Kế hoạch bài dạy Tự nhiên xã hội - Bài 25: Em ăn uống lành mạnh (2 tiết)

docx 6 trang Hoàng Đức Anh 19/07/2023 5460
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tự nhiên xã hội - Bài 25: Em ăn uống lành mạnh (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tu_nhien_xa_hoi_bai_25_em_an_uong_lanh_manh.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Tự nhiên xã hội - Bài 25: Em ăn uống lành mạnh (2 tiết)

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 25: Em ăn uống lành mạnh (2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực Năng lực Khoa học: - Nhận thức khoa học: Nêu được thời gian các bữa ăn chính trong ngày; nhận biết một số thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể khỏe mạnh và an toàn. - Tìm hiểu môi trường và xã hội xung quanh: Biết cách chọn lựa những món ăn hợp lí, an toàn ở xung quanh nơi mình sống, học tập. - Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Trình bày được cách ăn uống hợp lý. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự tìm hiểu, chọn lựa đồ ăn, uống hợp lí, an toàn. - Giao tiếp và hợp tác: Thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm để tìm hiểu về nội dung để bản thân ăn uống lành mạnh. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 2. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Ý thức bảo vệ sức khỏe, ăn uống đúng bữa, đúng giờ; chọn các đồ ăn, uống hợp lí, an toàn. II. CHUẨN BỊ (THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC) - Chuẩn bị của HS: + Sách TNXH + Vở bài tập TNXH - Chuẩn bị của GV: + Phiếu học tập + Tranh ảnh minh họa các loại thức ăn, nước uống hàng ngày + Rổ III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC - PP làm việc nhóm, PP trò chơi, PP đóng vai. - Kĩ thuật khăn trải bàn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1
  2. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS TIẾT 1 1. Khởi động ( 5 phút) - Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về bữa ăn sáng, dẫn dắt vào bài mới. - Cách tiến hành: - Tổ chức trò chơi: “Bữa ăn sáng tôi - Lắng nghe GV phổ biến luật chơi, tham thích” gia trò chơi. - Luật chơi: + Chia lớp ra thành 2 đội, mỗi đội cử 1 bạn lần lượt lên bảng viết tên 1 món ăn của bữa sáng. + Trong 2 phút đội nào viết được nhiều món ăn nhất, đội đó giành chiến thắng. - Nhận xét và dẫn dắt vào bài học: “Em - Lắng nghe ăn uống lành mạnh”. 2. Kiến thức mới - Mục tiêu: Nêu được các bữa chính trong ngày; Nêu được thời gian hợp lý cho các bữa ăn trong ngày. - Cách tiến hành: Hoạt động 1: Các bữa ăn chính trong ngày. ( 10 phút) - GV chia lớp thành các nhóm có 3 HS. - Tổ chức cho HS quan sát các tranh 1, 2, - Lắng nghe 3 trang 104, 105 SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: “Bạn An ăn bao nhiêu bữa ăn chính mỗi ngày? Mỗi bữa có những món ăn gì? + Tổ chức hoạt động theo kĩ thuật khăn - Thảo luận nhóm trải bàn: có 3 bức tranh, mỗi bạn sẽ quan Dự kiến câu trả lời của HS: sát 1 bức tranh và viết câu trả lời vào góc + Tranh 1: An ăn sáng (bánh mì, trứng, của mình. Sau đó sẽ tổng hợp 3 câu trả cà chua, rau, sữa). lời và viết vào ô trung tâm. + Tranh 2: An ăn trưa ở trường (cơm, canh, thịt, rau, nước lọc). 2
  3. + Tranh 3: An ăn tối cùng gia đình (cơm, canh, thịt, cá, rau, trái cây) - Tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước - 2 - 3 nhóm chia sẻ lớp (2 - 3 nhóm) - Nhận xét - Nhận xét, lắng nghe - Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS liên hệ bản - Dự kiến câu trả lời của HS: Em ăn các thân: “Em ăn các bữa chính vào thời gian bữa chính vào buổi sáng, trưa và buổi nào trong ngày?” tối. - Mời HS nhận xét, GV nhận xét và kết - Nhận xét luận. - Kết luận: Mỗi ngày em cần ăn đủ ba - Lắng nghe bữa chính. Hoạt động 2: Ăn uống đúng giờ (7 phút) - Hỏi: “Em ăn các bữa chính vào thời - Dự kiến câu trả lời của HS: gian nào trong ngày?” Thời gian ăn trong các buổi: Sáng 6 giờ, + Tổ chức cho HS làm việc cá nhân trưa 11 giờ, tối 19 giờ. + Tổ chức cho HS chia sẻ - 2 – 3 HS chia sẻ - GV và HS cùng nhận xét - Lắng nghe - Giáo dục kĩ năng sống: + Khi ăn trưa tại trường, em cần ăn như - Dự kiến câu trả lời của HS: Khi ăn trưa tại trường, em cần ăn hết suất, không thế nào? được bỏ thừa thức ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. - Nhận xét, chốt ý. - Lắng nghe - Kết luận: Mỗi ngày em cần ăn đúng giờ 3 bữa chính. 3. Luyện tập – Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa được học giải quyết được một số vấn đề trong đời sống hằng ngày. - Cách tiến hành: 3
  4. Hoạt động 3: Em là Phóng viên (7 phút) – Chia lớp thành các nhóm đôi. Mỗi - Lắng nghe, thực hiện nhóm sẽ có 1 bạn đóng vai làm phóng viên. Bạn còn lại sẽ đóng vai người được phỏng vấn về chủ đề “Em ăn uống lành mạnh” Gợi ý câu hỏi: - Thực hiện theo nhóm đôi, 1 bạn đóng + Mỗi ngày bạn ăn bao nhiêu bữa? Vào vai phóng viên, bạn còn lại đóng vai thời gian nào? người được phỏng vấn và ngược lại + Mỗi bữa bạn ăn những gì? + Món ăn bạn yêu thích nhất là gì? – Tổ chức cho 2 - 3 nhóm chia sẻ trước - HS chia sẻ lớp. - GV nhận xét - Lắng nghe Hoạt động tiếp nối sau bài học: (5 phút) – Hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng - Dự kiến câu trả lời: Nếu chúng ta ăn ta ăn uống không đúng giờ? uống không đúng giờ sẽ bị bệnh. - Nhận xét, kết luận: Nếu ăn uống - Lắng nghe không đúng giờ thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra một số bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày Vậy chúng ta cần phải ăn uống đúng giờ để có một sức khỏe tốt. - Xem video về kĩ năng ăn uống đúng - HS quan sát giờ. - Kết luận: Mỗi ngày em cần ăn đủ và - Cả lớp đồng thanh đọc kết luận. đúng giờ 3 bữa chính 4. Củng cố - Dặn dò (1 phút) - Nhắc lại kiến thức vừa học cho HS - Lắng nghe - Dặn dò cho tiết học tiếp theo. 4
  5. TIẾT 2 1. Khởi động( 5 phút) - Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, phấn khởi trước khi đi vào tiết học. - Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hát múa theo nhạc bài: - Thực hiện “Chiếc bụng đói” 2. Luyện tập - Mục tiêu: Nêu được các thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn. - Cách tiến hành: Hoạt động 1: Ăn, uống hợp lý ( 7 phút) - Yêu cầu HS quan sát 2 tranh đầu trang - Dự kiến câu trả lời của HS: 106 SGK, thảo luận nhóm 4 và trả lời + Tranh 1: Nam ăn thịt, cá, trứng, rau củ, câu hỏi: “Bạn Nam và bạn Dũng thường trái cây, uống nước lọc, sữa. ăn, uống những gì? Cách ăn uống nào hợp lý?” + Tranh 2: Dũng ăn pizza, hamburger, khoai tây chiên, bánh, kẹo, kem. + Bạn Nam ăn uống hợp lý, có lợi cho sức khỏe vì đủ chất. - Đặt câu hỏi mở rộng: “Chuyện gì xảy - Dự kiến câu trả lời: Bạn Dũng sẽ bị béo ra với bạn Dũng khi bạn có chế độ ăn phì nếu như bạn ăn như thế bởi vì bạn ăn như vậy?Vì sao?” thức ăn chứa nhiều chất béo, đường, bột, đồ ăn chiên rán, - Nhận xét, kết luận: Em nên chọn thức - Lắng nghe ăn, đồ uống hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng. 3. Vận dụng - Mục tiêu: Nêu được những món ăn nên và không nên ăn để giúp khỏe mạnh và an toàn. Thực hiện ăn, uống hợp lý, hợp vệ sinh khi ở trường, ở nhà. - Cách tiến hành: Hoạt động 2: Thực hiện ăn, uống hợp vệ sinh. ( 18 phút ) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, điền - Lắng nghe, thảo luận nhóm đôi, điền vào phiếu học tập. vào phiếu học tập. 5
  6. - Quan sát tranh ở cuối trang 106 SGK - Dự kiến câu trả lời của HS: và trả lời câu hỏi: “Chuyện gì xảy ra với + Thức ăn mà bạn Dũng ăn không hợp bạn Dũng? Vì sao?” vệ sinh + Phát phiếu học tập có các câu hỏi gợi + Ăn những thức ăn này thì cơ thể dễ bị ý: “Thức ăn mà bạn Dũng ăn có hợp vệ béo phì, đau bụng, sinh không? Ăn những thức ăn này thì cơ thể dễ bị gì, có hại gì cho sức khỏe?” - Mời 2 - 3 nhóm chia sẻ câu trả lời - 2 - 3 nhóm chia sẻ - Mời HS nhận xét - HS nhận xét - GV nhận xét - Lắng nghe - Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai - Lắng nghe, tham gia trò chơi đúng?” + Luật chơi: chia lớp thành 2 đội, GV sẽ NÊN KHÔNG NÊN chuẩn bị 2 cái rổ đựng các hình ảnh của một số đồ ăn, thức uống khác nhau. Nhiệm vụ của mỗi đội là mỗi bạn trong đội sẽ lần lượt chạy lên và chọn 1 ảnh bất kì dán vào ô tương ứng, đồ ăn thức uống nào em nên ăn/uống thì dán vào cột nên, và không nên ăn/uống thì dán vào cột không nên. Sau 2 phút đội nào dán được nhiều và đúng đội đó sẽ giành chiến thắng. - Cùng HS nhận xét, kết luận - Lắng nghe - Kết luận: Em nên dùng thức ăn, đồ uống - Lắng nghe hợp lý để giúp cơ thể khỏe mạnh. 4. Củng cố - dặn dò ( 3 phút) - Chốt lại kiến thức - Nhắc nhở cho tiết học tiếp theo. V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) 6