Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 30, 31, 33

doc 32 trang trongtan 21/10/2022 8083
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 30, 31, 33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_30_31.doc

Nội dung text: Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 30, 31, 33

  1. TUẦN 30,TIẾT 88 Thứ ngày tháng năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC BÀI 33: LUYỆN TẬP CHUNG Tiết 4 I.Mục tiêu: * Kiến thức Đặt tính và thực hiện được phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số. Tính nhẩm được các phép cộng và trừ (không nhớ) số có hai chữ số. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính. Giải bài toán tình huống thực tê' có liên quan đên phép cộng, trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh). Rèn luyện tư duy +NL giao tiếp hợp tác: khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế, +NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng que tính thực hiện được phép cộng , trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm , tham gia trò chơi II.Chuẩn bị giáo viên và học sinh: - GV: Bộ đồ dùng Toán 1 - HS : Bảng con , vở ô li + Bộ đồ dùng Toán 1 III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố phép trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -GV gọi 4 HS lên thi đặt tính 25-15 -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Thực hiện thuật toán cộng , trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: GV yêu cầu HS tính nhẩm mà không cần đặt tính. -4 HS nối tiếp nêu kết quả các phép tính -HS khác nhận xét -GV nhận xét , tuyên dương đưa ra đáp án đúng: 65, 49, 90, 3. 97
  2. Bài 2: Mục tiêu: Thực hiện thuật toán cộng , trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. Phương pháp: thảo luận nhóm Cách tiến hành: HS có thể tính nhẩm hoặc nêu chưa tính được thì có thể tự viết lại phép tính vào vở để tính. GV có thể gợi mở HS về sự giống nhau ở kết quả của phép tính. -Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi -HS trình bày kết quả trên bảng con , HS khác nhận xét,GV nhận xét tuyên dương. 18 + 50 = 68, 40 - 10 = 30, 35 + 33 = 68. Bài 3: Mục tiêu: Giải bài toán tình huống thực tê' có liên quan đên phép cộng, trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh). Rèn luyện tư duy Phương pháp: thảo luận nhóm Cách tiến hành: -Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi -GV có thể hướng dẫn HS viết phép tính cho bài toán (45 + 33 = 78), sau đó nêu câu trả lời. -HS nối tiếp nêu câu trả lời cho BT -HS nhận xét,GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 45 + 33 = 78. Túi màu đỏ có 78 quả thông. Bài 4: Mục tiêu: Thực hiện thuật toán cộng , trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính từ trái sang phải. Có thể thay bằng mô hình tính như bài 2 tiết 2 để HS dễ hình dung cách tính. -3 HS thi làm BT trên bảng -HS còn lại trình bày kết quả trên bảng con , HS khác nhận xét -GV nhận xét tuyên dương : a) 61; b) 12; c) 57. Bài 5: Mục tiêu: Giải bài toán tình huống thực tê' có liên quan đên phép cộng, trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh). Rèn luyện tư duy Phương pháp: thảo luận nhóm Cách tiến hành: GV cho HS luyện tập lại bài toán đặt phép tính. -HS đọc to đề bài. GV nêu các câu hỏi phân tích đề bài +Đoàn tàu A có mấy toa? +Đoàn tàu B có mấy toa? +Cả 2 đoàn tàu bao nhiêu toa? 98
  3. Sau đó cho các em làm lần lượt từng ý một. Với mỗi ý, GV đặt câu hỏi là đặt phép tính cộng hay trừ. -Gọi 2 HS thi làm , HS nhận xét, GVnhận xét đưa ra đáp án đúng a) 10 + 12 = 22. Có tất cả 22 toa tàu. b) 15 - 3 = 12. Có 12 toa chở khách. *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Củng cố phép trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -GV gọi 4 HS đại diện 4 tổ lên thi đặt tính 54-24 ; 34+13( 2 lượt) -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học. 99
  4. TUẦN 30,TIẾT 89 Thứ ngày tháng năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề 9 : THỜI GIAN. GIỜ VÀ LỊCH XEM GIỜ ĐÚNG TRÊN ĐỔNG HỔ (2 tiết) I.Mục tiêu Giúp HS: * Kiến thức Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. Đọc được giờ đúng trên đồng hồ. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, quan sát tranh. +NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng mô hình đồng hồ xem giờ +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm , tham gia trò chơi II.chuẩn bi Bộ đồ dùng học Toán 1. Mô hình đồng hồ hoặc đồng hồ thật (nếu có điểu kiện). III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố phép trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -GV gọi 4 HS đặt tính 54-24 -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 :Khám phá Mục tiêu: Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, đọc được giờ đúng trên đồng hồ. Phương pháp : thực hành Cách tiến hành GV có thể đặt câu hỏi: Làm thế nào để biết vể thời gian? Chẳng hạn: + Em thức dậy vào mỗi buổi sáng lúc mấy giờ? + Bố mẹ đưa em đi học lúc mấy giờ? + Em tan học lúc mấy giờ? Sau đó, GV giới thiệu vể đồng hồ. Sử dụng đồng hồ chuẩn bị trước, GV có thể đặt câu hỏi: + Mặt đồng hồ có bao nhiêu số? Từ số bao nhiêu đến số bao nhiêu? + Trên mặt đồng hồ, ngoài các số còn xuất hiện gì? GV giới thiệu vể kim dài, kim ngắn: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Yêu cầu HS quan sát phần “Khám phá” trong SGK, GV sử dụng mô hình đồng hồ 100
  5. quay đúng 6 giờ (như đồng hồ trong SGK) rồi giới thiệu cho HS: “Đồng hồ báo thức lúc 6 giờ.” GV cần nhấn mạnh: Kim ngắn (kim giờ) chỉ số 6, kim dài (kim phút) chỉ số 12. * Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, đọc được giờ đúng trên đồng hồ. Phương pháp : quan sát ,thực hành Cách tiến hành GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các bức tranh a, b, c, d. GV cần cho HS xác định rõ yêu cầu của câu hỏi: + Bạn làm gì? + Bạn làm việc đó lúc mấy giờ? Trên cơ sở đó, GV có thể đặt câu hỏi: Bạn ở bức tranh a đang làm gì? Sau khi HS mô tả xong hoạt động của bạn ở bức tranh a, GV đặt tiếp câu hỏi vể thời gian: Bạn thực hiện hoạt động đó lúc mấy giờ? Tương tự cho các bức tranh còn lại. Lưu ý: Tuỳ trình độ HS mà GV có thể yêu cầu HS xác định kim ngắn (kim giờ) chỉ số mấy (trên mặt đồng hồ tương ứng trong mỗi hình vẽ) trước khi yêu cầu HS xác định mấy giờ. Trong mỗi bức tranh, đểu ghi “buổi” trong ngày, nên sau khi mô tả hoạt động của các bạn trong mỗi bức tranh, GV có thể kết hợp mô tả hoặc đặt câu hỏi để HS mô tả thêm vể đặc điểm của “buổi sáng, buổi trưa, buổi chiểu, buổi tối”. -Nhận xét đưa ra đáp án đúng a) Học bài lúc 9 giờ; b) Ăn trưa lúc 11 giờ; c) Chơi đá bóng lúc 5 giờ; d) Đi ngủ lúc 10 giờ. Bài 2: Mục tiêu: Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, đọc được giờ đúng trên đồng hồ. Phương pháp : quan sát, thực hành Cách tiến hành GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các đồng hồ và đọc giờ. -HS nối tiếp phát biểu. -Nhận xét đưa ra đáp án đúng 1 giờ; 3 giờ; 5 giờ; 2 giờ; 4 giờ; 8 giờ. Bài 3: Mục tiêu: Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, đọc được giờ đúng trên đồng hồ. Phương pháp : quan sát ,thực hành Cách tiến hành -HS quan sát cá nhân the hướng dẫn của GV -Trường hợp đồng hồ chỉ 12 giờ khi hai kim đồng hồ ở vị trí chồng lên nhau. Vì vậy, SGK đưa ra một tình huống riêng để HS nhận thấy sự đặc biệt này. GV nên sử dụng mô hình đồng hồ xoay để đồng hồ chỉ 12 giờ cho trực quan và nhấn mạnh đặc điểm “hai kim chồng lên nhau”. Rô-bốt nói đúng. 101
  6. *Hoạt động 4 : Vận dụng Mục tiêu: Củng cố xem giờ đúng trên đồng hồ Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát đồng hồ trên tay GV là mấy giờ ( Gvquay đồng hồ) -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học. 102
  7. TUẦN 30,TIẾT90 Thứ ngày tháng năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Luyện tập I.Mục tiêu Giúp HS: * Kiến thức Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. Đọc được giờ đúng trên đồng hồ. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, quan sát tranh. +NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng mô hình đồng hồ xem giờ +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm , tham gia trò chơi II.chuẩn bi Bộ đồ dùng học Toán 1. Mô hình đồng hồ hoặc đồng hồ thật (nếu có điểu kiện). III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố xem giờ đúng trên đồng hồ Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát đồng hồ trên tay GV là mấy giờ ( Gvquay đồng hồ) -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, đọc được giờ đúng trên đồng hồ. Phương pháp : quan sát, thực hành Cách tiến hành GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các đồng hồ và đọc giờ. -HS nối tiếp phát biểu. Với câu a, trước tiên, GV có thể yêu cầu HS mô tả vể hoạt động của các bạn trong bức tranh rồi sau đó xác định chiếc đồng hồ mỗi bạn đang cầm chỉ mấy giờ. Từ đó, tìm ra bạn cầm đồng hồ chỉ 7 giờ. Câu b liên quan đến vị trí, cụ thể là cao hơn, thấp hơn. GV hướng dẫn HS tìm chiếc đồng hồ nào trong bức tranh ở vị trí cao nhất, sau đó xác định xem đồng hồ đó chỉ mấy giờ. -Nhận xét đưa ra đáp án đúng a) Bạn Rô-bốt; b) 9 giờ. Bài 2: Mục tiêu: Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, đọc được giờ đúng trên đồng hồ. 103
  8. Phương pháp : quan sát ,thực hành Cách tiến hành -Trước khi xác định giờ trên mặt đồng hồ, GV có thể yêu cầu HS mô tả vể các con vật trong mỗi bức tranh. -Sau khi đã xác định thời gian mỗi con vật đi ngủ, GV có thể mở rộng thêm bằng cách đặt các câu hỏi: + Con vật nào đi ngủ muộn nhất? + Em thường đi ngủ lúc mấy giờ? + Chúng ta nên đi ngủ lúc mấy giờ? -Nhận xét đưa ra đáp án đúng a) 11 giờ trưa; b) 9 giờ tối; c) 6 giờ chiểu; d) 12 giờ đêm. Bài 3: Mục tiêu: Thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, quan sát tranh. Phương pháp : quan sát ,thực hành Cách tiến hành - GV có thể đặt câu hỏi: + Các em có thích đi công viên không? + Tại sao các em thích đi công viên? Ở đó có những hoạt động gì? Tiếp đến, GV nên yêu cầu HS quan sát tranh và đoán tên các tiết mục được minh hoạ. Lưu ý: -Các tiết mục trong bảng được đưa ra theo thứ tự thời gian bắt đầu biểu diễn, vì vậy GV nên yêu cầu HS quan sát các bức tranh tương ứng với các tiết mục theo thứ tự như trong bảng đưa ra. Từ đó nêu thời gian bắt đầu diễn ra cho mỗi tiết mục. -Sau khi hoàn thành câu a, GV có thể đặt thêm một số câu hỏi, chẳng hạn: “Trong các tiết mục được nêu ra, em thích tiết mục nào nhất?”; “Có bạn nào thích tiết mục khác với các tiết mục được nêu ra trong SGK không?” Câu b thuộc câu hỏi ở mức sáng tạo. Để xác định Mi xem được những tiết mục nào nếu Mi đến công viên lúc 2 giờ chiểu, cần biết tiết mục nào diễn ra sau 2 giờ chiểu. Lưu ý: Tuỳ mức độ HS và thời gian mà GV có thể cho HS làm hoặc không làm câu b. -HS trình bày -HS nhận xét -Nhận xét đưa ra đáp án đúng: a) 1: 10 giờ, 2: 11 giờ, 3: 3 giờ, 4: 4 giờ, 5: 5 giờ. b ) Ảo thuật, phim hoạt hình 5D, xiếc cá heo *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Củng cố xem giờ đúng trên đồng hồ Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: 104
  9. -Yêu cầu HS cùng quan sát đồng hồ trên tay GV là mấy giờ ( Gvquay đồng hồ) -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương nhữ 105
  10. TUẦN 31,TIẾT 91 Thứ ngày tháng năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC BÀI CÁC NGÀY TRONG TUẨN (2 tiết) I.Mục tiêu: Giúp HS: * Kiến thức Nhận biết được các ngày trong một tuẩn lễ, một tuẩn lễ có 7 ngày. Bước đẩu làm quen và hiểu các khái niệm “hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai”. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát. Bước đẩu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. +NL giải quyết vấn đề toán học:Xác định cách thức giải quyết vấn để.Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố xem giờ đúng trên đồng hồ Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát đồng hồ trên tay GV là mấy giờ ( Gvquay đồng hồ) -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : Khám phá Mục tiêu: Nhận biết được các ngày trong một tuẩn lễ, một tuẩn lễ có 7 ngày. Bước đẩu làm quen và hiểu các khái niệm “hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai”. Phương pháp: quan sát Cách tiến hành: GV có thể bắt đẩu với một số câu hỏi: + Trong tuẩn em đi học vào những ngày nào? + Em được nghỉ những ngày nào? Tiếp đến, GV giới thiệu vể các ngày trong một tuẩn lễ. Khi giới thiệu một ngày cụ thể trong tuẩn, GV có thể’ hỏi HS vể hoạt động trong ngày hôm đó (thực tế), sau đó so sánh với hoạt động trong bức tranh tương ứng. Khi chuyển từ ngày này sang ngày khác, GV nên có câu nối, chẳng hạn: “Sau ngày thứ hai là ngày thứ ba, sau ngày thứ ba là ngày thứ tư, ”. 103
  11. GV rút ra kết luận: + Một tuẩn lễ có 7 ngày là: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. + Thứ hai là ngày đẩu tuẩn, chủ nhật là ngày cuối tuẩn. - Tiếp theo, GV giới thiệu vể hôm nay, ngày mai, hôm qua. + Lấy ngày hôm nay làm mốc. + Ngày sau ngày hôm nay là ngày mai. + Ngày trước ngày hôm nay là hôm qua. GV có thể hỏi HS vể ngày diễn ra buổi học (hôm nay). Từ đó, GV gợi ý HS xác định ngày mai, hôm qua. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát. Phương pháp: quan sát thực hành Cách tiến hành: Yêu cầu HS mô tả trạng thái của cây đậu thần qua từng ngày, trước khi xác định ngày cây đậu thần nảy mầm (câu a) và ngày mà cây đậu thần ra hoa (câu b). -HS nối tiếp trình bày -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Thứ hai; b) Thứ sáu. Bài 2: Mục tiêu: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát. Phương pháp: quan sát thực hành Cách tiến hành: Yêu cầu HS mô tả bức tranh để thấy được sự thay đổi của đối tượng (được nêu ra trong SGK) qua từng ngày. -HS nối tiếp trình bày -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng :Thứ ba, thứ năm. Bài 3: Mục tiêu: Xác định cách thức giải quyết vấn để.Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề Phương pháp: quan sát thực hành ,thảo luận nhóm Cách tiến hành: GV hướng dẫn cách xác định ngày hôm nay, ngày mai, hôm qua khi cho biết một trong ba ngày đó. -HS trao đổi nhóm đôi -HS nối tiếp trình bày -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng :a) “Hôm qua” là thứ ba, “ngày mai” là thứ năm; 104
  12. b ) “Hôm nay” là thứ bảy, “ngày mai” là chủ nhật. *Hoạt động 4 : Vận dụng Mục tiêu: Củng cố các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học. 105
  13. TUẦN 31,TIẾT 92 Thứ ngày tháng năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS: * Kiến thức Nhận biết được các ngày trong một tuẩn lễ, một tuẩn lễ có 7 ngày. Bước đẩu làm quen và hiểu các khái niệm “hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai”. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.Bước đẩu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. +NL giải quyết vấn đề toán học:Xác định cách thức giải quyết vấn để.Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Củng cố các ngày trong tuần Phương pháp: thực hành , thảo luận nhóm Cách tiến hành: -Yêu cầu HS quan sát -GV có thể dẫn dắt: Bạn ốc sên bị quên đường về nhà. Chúng ta cần tìm đường về nhà cho bạn ốc sên. Con đường này rất đặc biệt. Nó phải đi qua tất cả các viên đá, nhưng mỗi viên đá chỉ được đi qua 1 lần (viên đá đã đi qua không được đi lại). -HS trao đổi cặp , nối tiếp phát biểu -GV nhận xét đưa ra kết quả đúng Điển theo thứ tự: thứ ba, thứ năm, thứ sáu, 106
  14. thứ bảy, chủ nhật. Bài 2: Mục tiêu: Củng cố các ngày trong tuần Phương pháp: quan sát Cách tiến hành: Với các môn học giả tưởng cho nhân vật Rô-bốt, SGK đưa ra một thời khoá biểu: Với câu a, HS chỉ cần quan sát thời khoá biểu và đọc tên các môn học mà bạn Rô-bốt học vào ngày thứ ba. -HS phát biểu - Câu b chính là một dạng thống kê bảng. Để làm được câu này, HS cần quan sát từng ngày trong thời khoá biểu để tìm ra những ngày bạn Rô-bốt học môn Tiếng Việt. Để tiện cho việc trình bày và theo dõi của HS, GV có thể hướng dẫn bằng cách lập bảng: Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu - Sau đó, GV hướng dẫn HS quan sát thời khoá biểu. Chẳng hạn, nếu thứ hai bạn Rô-bốt có học môn Tiếng Việt thì đánh dấu tích (^) vào cột Thứ hai trong bảng trên. Tương tự cho các ngày còn lại trong tuần, chúng ta sẽ thu được bảng: Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu -HS nối tiếp phát biểu -GV nhận xét đưa ra kết quả đúng a) Lắp ghép hình, máy tính, bay; b) Thứ hai, thứ tư và thứ sáu. Bài 3: Mục tiêu: Xác định cách thức giải quyết vấn để.Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: - Trước tiên, GV có thể đặt câu hỏi vể bức tranh được đưa ra trong SGK: + Bức tranh mô tả gì? + Em thấy những gì trên bức tranh? -HS phát biểu GV có thể giải thích cụ thể hơn: “Từ thứ hai, bạn Rô-bốt bắt đầu chuyến du lịch xuyên Việt trong 1 tuần qua 7 địa điểm. Địa điểm đầu tiên mà bạn Rô-bốt chọn trong chuyến xuyên Việt là Cao Bằng.”. GV có thể hướng dẫn HS xác định ngày trong tuần tương ứng với số hiệu của 107
  15. các địa điểm. 1 (Thứ hai)► 2 (Thứ ba)► 3 (Thứ tư) ► 4 (Thứ năm) ► 5 (Thứ sáu) ► 6 (Thứ bảy) ► 7 (Chủ nhật) Lưu ý: Nếu có điểu kiện, GV có thể phô tô phóng to bản đồ ra môt tờ giấy A0 hoặc trình chiếu bản đồ giúp HS dễ quan sát hơn khi làm bài tập này. Đây là bài tập có nội dung tích hợp Toán học và Địa lí, do đó nếu còn thời gian, GV có thể khai thác thêm từ bài tập này bằng cách đặt một số câu hỏi: + Em thích địa điểm nào ở Việt Nam? Địa điểm đó ở tỉnh (thành phố) nào? + Em có biết Việt Nam có tất cả bao nhiêu tỉnh không? Ngoài các tỉnh (thành phố) được nêu ra trong sách, hãy kể thêm tên một số tỉnh (thành phố) khác mà em biết. -HS phát biểu -GV nhận xét đưa ra kết quả đúng a) Hà Nội; b) Thứ năm; c) Chủ nhật. *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Củng cố các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học. 108
  16. TUẦN 31,TIẾT 93 Thứ ngày tháng năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THỰC HÀNH XEM LỊCH VÀ GIỜ (2 tiết) I.Mục tiêu: Giúp HS: * Kiến thức Giải quyết được các vấn để thực tế đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng trên đồng hồ. Biết xem lịch để xác định các ngày trong tuần. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. +NL giải quyết vấn đề toán học:Xác định cách thức giải quyết vấn để. +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm . II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng học Toán 1. Một số tờ lịch thật (loại lịch ngày). Lưu ý: Các tờ lịch nên là các ngày liên tiếp nhau. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 :Khám phá Mục tiêu: Giải quyết được các vấn để thực tế đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng trên đồng hồ.Biết xem lịch để xác định các ngày trong tuần. Phương pháp: giải quyết vấn đề, thực hành Cách tiến hành: GV có thể dẫn dắt từ một tình huống thực tế trong đời sống có liên quan đến xác định ngày thứ. Ví dụ: “HS sẽ thi cuối kì vào ngày 15 tháng 5. Vậy làm thế nào để biết được ngày 15 tháng 5 đó là thứ mấy?” Tiếp đến, GV dẫn dắt vào bài học và giới thiệu tờ lịch (tờ lịch thật đã chuẩn bị từ trước). GV giới thiệu trực quan các thông số chính xuất hiện trên mặt tờ lịch. 109
  17. Trở lại với tờ lịch được đưa ra trong SGK, GV chốt lại thông tin nhận được từ việc xem tờ lịch: Thứ hai, ngày bảy. Tiếp đó, GV yêu cầu HS quan sát ô bên phải trong phần “Khám phá”. GV có thể đặt một số câu hỏi: + Sau khi bóc đi tờ lịch thứ hai, ngày bảy, chúng ta sẽ thấy tờ lịch gì? + Sau khi bóc đi tiếp tờ lịch thứ ba, ngày tám, chúng ta thấy tờ lịch gì? + Có bạn nào đoán được, nếu bóc đi tiếp tờ lịch thứ tư, ngày chín thì sau đó là tờ lịch nào không? Lưu ý: Nên nhấn mạnh: Sau thứ hai, ngày bảy sẽ đến thứ ba, ngày tám. Sau thứ ba, ngày tám sẽ đến thứ tư, ngày chín. Chương trình Toán 1 chưa giới thiệu vể tháng, năm. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. Phương pháp: quan sát, thực hành Cách tiến hành: GV nên giải thích để bài chi tiết hơn: “Mỗi chú sóc cần tìm một gốc cây thích hợp cho mình và mỗi gốc cây chỉ là nhà của duy nhất một chú sóc.”. Để HS dễ dàng tư duy hơn trong bài tập đầu tiên, GV có thể đặt câu hỏi mang tính gợi ý: “Thứ ba là ngày 22 thì thứ tư sẽ là ngày bao nhiêu?” -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Thứ tư - ngày 23, Thứ năm - ngày 24, Thứ sáu - ngày 25. Bài 2: Mục tiêu: Xác định cách thức giải quyết vấn để. Phương pháp: quan sát, thực hành Cách tiến hành: Để giải quyết được bài tập này, GV nên nhắc lại các khái niệm “hôm qua”, hôm nay , ngày mai. -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Ngày 21 - ngày mai, Ngày 19 - hôm qua; b) Hôm nay - ngày 21, Ngày mai - ngày 22. Bài 3: Mục tiêu:.Biết xem lịch để xác định các ngày trong tuần. Phương pháp: quan sát, thực hành Cách tiến hành: 110
  18. Bạn Mai đã xé đi bao nhiêu tờ lịch? Để giải quyết bài tập này, GV có thể hướng dẫn HS liệt kê những tờ lịch bị xé đi, sau đó đếm để tìm ra đáp số. Tuy nhiên, với lớp học nhanh hoặc có những bạn học tốt, GV có thể hướng dẫn HS thêm cách làm phép tính trừ. Với câu b, GV có thể hướng dẫn HS thông qua bảng: Ngày 16 Ngày 17 Ngày 18 Ngày 19 Thứ tư -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Bạn Mai đã xé đi 3 tờ lịch; b) Ngày 19 là thứ bảy. *Hoạt động 4 : Vận dụng Mục tiêu: Thực hành xem lịch các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - xem và nêu lịch trong tuần - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học. 111
  19. TUẦN 32,TIẾT 94 Thứ ngày tháng năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS: * Kiến thức Giải quyết được các vấn để thực tế đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng trên đồng hồ. Biết xem lịch để xác định các ngày trong tuần. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. +NL giải quyết vấn đề toán học:Xác định cách thức giải quyết vấn để. +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm . II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng học Toán 1. Một số tờ lịch thật (loại lịch ngày). Lưu ý: Các tờ lịch nên là các ngày liên tiếp nhau. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Thực hành xem lịch các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - xem và nêu lịch các ngày trong tuần - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Thực hành xem giờ . Phương pháp: quan sát, thực hành Cách tiến hành: GV nên dẫn dắt bằng việc kể một câu chuyện. GV có thể thêm các tình tiết cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Trước khi đến với các diễn biến của cuộc chạy thi giữa Rùa và Thò, GV có thể đặt câu hòi: 112
  20. + Rùa hay Thò chạy nhanh hơn? + Các em đoán thử xem nếu Rùa và Thò chạy thi, bạn nào sẽ ve đích trước? Sau đó, GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh để trả lời các câu hòi. Lưu ý: Đây là bài tập tích hợp nội dung Toán học và Văn học. Câu chuyện được nhắc đến trong bài tập này là “Rùa và Thò”. Sau khi hoàn thành bài tập này, GV có thể đặt câu hòi: + Thò chạy nhanh hơn nhưng tại sao Thò lại ve đích sau? + Còn Rùa, tuy chạy rất chậm so với Thò nhưng tại sao lại ve đích trước? -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) 6 giờ; b) 8 giờ; c) 9 giờ; d) 11 giờ. GV có thể rút ra bài học giáo dục HS. Bài 2: Mục tiêu: Thực hành xem giờ. Phương pháp: quan sát, thực hành Cách tiến hành: Trước tiên, GV có thể hòi HS một số câu hòi liên quan đến máy bay và các hãng hàng không. Chẳng hạn: + Một phương tiện giao thông mà có thể bay trên bầu trời. Em có biết, đó là phương tiện nào không? + Em biết những hãng hàng không nào? Để giải quyết được câu a, HS cần kĩ năng xem giờ đúng và đọc bảng. GV hướng dẫn HS xác định chuyến bay từ Hà Nội đến thành phố 1 khởi hành lúc mấy giờ, sau đó đối chiếu bảng bên dưới để xác định tên của thành phố 1. Thực hiện tương tự cho việc xác định các thành phố còn lại. Với câu b, GV có thể hướng dẫn HS bằng cách đặt câu hỏi gợi mở: “Để vào Đà Nâng, em cần đi chuyến bay khởi hành lúc mấy giờ?”. Từ đó, đối chiếu tìm ra máy bay thích hợp. -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) 1 - Huế, 2 - Đà Nâng, 3 - Thành phố Hồ Chí Minh; b ) Máy bay màu đỏ. Bài 3: Mục tiêu: Xác định cách thức giải quyết vấn để. Phương pháp: quan sát ,thực hành , trao đổi nhóm Cách tiến hành: GV có thể đặt câu hỏi: Gia đình bạn Mai bắt đầu đi từ thành phố lúc mấy giờ? Gia đình bạn Mai vể đến quê lúc mấy giờ? 113
  21. Trên cơ sở đó, GV hướng dẫn HS xác định khoảng thời gian để gia đình bạn Mai đi từ thành phố vể quê bằng cách đếm giờ trên mặt đồng hồ. -HS trao trao đổi nhóm đôi -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 2 giờ *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Thực hành xem giờ, lịch các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - xem và nêu giờ ,lịch các ngày tròn tuần trong tuần - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học. 114
  22. TUẦN 32,TIẾT 95 Thứ ngày tháng năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Bài 37: LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu: Giúp HS: *Kiến thức Giải quyết được các vấn để thực tế đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng và xem lịch. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận:Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. + NL giải quyết vấn đề: Xác định cách thức giải quyết vấn để.Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn để. +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm . II.Chuẩn bị Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. Chuẩn bị vật liệu, mô hình, xúc xắc để thực hiện trò chơi trong SGK. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Thực hành xem giờ, lịch các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - xem và nêu giờ ,lịch các ngày tròn tuần trong tuần - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Thực hành xem giờ, lịch các ngày trong tuần Phương pháp: quan sát, thực hành Cách tiến hành: Cho HS quan sát mỗi đồng hồ rồi đọc giờ ở đồng hồ đó. -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ. 115
  23. Bài 2: Mục tiêu: Thực hành xem giờ ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: Yêu cầu HS quan sát các bức tranh mô tả hoạt động của bạn Việt. Xác định thời gian bạn Việt làm những hoạt động đó. Đây là một bài tập mở. -HS trả lời để thông qua đó tương tác với HS nhiều hơn. Lưu ý: Khi HS kể về những việc thường làm vào ngày chủ nhật, GV nên hỏi HS thêm về thời gian HS làm những công việc đó. Dựa vào đó, GV có thể yêu cầu HS nêu nhận xét về các hoạt động của bạn Việt trong ngày chủ nhật thông qua một số câu hỏi như: + Em có nên ngủ dậy vào lúc 10 giờ sáng không? Tại sao không nên? + Em có nên đá bóng vào lúc 2 giờ chiều không? Tại sao không nên? -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Việt ngủ dậy lúc 10 giờ sáng; Việt đá bóng lúc 2 giờ chiều; Việt ăn tối vào lúc 9 giờ tối; Việt chơi trò chơi điện tử lúc 11 giờ đêm. Chúng ta không nên như Việt. Bài 3: Mục tiêu: Thực hành xem các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong bảng để gọi tên các môn thể thao. Các môn thể thao được đưa ra gồm có: bóng chuyền, quần vợt, cầu lông, chạy và bóng bàn. Dựa vào bảng để trả lời câu hỏi. -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Quần vợt, chạy; b) Thứ năm, thứ bảy; c) Thứ sáu. Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Thực hành xem giờ, lịch các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) 107