Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần mở đầu

docx 11 trang lop1 23/08/2022 12082
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần mở đầu

  1. TUẦN MỞ ĐẦU Bài: LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG LỚP, BẠN BÈ; LÀM QUEN VỚI ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (2 tiết) I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Làm quen với trường lớp. - Biết cách làm quen, kết bạn. Hiểu và gần gũi với bạn bè trong lớp, trong trường. - Gọi đúng tên, hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập. - Phát triển kĩ năng nói, thêm tự tin khi giao tiếp. - Có kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. - Yêu quý lớp học – nơi diễn ra những hoạt động học tập thú vị. II. CHUẨN BỊ - Nắm vững các nguyên tắc giao tiếp khi chào hỏi, giới thiệu, làm quen. - Biết một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập trong các phương ngữ (chẳng hạn ở miền Nam, cái bút gọi là cái viết, cái tẩy gọi là cục gôm, ) - Hiểu công dụng và cách sử dụng đồ dùng học tập cần thiết đối với học sinh như sách vở, phấn bảng, bút mực, bút chì, thước kẻ, gọt bút chì, tẩy, Hiểu thêm công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng học tập khác (đồ dùng không bắt buộc) như bộ thẻ chữ cái, máy tính bảng, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV chúc mừng các em HS đã vào lớp 1. - Cả lớp hát bài hát “Lớp chúng ta đoàn - Cả lớp cùng hát kết” - Qua bài hát cô mong rằng lớp chúng ta sẽ đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau lời lời của bài hát nhé. 2. Làm quen với trường, lớp - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS - HS quan sát và trả lời trang 7 và TLCH: Tranh vẽ cảnh ở đâu? Vào thời điểm nào? Khung cảnh gồm những gì? - Gv và HS thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu HS kể tên những phòng, những Phòng học các lớp, phòng Ban giám hiệu, dãy nhà có trong trường mình. phòng hội đồng, thư viện, phòng âm nhạc,
  2. - Gv nhắc nhở HS thực hiện tốt các quy định của trường lớp. 3. Làm quen với bạn bè - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS - HS quan sát và trả lời trang 7 và TLCH: + Tranh vẽ những ai? Các bạn học sinh đang làm gì? + Đến trường học, Hà và Nam mới biết nhau. Theo em để làm quen các bạn sẽ nói với nhau thế nào? - Gv và HS thống nhất câu trả lời. - Gv giới thiệu chung về cách làm quen với bạn bè mới: chào hỏi, giới thiệu bản thân. - Yêu cầu HS đóng vai trong tình huống - Đóng vai theo nhóm 4: bốn bạn lần lượt làm quen nhau. giới thiệu cho bạn mình nghe về bản thân mình. - Đại diện 2 nhóm lên đóng cho cả lớp xem - HS theo dõi - GV và HS nhận xét - Gv giới thiệu thêm: Vào lớp 1, các em được làm quen với trường lớp, với bạn mới, ở trường được thầy cô dạy đọc, dạy viết, dạy làm toán, chỉ bảo mọi điều, được vui chơi cùng bạn bè. Về nhà, em cùng bạn đọc sách, truyện, chơi xếp chữ, TIẾT 2 4. Làm quen với đồ dùng học tập - Yêu cầu HS quan sát tranh và gọi tên các - 5-7 HS trình bày đồ dùng học tập - Gv đọc tên từng đồ dùng học tập. - HS dưa ra đồ dùng tương ứng - Yêu cầu HS quan sát tranh trao đổi nhóm đôi về công dụng và cách sử dụng đồ dùng học tập theo gợi ý: Trong mỗi tranh bạn - Một bạn HS đang dùng SHS trong giờ học sinh đang làm gì? Mỗi đồ dùng học tập học –>sách để học; một bạn cầm thước kẻ dùng vào việc gì? và kẻ lên giấy –> thước để kẻ, vẽ nên đường thẳng; một bạn dùng bút chì tô chữ trong vở ->bút chì để tô; một bạn dùng bút mực viết chữ “a” vào vở -> bút mực để viết; hình ảnh gọt bút chì -> gọt bút chì để bút nhọn hơn; hình ảnh dùng tẩy để xóa
  3. một nét trong bức tranh tự vẽ -> tẩy để xóa đi những chỗ không cần thiết, - Gọi 2-3HS nói về đồ dùng học tập mình đang có. - GV và HS nhận xét - Gv chốt công dụng và hướng dẫn cách giữ gìn đồ dùng học tập. - HS thực hành sử dụng các đồ dùng học tập. 5. Củng cố - GV đọc một số câu đố và HS nhìn vào hình ảnh minh họa để giải câu đố (Ví dụ: quyển vở, cái bút, bút mực, bút chì, viên phấn, cái tẩy, cái thước kẻ). - Gv nhận xét giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Dặn HS về ôn lại bài và cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi đến lớp. - Về nhà tìm thêm các đồ dùng học tập khác và nêu được công dụng của chúng. Thực hành giao tiếp ở nhà. Bài: LÀM QUEN VỚI TƯ THẾ ĐỌC, VIẾT, NÓI, NGHE (2 tiết) I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Biết và thực hiện theo các tư thế đúng, tránh tư thế sai khi đọc, viết, nghe, nói. - Giúp các bạn khác rèn tư thế đúng khi đọc, viết, nghe, nói. - Thêm tự tin khi giao tiếp (thông qua trao đổi, nhận xét về các tư thế đúng, sai khi đọc, viết, nghe, nói) thêm gần gũi bạn bè, thầy cô. - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. II. CHUẨN BỊ - Nắm vững các quy định về tư thế đúng khi đọc, viết, nghe, nói; hiểu thực tế để minh họa, phân tích và giúp HS phòng ngừa các lỗi thường mắc phải khi đọc, viết, nghe, nói. - Hiểu rõ tác hại của việc sai tư thế khi đọc, viết, nghe, nói (về hiệu quả học tập, nhận thức, về sức khỏe, ) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
  4. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động - GV tổ chức trò chơi “Khéo tay, hay làm” Đại diện 3 tổ lên bảng tham gia chơi: các - Cả lớp cổ vũ các đội chơi bạn cùng thực hiện cầm thước để kẻ những đường thẳng; cầm bút tô hình tròn; gọt bút chì. Đội nào làm đúng tư thế, hoàn thiện công việc sớm hơn sẽ là đội chiến thắng. - GV nhận xét tuyên dương. 2. Quan sát các tư thế a) Quan sát tư thế đọc - Yêu cầu HS quan sát 2 tranh đầu tiên - HS quan sát và trả lời trong SHS và TLCH: Bạn HS trong tranh - Bạn HS đang đọc sách. Tranh 1 thể hiện đang làm gì? Theo em, tranh nào thể hiện tư thế đúng khi ngồi đọc: ngồi ngay ngắn, tư thế đúng? Tranh nào thể hiện tư thế sai? mắt cách sách khoảng 25 - 30cm, tay đặt Vì sao? lên mặt bàn, Tranh 2 thể hiện tư thế sai khi ngồi đọc: lưng cong vẹo, mắt quá gần - Gv và HS thống nhất câu trả lời. sách, - Gv hướng dẫn và làm mẫu tư thế đúng khi đọc: ngồi ngay ngắn, mắt cách sách khoảng 25 - 30cm, tay đặt lên mặt bàn, - Gv nêu tác hại của việc ngồi đọc sai tư thế: cận thị, cong vẹo cột sống, - Gv cho HS quan sát thêm tranh ảnh thi nhận diện “Người đọc đúng tư thế” b) Quan sát tư thế viết - Yêu cầu HS quan sát tranh 3, 4 trong - HS quan sát và trả lời SHS và TLCH: Bạn HS trong tranh đang - Bạn HS đang đọc sách. Tranh 3 thể hiện làm gì? Theo em, tranh nào thể hiện tư thế tư thế đúng khi viết: lưng thẳng, mắt cách đúng? Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sách khoảng 25 - 30cm, tay trái tì mép vở sao? (bên dưới). Tranh 4 thể hiện tư thế sai khi viết: lưng cong, mắt gần vở, ngực tì vào bàn, tay trái bám vào ghế - Gv và HS thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu HS quan sát tranh 5, 6 trong - Tranh 5 thể hiện cách cầm bút đúng: Cầm SHS và TLCH: Tranh nào thể hiện cách bút bằng 3 ngón tay (ngón cái và ngón trỏ cầm bút đún, tranh nào thể hiện cách cầm giữ hai bên thân bút, ngón giữa đỡ lấy bút), bút sai? lòng bàn tay và cánh tay làm thành một
  5. đường thẳng, khoảng cách giữa các đầu ngón tay và ngòi bút là 2,5cm. Tranh 6 thể hiện cách cầm bút sai: cầm bút bằng 4 ngón tay, lòng bàn tay và cánh tay không tạo thành đường thẳng, các đầu ngón tay quá sát với ngòi bút. - Gv và HS thống nhất câu trả lời. - Gv hướng dẫn và làm mẫu tư thế đúng khi viết: lưng thẳng, mắt cách sách khoảng 25 - 30cm, cầm bút bằng 3 ngón tay, hai tay tì lên mép vở, không tì ngực vào bàn khi viết. - Gv nêu tác hại của việc ngồi viết sai tư thế: cong vẹo cột sống, giảm thị lực, chữ xấu, viết chậm - Gv cho HS quan sát thêm tranh ảnh thi nhận diện “Người viết đúng tư thế” c) Quan sát tư thế nói, nghe - Yêu cầu HS quan sát tranh 7 trong SHS - HS quan sát và trả lời và TLCH: Tranh vẽ cảnh ở đâu? Cô giáo - Tranh vẽ cảnh ở lớp học. Cô giáo đang và các bạn đang làm gì? Những bạn nào có giảng bài. Các bạn đang nghe cô giảng bài. tư thế (dáng ngồi, vẻ mặt ánh mắt, ) đúng Nhiều bạn có tư thế đúng trong giờ học: trong giờ học? Những bạn nào có tư thế phát biểu xây dựng bài, ngồi ngay ngắn, không đúng. mắt chăm chú, vẻ mặt hào hứng, Còn một vài bạn có tư thế không đúng trong giờ học: nằm bò ra bàn, quay ngang, không chú ý, nói chuyện riêng. - Gv và HS thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nội dung: - HS thảo luận: Trong giờ học, HS phải giữ Trong giờ học, HS có được nói chuyện trật tự, không được nói chuyện riêng (phải riêng không? Muốn nói lên ý kiến riêng, tuân thủ nội quy lớp học). muốn phát biểu phải làm thế nào và tư thế ra sao? ý kiến, phải giơ tay xin phép thầy cô. Khi - Đại diện nhóm trình bày. phát biểu phải đứng ngay ngắn, nói rõ ràng, đủ nghe, - Gv và HS thống nhất câu trả lời. - Gv cho HS quan sát thêm tranh ảnh thi nhận diện tư thế nói, nghe đúng. TIẾT 2 3. Thực hành các tư thế đọc, viết, nói,
  6. nghe a) Thực hành tư thế đọc - Yêu cầu HS thực hành ngồi (hoặc đứng) - HS thực hành cá nhân đúng tư thế khi đọc (trường hợp 1: sách để trên mặt bàn, trường hợp 2: sách cầm trên tay) - Gọi 2-3HS lên bảng thể hiện. - Lớp theo dõi - Gv và HS nhận xét. b) Thực hành tư thế viết - Yêu cầu HS thực hành ngồi đúng tư thế - HS thực hành cá nhân khi viết bảng con, viết vở. - Gọi 2-3HS lên bảng thể hiện. - Lớp theo dõi - Gv và HS nhận xét. c) Thực hành tư thế nói, nghe - Yêu cầu HS đóng vai GV, HS để thực - HS đóng vai theo nhóm 6 hiện tư thế nói, nghe trong giờ học. - Gọi 2-3 nhóm lên bảng thể hiện. - Gv và HS nhận xét. 4. Củng cố - Gv nhận xét giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp tại nhà. Bài: LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT VIẾT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH, LÀM QUEN VỚI BẢNG CHỮ CÁI (6 tiết) I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Nhận biết và viết đúng các nét cơ bản các chữ số và dấu thanh; đọc đúng các âm tương ứng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. - Phát triển kĩ năng đọc, viết. - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa (nhận biết các sự vật có hình dạng tương tự các nét viết cơ bản). - Thêm yêu thích và hứng thú với việc học viết, thêm tự tin khi giao tiếp. II. CHUẨN BỊ - Nắm vững hệ thống các nét viết cơ bản, các chữ số, các dấu thanh và hệ thống chữ cái tiếng Việt. Phân biệt được tên chữ cái và âm tránh nhầm lẫn sau khi diễn giải. Tuy
  7. nhiên, ở lớp 1 chưa cần đề cập đến tên chữ cái, chỉ dạy cách đọc chữ cái hay âm do chữ cái thể hiện để có thể giải thích cho HS hiểu (nếu HS thắc mắc). - Tìm những sự vật (gần gũi với HS trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày) có hình thức khá giống với các nét viết cơ bản. Những sự vật này sẽ được minh họa (nếu cần thiết) giúp HS dễ hiểu bài, nhanh chóng nhận diện các nét viết cơ bản. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động - Tổ chức cho HS thực hành sắp xếp các tranh thể hiện tư thế đọc, viết, nghe, nói theo 2 nhóm: đúng và sai. - Yêu cầu HS thực hành tư thế đọc, viết - Cả lớp thực hành - GV nhận xét tuyên dương. 2. Giới thiệu các nét viết cơ bản - GV ghi bảng 14 nét viết cơ bản. - GV chỉ vào từng nét giới thiệu tên và - HS đồng thanh đọc tên các nét hình thức thể hiện của các nét viết. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc tên từng nét. 3. Nhận diện các nét viết qua hình ảnh sự vật - Gv cho HS quan sát tranh và vật thật để Ví dụ: Cái thước kẻ đặt ngang (nét ngang), TLCH: Tranh vẽ những sự vật nào? Mỗi sự đặt nghiêng sang phải (nét xiên phải), đặt vật gợi ra nét viết cơ bản nào? nghiêng sang trái (nét xiên trái); tranh cái ô (gợi nét móc xuôi, móc ngược); tranh vẽ cái móc sắt (gợi nét móc hai đầu); tranh măt trăng tròn (gợi nét cong kín) măt trăng khuyết (gợi nét cong hở trái, nét cong hở phải) sợi dây thắt chéo (gợi nét khuyết trên, nét khuyết dưới), dây buộc dày (gợi nét thắt trên, nét thắt giữa), - Gv và HS nhận xét. 4. Giới thiệu và nhận diện các chữ số - GV ghi bảng các số từ 0 đến 9 (trong đó số 2, 3, 4, 5, 7 viết hai kiểu). - GV chỉ vào từng số giới thiệu tên gọi và Ví dụ: số 1 gồm nét xiên phải và nét sổ, số phân tích cấu tạo của từng số. 3 gồm hai nét cong hở trái, số 4 gồm ba nét: nét xiên phải, nét ngang, nét sổ, - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng số.
  8. - Tổ chức cho HS thi nhận diện số thông - HS tham gia thi qua vật thật, tranh ảnh, mô hình của những sự vật gợi ra những chữ số. 5. Giới thiệu và nhận diện các dấu thanh - GV ghi bảng các dấu thanh của tiếng Việt - GV chỉ vào từng dấu thanh giới thiệu tên gọi và phân tích cấu tạo của từng thanh. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng thanh. - HS đọc - Tổ chức cho HS thi nhận diện các dấu thanh. - HS tham gia thi TIẾT 2 6. Luyện viết các nét ở bảng con - Gv đưa ra mẫu các nét cơ bản và mẫu các chữ số gọi HS nhắc lại tên của từng nét, - HS nhắc lại tên của từng nét, từng chữ số. từng chữ số. - Gv HD cách viết: + Phân tích các nét mẫu về cấu tạo, độ cao, độ rộng. + Chỉ ra cách viết: điểm đặt bút, hướng đi của bút, điểm dừng bút, + Gv viết mẫu để HS quan sát - HS quan sát rồi tập viết trên không. - Yều cầu HS viết bảng con - HS viết bảng con - Gv và HS nhận xét. 7. Củng cố - Gv nhận xét giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Dặn HS về nhà ôn lại bài - Khuyến khích HS thực hành tại nhà (viết các nét vào bảng con). TIẾT 3 8. Khởi động - Gọi HS tìm thêm các sự vật có hình dạng - HS thi nhau tìm giống nét viết cơ bản. 9. Luyện viết các nét vào vở Luyện viết 7 nét: nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu. - Gv đưa lại nét mẫu, gọi tên từng nét và nhắc lại cách viết.
  9. - HS tập viết các nét vào vở (cỡ vừa) - Gv chấm vở nhận xét. TIẾT 4 10. Luyện viết các nét vào vở Luyện viết 5 nét: nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới. - Gv đưa lại nét mẫu, gọi tên từng nét và nhắc lại cách viết. - HS tập viết các nét vào vở (cỡ vừa) - Gv chấm vở nhận xét. 11. Củng cố - Gv nhận xét giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Dặn HS về nhà ôn lại bài - Khuyến khích HS thực hành tại nhà (viết các nét vào vở). TIẾT 5 12. Khởi động - Gv tổ chức trò chơi để HS ôn lại các nét - HS tham gia chơi đã học 13. Luyện viết các nét và các chữ số vào vở Luyện viết 2 nét còn lại: nét thắt trên, nét thắt giữa. - Gv đưa lại nét mẫu, gọi tên từng nét và nhắc lại cách viết. - HS tô và viết các nét - Gv chấm vở nhận xét. Luyện viết các chữ số: - GV đưa lại mẫu các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 gọi tên từng chữ số và nhắc lại cách viết. - HS tô và viết các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 - Gv chấm vở nhận xét. TIẾT 6 14. Làm quen với bảng chữ cái và đọc âm tương ứng - GV giới thiệu bảng chữ cái (trang 13SHS) chỉ vào từng chữ cái và đọc âm
  10. tương ứng. - Gv đưa từng chữ đọc mẫu rồi HS đọc - HS đọc cá nhân, đồng thanh theo - Gv đưa một số chữ cái gọi 5-7HS đọc thành tiếng âm do chữ cái thể hiện. 15. Luyện kĩ năng đọc âm - GV làm mẫu luyện đọc âm (tương ứng với chữ cái). Ví dụ: Gv đưa chữ a HS đọc to a, Gv đưa chữ b HS đọc to bờ - HS làm việc nhóm đôi: HS1 đưa chữ cái - GV theo dõi giúp đỡ các HS còn lúng bất kì, HS2 đọc to âm tương ứng túng. - GV kiểm tra kết quả: Gv đọc to âm bất kì yêu cầu HS cả lớp chọn trong bộ thẻ chữ cái tương ứng. - Gv nhận xét. 16. Củng cố - Gv nhận xét giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Dặn HS về nhà ôn lại bài - Khuyến khích HS thực hành đọc tại nhà. Bài: ÔN LUYỆN VIẾT CÁC NÉT CƠ BẢN VÀ ĐỌC ÂM (2 tiết) I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Nhận biết và viết đúng các nét cơ bản; đọc đúng các âm tương ứng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. - Phát triển kĩ năng đọc, viết. - Thêm yêu thích và hứng thú với việc học viết, thêm tự tin khi giao tiếp. II. CHUẨN BỊ - Nắm vững hệ thống các nét viết cơ bản và hệ thống chữ cái tiếng Việt. Phân biệt được tên chữ cái và âm tránh nhầm lẫn sau khi diễn giải. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động - Gv tổ chức trò chơi để HS ôn lại các nét đã học
  11. - GV nhận xét tuyên dương. 2. Luyện viết các nét vào vở Luyện viết các nét: nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa. - Gv đưa lại nét mẫu, gọi tên từng nét và nhắc lại cách viết. - HS tập viết các nét vào vở (cỡ vừa) - Gv chấm vở nhận xét. 3. Củng cố - Gv nhận xét giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Dặn HS về nhà ôn lại bài - Khuyến khích HS thực hành tại nhà (viết các nét vào vở). TIẾT 2 4. Luyện kĩ năng đọc âm - GV làm mẫu luyện đọc âm (tương ứng với chữ cái). Ví dụ: Gv đưa chữ a HS đọc to a, Gv đưa chữ b HS đọc to bờ - HS làm việc nhóm đôi: HS1 đưa chữ cái bất kì, HS2 đọc to âm tương ứng - GV theo dõi giúp đỡ các HS còn lúng túng. - GV kiểm tra kết quả: Gv đọc to âm bất kì yêu cầu HS cả lớp chọn trong bộ thẻ chữ cái tương ứng. - Gv nhận xét. 5. Củng cố - Gv nhận xét giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Dặn HS về nhà ôn lại bài - Khuyến khích HS thực hành đọc, viết tại nhà. - Chuẩn bị bài 1: A, a