Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 17 - Phạm Thị Mai Hương

doc 19 trang trongtan 21/10/2022 10826
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 17 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 17 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN : 17 Thứ hai, ngày 28 tháng 12 năm 2020 Bài 76 : oan, oăn, oat, oăt ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Nhân ái: HS biết đoàn kết, yêu thương bạn. - Yêu nước: Thông qua đoạn đọc, HS biết yêu thêm vẻ đẹp của thiên nhiên. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: Biết giúp đỡ bạn trong học tập, cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các vần oan, oăn, oat, oăt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần oan, oăn, oat, oăt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần oan, oăn, oat, oăt ; viết đúng các tiếng, từ có vần oan, oăn, oat, oăt - Phát triển kĩ năng nói theo chủ điểm Trồng cây. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và quy trình viết các vần oan, oăn, oat, oăt đoạn văn ứng dụng “ Trong vườn .vui thật là vui” viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi cho HS vào đầu tiết học và củng cố cho HS bài Ôn tập b.Cách tiến hành: - GV bắt giọng cho cả lớp cùng hát vui. - Cho HS đọc lại từ và câu tiết ôn tập ( 3HS nối tiếp nhau đọc). - HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần oan, oăn, oat, oăt phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 164), GV hỏi: + Em thấy những gì trong trong tranh ? Phạm Thị Mai Hương 1
  2. Trường TH Trinh Phú 3 - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV đọc lại câu thuyết minh Trên phim hoạt hình, voi bước khoan thai, thỏ chạy thoăn thoắt. - GV đọc câu thuyết minh. - HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu vừa đọc, rút ra vần mới học oan, oăn, oat, oăt. - GV ghi bảng tên bài. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được các vần oan, oăn, oat, oăt , tiếng, từ ngữ có chứa các vần oan, oăn, oat, oăt. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 3 phút) - So sánh các vần + GV giới thiệu các vần oan, oăn, oat, oăt. + Cho HS so sánh vần để tìm ra điểm giống và khác nhau. + HS so sánh, trả lời. + GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS. - Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần oan, oăn, oat, oăt. + HS đánh vần các vần. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc trơn các vần + HS nối tiếp nhau đọc cá nhân, đồng thanh các vần. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Ghép chữ cái tạo vần + HS dùng bộ chữ lần lượt ghép các vần, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + HS nhận xét, GV nhận xét. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: kh oan khoan + HS đánh vần tiếng. + HS đọc trơn cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa. - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : hoạt, khoát, toán, xoan; choắt, hoắt, ngoẵn, thoãn + Cho HS tìm các vần oan, oăt, oat, oăt HS tìm và nêu, đánh vần các tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng . Phạm Thị Mai Hương 2
  3. Trường TH Trinh Phú 3 + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: hoa xoan, tóc xoăn, hoạt hình, nhọn hoắt. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có vần oan, oăn, oat, oăt đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. 3. Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được oan, oăn, oat, oăt cỡ chữ vừa và nhỏ vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần: + GV lần lượt viết mẫu các vần oan, oăn, oat, oăt kết hợp hướng dẫn quy trình và độ cao các con chữ. + HS viết vào bảng con. + GV nhận xét, chinh sửa cho HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ tóc xoăn, nhọn hoắt. kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. *Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được oan, oăn, oat, oăt; từ tóc xoăn, nhọn hoắt vào vở Tập viết cỡ chữ nhỏ. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại các vần cần viết. - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được đoạn văn có chứa các vần oan, oăn, oat, oăt. b. Cách tiến hành: - GV treo bảng đoạn văn “ Trong vườn, cây xoan và cây khế, vui thật là vui” và đọc mẫu. - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm tiếng có vần oan, oăn, oat, oăt Phạm Thị Mai Hương 3
  4. Trường TH Trinh Phú 3 - HS đánh vần tiếng có vần oan, oăn, oat, oăt đọc trơn tiếng (cá nhân, đồng thanh). - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh từng câu văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc, GV hỏi: + Vườn có những cây gì ? + Vì sao vườn cây lại ngập tràn sắc chim ? + Vì sao khu vườn thật là vui ? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV thống nhất câu trả lời của HS. Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát tranh, trả lời được câu hỏi về Trồng cây. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 165). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Em thấy gì trong tranh ? + Em đã bao giờ trồng cây chưa ? + Em có thích trồng cây không? - HS trả lời, các HS khác nhận xét. 3. Củng cố: - Cho HS đọc lại các vần oan, oăn, oăn, oăt - Dặn HS ôn lại bài ở nhà. - GV nhận xét, ưu khuyết điểm của tiết học. Thứ ba, ngày 29 tháng 12năm 2020 Bài 77 : oai, uê, uy ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: HS biết mạnh dạng trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. 3. Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các vần oai, uê, uy ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần oai, uê, uy ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần oai, uê, uy ; viết đúng các tiếng, từ có vần oai, uê, uy chữ nhỏ. Phạm Thị Mai Hương 4
  5. Trường TH Trinh Phú 3 - Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Khu vườn mơ ước. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và quy trình viết các vần oai, uê, uy đoạn văn ứng dụng “ Ngày nghỉ .thi nhau khoe sắc ” viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS bài oan, oăn, oat, oăt b.Cách tiến hành: - Cho HS đọc : hoạt, hoắt, ngoẵn, toán - HS đọc từ: hoa xoan, tóc xoăn, nhọn hoắt. - HS đọc đoạn văn ứng dụng - HS nhận xét. GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần oai, uê, uy phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 166), GV hỏi: + Em thấy gì trong trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nói lại câu thuyết minh Quê ngoại của Hà có lũy tre xanh, có cây trái xum xuê. - GV đọc câu thuyết minh. - HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu vừa đọc, rút ra vần mới học oai, uê, uy - GV ghi bảng tên bài oai, uê, uy. HS nhắc lại tên bài. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được các vần oai, uê, uy & các tiếng, từ ngữ có chứa các vần oai, uê, uy. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 3 phút) - So sánh các vần + GV giới thiệu các vần oai, uê, uy + Cho HS so sánh vần để tìm ra điểm giống và khác nhau. + HS so sánh, trả lời. + GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS. - Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần oai, uê, uy. + HS đánh vần các vần. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. Phạm Thị Mai Hương 5
  6. Trường TH Trinh Phú 3 + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc trơn các vần + HS nối tiếp nhau đọc cá nhân, đồng thanh các vần. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Ghép chữ cái tạo vần + HS dùng bộ chữ lần lượt ghép các vần, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + HS nhận xét, GV nhận xét. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: ng oai ngoại + HS đánh vần tiếng. + HS đọc trơn cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa. - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : khoai, ngoái, ngoại; huệ, thuế, tuế; huy, lũy, thủy + Cho HS tìm các vần oai, uê, uy HS tìm và nêu, đánh vần các tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng . + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: khoai sọ, vạn tuế, tàu thủy Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ . - HS tìm tiếng có vần oai, ue, uy đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét. 3. Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được oai, uê, uy, khoai, vạn tuế, tàu thủy cỡ chữ nhỏ vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần: + GV lần lượt viết mẫu các vần oai, uê, uy. + HS viết vào bảng con. + GV nhận xét, chinh sửa cho HS. Viết từ ngữ Phạm Thị Mai Hương 6
  7. Trường TH Trinh Phú 3 + GV lần lượt viết bảng từ khoai sọ, vạn tuế, tàu thủy, kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. *Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được oai, uê, uy vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại các vần cần viết. - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS đọc đoạn văn, có từ ngữ chứa vần oai, uê, uy, trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn đọc. b. Cách tiến hành: - GV treo bảng đoạn văn “ Ngày nghỉ .thi nhau khoe sắc” và đọc mẫu. - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm tiếng có vần oai, uê, uy - HS đánh vần tiếng có vần oai, uê, uy sau đó đọc trơn tiếng . - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh từng câu văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc, GV hỏi: + Ngày nghỉ, Hà làm gì ? + Vườn nhà Hà có những cây gì? + Hà vui đùa với cây trong vườn thế nào ? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV thống nhất câu trả lời của HS. Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh. Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Khu vườn mơ ước. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 167). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Em thấy những gì trong tranh ? + Nhà em có vườn không ? + Vườn nhà em, có những cây gì ? Phạm Thị Mai Hương 7
  8. Trường TH Trinh Phú 3 + Nếu có khu vườn riêng của mình em muốn trồng cây gì trong khu vườn đó ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét. GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: ( TGDK 3 - 5 phút) - Cho HS đọc lại các vần oai, uê, uy, tìm tiếng, từ mang vần oai, uê, uy. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà. - Nhận xét tiết học. Thứ tư, ngày 29 tháng 12 năm 2020 Bài 78 : uân, uât ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: HS cảm nhận được tình cảm ấm áp của gia đình khi chuẩn bị đón tết. 2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học : HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Giao tiếp và hợp tác: HS mạnh dạng, tự tin khi giao tiếp với thầy cô. 3. Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các vần uân, uât đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần uân, uât ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần uân, uât ; viết đúng các tiếng, từ có vần uân, uât( kiểu chữ thường, cỡ nhỏ). - Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Đón tết được gợi ý trong tranh. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và quy trình viết các vần uân, uât đoạn văn ứng dụng “ Gần tết .cả nhà cùng vui đón xuân ” viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS bài oai, uê, uy. b.Cách tiến hành: - Cho HS đọc ngoại, thuế, tuế, huy, lũy; tàu thủy, khoai sọ. - 3 HS đọc, HS nhận xét bạn đọc. - 2 HS đọc đoạn văn, HS nhận xét. - GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). Phạm Thị Mai Hương 8
  9. Trường TH Trinh Phú 3 a. Mục tiêu: HS nhận biết vần uan, uât phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 168), GV hỏi: + Em thấy những gì trong trong tranh? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nói lại câu thuyết minh Chúng em xem chương trình nghệ thuật chào xuân. - GV đọc câu thuyết minh. - HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu vừa đọc, rút ra vần mới học uân, uât. - GV ghi bảng tên bài uân, uât * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được các vần uân, uât & các tiếng, từ ngữ có chứa các vần uân, uât. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 3 phút) - So sánh các vần + GV giới thiệu các vần uân, uât. + Cho HS so sánh vần để tìm ra điểm giống và khác nhau. + HS so sánh, trả lời. + GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS. - Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần uấn, uât. + HS đánh vần các vần. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc trơn các vần + HS nối tiếp nhau đọc cá nhân, đồng thanh các vần. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Ghép chữ cái tạo vần + HS dùng bộ chữ lần lượt ghép các vần, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + HS nhận xét, GV nhận xét. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: x uân xuân + HS đánh vần tiếng. + HS đọc trơn cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa. - Đọc tiếng trong SHS Phạm Thị Mai Hương 9
  10. Trường TH Trinh Phú 3 + GV lần lượt đưa các tiếng : chuẩn, huân, khuân, tuần, khuất, luật, thuật, xuất. + Cho HS tìm các vần uân, uât , HS tìm và nêu, đánh vần các tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng. GV giải nghĩa từ + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: tuần tra, mùa xuân, võ thuật. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có vần uân, uât đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV đọc mẫu. 3. Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được uân, uât; tuần tra, võ thuật cỡ chữ nhỏ vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần: + GV lần lượt viết mẫu các vần uân, uât + HS viết vào bảng con. + GV nhận xét, chinh sửa cho HS. Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ tuàn tra, võ thuật, kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. *Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được uân, uât; tuần tra, võ thuật vào vở Tập viết. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại các vần cần viết - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS đọc đoạn văn, có từ ngữ chứa vần uân, uât, HS cảm nhận được tình cảm ấm áp của gia đình khi chuẩn bị đón tết. b. Cách tiến hành: Phạm Thị Mai Hương 10
  11. Trường TH Trinh Phú 3 - GV treo bảng đoạn văn “ Gần tết, cùng vui đón tết” và đọc mẫu. - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm tiếng có vần uân, uât - HS đánh vần tiếng có vần uân, uât sau đó đọc trơn tiếng (cá nhân, đồng thanh). - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh từng câu văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc, GV hỏi: + Gần Tết, bố và Hà đi đâu ? + Hai bố con mua gì? + Cây đào và cây quất hai bố con mua thế nào? + Em đã bao giờ cùng bố mẹ đi chợ hoa chưa? - Vài HS trả lời, HS khác nhận xét. GV nhận xét. Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu : Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Đón tết được gợi ý trong tranh. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 169). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Em thấy gì trong tranh? + Em thường làm gì trong những ngày tết? + Em có thích tét không? Vì sao? + Trong những ngày tết mọi người trong gia đình em thường làm gì? - HS trả lời, các HS khác nhận xét. GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: ( TGDK 3 - 5 phút) - Cho HS đọc lại các vần uân, uât, tìm tiếng, từ mang vần mới học và đọc lại. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà. - Nhận xét tiết họ Thứ năm, ngày 31 tháng 12 năm 2020 Bài 80 :uyên, uyêt ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: -Yêu nước: HS biết yêu thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp ánh trăng, từ đó các em biết yêu thiên nhiên và yêu thêm cuộc sống. - Nhân ái: HS cảm nhận được tình cảm của gia đình khi nghe bà kể chuyện. 2. Năng lực chung: Tự chủ và tự học: HS biết tự hoàn thành nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực đặc thù : Phạm Thị Mai Hương 11
  12. Trường TH Trinh Phú 3 Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các vần uyên, uyêt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần uyên, uyêt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần uyên, uyêt viết đúng các tiếng, từ có vần uyên, uyêt . - Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và quy trình viết các vần uyên, uyêt bài thơ “ Trăng sáng” câu văn phần Nhận biết viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS bài uân, uât b.Cách tiến hành: - Cho HS đọc chuẩn, khuân, tuần , khuất, xuất , tuần tra, mùa xuân, võ thuật và đoạn văn ứng dụng. - 3 HS đọc, HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần uyên, uyêt phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. HS cảm nhận được tình cảm của gia đình khi nghe bà kể chuyện. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 150), GV hỏi: + Em thấy ai trong tranh ? + Bà đang làm gì? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nói lại câu thuyết minh Bà kể chuyện hay tuyệt. - GV đọc câu thuyết minh. - HS đọc đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu vừa đọc, rút ra vần mới học uyên, uyêt. - GV ghi bảng tên bài uyên, uyêt. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được các vần uyên, uyêt & các tiếng, từ ngữ có chứa các vần uyên, uyêt. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 3 phút) - Vần uyên + Đánh vần vần: .GV đánh vần mẫu . Phạm Thị Mai Hương 12
  13. Trường TH Trinh Phú 3 . HS nối tiếp nhau đánh vần. . Lớp đọc đồng thanh. + Đọc trơn vần uyên . HS đọc cá nhân, đồng thanh. + Ghép chữ cái tạo vần . HS dùng bộ chữ ghép vần, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. . HS nhận xét, GV nhận xét. - Vần uyêt + Đánh vần vần: .GV đánh vần mẫu . . HS nối tiếp nhau đánh vần. . Lớp đọc đồng thanh. + Đọc trơn vần uyêt . HS đọc cá nhân, đồng thanh. + So sánh vần: . Cho HS so sánh vần để tìm ra điểm giống và khác nhau. . HS so sánh, trả lời. .GV nhận xét, thống nhất câu trả lời : Các vần giống nhau đều có âm đầu o. Khác nhau chữ cuối a, e. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: ch uyên chuyện + HS đánh vần tiếng. + HS đọc trơn cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa. - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : chuyến, luyện, thuyền, truyện; duyệt, khuyết, tuyết, tuyệt. + Cho HS tìm các vần uyên, uyêt , HS tìm và nêu, đánh vần các tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng . + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: con thuyền, trăng khuyết, truyền thuyết. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. Phạm Thị Mai Hương 13
  14. Trường TH Trinh Phú 3 - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ và giải nghĩa từ “ truyền thuyết” truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. - HS tìm tiếng có vần uyên, uyêt đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV đọc mẫu. 3. Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được uyên, uyêt từ con thuyền, truyền thuyết cỡ chữ nhỏ vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần: + GV lần lượt viết mẫu các vần uyên, uyêt. + HS viết vào bảng con. + GV nhận xét, chinh sửa cho HS. Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ con thuyền, truyền thuyết, kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. *Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được uyên, uyêt vào vở Tập viết. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại các vần cần viết. - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS biết yêu thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp ánh trăng, từ đó các em biết yêu thiên nhiên và yêu thêm cuộc sống. b. Cách tiến hành: - GV treo bảng phụ có viết bài Trăng sáng - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm tiếng có vần uyên, uyêt - HS đánh vần tiếng có vần uyên, uyêt sau đó đọc trơn tiếng (cá nhân, đồng thanh). - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh từng câu văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. Phạm Thị Mai Hương 14
  15. Trường TH Trinh Phú 3 - GV cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc, GV hỏi: + Sân bạn nhỏ sáng là nhờ đâu ? ( ánh trăng) + Trăng tròn và trăng khuyết giống với những sự vật nào ? + Những câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ trong bài thơ và trăng rất thân thiết với nhau? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV thống nhất câu trả lời của HS. Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 171). - GV yêu cầu HS trả lời: + Em thấy những gì trong tranh ? + Em hãy tìm những sự vật, hoạt động có tên gọi chứa các vần uyên, uyêt ? - HS trả lời, GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS. 3. Củng cố, dặn dò: ( TGDK 3 - 5 phút) - Cho HS đọc lại các vần uyên, uyêt và tiếng, từ trong bài. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà. - GV nhận xét ưu khuyết điểm của tiết học. Thứ năm, ngày 31 tháng 12 năm 2020 ÔN TẬP ( 2 tiết buổi chiều) I. MỤC TIÊU: Qua tiết học giúp HS: Củng cố lại các vần đã được đọc, viết trong tuần và hoàn thành các bài tập viết còn lại trong tuần. II. CHUẨN BỊ: - GV: nắm lại các bài viết & các vần mà các em chưa nắm vững đã học trong tuần - HS: bảng con , phấn, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 1. Khởi động: GV cho cả lớp cùng hát vui. 2. Ôn tập: a. Đọc - GV cho HS nhắc lại tất cả các vần đã học trong tuần. - HS nêu, GV kết hợp ghi bảng. - HS đọc cá nhân, đồng thanh các vần Phạm Thị Mai Hương 15
  16. Trường TH Trinh Phú 3 - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV tăng cường luyện đọc lại cho các em còn quên vần. - GV chỉnh sửa, động viên cho HS đọc tốt hơn. - GV viết bất kì tiếng, từ, cụm từ hoặc câu có chứa các vần đã học, chỉ định bất kì cho HS đọc. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS về tư thế khi đứng đọc, giọng đọc. - HS nhận xét. Tiết 2 b. Viết - GV cho HS viết bảng con một số vần các em còn chưa nắm vững cách viết. - HS nhận xét chữ viết của bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS. - HS đọc các chữ vừa viết. - Cho HS viết hoàn thành các bài tập viết từ bài 76 đến bài 80. - GV quan sát, nhắc nhở và chỉnh sửa cho HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - GV nhận xét bài viết của HS. 3. Củng cố: - GV nhận xét chung giờ học. - Chuẩn bị bài học tuần sau. Thứ sáu , ngày 01 tháng 01 năm 2021 Bài 80 : ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Chăm chỉ: HS lắng nghe cô và bạn kể chuyện, HS kể được từng đoạn chuyện và cả câu chuyện theo tranh và không theo tranh. - Nhân ái: HS biết đoàn kết, yêu thương bạn. 2. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua câu chuyện, HS bước đầu có kĩ năng ghi nhớ chi tiết, xử lí vấn đề trong các tình huống, và góp phần giúp HS có ý thức về giá trị của mỗi bộ phận trên cơ thể. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: + HS nắm đọc chính xác các vần oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy, uân, uyên, uyêt và các tiếng, từ ngữ, câu có các vần ôn tập. Phạm Thị Mai Hương 16
  17. Trường TH Trinh Phú 3 + HS phát triển kĩ năng viết thông qua viết câu có những chữ chứa một số âm, vần đã học. + HS phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe và kể câu chuyện Cặp sừng và đôi bàn chân. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh họa nội dung câu chuyện Cặp sùng và đôi bàn chân; Bảng phụ có kẻ ô ; y ghi các từ như trong SHS (trang 172) ; đoạn văn “ Mỗi lần về quê từ đầu cho đến cuối” viết trên bảng phụ; thẻ ghi các từ như trong SHS; - HS: bảng con, phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào đầu tiết học và ôn lại bài của tiết học trước. b. Cách tiến hành: - GV bắt nhịp cho cả lớp cùng hát 1 bài hát. - Cho HS đọc ( 2 HS) : chuyến, thuyền, tuyết, duyệt; con thuyền, truyền thuyết. - 2 HS đọc bài Trăng sáng. 2. Khám phá: 2.1 Hoạt động 1: Đọc vần, từ ngữ a. Mục tiêu: HS đọc chính xác các vần oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy, uân, uyên, uyêt , từ có chứa các vần đã học. b Cách tiến hành: . Đọc vần - HS kể tên các vần đã được học trong tuần GV kết hợp ghi bảng các vần: oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy, uân, uyên, uyêt - HS đọc trơn các vần. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. . Đọc tiếng, từ - Đọc tiếng : GV treo bảng các tiếng ( ở phần đọc trong SHS), HS tìm các vần vừa ôn, đọc từng tiếng, các HS khác nhận xét, GV nhận xét. - Đọc từ ngữ: + HS tìm các vần vần vừa ôn tập, đánh vần, sau đó đọc trơn từng từ ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. + GV đọc lại các từ. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các từ. 2.2 Hoạt động 2: Đọc đoạn a. Mục tiêu: HS đọc và trả lời chính xác bài thơ Buổi sớm có chứa âm đã học và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. b. Cách tiến hành: Phạm Thị Mai Hương 17
  18. Trường TH Trinh Phú 3 - GV treo bảng đoạn văn : HS tìm tiếng có vần đang ôn đánh vần các tiếng vừa tìm được. Sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. - GV đọc mẫu đoạn văn. - HS đọc từng dòng thơ, khổ thơ và cả bài thơ. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV hỏi HS về nội dung đoạn đọc: + Hà thường được nghe bà kể chuyện khi nào?( khi đi về quê) + Hà đã được bà kể cho nghe những câu chuyện gì?( Truyền thuyết Lạc Long quân, Thánh Gióng, ) + Giọng kể của bà thế nào?( Giọng bà trầm ấm). + Hà có thích nghe bà kể chuyện không?( Hà rất thích nghe bà kể chuyện). - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. 2.3 Hoạt động 3: Viết a. Mục tiêu: HS viết được câu Xuân về, đào nở thắm, quất trĩu quả.Tập viết 1, tập một. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc câu sắp viết ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). - GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 1, tập một. GV lưu ý HS chữ đầu câu viết hoa, cách nối nét giữa các chữ cái, vị trí các dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ. Chữ cái đầu câu phải viết hoa. - HS viết vào vở tập viết. - GV quan sát, chỉnh sửa tư thế ngồi, cách cầm bút của HS khi viết. - GV nhận xét, chỉnh sửa một số bài viết của HS. TIẾT 2 * Khởi động: HS hát vui . * Hoạt động 4: Kể chuyện 4.1 GV kể chuyện a. Mục tiêu: HS lắng nghe cô và bạn kể chuyện, HS kể được từng đoạn chuyện và cả câu chuyện theo tranh và không theo tranh. HS bước đầu có kĩ năng ghi nhớ chi tiết, xử lí vấn đề trong các tình huống, và góp phần giúp HS có ý thức về giá trị của mỗi bộ phận trên cơ thể. b. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh ( SHS trang 173), nêu nội dung từng tranh. - GV giới thiệu câu chuyện. - GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1 - GV kể từng đoạn câu chuyện lần 2, kết hợp đặt câu hỏi cho từng đoạn chuyện : - HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó đại diện nhóm trả lời. + Đoạn 1: Từ đầu đến trông thật xấu xí, GV hỏi HS : . Vì sao hươu nghĩ nó là con hươu nghĩ nó là con hươu đẹp nhất khu rừng? . Hươu có thích đôi chân của mình không? Phạm Thị Mai Hương 18
  19. Trường TH Trinh Phú 3 + Đoạn 2: Từ Một ngày đến cảm thấy vô cùng vướng víu,GV hỏi HS: . Khi tha thẩn trong rừng, hươu gặp phải chuyện gì ? + Đoạn 3: Phần còn lại của câu chuyện, GV hỏi HS: . Thoát nạn, hươu nghĩ gì? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, cùng HS thống nhất câu trả lời.GV chốt lại : 4.2 HS kể chuyện: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý của GV. - HS nhận xét, GV nhận xét, khen ngợi HS nhớ nội dung câu chuyện, kể hấp dẫn. - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt. - GD học sinh biết trân trọng và yêu quý những gì do chính mình làm ra. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS đọc lại toàn bài ôn. - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà; kể lại câu chuyện Cặp sừng cho đâi chân. cho người thân nghe. Phạm Thị Mai Hương 19