Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 33, 34, 35

doc 24 trang trongtan 21/10/2022 8525
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 33, 34, 35", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_33_34.doc

Nội dung text: Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 33, 34, 35

  1. TUẦN 33,TIẾT 97 Thứ hai ngày 3 tháng 05 năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ để 10 ÔN TẬP CUỐI NAM ÔN TẬP CÁC SỚ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHAM VI 10 (3 tiết) I.Mục tiêu: Giúp HS: * Kiến thức -Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết số, xếp thứ tự và so sánh số. -Củng cố bài toán có lời văn (bài toán thực tế vể phép cộng, phép trừ). Quan sát tranh, viết phép tính thích hợp và nêu câu trả lời. -Củng cố thực hiện tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). -Thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính. Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL giải quyết vấn đề: Phát triển năng lực giải quyết vấn để qua việc giải các bài toán thực tế (giải quyết các “tình huống” thực tế). +NL giao tiếp hợp tác :Rèn khả năng diễn đạt, trình bày, giao tiếp toán học thông qua trả lời các câu hỏi của bài toán có lời văn, bài toán vui có tính lôgic, trò chơi toán học, - Thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng học Toán 1, mô hình, tranh ảnh phục vụ các bài trong SGK. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Thực hành xem giờ, lịch các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp - xem và nêu giờ ,lịch các ngày tròn tuần trong tuần - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Củng cố vể thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé của các số tự nhiên trong phạm vi 10.
  2. Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: -HS tự tìm số thích hợp trong ô theo yêu cầu của để bài (ở mỗi câu a, b). -HS nhận xét -GV nhận xét đưa ra đáp án đúng Bài 2: Mục tiêu: Củng cố vể thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé của các số tự nhiên trong phạm vi 10. Phương pháp: quan sát, thực hành , trao đổi nhóm Cách tiến hành: HS trao đổi cặp đôi quan sát các bông hoa, so sánh các số, rồi nêu câu trả lời theo yêu cầu ở câu a, câu b. -HS nhận xét -GV nhận xét đưa ra đáp án đúng Bài 3: Mục tiêu: Củng cố vê' so sánh số (quan hệ nhiêu hơn, ít hơn, bằng nhau). Phương pháp: quan sát thực hành Cách tiến hành: - HS quan sát đê bài (tranh vẽ các ô tô), phân tích “tình huống”. (Lúc đẩu hàng trên có 8 ô tô, hàng dưới có 6 ô tô. Sau khi chuyển 1 ô tô từ hàng trên xuống hàng dưới thì số ô tô ở hai hàng lúc này thế nào? Nhiêu hơn, ít hơn hay bằng nhau?). Từ đó tìm câu trả lời đúng. Lưu ý: Có thể’ so sánh số, chẳng hạn: Sau khi chuyển 1 ô tô thì hàng trên đếm còn 7 ô tô, hàng dưới đếm có 7 ô tô nên câu C đúng (số ô tô ở hai hàng bằng nhau). HS có thể quan sát hình vẽ hoặc làm mô hình gắn lên bảng minh hoạ sau khi chuyển 1 ô tô thấy hai hàng ô tô tương ứng bằng nhau. -HS nhận xét -GV nhận xét đưa ra đáp án đúng Bài 4: Mục tiêu: Bài này gắn với môn Tự nhiên và Xã hội, yêu cẩu HS quan sát tranh rồi nêu được các giai đoạn sinh trưởng của hoa sen Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi qua sát giai đoạn hình thành và phát triển của sen từng tranh SHS -HS nối tiếp phát biểu: Tranh 1: Sen chưa ra hoa, 2: Nụ hoa, 3: Hoa sen nở, 4: Hoa sen tàn, 5: Hoa sen thành đài sen). - HS phát biểu -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng
  3. Bài 5: Mục tiêu: Rèn khả năng diễn đạt, trình bày, giao tiếp toán học thông qua trả lời các câu hỏi của bài toán có lời văn, bài toán vui có tính lôgic, trò chơi toán học, Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: -HS nhận xét: điểm Mai cao hơn Nam, do đó Mai điểm 10, Nam điểm 9. Còn lại Việt điểm 10. (Đây là bài toán cẩn suy luận lôgic, GV có thể để HS tự làm hoặc có gợi ý hướng dẫn thêm). Đáp án: Bài a) 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6; b) 10, 9, 8, 6, 5, 4. Bài1 2 a) Bông 6, 7, 8; b) Bông 6 ghi số lớn nhất, bông 3 ghi số bé nhất. Bài 3 Câu C. Bài 4 3, 5, 4. Bài 5 Việt được 10 điểm. - HS phát biểu -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết số, xếp thứ tự và so sánh số. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu 4HS cùng thi điền dấu nhanh 2 4 10 .9 HS thi sắp xếp thứ tự số 0-10 theo thứ tự từ lớn đến bé -HS nhận xét - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết họ
  4. TUẦN 33,TIẾT 98 Thứ ba ngày 4 tháng 05 năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS: * Kiến thức -Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết số, xếp thứ tự và so sánh số. -Củng cố bài toán có lời văn (bài toán thực tế vể phép cộng, phép trừ). Quan sát tranh, viết phép tính thích hợp và nêu câu trả lời. -Củng cố thực hiện tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). -Thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính. Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL giải quyết vấn đề: Phát triển năng lực giải quyết vấn để qua việc giải các bài toán thực tế (giải quyết các “tình huống” thực tế). +NL giao tiếp hợp tác :Rèn khả năng diễn đạt, trình bày, giao tiếp toán học thông qua trả lời các câu hỏi của bài toán có lời văn, bài toán vui có tính lôgic, trò chơi toán học, - Thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng học Toán 1, mô hình, tranh ảnh phục vụ các bài trong SGK. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết số, xếp thứ tự và so sánh số. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu 4HS cùng thi điền dấu nhanh 4 6 HS thi sắp xếp thứ tự số 0-10 theo thứ tự từ bé đến lớn -HS nhận xét - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Củng cố thực hiện tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). Phương pháp: quan sát thực hành ,trao đổi nhóm Cách tiến hành:
  5. Yêu cẩu HS trao đổi nhóm và thực hiện các phép tính ở trong hình vẽ. Dựa vào kết quả các phép tính để tìm ra các phép tính có kết quả là 8. -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 6 + 2 = 9 - 1 = 4 + 4 = 8. Bài 2: Mục tiêu: Củng cố thực hiện tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). Phương pháp: quan sát, thực hành ,thảo luận nhóm Cách tiến hành: -Yêu cẩu 4 HS thực hiện trên bảng các phép tính ở mỗi chú thỏ. - Dựa vào kết quả phép tính, HS tìm được chuồng tương ứng mà chú thỏ đó sẽ chạy vào. HS tự phát hiện được “tình huống” có hai chú thỏ mang phép tính (5 + 2) và (10 - 3) có cùng kết quả là 7 nên sẽ cùng chạy vào chuồng số 7. Từ đó trả lời được câu hỏi của bài. -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Chuồng 7. Lưu ý: Đây là bài toán vui, có tính lôgic, GV nên tổ chức hoạt động sao cho vừa đạt yêu cẩu bài ra, vừa gây hấp dẫn, hứng thú học tập cho HS. Bài 3: Mục tiêu: - Củng cố thực hiện tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). -Rèn khả năng diễn đạt, trình bày, giao tiếp toán học thông qua trả lời các câu hỏi của bài toán có lời văn, bài toán vui có tính lôgic, trò chơi toán học, Phương pháp: thảo luận nhóm Cách tiến hành: -Chia lớp làm 6 nhóm nhỏ ( phát mỗi nhóm phiếu BT 3) -HS các nhóm tự phát hiện được “quy luật” cách tính. (Mỗi số ở hàng trên là tổng của hai số tương ứng ở hàng dưới liên kê). Từ đó nêu được số thích hợp. Lưu ý: Đây là toán vui, có tính lôgic (phát hiện quy luật), GV nên để HS tự phát hiện rồi làm, chỉ hướng dẫn, gợi ý thêm khi cẩn thiết. -Các nhóm phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng :Theo thứ tự từ dưới lên trên: 4, 5, 10. Bài 4: Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết số, xếp thứ tự và so sánh số. Củng cố so sánh số, nêu dấu >; <; = thích hợp.
  6. Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: Yêu cầu so sánh số với kết quả phép tính. Lưu ý: Các bài này có mức độ yêu cầu cao hơn khi so sánh hai số, GV có thể để HS tự làm hoặc hướng dẫn để HS tìm (nhẩm) kết quả phép tính, rồi so sánh số với kết quả đó (chỉ cần nêu dấu >; ; <; = Bài 5: Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết số, xếp thứ tự và so sánh số. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Gọi 7HS thực hiện tính ở mỗi con bướm -Chia lớp làm 6 nhóm phát phiếu BT 5b cho mỗi nhóm ( hoàn thành 1 phút) -Các nhóm trình bày kết quả -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 2, 1, 2, 1. *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết số, xếp thứ tự và so sánh số. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS thi nêu kết quả đúng phép tính( do bạn nêu và chỉ định bạn khác trả lời) chơi đến khi GV báo hiệu kết thúc - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học.
  7. TUẦN 33,TIẾT 99 Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS: * Kiến thức -Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết số, xếp thứ tự và so sánh số. -Củng cố bài toán có lời văn (bài toán thực tế vể phép cộng, phép trừ). Quan sát tranh, viết phép tính thích hợp và nêu câu trả lời. -Củng cố thực hiện tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). -Thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính. Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL giải quyết vấn đề: Phát triển năng lực giải quyết vấn để qua việc giải các bài toán thực tế (giải quyết các “tình huống” thực tế). +NL giao tiếp hợp tác :Rèn khả năng diễn đạt, trình bày, giao tiếp toán học thông qua trả lời các câu hỏi của bài toán có lời văn, bài toán vui có tính lôgic, trò chơi toán học, - Thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng học Toán 1, mô hình, que tính ,tranh ảnh phục vụ các bài trong SGK. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết số, xếp thứ tự và so sánh số. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS thi nêu kết quả đúng phép tính( do bạn nêu và chỉ định bạn khác trả lời) chơi đến khi GV báo hiệu kết thúc - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : luyện tập Bài 1: Xếp que tính Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: trò chơi, thảo luận nhóm Cách tiến hành:
  8. HS tham gia “Toán vui” xếp que tính thành các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 (dạng số điện tử). Yêu cầu HS các nhóm ( 4 HS một nhóm ) lấy que tính tự xếp được các số trên (theo mẫu trong SGK). HS quan sát mỗi số đếm số que tính ở mỗi số (0-9) rồi tìm ra những số được xếp bởi 5 que tính. -HS các nhóm quan sát và nhận xét lẫn nhau -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng b) Các số 2, 3, 5. Bài 2: Mục tiêu: : Đây là toán vui vể xếp que tính, củng cố vể số và phép tính trong phạm vi 10, qua đó rèn tư duy (tìm cách giải quyết “tình huống” có vấn để). Phương pháp: Trò chơi , thảo luận nhóm Cách tiến hành: Yêu cầu HS các nhóm ( 4 HS một nhóm ) “Toán vui” vể phép tính cộng, trừ. Yêu cầu HS tìm cách đổi chỗ 1 que tính để được số mới thích hợp với phép tính đúng, chẳng hạn: Đổi 3 thành 2 để có phép tính đúng 6 + 2 = 8. Đổi 9 thành 0 để có phép tính đúng 5 – 0 = 5. Lưu ý: GV để HS tự làm việc cá nhân hoặc có thể tổ chức làm việc nhóm tuỳ điểu kiện của lớp (dưới hình thức như trò chơi học toán). -HS các nhóm quan sát và nhận xét lẫn nhau -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 6 + 2 = 8, 5 – 0 = 5. Bài 3: Mục tiêu: Bài này dưới dạng “Toán đố vui” rèn tư duy lôgic, giải quyết “tình huống” Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS quan sát tranh +Làm thế nào để thỏ qua được các cửa để tới chỗ có cà rốt và có mấy cách đi như thế?. GV có thể cho HS nối tiếp phát biểu Lưu ý:Yêu cầu HS tính được phép cộng hai số ở hai cửa tương ứng để có kết quả là 10 (ghép hai số ở trong các cửa thành đường thỏ có thể đi qua được). Gây hứng thú học tập cho HS -HS quan sát và nhận xét lẫn nhau -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Ta có: 2 + 8 = 10; 3 + 7 = 10. Như vậy có 2 cách đi để thỏ lấy được cà rốt. *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành:
  9. -Yêu cầu HS thi xếp số với 5 que tính ( cả lớp) -4HS nối tiếp trình bày - GV nhận xét tuyên dương những HS xếp đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học.
  10. TUẦN 34,TIẾT 100 Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC BÀI 39 : ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 I.Mục tiêu Giúp HS: Kiến thức Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 100 (số có hai chữ số); vể đọc, viết số, cấu tạo, phân tích số, xếp thứ tự, so sánh số. Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tính trong trường hợp có hai dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn (toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: -Phát triển năng lực giải quyết vấn để qua việc giải các bài toán thực tế, phát triển trí tưởng tượng, tư duy lôgic qua bài toán vui, trò chơi, năng lực mô hình hoá, giao tiếp (qua áp dụng quy tắc tính, diễn đạt, ). II. Chuẩn bị : Bộ đồ dùng học Toán 1, mô hình, que tính ,tranh ảnh phục vụ các bài trong SGK. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS thi xếp số với 5 que tính ( cả lớp) - GV nhận xét tuyên dương những HS xếp đúng *Hoạt động 2 :Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Bài này củng cố ve lập số, đọc, viết số, cấu tạo số (hàng chục, hàng đơn vị). Phương pháp: quan sát, thực hành Cách tiến hành: -Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ “que tính” rồi nêu các số thích hợp. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương Bài 2: Mục tiêu: Củng cố cấu tạo số (số gồm mấy chục và mấy đơn vị. Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: - Yêu cầu HS tìm được số tương ứng trong ô (theo mẫu).2a
  11. b) Có thể hiểu 47 gồm 4 chục và 7 đơn vị hay viết là: 47 = 40 + 7. Tìm các số tương ứng trong ô ở các phép tính còn lại. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng b) 53 = 50 + 3; 69 = 60 + 9; 96 = 90 + 6. Bài 3: Mục tiêu: Củng cố so sánh số đo độ dài. Phương pháp: thực hành. Cách tiến hành: -Yêu cầu HS so sánh số đo độ dài bước chân của mỗi bạn, rồi trả lời câu hỏi (trong SGK). -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Nam có bước chân dài nhất; b) Việt có bước chân ngắn nhất. Bài 4: Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: thảo luận nhóm Cách tiến hành: -Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi . Toán vui “ghép hai miếng bìa để được số có hai chữ số”. Yêu cầu HS lập được các số có hai chữ số khác nhau từ ba chữ số đã cho 3, 0, 7. Sau đó nhận ra có 4 số ghép được là: 37, 73, 30, 70. Lưu ý: GV có thể cho HS ghép hai miếng bìa từ ba miếng bìa có ba chữ số khác 0, chẳng hạn từ ba chữ số 3, 5, 7 ghép được 6 số: 35, 37, 57, 53, 73, 75. Sau đó mới ghép ba chữ số 3, 0, 7 (SGK) để được 4 số: 30, 37, 70, 73 (số 03, 07 bị loại vì không phải là số có hai chữ số). -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 37, 73, 30, 70. *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS thi xếp số với 5 que tính ( cả lớp) -4HS nối tiếp trình bày - GV nhận xét tuyên dương những HS xếp đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học
  12. TUẦN 34,TIẾT 101 Thứ ngày tháng năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Luyện tập I.Mục tiêu Giúp HS: Kiến thức Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 100 (số có hai chữ số); vể đọc, viết số, cấu tạo, phân tích số, xếp thứ tự, so sánh số. Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tính trong trường hợp có hai dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn (toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: -Phát triển năng lực giải quyết vấn để qua việc giải các bài toán thực tế, phát triển trí tưởng tượng, tư duy lôgic qua bài toán vui, trò chơi, năng lực mô hình hoá, giao tiếp (qua áp dụng quy tắc tính, diễn đạt, ). II. Chuẩn bị : Bộ đồ dùng học Toán 1, mô hình, que tính ,tranh ảnh phục vụ các bài trong SGK. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS thi xếp số với 2,4,6 ghép 6 số có 2 chữ số ( cả lớp) -HS nối tiếp trình bày kết quả vào bảng con - GV nhận xét tuyên dương những HS xếp đúng *Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: a) Cho HS thực hiện tính nhẩm (nêu ngay kết quả tính). b) Yêu cầu HS đặt tính rồi tính (HS tự làm, GV chỉ kiểm tra, giúp đỡ nếu cần). -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Bài 2: Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: thực hành Cách tiến hành:
  13. Yêu cầu HS tính kết quả các phép tính, rồi Lìm hai phép tính có cùng kết quả. (Khi tính có thể nhẩm ra kết quả, không cần đặt tính rồi tính). -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) 35 + 12 = 40 + 7; 53 + 6 = 40 + 19; 60 + 20 = 30 + 50. Lưu ý: Với tranh vẽ, HS có thể hiểu vui: Con mèo bắt được con cá khi hai phép tính tương ứng có cùng kết quả. Bài 3: Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: Yêu cầu HS tính lần lượt phép tính từ trái sang phải. (Có thể nhẩm ra kết quả rồi nêu kết quả phép tính). -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) 64, 14, 46; b) 76, 70, 80. Bài 4: Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm các phép tính ghi trên con rồng. Sau đó nêu kết quả tương ứng với dấu hỏi (?) trong bảng. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 50, 30, 50. *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS thi xếp số với 5 que tính ( cả lớp) -4HS nối tiếp trình bày - GV nhận xét tuyên dương những HS xếp đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học.
  14. TUẦN 34,TIẾT 102 Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Luyện tập I.Mục tiêu Giúp HS: *Kiến thức -Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 100 (số có hai chữ số); vể đọc, viết số, cấu tạo, phân tích số, xếp thứ tự, so sánh số. -Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tính trong trường hợp có hai dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn (toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: -Phát triển năng lực giải quyết vấn để qua việc giải các bài toán thực tế, phát triển trí tưởng tượng, tư duy lôgic qua bài toán vui, trò chơi, năng lực mô hình hoá, giao tiếp (qua áp dụng quy tắc tính, diễn đạt, ). II. Chuẩn bị : -Bộ đồ dùng học Toán 1, mô hình, que tính ,tranh ảnh phục vụ các bài trong SGK. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS thi xếp số với 3,4,5 ghép 6 số có 2 chữ số ( cả lớp) -HS nối tiếp trình bày kết quả vào bảng con - GV nhận xét tuyên dương những HS xếp đúng *Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: -Yêu cầu HS dựa vào quy tắc tính phép cộng, phép trừ số có hai chữ số với (cho) số có hai chữ số, biết nhẩm kết quả ở từng hàng (đơn vị, chục), từ đó tìm được chữ số thích hợp điển vào ô trống (riêng phép trừ ? ? = 31 có thể ? ? 85 - 31 = 54, phép ? ? + 24 = 76 có thể tìm ? ?tìm= 76 - 24 = 52. cộng
  15. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 41 + 35 = 76, 52 + 24 = 76, 77 - 23 = 54, 85 - 54 = 31. Bài 2: Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: Yêu cầu HS tính kết quả các phép tính ở mỗi ngôi sao, nhận xét từng kết quả phép tính rồi tìm các ngôi sao ghi phép tính có kết quả lớn hơn 26. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng47 - 7 > 26, 50 + 5 > 26, 30 + 10 > 26. Bài 3: Mục tiêu: Củng cố bài toán có lời văn (toán thực tế liên quan đến phép trừ) Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: - Yêu cầu HS tìm ra phép tính thích hợp rồi nêu (nói) câu trả lời (GV để HS tự làm, chỉ hướng dẫn khi cần thiết). -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 75 - 52 = 23. Còn 23 cây hoa hồng chưa nở hoa. Bài 4: Mục tiêu: Củng cố bài toán có lời văn (toán thực tế liên quan đến phép cộng ) Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: Tương tự bài 3, yêu cầu HS tìm ra phép tính thích hợp rồi nêu (nói) câu trả lời. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 32 + 35 = 67. Cả hai lớp có 67 bạn cùng tham gia buổi cắm trại. *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức vể số và chữ số trong phạm vi 10. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu 4HS thi 24+ 24 ( cả lớp làm vào bảng con ) - GV nhận xét tuyên dương những HS xếp đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học.
  16. TUẦN 35,TIẾT 105 Thứ năm ngày 13 tháng 5 năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG I.Mục tiêu Giúp HS: *Kiến thức -Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: -Thực hiện được các thao tác tư duy như quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, diễn dịch (ở mức độ đơn giản). -Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm và ước lượng độ dài của các vật quen thuộc. II.Chuẩn bị: -Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. -Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố phép trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -GV gọi 4 HS lên thi đặt tính 25-15 -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 :Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng nhận dạng khối lập phương và khối hộp chữ nhật dựa vào biểu tượng của các hình này. Phương pháp: Thảo luận nhóm đôi Cách tiến hành: - Vì HS chưa được học “khái niệm” hình nên chỉ yêu cầu HS nêu đúng hình nào là khối lập phương, khối hộp chữ nhật, không yêu cầu HS giải thích vì sao. GV cho HS làm bài rồi chữa bài. Sau khi làm bài, GV có thể cho HS tự kiểm tra, chữa bài của nhau (theo nhóm 2 HS).
  17. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Hình A, D là khối lập phương; b) Hình A, C là khối hộp chữ nhật. Bài 2: Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật dựa vào biểu tượng của các hình này. Phương pháp: Thảo luận nhóm đôi Cách tiến hành: Vì HS chưa được học “khái niệm” hình nên chỉ yêu cầu HS nêu đúng số hình mỗi loại, không yêu cầu HS giải thích vì sao. GV cho HS làm bài rồi chữa bài. Sau khi làm bài, GV có thể cho HS tự kiểm tra, chữa bài của nhau. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Từ trên xuống dưới: 3, 8, 11, 3. Bài 3: Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật dựa vào biểu tượng của các hình này. Phương pháp: Thảo luận nhóm đôi Cách tiến hành: a) GV cho HS lấy 9 que tính rồi xếp thành hình như trong SGK. b) GV hướng dẫn HS đếm số hình tam giác theo thứ tự hợp lí, không bỏ sót, không trùng lặp. Chẳng hạn, đếm các hình tam giác nhỏ trước, rồi đếm các hình tam giác to. Kết quả là: có 4 hình tam giác nhỏ và 1 hình tam giác to (gồm cả 4 hình tam giác nhỏ), vậy có tất cả 5 hình tam giác. GV có thể hướng dẫn HS thử lấy ra 1 que tính rồi đếm xem hình còn lại có mấy hình tam giác, từ đó quan sát để lấy tiếp que thứ hai sao cho hình còn lại có đúng 2 hình tam giác. Có nhiều cách lấy 2 que tính để hình còn lại có 2 hình tam giác, chẳng hạn: -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương .
  18. Bài 4: Mục tiêu: -Củng cố phép trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. -Bài này nhằm giúp HS phát triển năng lực quan sát, nhận xét. Phương pháp: Thảo luận nhóm đôi Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét để nhận ra quy luật sắp xêp các hình đã cho, từ đó chọn được hình thích hợp đặt vào dấu -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Hình D; b) Hình C. *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Ôn tập, củng cố rèn kĩ năng nhận dạng dạng khối lập phương và khối hộp chữ nhật ,hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật dựa vào biểu tượng của các hình này. Phương pháp: trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS lấy que tính xếp hình theo yêu cầu của GV ( hình tam giác, hình vuông, chữ nhật ) -Mỗi lượt 2 HS thi xếp hình - GV nhận xét tuyên dương những HS xếp đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học.
  19. TUẦN 35,TIẾT 104 Thứ ba ngày 18 tháng 5 năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Luyện tập I.Mục tiêu Giúp HS: *Kiến thức -Nhận biết được: dài hơn, ngắn hơn, đơn vị đo độ dài cm. -Nhận biết được tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ; xác định được thứ, ngày trong tuần lễ dựa vào tờ lịch hằng ngày. -Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: -Thực hiện được các thao tác tư duy như quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, diễn dịch (ở mức độ đơn giản). -Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm và ước lượng độ dài của các vật quen thuộc. II.Chuẩn bị: -Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. -Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Ôn tập, củng cố rèn kĩ năng nhận dạng dạng khối lập phương và khối hộp chữ nhật ,hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật dựa vào biểu tượng của các hình này. Phương pháp: trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS lấy que tính xếp hình theo yêu cầu của GV ( hình tam giác, hình vuông, chữ nhật ) -Mỗi lượt 2 HS thi xếp hình - GV nhận xét tuyên dương những HS xếp đúng *Hoạt động 2 : Bài 1: Mục tiêu: -Ôn tập, củng cố xem đồng hồ. -Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ. Phương pháp: quan sát ,thực hành Cách tiến hành: - HS tự đọc yêu cầu của để bài, gọi một số HS nêu yêu cầu của để bài cho cả lớp cùng nghe. GV hướng dẫn HS nêu cách làm rồi tự làm bài và chữa bài.
  20. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét Chẳng hạn, GV hướng dẫn để HS nhận ra cách làm là: Nêu giờ đã cho dưới mỗi bức tranh rồi tìm xem đồng hồ nào chỉ giờ đó. Có thể cho HS tự kiểm tra, chữa bài của nhau. Lưu ý: Bài này có thể tổ chức thành trò chơi theo nhóm hai HS, thi đua xem ai làm đúng và nhanh nhất. -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Bài 2: Mục tiêu: Ôn tập, củng cố xem đồng hồ. Phương pháp: quan sát,thảo luận nhóm Cách tiến hành: - HS tự đọc yêu cầu của để bài, gọi một số HS nêu yêu cầu của để bài cho cả lớp cùng nghe để HS nắm được. GV cho HS trao đổi theo cặp làm bài rồi chữa bài. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét Sau khi HS làm xong, GV có thể cho HS tự kiểm tra, chữa bài của nhau. -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Chọn A; b) Chọn B. Bài 3: Mục tiêu: Củng cố đo độ dài : dài hơn, ngắn hơn, đơn vị đo độ dài cm. Phương pháp: thảo luận nhóm đôi Cách tiến hành: - HS nêu yêu cầu của để bài rồi trao đổi nhóm đôi làm bài và chữa bài. GV cần lưu ý HS cách đo trước khi làm bài. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Bài 4: Mục tiêu: Củng cố đo độ dài : dài hơn, ngắn hơn, đơn vị đo độ dài cm. Phương pháp: quan sát thực hành Cách tiến hành: - HS đọc yêu cầu của để bài, nêu cách làm rồi làm bài và chữa bài. Chẳng hạn, GV hướng dẫn để HS nhận ra cách làm bài: Xác định số đo độ dài của các băng giấy theo ô vuông, rồi so sánh các số đo đó để tìm ra băng giấy B dài nhất,
  21. băng giấy D ngắn nhất. Cũng có thể chỉ cần xác định số đo của băng giấy A, C, D; từ đó nhận ra băng giấy D ngắn nhất, băng giấy C dài nhất trong ba băng giấy đó, nhưng băng giấy B dài hơn băng giấy C, nên băng giấy B dài nhất. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Bài 5: Mục tiêu: Bài này nhằm giúp HS rèn khả năng ước lượng độ dài dựa vào biểu tượng về đơn vị đo độ dài. Phương pháp: quan sát , thực hành Cách tiến hành: - HS làm bài rồi chữa bài. -HS nối tiếp phát biểu -HS nhận xét Sau khi làm bài, GV có thể cho HS tự kiểm tra, chữa bài của nhau. -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Chọn A; b) Chọn B; c) Chọn A. *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: -Ôn tập, củng cố xem đồng hồ. -Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ. Phương pháp: trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS quan sát vào đồng hồ trên tay GV và ghi nhanh đồng hồ chỉ mấy giờ vào bảng con ( 6 lượt chơi) -HS đọc lại giờ vừa nêu - GV nhận xét tuyên dương những HS xem và đọc đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học.