạn 2 : phần còn lại ) . + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt . HS đọc đoạn theo nhóm + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB bài phối hộp : ở trong trạng thái tim đập nhanh do đang quan tâm đến cái gì đó sắp xảy ra ; nhẹ nhàng rất nhẹ , không gây cảm giác khó chịu ; thủ thỉ : nói nhỏ nhẹ , vừa đủ nghe nhằm bộc lộ tình cảm ; tung tăng : di chuyển với những động tác biểu thị sự vui thích ) . + HS đọc đoạn theo nhóm . HS và GV đọc toản VB + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài bài đọc và trả lời câu hỏi đọc và trả lời câu hỏi a . Ngày đầu đi học , Nam thế nào ? b . Mẹ dặn Nam điều gì ? c . Sau khi chào mẹ , Nam làm gi ? ) . HS làm việc nhóm ( có thể đọc to câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoa trên bảng thông minh và câu trả lời câu hỏi đại diện một số nhóm trình bày câu viet-1-tap-mot-174-175 trả lời của mình
  3. - GV đọc câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình . Các nhóm khác nhận xét , đánh giá . GV và HS thống nhất câu trả lời . ( a . Ngày đầu đi học , Nam hồi hộp lắm ; b . Mẹ dặn Nam : “ Mỗi khi lo lắng , con hãy ắp bàn tay này lên má ” ; c . Sau khi chào mẹ , Nam tung tăng bước vào lớp . ) 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3 - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi ( có HS viết câu trả lời vào vở thể trình chiếu lên bảng để HS quan sát ) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở . ( a . Ngày đầu đi học , Nam hồi hộp lắm . ) - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng , đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí . - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . TIẾT 3 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu . hợp và hoàn thiện câu - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất câu hoàn HS viết câu hoàn chỉnh vào vở . chỉnh . ( Mỗi lần em bị ốm , mẹ rất lo lắng . ) GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở . - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . 6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan HS quan sát tranh sát tranh . -Yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh HS trình bày kết quả nói theo tranh . và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , Gợi ý : tranh 1 : Mỗi khi em bị ốm , mẹ có dùng các từ ngữ đã gợi ý , GV gọi một số đều chăm sóc em rất tận tình . Mẹ luôn ở bên em , chăm sóc em , mỗi khi em ốm . / Mẹ luôn ở bên em , chăm sóc em , mỗi khi em bị ốm ; tranh 2 : Trong công viên , hai bố con đang chơi trò lái ô tô điện . TIẾT 4 7. Nghe viết
  4. GV đọc to cả hai câu . ( Mẹ nhẹ nhàng đặt nụ hôn vào bàn tay Nam . Nam thấy thật ấm áp . ) GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong HS viết chính tả đoạn viết . + Viết lùi đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng của Nam , kết thúc câu có dấu chấm . + Chữ dễ viết sai chính tả : tay . - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách . Đọc và viết chính tả : + GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi cầu cần + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi . đọc theo từng cụm từ ( Mẹ nhẹ nhàng đạt nụ hôn / vào bàn tay Nam./ Nam thấy thật ấm áp . ) . Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS . + Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . 8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa - GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng HS làm việc nhóm đôi để tìm những phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu . GV chữ phù hợp . Một số ( 2 - 3 ) HS lên nêu nhiệm vụ . trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng ) . - Yêu cầu một số HS đọc to các từ ngữ . Sau đó cả lớp dọc đồng thanh một số lần . 9. Hát một bài hát về mẹ - GV đưa lời bài hát thông qua phương tiện HS nghe-hát dạy học : máy tính , máy chiếu , bảng điện tử , sau đó cho HS nghe bài hát . - GV hướng dẫn cả lớp hát một bài hát về mẹ . 10. Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay học . GV tóm tắt lại những nội dung chính . chưa hiểu , thích hay không thích , cụ - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vẽ bài thể ở những nội dung hay hoạt động học . - GV nhận xét , khen ngợi , động viên nào ) . HS .
  5. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Tôi và các bạn thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vấn khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về bản thân và bạn bè; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước ( bạn bè ). - Bước đầu có khả năng khái quát hóa những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phương tiện dạy học: Tranh minh hoạ Nam nhờ chim bồ câu gửi thư được phóng to hoặc thiết bị chiếu để trình chiếu hình thay cho tranh in. - Bảng thông minh - Thiết bị chiếu cũng có thể dùng để trình chiếu các vấn HS cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tìm từ ngữ dùng để chỉ tình cảm bạn bè - GV chiếu bài 1 lên bảng thông minh - HS làm việc nhóm đôi để thực hiện - GV có thể gợi ý: Trong các từ ngữ đã cho, nhiệm vụ từ ngữ nào em có thể dùng để chỉ tình cảm của em với một người bạn, VD: Có thể nói Em và Quang rất thân thiết với nhau. Thân thiết là từ ngữ dùng để chỉ tình cảm bạn bè. Có thể nói Em và Quang đá bóng với nhau, nhưng đá bóng chỉ một hoạt động, một trò chơi, không phải là từ ngữ chỉ tình cảm. Những từ ngữ dùng để chỉ tình cảm bạn bè: - HS tìm thêm những từ ngữ khác Có thân thiết, gần gũi, quý mến, GV lưu ý HS, thể dùng để chỉ tình cảm bạn bè, chẳng những từ ngữ này cũng có thể dùng để chỉ hạn: yêu quý, quý trọng gắn bó tình cảm giữa những người thân trong gia đình, giữa thầy cô và học sinh, - GV có thể giải thích để HS hiểu rõ những từ ngữ như quý trọng, gắn bó, thường dùng để chỉ tình cảm bạn bè giữa những người bạn lớn tuổi ( gần bó: khó tách rời nhau, thường có quan hệ trong thời gian lâu ; quý trọng: quý và rất coi trọng).
  6. - GV gọi một số HS trình bày, GV và HS nhận xét 2. Nói về một người bạn của em - GV chiếu bài 2 lên bảng thông minh - HS làm việc nhóm đôi để thực hiện - GV có thể gợi ý: Bạn ấy tên là gì? Học lớp nhiệm vụ. mấy? Ở trường nào? Bạn ấy thích chơi trò chơi gì? Em hay chơi trò chơi gì với bạn ấy? Tình cảm của em đối với bạn ấy thế nào? Lưu ý, HS có thể chỉ chọn một số nội dung để nói, không nhất thiết phải nói hết các nội - Một số HS trình bày trước lớp, nói về dung được gợi ý. một người bạn. Một số HS khác nhận xét, đánh giá. - GV nhắc lại một số ý mà HS đã trình bày. - GV nhận xét, khen ngợi một số HS có ý tưởng hay, tình cảm chân thành. 3. Giải các ô chữ để biết được tên người bạn của Hà - GV chiếu bài 3 lên bảng thông minh HS đọc to câu lệnh. GV nêu nhiệm vụ. Có thể yêu cầu 1 HS đọc to câu lệnh. HS điền từ ngữ theo hàng ngang - GV hướng dẫn HS cách thức điền từ ngữ theo hàng ngang. Từ ngữ cần điền vào ô chữ cũng là từ ngữ cần điền vào các câu gợi ý. Trong bài Tôi và các bạn, HS đã được học 5 văn bản. 5 câu gợi ý tương ứng với 5 văn bản đã học. Sau khi điền đủ 5 từ ngữ theo hàng ngang ( 1. giải thưởng, 2. sinh nhật, 3. đôi tai, 4. bạn, 5. học sinh ), ở hàng dọc ( tô màu ), HS sẽ nhìn thấy từ thanh. GV yêu cầu HS đọc từ này. Đây là tên người bạn của Hà. GV có thể hỏi thêm: Vậy tên người bạn mới của Hà là gì? 4. Củng cố GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen HS lắng nghe ngợi, động viên HS. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY Không cần điều chỉnh. GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỘNG TÁC PHỐI HỢP, ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA
  7. I. YÊU CẦU BÀI HỌC - Tự chủ và tự học: Tự xem lại các động tác đã học của bài TD trong sách giáo khoa. - Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi. - NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh sân tập, để đảm bảo an toàn trong tập luyện. - NL vận động cơ bản: Biết hô nhịp, cách thực hiện các ĐT đúng nhịp và đúng phương hướng. Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của GV để tập luyện. - NL HĐTDTT: Biết được vai trò của bài Thể dục đối với cơ thể. Tích cực trong tập luyện. - Tích cực, chăm chỉ trong tập luyện và trong hoạt động tập thể. - Tích cực tham gia trò chơi và có trách nhiệm trong khi chơi. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN 1. Địa điểm: Nhà Đa năng Trường TH Hà Lầm. 2. Phương tiện: + GV: trang phục thể thao, còi, tranh ảnh minh họa bài tập thể dục, một số dụng cụ phục vụ trò chơi vận động của giờ học. + HS: trang phục thể thao, đi giày. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Nội dung Định Phương pháp tổ chức và yêu cầu Lượng TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. HĐ Mở đầu 5- 2lx - GV nhận lớp phổ Đội hình nhận lớp 1. Nhận lớp: 7’ 8n biến nội dung, yêu       - Hoạt động của cán sự cầu của giờ học.       lớp.       1- GV 2’ - Cán sự tập trung lớp, - Hoạt động của GV. - Kiểm tra sức khỏe điểm số, báo cáo sĩ số, của HS và trang phục tình hình lớp học cho tập luyện. GV. 2. Khởi động: - Cán sự điều khiển lớp - Xoay các khớp cổ tay, - GV di chuyển và khởi động chung cổ chân, vai, hông, quan sát, chỉ dẫn cho Đội hình khởi động       gối, 2- HS thực hiện.       3’       * CSL
  8. -HS tích cực, chủ động tham gia khởi động. II. HĐ luyện tập 20- 1. Ôn bài thể dục phát 22’ triển chung. HWh9DA 10- - GV hướng dẫn cả - Đội hình tập luyện + Tổ chức tập luyện 12’ lớp tập đồng loạt. đồng loạt đồng loạt                   * CSL - GV mời CSL điều - Đội hình tập luyện + Tổ chức tập theo tổ/ khiển. theo tổ       nhóm. - GV quan sát, chỉ       dẫn cho HS thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt. * Đội hình tập luyện - GV hướng dẫn HS theo cặp đôi + Tổ chức tập cặp đôi tập luyện theo tổ, + Yêu cầu: 1 HS tập; 1 theo cặp. HS quan sát và nhận - GV quan sát sửa sai xét bạn tập, Sau đó 2 cho HS, HS đổi vị trí cho nhau     - HS luyện tập nội dung đã học theo yêu cầu của GV. - Đảm bảo lượng vận động của bài tập. * Thực hiện thi đua - GV cho mỗi nhóm giữa các tổ (theo yêu + Tập thi đua – trình cử người đại diện lên cầu của GV). diễn giữa các tổ. thi đua - trình diễn. - HS quan sát bạn trình - GV nhận xét đánh diễn, đưa ra nhận xét giá. của cá nhân,
  9. - GV nêu tên trò chơi, - HS tích cực tham gia *. Trò chơi vận động. 5- hướng dẫn cách chơi, trò chơi vận động theo “Kéo cưa lừa xẻ”. 7’ nêu những lỗi sai chỉ dẫn của GV. thường mắc khi chơi. - GV tổ chức chơi thử. - GV tổ chức chơi thật. - Kết thúc trò chơi GV có hình thức khen ngợi các bạn chơi tốt và nhắc nhở các bạn chơi chưa tốt. - GV hướng dẫn HS - HS lắng nghe vận dụng III. HĐ vận dụng IV. HĐ Kết thúc: 3- 1. Hồi tĩnh: 5’ - GV điều hành lớp Đội hình hồi tĩnh - Thả lỏng cơ toàn thân 1- thả lỏng cơ toàn thân.             2’       * CSL 2. Củng cố, dặn dò 2- -Ưu điểm; Hạn chế cần 3’ - GV nhận xét kết - HS tập trung thực khắc phục. quả, ý thức, thái độ hiện được theo chỉ dẫn - Hướng dẫn tập học của HS. của GV; nhằm đưa cơ luyện ở nhà. thể về trạng thái bình thường một cách hợp lí. - Đội hình nhận xét và kết thúc giờ học.                   GV IV. Rút kinh nghiệm Không
  10. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM BÀI 15 : SẮP XẾP NHÀ CỬA GỌN GÀNG ĐỂ ĐÓN TẾT I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nhận biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng. - Xác định và thực hiện được những việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân. - Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp. - Hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên - Sách điện tử: 175 - Tranh ảnh minh hoạ: nhà cửa gọn gàng/ nhà cửa bừa bộn. - Video bài hát “Một sợi rơm vàng”, một số công việc gia đình. - Máy tính, máy chiếu. - Phần thưởng cho các đội thi. 2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức đã học về “Gọn gàng, ngăn nắp” trong môn Đạo đức. - Mỗi tổ chuẩn bị 1-2 bộ trang phục trẻ em. - Thẻ ý kiến (hai mặt xanh/ đỏ). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - GV cho HS múa hát theo bài “Một sợi - HS múa hát theo video. rơm vàng” + HS trả lời: Bạn nhỏ quét nhà giúp bà - Bạn nhỏ trong bài hát đã giúp bà làm gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài mới. Hoạt động 1: Nhận xét việc sắp xếp đồ đạc để nhà cửa gọn gàng. - GV chiếu tranh minh hoạ lên bảng thông - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 minh, cho HS thảo luận nhóm 2 với nội dung: - Đại diện 3-4 nhóm trình bày kết quả + Nhận xét cách sắp xếp nhà cửa trong hai thảo luận từng tranh và giải thích ý kiến căn phòng? của mình. + Em không thích cách sắp xếp đồ đạc + Em thích cách sắp xếp đồ đạc ở tranh nào? ở tranh Phòng 1 đồ đạc lộn xộn rơi vãi Vì sao? trên sàn nhà, Chăn màn không gấp
  11. + Em thích cách sắp xếp đồ đạc ở tranh Phòng 2 đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ - GV cho HS trình bày ý kiến - HS lắng nghe, bổ sung. - GV nhận xét, khái quát: - HS lắng nghe + Nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ giúp ngôi nhà thoáng mát, đẹp, đảm bảo an toàn khi đi lại. + Mọi người không mất thời gian tìm đồ đạc khi cần dùng + Liên hệ: GV mời 1 số HS liên hệ bản thân với nội dung: - HS liên hệ bản thân. Cả lớp lắng nghe, - Kể lại việc em đã làm để giữ nhà cửa gọn nhận xét. gàng, sạch sẽ? + Quét nhà, lau nhà, gấp chăn màn, gấp - Em cảm thấy thế nào khi tham gia sắp xếp quần áo, săp xếp sách vở . nhà cửa gọn gàng? + Em thấy rất vui và thoải mái - GV kết luận: Các em còn nhỏ nhưng có thể làm được những việc để nhà cửa gọn - HS lắng nghe. gàng, ngăn nắp. Đây là việc tốt mà các em cần phát huy và thực hiện thường xuyên. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) Hoạt động 2: Xác định những việc nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng. - GV đưa tranh lên bảng thông minh,, cho HS thảo luận nhóm 4 với nội dung: - HS quan sát tranh, thảo luận theo - Nêu những việc nên làm và những việc nhóm. không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng? - Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo - GV gọi HS trình bày ý kiến, đưa hình ảnh luận và lí do lựa chọn. vào bảng cột. Những việc nên làm Những việc không nên làm - Để đúng chỗ ngay - Đồ dùng cá ngắn các đồ dùng cá nhân để bừa bãi nhân như: khăn mặt, không đúng bàn trải, giày, dép, quy định mũ, cặp sách - Gấp quần áo, chăn - Quần áo, chăn màn gọn gàng màn để khắp nơi, không chịu gấp - Sắp xếp ngay ngắn - Để sách vở, lại sách vở, truyện, đồ dùng học tập đồ dùng học tập
  12. bừa bãi, lộn xộn - GV nhận xét kết quả thảo luận, đưa video - Tự xếp đồ chơi gọn - Không dọn đồ về một số việc nên/ không nên làm để giữ gàng chơi sau khi nhà cửa luôn gọn gàng. chơi xong + GV kết luận: Các em cần rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn - HS lắng nghe, theo dõi video gàng, ngăn nắp. 4. Hoạt động vận dụng (10 phút) - GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu - HS lắng nghe hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động - HS chia sẻ theo kinh nghiệm mình thu hoạch được: + Cần nhận biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng. + Cần xác định và thực hiện được những việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân. - GV đưa ra thông điệp và chốt những việc + Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao HS có thể làm để sắp xếp nhà cửa gọn gàng động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp. như: + Hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà + Sắp xếp sách vở, đồ dùng ngay ngắn cửa gọn gàng, nhận thức được trách + Gấp, xếp gọn chăn, màn, gối nhiệm của bản thân trong gia đình. + Gấp, xếp quần áo, đồ dùng của từng - HS lắng nghe người - Hướng dẫn HS về nhà tham gia cùng gia đình sắp xếp nhà cửa ngăn nắp gọn gàng để - HS ghi nhớ, thực hiện đón mùa xuân mới. - GV dặn HS chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY - Không. TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết và đọc dúng các vần ang, ăng, âng; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, câu,
  13. - Viết đúng các vần ang, ăng, âng (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần ang, ăng, âng - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ang, ăng, âng có trong bài học. - Phát triển kỹ năng quan sát tranh. - HS yêu thích môn học. I.CHUẨN BỊ: - GV: Tranh, ảnh, bảng thông minh. - HS: VBT, bảng con, màu. II.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Khởi động( 7’) 1.Khởi động: HS hát bài Chú ếch con - HS hát 2. Bài cũ: - HS viết bảng con - GV đọc cho HS viết đầu cặp sách, - HS đọc con ếch. - HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương II. Luyện tập ( 25’) GV chiếu bài tập lên bảng thông minh Bài 1 Bài 1: Nối - GV đọc yêu cầu - HS lắng nghe và thực hiện GV hướng dẫn HS quan sát tranh - HS nối và nối cho phù hợp. - GV gợi ý: Em thấy gì ở các tranh? - Hình 1- Nối từ cá vàng - GV yêu cầu HS Làm việc cá nhân. - Hình 2- măng tre - GV nhận xét, tuyên dương. - Hình 3- nhà tầng Bài 2 - Hình 4- xe nâng - GV đọc yêu cầu - HS nhận xét bài bạn GV gợi ý: Em thấy gì trong tranh? Bài 2: điền ang, ăng hoặc âng. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm - HS lắng nghe và thực hiện đôi. - HS trả lời: Hình 1: làng Hình 2: trăng Hình 3: tầng
  14. - GV cho HS đọc lại từ Hình 4: càng - GV nhận xét tuyên dương. - HS điền và đọc lại từ Bài 3 - HS nhận xét - GV đọc yêu cầu - GV cho HS đọc viết lại cho phù Bài 3: Sắp xếp từ ngữ thành câu và hợp viết lại câu. - HS làm việc cá nhân - HS lắng nghe và thực hiện a. Bằng lăng nở tím góc phố. - GV nhận xét HS, tuyên dương. b. Bể có cá vàng. -HS nhận xét III. Vận dụng (3’) 4. Củng cố, dặn dò: - HS cho HS đọc, viết lại vần ang, ăng, âng vào bảng con và đọc lại. - Dặn HS về nhà học bài, hoàn thiện - HS lắng nghe và thực hiện các BT chưa hoàn thành vào VBT, chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét, tuyên dương HS. TOÁN CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TỪ 21 ĐẾN 40) I. Yêu cầu cần đạt - Đếm, đọc các số từ 21 đến 40. - Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế. - Phát triển NL toán học II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Sách điện tử: - Giáo viên: PHTM, các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm. Các thẻ số từ 21 đến 40 và các thẻ chữ: hai mươi mốt, hai mươi hai, , I bốn mươi. - Học sinh: SGK, VBT toán, Bộ đồ dùng dạy học toán. Mốt số que tính, thanh khối lập phương. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Khởi động 3-5 phút Tiết 1 - GV yêu cầu HS quan sát tranh khởi - HS thực hiện theo yêu cầu theo cặp. động, đếm số lượng đồ chơi có trong
  15. tranh và nói cho bạn cùng cặp, chẳng hạn: “Có 23 búp bê”, - GV mời đại diện các cặp chia sẻ trước - Đại diện các cặp đôi chia sẻ lớp. - GV nhận xét, đặt câu hỏi để HS nói - HS nghe, thực hiện. cách đế: Có thể đếm từ 1 đến 23 và đếm như sau: mười, hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba. Có hai mươi ba búp bê. 2. Hình thành kiến thức mới ( khám phá) * Mục tiêu: - Đếm, đọc các số từ 21 đến 40. * Phương pháp sử dụng chủ yếu: Quan sát, hỏi đáp, thực hành, giải quyết vấn đề, kĩ thuật động não. * Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành: 1. Hình thành các số từ 21 đến 40 - GV lấy 23 khối lập phương rời (hoặc que tính) yêu cầu HS đếm và nói số lượng. - HS đếm và nói kết quả: “Có 23 khối lập - GV thực hiện thao tác xếp 10 khối lập phương”. phương thành 1 “thanh mười”. Đếm các thanh mười và khối lập phương rời: mười, - HS quan sát, nghe, nói và giơ thẻ chữ, hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, hai số. mươi ba. Có tất cả hai mươi ba khối lập phương, hai mươi ba viết là “23” - GV cho HS thực hiện thao tác tương tự theo cặp đôi với các số 21, 32, 37. - GV cho HS thực hiện theo nhóm 4 với yêu cầu đếm số khối lập phương, đọc số, - HS thực hiện theo cặp đôi. viết số (mỗi nhóm thực hiện với 5 số) - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. - HS thực hiện theo nhóm 4 - GV cho cả lớp đọc các số từ 21 đến 40. - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. - Cả lớp đọc 2. Trò chơi “Lấy đủ số lượng” - GV yêu cầu HS lấy ra đủ số khối lập - HS chơi trò chơi. phương (hoặc số que tính). Chẳng hạn: Lấy ra đủ 23 khối lập phương (que tính), lấy thẻ số 23 đặt cạnh những khối lập phương vừa lấy. 3. Thực hành luyện tập
  16. * Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Đếm, đọc, viết các số từ 21 đến 40. Nhận biết thứ tự các số từ 21 đến 40. * Phương pháp sử dụng chủ yếu: Quan sát, thực hành, vấn đáp, thảo luận nhóm. * Thời gian: 15P * Cách tiến hành Bài 1. (Hoạt động cá nhân) - HS thực hiện. 1/1/3/80 - GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác: - HS chia sẻ với bạn kết quả Đếm số lượng khối lập phương, đặt các thẻ số tương ứng vào ô ? - HS nói kết quả - GV yêu cầu HS nói cho bạn cùng bàn nghe các số vừa đặt. - HS nghe - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nói kết quả. - GV nhận xét, chốt. Bài 2. (Hoạt động cá nhân) - HS thực hiện theo yêu cầu 1/1/3/80 - GV yêu cầu HS thực hiện thao tác sau: - HS đổi vở để kiểm tra. Viết các số vào vở rồi đọc các số vừa viết. - GV yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra, tìm lỗi sai và cùng nhau sửa lại nếu có. - HS nghe - GV nhận xét, chốt. Bài 3. (Hoạt động cặp đôi) - HS thực hiện theo yêu cầu 1/1/3/80 - GV yêu cầu cá nhân HS đếm, tìm số còn - HS đếm thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn cùng - HS đếm theo yêu cầu cặp nghe kết quả. - GV gọi HS đọc các số từ 1 đến 40. - GV đánh dấu một số bất kì trong các số từ 1 đến 40, yêu cầu HS đếm từ 1 đến số - HS đọc theo yêu cầu đó hoặc từ một số bất kì đến số đó. - GV che đi một vài só rồi yêu cầu HS chỉ - HS nghe đọc các số đã bị che - GV nhận xét, chốt. 4. Vận dụng * Mục tiêu: Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
  17. * Phương pháp sử dụng chủ yếu: Quan sát, thực hành, trình bày, trò chơi. * Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành Bài 4. (Hoạt động nhóm) - HS thực hiện 1/1/3/80 - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm với nội dung: Quan sát tranh, đếm và nói cho các bạn trong nhóm xem trên sân có bao - Đại diện các nhóm lên chia sẻ nhiêu cầu thủ, mỗi đội bóng có bao nhiêu cầu thủ. -HS lắng nghe. - GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả trước lớp - GV nhận xét, gọi 1HS đứng tại chỗ kể chuyện theo tình huống bức tranh. 5. Củng cố, dặn dò ( 3-4 phút) - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều - HS trả lời gì? Những điều đó giúp ích gì cho em - HS lắng nghe trong cuộc sống hằng ngày? - Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì? - Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào. IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: Không ĐẠO ĐỨC BÀI 18: TỰ GIÁC LÀM VIỆC NHÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: + Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được những việc cần tự giác tham gia ở trường; Biết được vì sao phải tự giác tham gia các hoạt động ở trường. + Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được các hành động tự giác tham gia các hoạt động ở trường. - Có ý tự giác tham gia các hoạt động ở trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh ảnh,máy tính, bảng thông minh - Hs: sách Đạo đức III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: (3 – 4 phút)
  18. Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV tổ chức cho HS hát và vận động theo lời bài hát “ Em làm kế hoạch - HS hát nhỏ” + Trong bài hát, niềm vui của bạn nhỏ được thể hiện như thế nào? + Em đã tham gia các hoạt động tập thể nào ở trường? Kết luận: Nếu mỗi HS đều tự giác tham gia: quét dọn trường lớp; chăm sóc vườn trường, hoạt động từ thiện; sinh hoạt sao nhi đồng thì các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân và việc chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. -GV dẫn dắt và ghi tên bài. 2. Khám phá * Mục tiêu: Nêu được những việc cần tự giác tham gia ở trường; Biết được vì sao phải tự giác tham gia các hoạt động ở trường. * Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. * Thời gian: 10 – 12 phút * Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV chiếu tranh lên bảng thông minh. - Nêu nội dung tranh? - Thảo luận nhóm bàn trong thời gian 2 phút trả lời câu hỏi sau: + Các bạn nhỏ trong tranh đã tham gia những hoạt động nào ở trường? + Vì sao cần tự giác tham gia các hoạt động ở trường? - Báo cáo: + Đại diện nhóm báo cáo. + Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: ở trường, ngoài các giờ học trên lớp, em cần tự giác tham gia đầy đủ các hoạt động: quét dọn lớp học, sân trường; chăm sóc, bảo vệ cây; hoạt động từ thiện; hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn 3. Luyện tập:
  19. * Mục tiêu: Biết đồng tình với việc nên làm và không đồng tình với việc không nên làm trong việc thực hiện tự giác tham gia các hoạt động ở trường. * Phương pháp: tương tác thảo luận nhóm, quan sát. * Thời gian: 6 – 8 phút * Cách tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV chiếu tranh lên bảng thông minh. - Nêu nội dung từng tranh? - HS làm việc nhóm bàn. Thời gian 2 phút, chỉ vào từng tranh trong sgk và nêu bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường? Vì sao? - Báo cáo + HS lên chỉ tranh nói những bạn tự giác và những bạn chưa tự giác tham gia hoạt động ở trường. -Em đã biết tự giác tham gia các hoạt động ở trường chưa? Em hãy chia sẻ với bạn cùng bàn nhé (1 phút) - HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. GV: HS cần tự giác tham gia đầy đủ các công việc ở trường theo sự phân công của thầy cô giáo để đạt kết quả học tập tốt và điều chỉnh được hành vi, thói quen của bản thân. 4. Vận dụng: * Mục tiêu: Thực hiện được các hành động tự giác tham gia các hoạt động ở trường. * Phương pháp: Xử lý tình huống, giải quyết vấn đề. * Thời gian: 6 – 7 phút * Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  20. - GV chiếu tranh lên bảng thông minh. - Nêu nội dung tranh + Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn đang ngồi đọc truyện? + GV nhận xét, khen ngợi những bạn đưa ra các giải quyết hay. GV:em nên tự giác tham gia dọn vệ sinh lớp học cùng các bạn, không nên ngồi đọc truyện hay chơi đùa trong khi các bạn đang tích cực làm việc. - GV chiếu lên bảng: 2 câu thơ và HD hS đọc. Đây cũng chính là thông điệp của bài học ngày hôm nay. 5: Củng cố - Dặn dò (3-4 phút) -Hôm nay cô dạy các em bài gì? - GV nhận xét và nhắc HS chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY - Không. Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2023 TIẾNG VIỆT NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY Đã soạn Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2023 TOÁN CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TỪ 41 ĐẾN 70) I. Yêu cầu cần đạt - Đếm, đọc các số từ 41 đến 70. - Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế. - Phát triển NL toán học II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Giáo viên: Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối
  21. lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm. Các thẻ số từ 41 đến 70. - Sách điện tử: - Học sinh: SGK, VBT toán, Bộ đồ dùng dạy học toán. Mốt số que tính, thanh khối lập phương. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Khởi động 3-5 phút Tiết 1 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai - HS chơi trò chơi. nhanh ai đúng” như sau: + Chia lớp thành nhiều nhóm 4-6 HS, chỉ rõ: “Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng các ngón tay”, “Nhóm viết số”. + GV hoặc chủ trò đọc một số từ 1 đến 40. Nhóm dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm dùng các ngón tay phải giơ đủ số ngón tay tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm viết số dùng các chữ số để viết số đã đọc. + Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân phiên giữa các nhóm. - GV yêu cầu HS quan sát tranh khởi - HS thực hiện theo yêu cầu theo cặp. động, đếm số lượng đồ chơi có trong tranh và nói cho bạn cùng cặp, chẳng hạn: “Có 46 khối lập phương”, - GV mời đại diện các cặp chia sẻ trước - Đại diện các cặp đôi chia sẻ lớp. - GV nhận xét - HS nghe. 2. Hình thành kiến thức mới ( khám phá) * Mục tiêu: - Đếm, đọc các số từ 41 đến 70. * Phương pháp sử dụng chủ yếu: Quan sát, hỏi đáp, thực hành, giải quyết vấn đề, kĩ thuật động não. * Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành: 1. Hình thành các số từ 41 đến 70 - GV chiếu bài lên bảng thông minh. - GV lấy lấy 4 thanh và 6 khối lập phương - HS đếm và nói kết quả: “Có 46 khối lập rời (hoặc que tính) yêu cầu HS đếm và nói phương, bốn mươi sáu viết là 46”. số lượng. - HS thực hiện theo cặp đôi.