Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32

doc 10 trang trongtan 21/10/2022 8201
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_32.doc

Nội dung text: Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32

  1. TUẦN 32,TIẾT 95 Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Bài 37: LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu: Giúp HS: *Kiến thức Giải quyết được các vấn để thực tế đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng và xem lịch. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận:Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. + NL giải quyết vấn đề: Xác định cách thức giải quyết vấn để.Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn để. +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm . II.Chuẩn bị Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. Chuẩn bị vật liệu, mô hình, xúc xắc để thực hiện trò chơi trong SGK. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Thực hành xem giờ, lịch các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - xem và nêu giờ ,lịch các ngày tròn tuần trong tuần - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Thực hành xem giờ, lịch các ngày trong tuần Phương pháp: quan sát, thực hành Cách tiến hành: Cho HS quan sát mỗi đồng hồ rồi đọc giờ ở đồng hồ đó. -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ. Bài 2: 1
  2. Mục tiêu: Thực hành xem giờ ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: Yêu cầu HS quan sát các bức tranh mô tả hoạt động của bạn Việt. Xác định thời gian bạn Việt làm những hoạt động đó. Đây là một bài tập mở. -HS trả lời để thông qua đó tương tác với HS nhiều hơn. Lưu ý: Khi HS kể về những việc thường làm vào ngày chủ nhật, GV nên hỏi HS thêm về thời gian HS làm những công việc đó. Dựa vào đó, GV có thể yêu cầu HS nêu nhận xét về các hoạt động của bạn Việt trong ngày chủ nhật thông qua một số câu hỏi như: + Em có nên ngủ dậy vào lúc 10 giờ sáng không? Tại sao không nên? + Em có nên đá bóng vào lúc 2 giờ chiều không? Tại sao không nên? -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Việt ngủ dậy lúc 10 giờ sáng; Việt đá bóng lúc 2 giờ chiều; Việt ăn tối vào lúc 9 giờ tối; Việt chơi trò chơi điện tử lúc 11 giờ đêm. Chúng ta không nên như Việt. Bài 3: Mục tiêu: Thực hành xem các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong bảng để gọi tên các môn thể thao. Các môn thể thao được đưa ra gồm có: bóng chuyền, quần vợt, cầu lông, chạy và bóng bàn. Dựa vào bảng để trả lời câu hỏi. -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Quần vợt, chạy; b) Thứ năm, thứ bảy; c) Thứ sáu. Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Thực hành xem giờ, lịch các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - xem và nêu giờ ,lịch các ngày tròn tuần trong tuần 107
  3. - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học. TUẦN 32,TIẾT 96 Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu: Giúp HS: *Kiến thức Giải quyết được các vấn để thực tế đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng và xem lịch. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận:Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. + NL giải quyết vấn đề: Xác định cách thức giải quyết vấn để.Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn để. +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm . II.Chuẩn bị Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. Chuẩn bị vật liệu, mô hình, xúc xắc để thực hiện trò chơi trong SGK. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Thực hành xem giờ, lịch các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - xem và nêu giờ ,lịch các ngày tròn tuần trong tuần - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : luyện tập Bài 1: Mục tiêu: ôn lại cho HS kiến thức về so sánh các số có hai chữ số. Phương pháp: quan sát, thực hành 108
  4. Cách tiến hành: -HS quan sát tranh +Em có biết thỏ thích ăn gì không? -HS phát biểu -HS nhận xét +Vào các ngày nào đàn thỏ ăn số cà rốt bằng nhau ? +Vào các ngày nào đàn thỏ ăn nhiều hơn 27 củ cà rốt ? -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Thứ ba, thứ bảy; b ) Thứ năm, thứ sáu, chủ nhật. Bài 2: Mục tiêu: Thực hành xem giờ, lịch các ngày trong tuần Phương pháp: đóng vai Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS, dựa vào lời đối thoại của các nhân vật trong bức tranh, thu được câu hỏi: “Hôm qua là thứ tư, vậy ngày mai là thứ mấy?”. Muốn biết “ngày mai” là thứ mấy, cần xác định được ngày “hôm nay”. Trên cơ sở đó, +Hôm qua là thứ tư thì hôm nay là thứ mấy? Ngày mai là thứ mấy?” -HS chơi đóng vai theo nhóm 2 nhóm lên trình bày -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương các nhóm chơi đưa ra đáp án đúng : Thứ sáu. Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Thực hành xem giờ Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: Trò chơi: Đưa ong vẽ tổ Chuẩn bị:Mỗi nhóm 1 con xúc xắc, 1 quân cờ. Cách chơi: Có thể cho HS oẳn tù tì để tìm ra bạn đi trước. Hai bạn luân phiên nhau di chuyển một quân cờ. Người chơi sẽ gieo xúc xắc để di chuyển quân cờ theo số ô bằng số chấm xuất hiện ở mặt trên con xúc xắc. Tại đó, người chơi phải xác định đồng hồ chỉ mấy giờ. Nếu xác định đúng thì người chơi được ở nguyên đó, nếu xác định sai thì người chơi phải quay lại vị trí ở lượt trước đó. Nếu di chuyển được quân cờ đến ô may mắn (ô có hình chú ong) thì người chơi sẽ đưa được chú ong vẽ tổ ngay lập tức. Ai di chuyển được quân cờ đúng đến tổ ong, người chơi đó đưa được ong vẽ tổ. Trò chơi kết thúc khi đưa được ong vẽ tổ. -HS chơi 109
  5. -HS nhận xét các bạn chơi -GV tổng kết trò chơi *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học. 110