Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 14 - Phạm Thị Mai Hương
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 14 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.doc
Nội dung text: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 14 - Phạm Thị Mai Hương
- Trường TH Trinh Phú3 TUẦN 14 Thứ hai, ngày 07 tháng 12 năm 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT Bài 56 : ong ông ung ưng ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Trung thực: HS biết đánh giá và nhận xét đúng về bạn. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: biết giao tiếp với các bạn khi tham gia hoạt động nhóm. 3. Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các vần ong, ông, ung, ưng; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần ong,ông, ung, ưng ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần ong, ông, ung, ưng ; viết đúng các tiếng, từ có vần ong, ông, ung, ưng - Phát triển Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Chợ và siêu thị. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và quy trình viết các vần on, ông, ung, ưng đoạn văn ứng dụng “ Nam theo mẹ đi chợ .lần đầu cùng mẹ di chợ” viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS bài Ôn tập b.Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại từ và câu tiết ôn tập ( 2 HS đọc từ, 2 HS đọc câu). - HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần ong, ông, ung, ưng phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 134), GV hỏi: + Em thấy những gì trong trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nói lại câu thuyết minh Những bông hồng rung rinh trong gió. - GV đọc câu thuyết minh. Phạm Thị Maiu Hương -1-
- Trường TH Trinh Phú3 - HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu vừa đọc, rút ra vần mới học ong, ông, ung, ưng - GV ghi bảng tên bài. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được các vần ong, ông, ung, ưng tiếng, từ ngữ có chứa các vần ong, ông, ung, ưng. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 3 phút) - So sánh các vần + GV giới thiệu vần ong, ông, ung, ưng + Cho HS so sánh vần để tìm ra điểm giống và khác nhau. + HS so sánh, trả lời. + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, thống nhất câu trả lời : Các vần giống nhau đều có ng ở cuối. Khác nhau ở chữ đứng trước o,ô, u, ư. - Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần ong, ông, ung, ưng. + HS tiếp nối nhau đánh vần ( cá nhân, đồng thanh). + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS). - Đọc trơn các vần: + HS đọc trơn các vần ong, ông, ung, ưng HS đọc cá nhân. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho từng HS. + Lớp đọc đồng thanh. - Ghép chữ tạo thành vần: + Cho HS lần lượt ghép các chữ cái để tạo thành các vần. + GV lưu ý HS dựa và điểm giống nhau của các vần để ghép. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các vần vừa ghép. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: tr ong trong + HS phân tích mô hình tiếng. + HS đánh vần tiếng. + HS dùng bộ chữ ghép tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. Đọc trơn tiếng trong ( cá nhân, đồng thanh). - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : dòng, võng, bổng, cộng; thúng, vũng, đựng, hửng. + Cho HS tìm các vần mới học mới học, HS tìm và nêu, đánh vần các tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng . Phạm Thị Maiu Hương -2-
- Trường TH Trinh Phú3 + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: chong chóng, bông súng, bánh chưng Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có vần ong, ông,, ung, ưng đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV đọc mẫu. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được ông, ưng cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần: + GV lần lượt viết mẫu các vần ông, ưng. + HS viết vào bảng con. + GV nhận xét, chinh sửa cho HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ bông súng, bánh chưng. kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được ong, ông, ung, ưng vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại các vần cần viết. - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung tranh và đoạn văn ứng dụng, đọc được câu ứng dụng có vần ong, ông, ung, ưng, b. Cách tiến hành: - GV treo bảng đoạn văn “ Nam theo mẹ đi chợ, lần đầu cùng mẹ đi chợ” và đọc mẫu. - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm tiếng có vần ong, ông, ung, ưng. - HS đánh vần tiếng có vần ong, ông, ung, ưng sau đó đọc trơn tiếng (cá nhân, đồng thanh). Phạm Thị Maiu Hương -3-
- Trường TH Trinh Phú3 - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh từng câu văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc, GV hỏi: + Nam theo mẹ đi đâu ? + Chợ thế nào ? + Ở chợ có bán những gì ? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV thống nhất câu trả lời của HS. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 135). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Đâu là chợ ? Đâu là siêu thị ? + Em có đi chợ bao giờ chưa ? + Chợ và siêu thị có gì giống nhau ? + Có gì khác nhau ? - HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS. - GV thống nhất câu trả lời của HS, kết hợp giáo dục HS cần ngoan không vòi vĩnh cha mẹ mua đồ chơi khi được đi chợ và siêu thị. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - Cho HS đọc lại các vần ong, ông, ung, ưng. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà. - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS. Thứ ba, ngày 08 tháng 12 năm 2020 Bài 62: iêc iên iêp ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Yêu nước : HS biết yêu thiên nhiên qua vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long, các em thêm yêu mến, tự hào về quê hương đất nước. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: HS phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Thế giới trong lòng biển. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: Phạm Thị Maiu Hương -4-
- Trường TH Trinh Phú3 - HS nhận biết và đọc đúng các vần iêc, iên, iêp ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần iêc, iên, iêp ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần iêc, iên, iêp ; viết đúng các tiếng, từ có vần iêc, iên, iêp II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và cách viết các vần iêc, iên, iêp ; câu thuyết minh tranh & Đoạn văn “Vịnh Hạ Long .những bãi biển” viết vào bảng phụ - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK 3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS về vần iêc, iên, iêp b.Cách tiến hành: - Cho HS nhắc lại tên bài. - Cho HS đọc lại vần, từ và đoạn văn ứng dụng của bài iêc, iên, iêp - HS nhận xét, GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 30 - 35 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 3 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần iêc, iên, iêp phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 136), GV hỏi: + Em thấy những gì trong trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh. - GV treo nội dung câu thuyết minh: Biển xanh biếc. Những hòn đảo lớn nhỏ trùng điệp. - GV đọc câu thuyết minh. - HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu thuyết minh, rút ra vần mới học iêc, iên, iêp. - GV ghi bảng tên bài iêc, iên, iêp. * Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS đọc được các vần iêc, iên, iêp tiếng, từ ngữ có chứa các vần iêc, iên, iêp. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 10 phút) - So sánh các vần + GV giới thiệu vần iêc, iên, iêp. + Cho HS so sánh các vần để tìm ra điểm giống và khác nhau. + HS so sánh, trả lời ( các vần giống nhau đều có âm đầu iê). + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, thống nhất câu trả lời. Phạm Thị Maiu Hương -5-
- Trường TH Trinh Phú3 - Đánh vần các vần + GV hướng dẫn HS đánh vần các vần iêc, iên, iêp. + HS đánh vần (cá nhân, đồng thanh). + HS nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS. - Đọc trơn các vần: + HS đọc trơn các vần + HS đọc cá nhân. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho từng HS. + Lớp đọc đồng thanh. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 7 phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: b iêc biếc + HS phân tích, đánh vần và đọc cá nhân, đồng thanh tiếng mẫu. + HS ghép bảng cài tiếng biếc. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : thiếc, tiệc, xiếc; điện, kiến, thiện; diệp, thiếp, tiệp + Cho HS tìm các vần iêc, iên, iêp + HS lên bảng tìm, gạch chân dưới các vần, đánh vần các tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng ( đối với những HS còn hay quên, GV cho em đó đánh vần lại, rồi sau đó đọc trơn). 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: xanh biếc, bờ biển, sò điệp GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có vần iêc, iên, iêp đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - GV đọc mẫu. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được iêc, iên, iêp và từ xanh biếc, sò điệp cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần + GV lần lượt viết mẫu vần iêc, iên, iêp + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. Phạm Thị Maiu Hương -6-
- Trường TH Trinh Phú3 + HS viết vào bảng. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ xanh biếc, biển, sò điệp kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được iêc, iên, iêp và từ xanh biếc, biển, sò điệp vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được đoạn văn, trả lời câu hỏi liên quan đến nội đoạn văn vừa đọc. HS biết yêu thiên nhiên qua vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long, các em thêm yêu mến, tự hào về quê hương đất nước. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu đoạn văn. - HS đọc thầm lại bài, tìm tiếng có vần iêc, iên, iêp - HS đánh vần tiếng có vần iêc, iên, iêp sau đó đọc trơn tiếng ( cá nhân, đồng thanh). - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh từng câu trong đoạn văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV nêu câu hỏi về nội dung đoạn đọc: + Vịnh Hạ Long có gì ? + Du khách đến Vịnh hạ Long để làm gì ? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV thống nhất câu trả lời của HS. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được nội dung tranh. HS phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Thế giới trong lòng biển. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS ( trang 137). - GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS Hình ảnh các sinh vật trong lòng đại dương, cho HS thảo luận theo nhóm đôi, các câu hỏi: Phạm Thị Maiu Hương -7-
- Trường TH Trinh Phú3 +Trong lòng biển có những gì ? + Em đã biết được những loài vật nào trong lòng biển? + Em thích nhất loài vật nào ? - Đại diện vài nhóm HS trả lời. Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - GV cho HS tìm tiếng, từ có vần iêc, iên, iêp, đọc lại các tiếng. - Nhận xét tiết học. Thứ tư, ngày 09 tháng 12 năm 2020 Bài 63 : iêng iêm yên ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Nhân ái : HS biết yêu thương và giúp đỡ bạn trong học tập. 2. Năng lực chung: - Tự chủ & tự hoc: HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các vần iêng, iêm, yên ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần iêng, iêm, yên ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần iêng, iêm, yên ; viết đúng các tiếng, có vần iêng, iêm, yên. - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động của loài vật. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và cách viết các vần iêng, iêm, yên ; câu thuyết minh dưới tranh và câu ứng dụng viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK 3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS về vần iêc, iên, iêp. b.Cách tiến hành: - Cho HS nhắc lại tên bài. - Cho HS đọc lại vần, từ và đoạn văn ứng dụng của bài iêc, iên, iêp , HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS nhận xét, GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 30 - 35 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 3 phút). Phạm Thị Maiu Hương -8-
- Trường TH Trinh Phú3 a. Mục tiêu: HS nhận biết vần iêng, iêm, yên phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (SHS trang 138), GV hỏi: + Em thấy những gì trong trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, nói câu thuyết minh và treo câu thuyết minh lên bảng Yến phụng có bộ lông tím biêng biếc, trông rất diêm dúa. - GV đọc câu thuyết minh kết hợp giải nghĩa từ diêm dúa( ăn mặc quá cầu kì ). - HS đọc đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu thuyết minh, rút ra vần mới học iêng, iêm, yên. - GV giới thiệu và ghi bảng tên bài iêng, iêm, yên. * Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS đọc được các vần iêng, iêm, yên tiếng, từ ngữ có chứa các vần iêng, iêm, yên. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần (TGDK 10 phút) - So sánh các vần iêng, iêm, yên + GV giới thiệu vần iêng, iêm, yên + Cho HS so sánh các vần iêng, iêm, yên để tìm ra điểm giống và khác nhau. + HS so sánh, trả lời. + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, thống nhất câu trả lời. - Đánh vần các vần + GV hướng dẫn HS đánh vần các vần. + HS đánh vần ( cá nhân, đồng thanh). + HS nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS. - Đọc trơn các vần: + HS đọc trơn các vần iêng, iêm, yên + HS đọc cá nhân. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho từng HS. + Lớp đọc đồng thanh. - Ghép chữ tạo thành vần: + Cho HS lần lượt ghép các vần iêng, iêm, yên vào bảng cài. + HS nhận xét bảng ghép của các bạn. + GV nhận xét. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các vần vừa ghép. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 7 phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu biêng b iêng Phạm Thị Maiu Hương -9-
- Trường TH Trinh Phú3 biêng + GV yêu cầu HS phân tích mô hình tiếng biêng + HS dùng bộ chữ ghép mô hình tiếng. + GV đánh vần mẫu. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS đọc trơn tiếng biêng cá nhân, đồng thanh. - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : kiễng, liệng, riềng; diềm kiểm, xiêm; yên, yến. + Cho HS tìm các vần iêng, iêm, yên. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng, HS đọc chậm đánh vần rồi sau đó đọc trơn. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: sầu riêng, cá kiếm, tổ yến GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có mới học đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. GV kết hợp giải nghĩa từ. - Cho HS đọc lại toàn bộ các từ : - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết iêng, iêm, yêm cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần + GV lần lượt viết mẫu trên bảng lớp các vần iêng, iêm, yên vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết các vần vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ sầu riêng, cá kiếm, yến , kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được iêng, iêm, yên ; từ sầu riêng, cá kiếm, yến vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: Phạm Thị Maiu Hương -10-
- Trường TH Trinh Phú3 - GV nêu yêu cầu cần viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung tranh và đọc được câu ứng dụng có vần iêng, iêm, yên. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu đoạn văn. - HS đọc thầm lại bài, tìm tiếng có vần iêng, iêm,yên. - HS đánh vần tiếng có vần iêng, iêm, yên đánh vần các tiếng vừa tìm. - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh cả đoạn văn vần. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV nêu câu hỏi: + Hà theo bố đi đâu ? + Sân chim có những loài chim nào ? + Sau một ngày kiếm ăn, đàn chim làm gì? - HS trả lời, GV nhận xét chỉnh sửa câu trả lời của HS. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh, phát triển cho các em kĩ năng ngôn ngữ. Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động của loài vật. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS ( trang 139). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Em có biết tên loài chim nào trong tranh không ? + Những con chim trong tranh đang làm gì ? + Em có biết loài chim nào báo hiệu mùa xuân về không ? - HS trả lời các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV thống nhất câu trả lời của HS. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 - 5 phút) - GV cho HS tìm từ có vần iêng, iêm, yên và đọc lại các từ vừa tìm được. - HS nhận xét, GV nhận xét. - Dặn HS ôn lại bài, thực hành tìm hiểu thêm về thế giới loài chim. Phạm Thị Maiu Hương -11-
- Trường TH Trinh Phú3 Thứ năm, ngày 10 tháng 12 năm 2020 Bài 64 : iêt iêu yêu ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: 2. Năng lực chung: 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các vần iêt, iêu, yêu ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần iêt, iêu, yêu ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần iêt, iêu, yêu ; viết đúng từ có vần iêt, iêu, yêu - HS phát triển vốn từ ngữ nói theo chủ điểm thế giới trên bầu trời. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững cách viết các vần iêt, iêu, yêu ; bảng phụ viết đoạn văn Bố cho Nam đáng yêu chao liệng trên bầu trời. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK 3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS về vần iêng, iêm, yên b.Cách tiến hành: - Cho HS nhắc lại tên bài. - Cho HS đọc iêng, iêm, yên ; kiễng, kiểm, yến ( 3 HS đọc ). - HS nhận xét, GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 30 - 35 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 3 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần iêt, iêu, yêu phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (SHS trang 140), GV hỏi: + Em thấy những gì trong trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, nói câu thuyết minh Em yêu sách nhờ có sách, em biết nhiểu điều hay, - GV đọc câu thuyết minh, HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu thuyết minh, rút ra vần mới học iêt, iêu, yêu. - GV ghi bảng tên bài iêu, iêt, yêu, * Hoạt động 2: Luyện đọc Phạm Thị Maiu Hương -12-
- Trường TH Trinh Phú3 a. Mục tiêu: HS đọc được các vần iêt, iêu, yêu tiếng, từ ngữ có chứa các vần iêt, iêu, yêu. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần (TGDK 10 phút) - So sánh các vần + GV giới thiệu vần iêt, iêu, yêu + Cho HS so sánh các vần iêt, iêu, yêu. + HS so sánh, trả lời. + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, thống nhất câu trả lời. - Đánh vần các vần + GV hướng dẫn HS đánh vần các vần. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS. - Đọc trơn các vần: + HS đọc trơn các vần iêt, iêu, yêu + HS đọc cá nhân. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho từng HS. + Lớp đọc đồng thanh. - Ghép chữ tạo thành vần: + Cho HS lần lượt ghép các vần iêt, iêu, yêu vào bảng cài. + HS nhận xét bảng ghép của các bạn. + GV nhận xét. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các vần vừa ghép. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 7 phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu biết b iêt biết + GV yêu cầu HS phân tích mô hình tiếng biết. + HS dùng bộ chữ ghép mô hình tiếng. + GV kết hợp gắn trên bảng. + GV đánh vần mẫu. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS đọc trơn tiếng biết, cá nhân, đồng thanh. - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : chiết, viết, việt; chiều, diễu, kiểu, yêu, yếu, yểu. + Cho HS tìm các vần iêt, iêu, yêu. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng, HS đọc chậm đánh vần rồi sau đó đọc trơn. Phạm Thị Maiu Hương -13-
- Trường TH Trinh Phú3 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: nhiệt kế, con diều, yêu chiều Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ, giải nghĩa từ “nhiệt kế” nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. - HS tìm tiếng có vần iêt, iêu, yêu đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - Cho HS đọc lại toàn bộ từ : nhiệt kế, con diều, yêu chiều. HS đọc cá nhân, đồng thanh. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được iêt, yêu, iêu ; từ nhiệt kế, yêu chiều cỡ chữ vừa vào bảng con b. Cách tiến hành: - GV lần lượt treo bảng phụ có viết mẫu các vần iêt, iêu, yêu. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết từng vần vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ nhiệt kế, yêu chiều kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được iêt, iêu, yêu vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được đoạn văn, trả lơi được câu hỏi liên quan đến nội dung bài. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu đoạn văn : - HS đọc thầm lại bài, tìm tiếng có vần iêt, iêu, yêu. Phạm Thị Maiu Hương -14-
- Trường TH Trinh Phú3 - HS đánh vần tiếng có vần vừa tìm được. - HS đọc cá nhân, đồng thanh từng câu, cả đoạn văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV hỏi về nội dung đoạn đọc: + Bố cho Nam đi đâu ? + Bố và hai anh em Nam làm gì ? + Bố dạy Nam điều gì ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 141). - HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV hỏi + Tìm trong tranh những sự vật tự nhiên. + Tìm trong tranh những sự vật do con người tạo ra. +Tìm điểm giống nhau và khác nhau? + Mặt trời xuất hiện khi nào, mặt trăng xuất hiện khi nào ? - GV chốt lại câu trả lời của HS ( những sự vật tự nhiên: mặt trời, mặt trăng, , những sự vật do con người tạo ra máy bay, diều; giống nhau diều và máy bay bay được trên bầu trời, mặt trời và mặt trăng tự tỏa sáng, ) 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 - 5 phút) - GV cho HS tìm từ có vần iêt, iêu, yêu đọc các từ vừa tìm được. - HS nhận xét, GV nhận xét. - Dặn HS ôn lại bài, chuẩn bị bài sau Ôn tập. Thứ năm, ngày 10 tháng 12 năm 2020 ÔN TẬP ( 2 tiết buổi chiều) I. MỤC TIÊU: Qua tiết học giúp HS: Củng cố lại các vần đã được đọc, viết trong tuần. HS hoàn thành các bài tập viết trong tuần. II. CHUẨN BỊ: - GV: nắm lại các bài viết & các vần mà các em chưa nắm vững đã học trong tuần - HS: bảng con , phấn, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 Phạm Thị Maiu Hương -15-
- Trường TH Trinh Phú3 1. Khởi động: GV cho cả lớp cùng hát vui. 2. Ôn tập: a. Đọc - GV cho HS nhắc lại tất cả các vần đã học trong tuần. - HS nêu, GV kết hợp ghi bảng. - HS đọc cá nhân, đồng thanh các vần - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV tăng cường luyện đọc lại cho các em còn quên vần. - GV chỉnh sửa, động viên cho HS đọc tốt hơn. - GV viết bất kì tiếng, từ, cụm từ hoặc câu có chứa các vần đã học, chỉ định bất kì cho HS đọc. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS về tư thế khi đứng đọc, giọng đọc. - HS nhận xét. Tiết 2 b. Viết - GV cho HS viết bảng con một số vần các em còn chưa nắm vững cách viết. - HS nhận xét chữ viết của bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS. - HS đọc các chữ vừa viết. - Cho HS viết hoàn thành các bài tập viết từ bài 61 đến bài 65. - GV quan sát, nhắc nhở và chỉnh sửa cho HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - GV nhận xét bài viết của HS. 3. Củng cố: - GV nhận xét chung giờ học. - Chuẩn bị bài học tuần sau. Thứ sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2020 Bài 65 : ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Chăm chỉ : HS biết theo dõi GV, bạn kể câu chuyện và kể được từng đoạn câu chuyện, cả câu chuyện. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác : qua câu chuyện kể Lửa, mưa và con hổ hung hăng nhằm rèn cho HS kĩ năng suy luận, đánh giá và có ý thức khiêm tốn trong giao tiếp. Phạm Thị Maiu Hương -16-
- Trường TH Trinh Phú3 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: + HS nắm đọc chính xác các vần ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp, iêng, iêm, yên, iêt, iêu, yêu và các tiếng, từ ngữ, câu có các vần ôn tập. hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. + HS phát triển kĩ năng viết thông qua viết câu có chứa một số âm - vần đã học. + HS phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe và kể câu chuyện Lửa, mưa và con hổ hung hăng và trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh họa nội dung câu chuyện Lửa, mưa và con hổ hung hăng; Bảng phụ có kẻ ô ; các băng giấy ghi các từ như trong SHS (trang 143) ; đoạn văn viết trên bảng phụ; thẻ ghi các từ như trong SHS; - HS: bảng con , phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào đầu tiết học. b. Cách tiến hành: GV bắt nhịp cho cả lớp cùng hát 1 bài hát. 2. Khám phá: 2.1 Hoạt động 1: Đọc vần, từ ngữ a. Mục tiêu: HS đọc chính xác các vần ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp, iêng, iêm, yên, iêt, iêu, yêu tiếng, từ có chứa các vần đã học. b Cách tiến hành: . Đọc vần - HS kể tên các vần đã được học trong tuần GV kết hợp ghi bảng các vần. - HS đọc trơn các vần. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. . Đọc tiếng, từ - Đọc tiếng : GV treo bảng các tiếng ( ở phần đọc trong SHS), HS tìm các vần vừa ôn, đọc từng tiếng, các HS khác nhận xét, GV nhận xét. - Đọc từ ngữ: + HS tìm các vần vần vừa ôn tập, đánh vần, sau đó đọc trơn từng từ ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. + GV đọc lại các từ. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các từ. 2.2 Hoạt động 2: Đọc đoạn a. Mục tiêu: HS đọc và trả lời chính xác câu ứng dụng có chứa âm đã học và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. b. Cách tiến hành: Phạm Thị Maiu Hương -17-
- Trường TH Trinh Phú3 - GV treo bảng đoạn văn : Trái đất của chúng ta Chúng ta cần yêu quý , giữ gìn và bảo vệ sự sông trên trái đất này. đánh vần các tiếng vừa tìm được. - GV đọc mẫu cả đoạn văn. - HS đọc timw tiếng có vần vừa ôn, đánh vần tiếng, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh từng câu. - Các HS khác nhận xét bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV hỏi HS về nội dung đoạn đọc: + Trái đat của chúng ta thế nào ? + Sự sống trên trái đất ra sao ? + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ sự sống trên trái đất ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. 2.3 Hoạt động 3: Viết a. Mục tiêu: HS viết được câu Cánh diều chao liệng trên bầu trời Tập viết 1, tập một. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc câu sắp viết ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). - GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 1, tập một. GV lưu ý HS chữ đầu câu viets hoa, cách nối nét giữa các chữ cái, vị trí các dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ. - HS viết vào vở tập viết. - GV quan sát, chỉnh sửa tư thế ngồi, cách cầm bút của HS khi viết. - GV nhận xét, chỉnh sửa một số bài viết của HS. TIẾT 2 * Khởi động: HS hát vui . * Hoạt động 4: Kể chuyện 4.1 GV kể chuyện a. Mục tiêu: HS phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe và kể câu chuyện, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. b. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh ( SHS trang 143), nêu nội dung từng tranh. - GV giới thiệu câu chuyện. - GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1 - GV kể từng đoạn câu chuyện lần 2, kết hợp đặt câu hỏi cho từng đoạn chuyện : - HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó đại diện nhóm trả lời. + Đoạn 1: Từ đầu đến cho đến tận bây giờ , GV hỏi HS : . Tính tình hổ như thế nào ? . Con vật đầu tiên mà hổ gặp thật ra là con vật gì ? . Gặp con vật lạ đó, hổ làm gì ? . Vì sao hổ bị xém lông ? + Đoạn 2: Từ Hổ còn chưa hoàn hồn đến Ta sẽ cho ngươi biết tay. GV hỏi HS : . Hổ tiếp tự gặp ai ? Phạm Thị Maiu Hương -18-
- Trường TH Trinh Phú3 . Hổ tưởng mưa làm gì ? . Mưa nói gì khiến hổ giận ? + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS: . Gặp hai người thợ săn hổ làm gì ? . Mưa làm gì để giúp hổ ? . Thoát nạ, hổ thế nào ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, cùng HS thống nhất câu trả lời. 4.2 HS kể chuyện: a. Mục tiêu: HS kể lại được từng đoạn chuyện và cả câu chuyện theo gợi ý và không theo gợi ý dưới tranh. qua câu chuyện nhằm rèn cho HS kĩ năng suy luận, đánh giá và có ý thức khiêm tốn trong giao tiếp. b. Cách tiến hành: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý của GV. - HS nhận xét, GV nhận xét, khen ngợi HS nhớ nội dung câu chuyện, kể hấp dẫn. - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt. - GD học sinh không phải biết khiêm tốn trong lời nói không nên ba hoa giống hổ sẽ hại đến bản thân. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS đọc lại toàn bài ôn. - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà; kể lại câu chuyện Lửa mưa và con hổ hung hăng cho người thân nghe. Phạm Thị Maiu Hương -19-