Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 23 - Phạm Thị Mai Hương

doc 13 trang trongtan 21/10/2022 16324
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 23 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 23 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 Tuần : 23 Thứ hai, ngày 22 tháng 2 năm 2021 Chủ đề 3 : MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Bài 1: TÔI ĐI HỌC (4 tiết) ( Tiết 1,2) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: tình cảm đối với bạn bè, thầy cô, trường lớp. 2. Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác:Khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm. - Tự chủ và tự học: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản; đọc đúng vẩn yêm và tiếng, từ ngữ có vẩn yêm hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + Các tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to. + VB Tôi đi học viết trên bảng phụ. + Bài hát Ngày đầu tiên đi học - Học sinh: SHS, vở TV 1, tập 2. vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động( nghe – nói) a. Mục tiêu: Quan sát tranh để tìm hiểu nội dung bài mới. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh(SGK trang 44), trả lời câu hỏi: +Hình ảnh bạn nào giống với em trong ngày đẩu đi học? + Ngày đẩu đi học của em có gì đáng nhớ? - Vài HS trình bày, HS khác bổ sung. Phạm Thị Mai Hương -1-
  2. Trường TH Trinh Phú 3 - GV nhận xét, bổ sung dẫn vào bài học Tôi đi học. 2. Khám phá: (Luyện đọc) a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản; đọc đúng vẩn yêm và tiếng, từ ngữ có vẩn yêm b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn VB. - Hướng dẫn HS phát âm từ ngữ có vần mới yêm (âu yếm) HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS đọc từng câu + HS đọc nối tiếp câu lần 1,GV kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó (học trò, thầy giáo). + Một số HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc đúng những câu dài VD: Một buổi mai,/ mẹ âu yếm nắm tay tôi/ dẫn đi trên con đường làng/ dài và hẹp; Con đường này/ tôi đã đi lại nhiều lẩn,/ nhưng lẩn này/ tự nhiên thấy lạ; Tôi nhìn bạn ngồi bên,/ người bạn chưa hề biết,/ nhưng không thấy xa lạ chút nào/. - HS đọc đoạn + GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến tôi đi học, đoạn 2: phần còn lại). + HS đọc nối tiếp từng đoạn 2, 3lượt. + GV kết hợp giải thích nghĩa các từ: buổi mai: buổi sáng sớm; âu yếm: biểu lộ tình yêu thương bằng dáng điệu, cử chỉ, giọng nói; bỡ ngỡ: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc; nép: thu người lại và áp sát vào người, vật khác để tránh hoặc để được che chở. Cho HS quan sát lại 3 tranh (SGK trang 45) + HS đọc đoạn theo nhóm đôi. - Đọc toàn văn bản. + 2, 3 HS đọc lại toàn văn bản. + GV nhận xét. TIẾT 2 * Khởi dộng:Hát vui 3. Thực hành: * Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi có liên quan đến VB vừa đọc. b. Cách tiến hành: Phạm Thị Mai Hương -2-
  3. Trường TH Trinh Phú 3 - Cho HS đọc lại đoạn 1, trả lời: +Ngày đầu đi học ai dắt bạn nhỏ đến trường? +Bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh ra sao? (Ngày đẩu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi). + Những học trò mới đã làm gì khi còn bỡ ngỡ? (Những học trò mới đứng nép bên người thân). + Bạn nhỏ thấy người bạn ngồi bên thế nào? (Bạn nhỏ cảm nhận người bạn ngồi bên không xa lạ chút nào). - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. 4.Vận dụng: * Viết vào vở câu trả lời cho hỏi a ở mục 3. a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc b. Cách tiến hành: - Học sinh đọc lại câu hỏi. - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi, hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. +Ngày đẩu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi. - Vài HS đọc, sau đó viết vào vở. 4. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài. - Khuyến khích HS đọc bài ở nhà để tiết sau viết chính tả và làm một số bài tập. - Nhận xét tiết học. Thứ ba, ngày 23 tháng 2 năm 2021 Chủ đề 3 : MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Bài 1: TÔI ĐI HỌC( 2 tiết) TIẾT 3 * Khởi dộng:Hát vui * Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở: a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết hoàn thiện câu dựa vào những từ Phạm Thị Mai Hương -3-
  4. Trường TH Trinh Phú 3 ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập “Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở”. - HS đọc các từ (buổi mai, âu yếm, xa lạ). - Cho HS đọc câu cần điền hoàn chỉnh: Cô giáo ( ) nhìn các bạn chơi ở sân. - HS làm việc theo nhóm đôi, HS chọn từ thích hợp để điền - Đại diện vài nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại câu đúng: Cô giáo (âu yếm) nhìn các bạn chơi ở sân. - HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV theo dõi, nhận xét. * Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. a. Mục tiêu: HS hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - Cho HS đọc lại các từ ngữ trong khung: đông vui, thân thiện, sôi nổi. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát tranh và làm bài trong nhóm. - GV gọi HS trình bày kết quả. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét VD: Nam và các bạn đang nói chuyện sôi nổi; Lớp học của Nam và Hà rất đông vui; TIẾT 4 * Nghe viết: a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động nghe viết một đoạn ngắn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu sắp viết. - GV đọc to 2 câu văn cần viết Mẹ dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại nhiêu mà sao thấy lại. - GV lưu ý HS một số vấn để chính tả trong đoạn viết. + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. Phạm Thị Mai Hương -4-
  5. Trường TH Trinh Phú 3 - Đọc và viết chính tả: + GV đọc chậm rãi từng cụm từ cho HS viết vào vở. + GV đọc cho HS soát lại bài. + HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. * Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tôi đi học từ ngữ có tiếng chứa vẩn ương, ươn, ươi, ươu - HS ôn lại các vần: ương, ươn, ươi, ươu - HS làm việc theo nhóm đôi, tìm tiếng chứa vần ương, ươn, ươi, ươu - Đại diện vài nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc lại các tiếng mình vừa tìm dược. - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS. VD: đường, vườn, mười, * Hát bài hát về Ngày đẩu đi học Cả lớp cùng nghe nhạc và hát theo bài hát Ngày đẩu đi học. 5. Củng cố, dặn dò: - Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? - HS phát biểu. - GV nhận xét, khen ngợi, kết hợp giáo dục các em không nên khóc nhè và ngượng ngùng khi vào lớp học. Thứ tư, ngày 24 tháng 2 năm 2021 Chủ đề 3 : MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Bài 1: ĐI HỌC( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: tình cảm đối với trường lớp và thầy cô giáo. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: Khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng Phạm Thị Mai Hương -5-
  6. Trường TH Trinh Phú 3 cùng vần với nhau, củng cố kiến thức vế vần; thuộc lòng bài thơ. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi vế nội dung của bài thơ và nội dung được thể hiện trong tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (nương, thẩm thì) để giải thich cho HS. + Bài thơ “ Đi học ” viết trên bảng phụ để hướng dẫn học sinh HTL. + Các tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to. + clip bài hát về thầy cô để cả lớp cùng hát theo. - Học sinh: SHS, vở TV ( lớp 1, tập 2). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động( nghe – nói) a. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ kết hợp , Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi vế nội dung được thể hiện trong tranh. quan sát tranh để tìm hiểu nội dung bài mới. b. Cách tiến hành: - Cho HS nhắc tên bài cũ Tôi đi học. - 2HS đọc lại văn bản và nêu hình ảnh mình thich trong bài. - HS quan sát tranh SGK, trang 48 và trả lời các câu hỏi: +Tranh vẽ các bạn đang đi đâu? +Các bạn trông như thế nào khi đi học? +Nói về cảm xúc của em sau mỗi ngày đi học. - Vài HS trả, HS khác bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đủ hoặc có câu trả lời khác. 2. Khám phá: (Luyện đọc) a. Mục tiêu: Phát triển cho HS kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn bài thơ. - HS đọc từng dòng thơ. + HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1,GV kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó (râm mát,, xòe ô). Phạm Thị Mai Hương -6-
  7. Trường TH Trinh Phú 3 + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ. - HS đọc khổ thơ + HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (lần 1). + HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2, GV giải thích nghĩa (nương: đất trồng trọt ở vùng đồi núi; thâm thì: ở đây tiếng suối chảy nhẹ nhàng, khe khẽ như tiếng người nói thầm với nhau). + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm đôi. - Đọc toàn bài thơ. + 2, 3 HS đọc lại toàn bài thơ . + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. 3. Luyện tập: * Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau a. Mục tiêu: HS nhận biết một số tiếng cùng vẩn với nhau, củng cố kiến thức vể vẩn b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại bài thơ, tìm tiếng cùng vần mỗi tiếng trong bài ở các dòng thơ. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện vài nhóm đôi trình bày. - Các nhóm nhận xét bạn. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: VD: trường – nương; be bé – tre trẻ; TIẾT 2 3. Thực hành: * Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS hiểu và trả lời chính xác các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ vừa đọc. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại bài thơ, trả lời: +Vì sao hôm nay bạn nhỏ đi học một mình? +Trường của bạn nhỏ có đặc điểm gì? + Cảnh trên đường đến trường có gì? - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. Phạm Thị Mai Hương -7-
  8. Trường TH Trinh Phú 3 * Học thuộc lòng khổ thơ hai và ba: a. Mục tiêu: HS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu bài bài thơ Đi học. b. Cách tiến hành: - GV treo bài thơ lên bảng, hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu tại lớp bằng cách xóa dần bảng. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Vài HS thi đọc. 4. Vận dụng: * Hát một bài hát về thầy cô a. Mục tiêu: HS hát bài hát về thầy cô, thể hiện cảm xúc khi hát. b. Cách tiến hành: - GV mở clip bài hát để cả lớp cùng hát theo. - HS tập hát. +HS hát theo từng đoạn của bài hát. + HS hát cả bài. - GV nhận xét, đánh giá. 5. Củng cố, dặn dò: - GV hỏi HS:Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? - HS tự do phát biểu. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Khuyến khích HS học thuộc lòng cả bài thơ. - Nhận xét ưu, khuyết điểm của tiết học. Thứ năm, ngày 25 tháng 2 năm 2021 Chủ đề 3 : MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Bài 3: HOA YÊU THƯƠNG (4 tiết) ( Tiết 1,2) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Nhân ái: tình cảm đối với thầy cô và bạn bè. - Trung thực: Nhận xét đúng về mình và bạn. Phạm Thị Mai Hương -8-
  9. Trường TH Trinh Phú 3 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: Khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm. 3. Năng lực đặc thù: * Năng lực ngôn ngữ: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giả; đọc đúng vẩn oay và những tiếng, từ ngữ có các vẩn oay ; hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.; củng cố quy tắc g, gh. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh * Năng lực thẫm mĩ : Vẽ được bức tranh về lớp học( thầy cô, bạn bè, ). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + Các tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to. + VB Hoa yêu thương viết trên bảng phụ. +GV nắm được đặc điểm phát âm, cấu tạo vần oay; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (hí hoáy, tỉ mỉ, nhuỵ hoa, nắn nót, sáng tạo) và cách giải thích nghĩa của chúng. - Học sinh: SHS, vở TV 1, tập 2, vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động(nghe – nói) a. Mục tiêu: Quan sát tranh để tìm hiểu nội dung bài mới. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh(SGK trang 50), trả lời câu hỏi: +Tranh vẽ cảnh gì? +Nói về việc làm của cô giáo trong tranh; - Vài HS trình bày, HS khác bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung dẫn vào bài học Hoa yêu thương. 2. Khám phá: (Luyện đọc) a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và Phạm Thị Mai Hương -9-
  10. Trường TH Trinh Phú 3 đơn giản; đọc đúng vẩn oay và tiếng, từ ngữ có vẩn oay “hí hoáy” và một số từ, tiếng khó đọc. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn VB. - HS đọc từng câu + HS đọc nối tiếp câu lần 1,GV kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó “hí hoáy”, Tuệ An, Gia Huy, bông hoa, nhụy. + Một số HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc đúng những câu dài Chúng tôi/ treo bức tranh/ ở góc sáng tạo của lớp. - HS đọc đoạn + GV chia VB thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến cái ria cong cong; đoạn 2: phần còn lại). + HS đọc nối tiếp từng đoạn 2, 3lượt. + GV kết hợp giải thích nghĩa các từ: hí hoáy: chăm chú và luôn tay làm việc gì đó; tỉ mỉ: kĩ càng từng cái rất nhỏ; nắn nót: làm cẩn thận từng tí cho đẹp, cho chuẩn; sáng tạo: có cách làm mới; nhuỵ hoa: bộ phận của một bông hoa, sau phát triển thành quả và hạt, thường nằm giữa hoa. + HS đọc đoạn theo nhóm đôi. - Đọc toàn văn bản. + 2, 3 HS đọc lại toàn văn bản. + GV nhận xét. TIẾT 2 * Khởi dộng:Hát vui 3. Thực hành: * Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi có liên quan đến VB vừa đọc. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại bài, thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau: + Lớp của bạn nhỏ có mấy tổ? + Bức tranh bông hoa bốn cánh được đặt tên là gì? + Theo em, có thể đặt tên nào khác cho bức tranh?. - Đại diện vài nhóm trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. Phạm Thị Mai Hương -10-
  11. Trường TH Trinh Phú 3 - GV nhận xét, tuyên dương HS. 4.Vận dụng: * Viết vào vở câu trả lời cho hỏi c ở mục 3. a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc b. Cách tiến hành: - Học sinh đọc lại câu hỏi. - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi, hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. +Bức tranh có thể đặt tên khác là - Vài HS đọc, sau đó viết vào vở. - GV theo dõi, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài. - Khuyến khích HS đọc bài ở nhà để tiết sau viết chính tả và làm một số bài tập. - Nhận xét tiết học. Thứ sáu , ngày 26 tháng 2 năm 2021 Chủ đề 3 : MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Bài 3: HOA YÊU THƯƠNG (4 tiết) TIẾT 3 * Khởi dộng:Hát vui * Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở: a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập. - HS đọc các từ (tô vẽ,dòng chữ, hí hoáy). - Cho HS đọc câu cần điền hoàn chỉnh: Phương ngắm nhìn ( ) nắn nót trên bảng. - HS làm việc theo nhóm đôi, HS chọn từ thích hợp để điền - Đại diện vài nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét. Phạm Thị Mai Hương -11-
  12. Trường TH Trinh Phú 3 - GV nhận xét, chốt lại câu đúng: Phương ngắm nhìn (dòng chữ) nắn nót trên bảng. - HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV theo dõi, nhận xét. * Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. a. Mục tiêu: HS hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - HS đọc lại các từ ngữ trong khung: âu yếm, chúc mừng. - GV giải thích cho HS hiểu rõ nghĩa từ âu yếm. - HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát tranh và làm bài trong nhóm. - HS trình bày kết quả. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét VD: Nam và Hà âu yếm nhìn cô giảng bài; TIẾT 4 * Nghe viết: a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động nghe viết một đoạn ngắn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu sắp viết. - GV đọc to 2 câu văn cần viết Các bạn đều thích bức tranh bông hoa bốn cánh. Bức tranh được treo ở góc sáng tạo của lớp. - GV lưu ý HS một số vấn để chính tả trong đoạn viết. + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc chậm rãi từng cụm từ cho HS viết vào vở. + GV đọc cho HS soát lại bài. + HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. * Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa a. Mục tiêu: Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa, củng cố quy tắc g, gh. Phạm Thị Mai Hương -12-
  13. Trường TH Trinh Phú 3 b. Cách tiến hành: - GV nêu nhiệm vụ, HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp. - HS lên trình bày kết quả trước lớp. - HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, chốt từ đúng: a. nắn nót, ánh nắng, im lặng b. ghi chép, gần gũi, gọn gàng - Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. * Vẽ được bức tranh về lớp học( thầy cô, bạn bè, ) và đặt tên cho bức tranh em vẽ. a. Mục tiêu: HS phát triển năng lực thẫm mĩ. b. Cách tiến hành: - HS đọc yêu cầu của BT: Vẽ bức tranh về lớp học( thầy cô, bạn bè, ) và đặt tên cho bức tranh em vẽ. - HS tiến hành vẽ. - Vài HS trình bày trước lớp. - HS nhận xét, GV nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: - Cho HS viết lại vài từ các em viết còn sai nhiều trong bài. - GV nhận xét, khen ngợi HS. Phạm Thị Mai Hương -13-