Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 20 - Phạm Thị Mai Hương
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 20 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.doc
Nội dung text: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 20 - Phạm Thị Mai Hương
- Trường TH Trinh Phú 3 Tuần 20 Thứ hai, ngày 4 tháng 1 năm 2021 Chủ đề 1: TÔI VÀ CÁC BẠN Bài 4: GIẢI THƯỞNG TÌNH BẠN (4tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: HS quan tâm , giúp đỡ bạn bè. 2. Năng lực chung: Tự chủ và tự học: HS có ý thức làm việc nhóm. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn, đọc đúng các vần oăng, oac, oach, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến văn bản. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh. - Phát triển kĩ năng quan sát tranh & kể lại được nội dung tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + GV nắm được đặc điểm VB tự sự. + GV nắm được đặc điểm phát âm, cấu tạo các vần oăng, oac, oach. +GV nắm được nghĩa của các từ ngữ :vạch xuất phát, lấy đà, trọng tài, ngã oạch để giải thích cho HS. + Các tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to - Học sinh: SHS, vở ô li, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động: a. Mục tiêu: Củng cố lại bài cũ kết hợp quan sát tranh để tìm hiểu nội dung bài mới. b. Cách tiến hành: - GV nhắc tên bài cũ. - 2 HS học thuộc lòng lại bà thơ. Phạm Thị Mai Hương -1-
- Trường TH Trinh Phú 3 - HS nhận xét, GV nhân xét. - GV yêu cầu HS quan sát tranh (SHS trang 14), trả lời câu hỏi: + Trong tranh có nhữn nhân vật nào?( gà, vịt, ngan), các nhân vật này đang làm gì?( Vịt giúp gà bơi vào bờ). - GV dựa vào nội dung tranh, dẫn vào bài. 2. Khám phá: ( Luyện đọc) a. Mục tiêu: - Phát triển cho HS kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn văn bản. -GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó (oăng, hoẵng; oac, xoạc chân; oach, ngã oạch) - HS đọc câu. + HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV kết hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó( vạch xuất phát, lấy đà, ) + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Trước vạch xuất phát/ nai và hoẵng/ xoạc chân lấy đa; ) - HS đọc đoạn. + GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến đứng dậy, đoạn 2: phần còn lại). + HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài (Vạch xuất phát, lấy đà, trọng tài). + HS đọc đoạn theo nhóm đôi. - Đọc toàn văn bản: + HS đọc lại toàn văn bản . + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. TIẾT 2 * Khởi dộng:Hát vui 3.Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến văn bản. b. Cách tiến hành: - Cho 1 HS đọc to đoạn 1, trả lời câu hỏi: + Đôi bạn trong câu chuyện là ai?( Nai và hoẵng) + Vì sao hoẵng bị ngã?( vấp phải một hòn đá) Phạm Thị Mai Hương -2-
- Trường TH Trinh Phú 3 + Khi hoẵng ngã, nai đã làm gì?( nai dừng lại, đỡ hoẵng đứng dậy). - Cho 1 HS đọc to đoạn 2, trả lời câu hỏi: + Kết quả của cuộc thi thế nào?( cả hai được giải thửng tình bạn). - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3. a. Mục tiêu: HS hiểu, trả lời chính xác câu hỏi & viết đúng nội dung câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT. - GV hỏi lại HS: Khi hoẵng ngã, nai đã làm gì? - Vài HS trả lời, HS nhận xét. - GV ghi bảng Khi hoẵng ngã, nai dừng lại, đỡ hoẵng đứng dậy. - HS viết vào vở, lưu ý thêm HS chữa đầu câu cần phải viết hoa - GV kiểm tra và nhận xét bài làm của HS. * Củng cố: - HS nhắc lại tên bài. - GV hỏi HS: tại sao hoẵng và nai đều nhận được giải thưởng? - HS trả lờ, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, khen ngợi HS. Thứ ba, ngày 5 tháng 1 năm 2021 Chủ đề 1: TÔI VÀ CÁC BẠN Bài 1: GIẢI THƯỞNG TÌNH BẠN TIẾT 3 * Khởi động: HS hát vui 5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở: a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. b. Cách tiến hành: Phạm Thị Mai Hương -3-
- Trường TH Trinh Phú 3 - GV nêu yêu cầu của bài tập “Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở”. - HS đọc các từ (đi lại, xoạc , đứng dậy). - Cho HS đọc câu cần điền hoàn chỉnh : Khi đi múa, em phải tập ( ) chân. - Cho HS chọn từ thích hợp để điền (HS làm việc theo nhóm đôi). - Đại diện vài nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại câu đúng: Khi đi múa, em phải tập xoạc chân. - HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV theo dõi, nhận xét. 6. Quan sát tranh và kể lại câu chuyện Giải thưởng tình bạn a. Mục tiêu: Phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh & kể lại được nội dung tranh. b. Cách tiến hành: - GV gọi 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm lại câu chuyện. - GV hướng dẫn HS quan sát từng tranh, nói về nội dung của từng tranh. + Tranh 1: Nai, hoẵng xoạc chân đứng trước vạch xuất phát cùng các con vật khác. + Tranh 2: Nai và hoẵng đang chạy ở vị trí dẫn đầu đoàn đua. + Tranh 3: Hoẵng vấp ngã, nai đang giúp hoẵng đứng dạy. + Nai và hoẵng nhạn được giải thưởng. Giải thưởng có dòng chữ: Giải thưởng tình bạn. - GV tổ chức cho HS kể lại chuyện theo tranh. - HS kể thoe nhóm 4. - GV cho vài nhóm trình bày trước lớp. - HS nhận xét nhóm bạn kể. - GV nhận xét, khen ngợi HS. TIẾT 4 * Khởi động:lớp hát vui 7. Nghe viết: a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động nghe viết một đoạn ngắn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu. - GV đọc to 2 câu văn cần viết. - 2 HS đọc lại đoạn văn. Phạm Thị Mai Hương -4-
- Trường TH Trinh Phú 3 - GV hướng dẫn HS viết một số từ khó: hoẵng, đích, giải thưởng. - HS viết vào bảng con các từ khó. - HS nhận xét, GV nhận xét. - GV lưu ý HS một số vấn đề khi viết chính tả: + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc chậm rãi từng dòng thơ cho HS viết. + GV đọc cho HS soát lại bài. + HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. 8. Chọn vần phù hợp thay cho ô trống: a. Mục tiêu: HS chọn được thích hợp điền vào ô vuông. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS đọc các vần cần điền. - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi để tìm vần phù hợp điền vào chỗ trống. - GV gọi vài nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại các từ đúng: bước đi, nước suối, rượt đuổi. tin tức, đội hình, vinh dự. - HS đọc lại các từ vừa điền hoàn chỉnh. 9.Quan sát tranh và dùng từ ngữ để nói theo tranh a. Mục tiêu: HS quan sát và nói đúng nội dung tranh. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh(SHS trang 17), đọc các từ có trong bài. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh,có dùng các từ ngữ đã gợi ý. - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. + Tranh 1: Các bạn nhỏ cùng học với nhau. + Tranh 2: Các bạn nhỏ cùng ăn với nhau. + Tranh 3: Các bạn nhỏ cùng ăn với nhau. + Tranh 4: Các bạn cùng nhau tập vẽ. Phạm Thị Mai Hương -5-
- Trường TH Trinh Phú 3 - HS nhận xét, GV nhận xét. * Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài. - Cho HS viết lại một số từ các em viết sai nhiều trong bài. - Liên hệ giáo dục HS. - Dặn HS xem trước bài Sinh nhật của voi con. - Nhận xét tiết học. Thứ tư, ngày 6 tháng 1 năm 2021 Chủ đề 1: TÔI VÀ CÁC BẠN Bài 5: SINH NHẬT CỦA VOI CON ( 4 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: HS biết thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và không có lời thoại, đọc đúng các vần oam, oăc, oăm, ươ và các tiếng có chứa vần oam, oăc, oăm, ươ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến văn bản. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn, viết sáng tạo một câu ngắn. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + GV nắm được đặc điểm của truyện đồng thoại(Truyện cho trẻ trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hóa để tọa nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của các em). Phạm Thị Mai Hương -6-
- Trường TH Trinh Phú 3 + GV nắm được đặc điểm phát âm, cấu tạo các vần oam, oăc, oăm, ươ, nghĩa của các từ ( ngoạm, tiết mục, ngúc ngoắc, mỏ khoằm, huơ vòi) để giải thích cho HS hiểu. + Các tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to - Học sinh: SHS, vở ô li, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động: a. Mục tiêu: Củng cố lại bài cũ kết hợp quan sát tranh để tìm hiểu nội dung bài mới. b. Cách tiến hành: - Cho HS nhắc tên bài. - Cho HS đọc lại bài Giải thưởng tình bạn, trả lời câu hỏi: Vì sao Nai và hoẵng đều về đích cuối cùng nhưng được nhận giải thưởng? Đó là giải thưởng gì? - Vài HS trả lời, HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm nói về từng con vật trong tranh. GV hỏi: + Tranh có những con vật nào? + Các con vật có gì đặc biệt? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung( vẹt có mỏ khoằm, sóc nâu và khỉ vàng có đuôi dài, voi con có cái vòi dài, ). - GV nhận xét, dẫn vào bài học. 2. Khám phá: ( Luyện đọc) a. Mục tiêu: - Phát triển cho HS kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và không có lời thoại, đọc đúng các vần oam, oăc, oăm, ươ và các tiếng có chứa vần oam, oăc, oăm, ươ b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn văn bản. -GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có vần mới: oam ( ngoạm), oăc( ngoắc), oăm ( mỏ khoằm), ươ ( huơ vòi).HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS đọc câu. + HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Khỉ vàng và sóc nâu/ tặng voi/ tiết mục “ ngúc ngoắc đuôi”, ) - HS đọc đoạn. + GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến tốt đẹp; đoạn 2: phần còn Phạm Thị Mai Hương -7-
- Trường TH Trinh Phú 3 lại). + HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài ( ngoạm: Cắn hoặc gặm lấy bằng cách mở to miệng; ) + HS đọc đoạn theo nhóm đôi. - Đọc toàn văn bản: + HS đọc lại toàn văn bản . + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. TIẾT 2 * Khởi dộng:Hát vui 3.Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến văn bản. b. Cách tiến hành: - Cho 1 HS đọc to đoạn 1, 2 , trả lời câu hỏi: + Những bạn nào đến mùng sinh nhật của voi con?(thỏ, sóc, khỉ, vẹt, ) + Voi con dã làm gì để các ơn các bạn? (voi con huơ vòi) + Sinh nật của voi con như thế nào?(rất vui). - Cho 1 HS đọc to đoạn 2, trả lời câu hỏi: + Kết quả của cuộc thi thế nào?( cả hai được giải thửng tình bạn). - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3. a. Mục tiêu: HS hiểu, trả lời chính xác câu hỏi & viết đúng nội dung câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT. - GV hỏi lại HS: Voi von làm gì để cảm ơn các bạn? - Vài HS trả lời, HS nhận xét. - GV ghi bảng Voi con huơ vòi để cảm ơn các bạn. - HS viết vào vở, lưu ý thêm HS chữa đầu câu cần phải viết hoa - GV kiểm tra và nhận xét bài làm của HS. * Củng cố: - HS nhắc lại tên bài. - GV hỏi HS: Em rút ra điều gì sau khi đọc bài này? - HS trả lời, các HS khác nhận xét. Phạm Thị Mai Hương -8-
- Trường TH Trinh Phú 3 - GV nhận xét, khen ngợi HS. Thứ năm, ngày 7tháng 1 năm 2021 Chủ đề 1: TÔI VÀ CÁC BẠN Bài 5: SINH NHẬT CỦA VOI CON ( 4 tiết) TIẾT 3* Khởi động: HS hát vui 5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết vào vở a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập “Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở”. - HS đọc các từ ( tốt đẹp, vui, buôn bã). - Cho HS đọc câu cần điền hoàn chỉnh: Vân rất ( ) vì được đi chơi cùng các bạn. - Cho HS chọn từ thích hợp để điền (HS làm việc theo nhóm đôi). - Đại diện vài nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại câu đúng: Vân rất vui vì được đi chơi cùng các bạn. - HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV theo dõi, nhận xét. 6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh a. Mục tiêu: Phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh và nói được nội dung tranh. b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi theo nhóm đôi để làm bài. - GV gọi một số HS trình bày trước lớp. - HS nhận xét, GV nhậ xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 4 * Khởi động:lớp hát vui 7. Nghe viết: Phạm Thị Mai Hương -9-
- Trường TH Trinh Phú 3 a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động nghe viết một đoạn ngắn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu. - GV đọc to câu văn cần viết. - 2 HS đọc lại đoạn văn. - GV hướng dẫn HS viết một số từ khó: sinh - HS viết vào bảng con các từ khó. - HS nhận xét, GV nhận xét. - GV lưu ý HS một số vấn đề khi viết chính tả: + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc chậm rãi từng cụm từ cho HS viết. + GV đọc cho HS soát lại bài. + HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. 8. Tìm trong hoặc ngoài bài đó Sinh nhật của voi con từ ngữ có tiếng chứa vần oăc, oac, ươ, ưa a. Mục tiêu: HS tìm trong hoặc ngoài bài đó Snh nhật của voi con từ ngữ có tiếng chứa vần oăc, oac, ươ, ưa. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS thi tìm tiếng có các vần oăc, oac, ươ, ưa - GV gọi vài nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại các từ vừa tìm được. - HS đọc lại các từ vừa điền hoàn chỉnh. 9.Nói lời chúc mừng sinh nhật một người bạn của em. a. Mục tiêu: Phát triển cho HS viết sáng tạo một câu ngắn. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh(SHS trang 21), đọc yêu cầu của bài. - GV gợi ý cho HS tưởng tượng( vào ngày sinh nhật em muốn bạn em chúc Phạm Thị Mai Hương -10-
- Trường TH Trinh Phú 3 em như thế nào? Em muốn chúc bạn ấy điều gì nhân ngày sinh nhật? ) - GV cho HS thực hành nói lời chúc mùng sinh nhật theo nhóm đôi. - Gọi một số HS trình bày trước lớp. - HS nhận xét, GV nhận xét. * Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài. - Cho HS viết lại một số từ các em viết sai nhiều trong bài. - Liên hệ giáo dục HS. - Dặn HS xem trước bài Ôn tập - Nhận xét tiết học Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2021 Bài : ÔN TẬP( 2 tiết) I.MỤC TIÊU: Qua bài học, giúp HS: - Củng cố và nâng cao một số kiên thức, kĩ năng đã học trong chủ đề Tôi và các bạn thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về bản thân và bạn bè. - Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã học trong bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh minh họa Nam nhờ chim bồ câu gửi thư được phóng to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: * Khởi động: Lớp hát vui. 1. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần oac, oam, oăm, ươ, oach, oăng -GV nêu nhiệm Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần oac, oam, oăm, ươ, oach, oăng - GV chia các vần này thành 2 nhóm (để tránh việc HS phải ôn một lần nhiều vần) và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần. . Nhóm vần thứ nhất: HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng Phạm Thị Mai Hương -11-
- Trường TH Trinh Phú 3 chứa các vần oac, oăc, oam, oăm. + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng. + HS đánh vần, đọc trơn các từ ngữ vừa tìm được. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. .Nhóm vần thứ hai: + HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uơ, oach, oăng. + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết bảng những từ HS vừa tìm được. + HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. 2. GV treo nội dung bài tập 2, nêu yêu cầu: Hãy giúp Nam chọn từ ngữ phù hợp để Nam giới thiệu mình. -HS làm việc nhóm đôi, trao đổi: Trong các từ ngữ đã cho thì những từ ngữ nào đã xuất hiện trong văn bản Tôi là học sinh lớp 1?(đúng với Nam); Những từ ngữ nào không có trong văn bản đó?(không đúng với Nam). Những từ ngữ Nam cần chọn để giới thiệu về mình là những từ ngữ xuất hiện trong văn bản đã học. 3. Tìm từ ngữ dùng để chỉ tình cảm bạn bè. - GV nêu yêu cầu của BT Tìm ở dưới đây những từ ngữ dùng để chỉ tình cảm bạn bè. - HS đọc lại các từ trong bông hoa. - HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. GV có thể gợi ý: Trong các từ ngữ đã cho, từ ngữ nào em có thể dùng để chỉ tình cảm của em với một người bạn, VD: Có thể nói Em và Quang rất thân thiết với nhau. Thân thiết là từ ngữ dùng để chỉ tình cảm bạn bè. Có thể nói Em và Quang đá bóng với nhau, nhưng đá bóng chỉ một hoạt động, một trò chơi, không phải là từ ngữ chỉ tình cảm. -Những từ ngữ dùng để chỉ tình cảm bạn bè: thân thiết, gẩn gũi, quý mến. GV lưu ý HS, những từ ngữ này cũng có thể dùng để chỉ tình cảm giữa những người thân trong gia đình, giữa thầy cô và học sinh, TIẾT 2 4.Nói về một người bạn của em - HS nêu yêu cầu của BT. - GV có thể gợi ý: Bạn ấy tên là gì? Học lớp mấy? Ở trường nào? Bạn ấy Phạm Thị Mai Hương -12-
- Trường TH Trinh Phú 3 thích chơi trò chơi gì? Em hay chơi trò chơi gì với bạn ấy? Tình cảm của em đoi với bạn ấy thế nào? - Một số HS trình bày trước lớp, nói vể một người bạn. Một số HS khác nhận xét, đánh giá. -GV nhắc lại một số ý mà HS đã trình bày. -GV nhận xét, khen ngợi một số HS có ý tưởng hay, tình cảm chân thành. 5. Giải các ô chữ để biết tên một người bạn của Hà. -GV hướng dẫn HS cách thức điển từ ngữ theo hàng ngang. Từ ngữ cần điển vào ô chữ cũng là từ ngữ cần điển vào các câu gợi ý. Trong chủ đề Tôi và các bạn. - Đọc câu gợi ý. -Sau khi điển đủ 5 từ ngữ theo hàng ngang (1. giải thưởng, 2. sinh nhật, 3. đôi tai,4. bạn, 5.học sinh) - Yêu cầu HS đọc tên ở hàng dọc tô màu. GV yêu cầu HS đọc từ này. Đây là tên người bạn của Hà. GV hỏi thêm: Vậy tên người bạn mới của Hà là gì?( Thanh). * Củng cố: - GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ dùng để chỉ tình cảm bạn bè. - HS nêu, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - Dặn HS chuẩn bị bài Nụ hôn trên bàn tay. Phạm Thị Mai Hương -13-