Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Bài 1: Gia đình của em

doc 9 trang Hoàng Đức Anh 15/07/2023 5700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Bài 1: Gia đình của em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_bai_1_gia_dinh_cua_em.doc

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Bài 1: Gia đình của em

  1. CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng: - MT1: - Các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình mình. - MT2: - Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình. 2. Phẩm chất, năng lực: 2.1. Phẩm chất: - Nhân ái: Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình. - Chăm chỉ:Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học. - Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực. - Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình. 2.2. Năng lực: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động. - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 3.Năng lực đặc thù: - Nhận thức khoa học: Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. - Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành viên trong gia đình và tình cảm trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Màn hình chiếu, bài giảng điện tử, bài hát “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác Ngọc Lễ.Tranh ảnh minh họa, video về gia đình. Bảng mặt cười mặt mếu. 2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập, tranh ảnh gia đình mình. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi. 2. Hình thức dạy học: Sách TNXH, vở bài tập TNXH . Cá nhân, nhóm, lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút): * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học. Tạo tình huống dẫn vào bài mới
  2. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. * Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xin chào”. - Học sinh tham gia trò chơi - Giáo viên phổ biến luật chơi:Nếu Gv chỉ tay vào mình các em sẽ nói “ Chào cô”, nếu cô giơ tay sang bên thì các em sẽ quay sang bạn mình và nói “ Chào bạn”. - Gv làm động tác cho Hs chơi trò chơi. - Gv nhận xét: Cô thấy các em chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp. - Nãy giờ cô cho các em chào hỏi bạn mình nhưng các em chỉ dùng từ Chào bạn vì đa số các em chưa biết được tên của các bạn trong lớp mình. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bạn bên cạnh tên gì và bạn thích điều gì các em nhé. - Gv ghi tựa bài. 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN (6 phút): * Mục tiêu: Tạo tình huống cho Hs tự giới thiệu tên và sở thích của bản thân một cách đơn giản. -Tạo tình huống dẫn vào bài. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, thảo luận nhóm đôi. * Cách tiến hành: - Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn - GV cho Hs thảo luận nhóm đôi để giới thiệu tên và sở một nhóm ) thảo luận thích của bản thân. - Gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên giới thiệu lại. - Gv nhận xét, giáo dục Hs hãy mở rộng tình bạn của mình bằng việc tự làm quen , giới thiệu và tìm hiểu về sở thích các bạn còn lại trong lớp vào những giờ ra chơi. - Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 2 người bạn nữa sẽ cùng đồng hành với chúng ta trong suốt môn học TNXH . Đó là Bạn An và bạn Nam.
  3. 3. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (8 phút) * Mục tiêu : - Giúp Hs nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn An. * Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một * Cách tiến hành: nhóm ) thảo luận - Gv giới thiệu tranh gia đình An SGK/8 - Hs thảo luận nhóm đôi, trình bày trước lớp: - Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau : + Gia đình bạn An gồm có ba, mẹ, An + Gia đình bạn An gồm những ai ? Chỉ và gọi tên từng và chị gái. người trong hình. + Gia đình bạn An đang tổ chức sinh + Mọi người trong gia đình đang làm gì ? nhật cho An. + Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế + Vui vẻ/ Hạnh phúc/ Ấm cúng/ . nào? - Các hs khác nhận xét và đóng góp ý kiến . - Gv nhận xét, tuyên dương. - Gv chốt ý:Qua hình vẽ, có 4 người đó là bố, mẹ, chị gái và An. Mọi người đang chúc mừng sinh nhật An rất vui vẻ. Cô gọi đây là một GIA ĐÌNH và những người này là những thành viên trong gia đình bạn An. Nghỉ giữa tiết
  4. 4 . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 pht): * Mục tiêu: - Giúp Hs tự nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn Nam. - Nhận ra điểm giống và khác nhau trong các gia đình. * Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm 4 * Cách tiến hành: - Hs đọc số 1,2,3,4 tiếp tục - Trước khi xem hình gia đình bạn Nam, Gv cho Hs điểm 1,2,3,4 .cho hết cả lớp. số từ 1 đến 4. - Hs nghe khẩu lệnh chia nhóm 4 ( - Gv chia Hs theo nhóm 4 và giới thiệu tranh gia đình Nam một nhóm 4 bạn ) thảo luận. SGK/9 Mỗi nhóm đại diện lên trình bày chỉ - Gv yêu cầu hs trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận . Lần vào bức tranh và gọi tên từng người lượt với các câu hỏi sau: trong hình. + Gia đình bạn Nam có ông, bà, mẹ + Chỉ và gọi tên từng người trong hình. và bạn Nam. + Mọi người trong gia đình đang làm gì ? + Mọi người trong gia đình đang trồng cây , tưới cây, chăm sóc cây. + Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế + Theo em mọi người trong gia đình nào ? rất vui vẻ. + Gia đình bạn Nam có gì giống và khác với gia đình bạn + Gia đình bạn An giống bạn Nam là An ? đều có 4 thành viên trong gia đình. - Gv nhận xét. Khác nhau là mỗi gia đình có cách sinh hoạt gia đình riêng - Gv chốt ý: Gia đình bạn Nam có ông, bà, mẹ và bạn - Hs nhận xét, đóng góp ý kiến. Nam. Những Người này cô gọi là những thành viên trong gia đình bạn Nam. Gia đình Nam thì đang làm vườn nhưng mọi người đều rất vui vẻ, hạnh phúc. 5. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8 phút) : * Mục tiêu: - Hs nêu ra được các thành viên trong gia đình mình. * Phương pháp, hình thức tổ chức: PP vấn đáp, trò chơi
  5. phỏng vấn . * Cách tiến hành: - Hs trả lời Những người sống và - Gv hỏi: Những người sống và sinh hoạt trong cùng một sinh hoạt trong cùng một nhà thì em nhà thì cô gọi là gì ? gọi đó là Gia đình . Gv yêu cầu Hs nói cho các bạn trong nhóm nghe về gia - Hs thảo luận trong 3 phút. Kể về đình mình trong vòng 2-3 phút. gia đình mình - Thực hiện trò chơi quay số , phỏng - Gv cho Hs chơi trò chơi quay số ngẫu nhiên và yêu cầu hs vấn đó trả lời phỏng vấn của cô . - Hs trả lời phỏng vấn. Ví dụ: + Giới thiệu về bản thân của mình nhé. + Gia đình em sống rất vui vẻ, hạnh + Gia đình em gồm những ai ? phúc . + Gia đình em gồm có ba, mẹ , chị - Gv thực hiện lại với một số bạn. em, em . - Gv nhận xét , tuyên dương. - Gv hỏi: Khi đi chơi xa hoặc mỗi ngày khi đi học về thì - Hs nhận xét , đóng góp ý kiến . các em sẽ cảm thấy như thế nào ? - Hs trả lời theo cảm giác của mình . - Gv chốt ý: Bất kì ai trong chúng ta cũng có gia đình. Gia đình có thể có nhiều người như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em nhưng cũng có những gia đình chỉ có ba, mẹ và mình . Gia đình là mái ấm của mỗi người, là nơi mọi người yêu thương, quan tâm và chăm sóc nhau. 6. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (2 phút): *Mục tiêu: - Nhấn mạnh cho học sinh thấy gia đình là một mái ấm, biết quan tâm , chia sẻ những người trong gia đình. * Phương pháp, hình thức tổ chức:trực quan, quan sát,thu thập tranh ảnh gia đình mình. * Cách tiến hành: Gv có thể cho Hs trang trí ảnh chụp gia đình mình, Gv chuẩn bị giấy A3 cho hs dán vào để giới thiệu sản phẩm gia đình mình. - Các em hãy về nhà và quan sát xem những thành viên trong gia đình của mình thường sẽ đối xử với nhau như thế nào, quan tâm, chăm sóc nhau như tế nào! - Cô muốn nghe phần trình bày của các em vào tiết học Gia
  6. đình của em ( tiết 2). - Dặn dò: Chuẩn bị bài cho tiết học sau. TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút): * Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung của tiết học trước . - Tạo tình huống dẫn vào bài mới. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, Hát bài “ Ba ngọc nến lung linh”. * Cách tiến hành: - Giáo viên cho Hs nghe và hát bài “ Ba ngọn nến lung - Học sinh tham gia hát. linh” sáng tác Ngọc Lễ. - Giáo viên hỏi: Gia đình của bạn nhỏ trong bài hát có mấy thành viên ? Đó là những ai ? - Gv nhận xét: Cô thấy các em hát và trả lời rất tốt, cô tuyên dương cả lớp. - Gv dẫn dắt vào tiết 2 của bài . 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ : * Hoạt động 1: Cách ứng xử của các thành viên trong gia đình bạn An ( 6 phút ). * Mục tiêu: Hs nhận biết được cách ứng xử của các thành viên trong gia đình bạn An. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thảo luận nhóm 4. * Cách tiến hành: - GV cho Hs thảo luận nhóm 4, quan sát tranh 1,2,3 - Học sinh quan sát và thảo luận SGK/10 trả lời câu hỏi: Mọi người trong gia đình An đã - Học sinh chia nhóm 4 thảo luận. làm gì khi mẹ bị ốm? - Hs chia sẻ trước lớp: - Gọi Hs chia sẻ phần thảo luận.
  7. + Tranh 1:Mẹ An bị ốm. + Tranh 2:Bố đưa mẹ đến gặp ba1b sĩ khám bệnh. + Tranh 3:Chị gái An lấy khăn ướt chườm trán cho mẹ, An bưng cháo mời mẹ ăn . - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời tốt. - Hs nhận xét , bổ sung ý kiến . - Gv hỏi: Em thấy bố, chị gái và An đối với mẹ như thế nào - Bố, chị gái và An rất quan tâm, ? chăm sóc mẹ. - Gv nhận xét - Hs nhận xét , góp ý kiến. - Gv chốt ý: Bố, chị gái của An và An đã biết quan tâm, chăm sóc nhau của các thành viên trong gia đình mình. * Hoạt động 2: Liên hệ bản thân ( 8 phút) * Mục tiêu : - Hs nêu được cách quan tâm, chăm sóc nhau của các thành viên trong gia đình mình. * Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, vấn đáp , thảo luận. * Cách tiến hành : - Gv cho Hs xem video nói về hành động quan tâm, chăm - Hs xem video và trả lời. sóc nhau trong 1 gia đình. - Gv hỏi những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc Gia đình yêu thương nhau giữa các thành viên trong gia đình qua đoạn video các em vừa xem. - Gv nhận xét, yêu cầu Hs liên hệ bản thân, thảo luận nhóm đôi “ Các thành viên trong gia đình em đã làm gì để thể - Hs tự kể về gia đình của mình đã hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau? quan tâm , chăm sóc nhau. - Gv yêu cầu Hs chia sẻ phần thảo luận. Hành động rót nước cho ba mẹ uống, - Gv nhận xét, khen ngợi Hs đã biết quan tâm, chăm sóc đấm lưng cho bà . các thành viên trong gia đình và khuyến khích các em thực hiện thường xuyên. - Gv chốt ý: Các thành viên trong gia đình em luôn yêu
  8. thương, chăm sóc lẫn nhau. * Nghỉ giữa tiết. * Hoạt động 3 : Ứng xử trong gia đình ( 8 phút ) * Mục tiêu : - Giúp Hs nhận biết được cách ứng xử đúng trong gia đình. * Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, vấn đáp. * Cách tiến hành: - Gv cho Hs quan sát 4 bức tranh SGK/11. - Quan sát tranh. - Yêu cầu thể hiện cách ứng xử trong mỗi tranh: đồng tình - Hs đưa mặt cười, mặt mếu theo đưa mặt cười, không đồng tình đưa mặt mếu. từng tranh: Mặt cười là đồng tình, mặt mếu - Gv hỏi Hs lý do đưa mặt cười/ mặt mếu. không đồng tình. - Gv nhận xét, hướng dẫn Hs cách tập chào hỏi người lớn trong gia đình. - Gv chốt ý: Em ứng xử đúng với các thành viên trong gia đình. - Gv chốt ý: Em ứng xử đúng với các thành viên trong gia đình. - Gv cho Hs tập đọc các từ khóa của bài:“ Bản thân-Gia đình-Ứng xử. - Hs đọc từ khóa. 3. HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO:Vẽ Tranh về gia đình em ( 8 phút ). * Mục tiêu:
  9. - Hs vẽ được bức tranh về gia đình của mình. * Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan , giảng giải . * Cách tiến hành: - Gv phát cho mỗi em 1 tờ A4, yêu cầu Hs vẽ 1 bức tranh - Hs vẽ tranh . về các thành viên trong gia đình em. - Gv cho Hs trưng bày tranh của mình, mời một số bạn giới thiệu về gia đình mình. - Yêu cầu các bạn nhận xét. - Gv nhận xét, tuyên dương Hs vẽ tốt. 4. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - DẶN DÒ:( 2phút) Hs lắng nghe. - Các em hãy về nhà thực hiện một số việc làm quan tâm đến bố mẹ, anh , chị , em .trong gia đình ; tặng tranh vẽ về gia đình cho người thân. - Quan sát , tìm hiểu một số việc làm khi sinh hoạt gia đình của mọi người trong nhà để chuẩn bị cho bài Sinh hoạt trong gia đình.