Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023 - Đặng Ngọc Mỹ

docx 63 trang Hoàng Đức Anh 15/07/2023 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023 - Đặng Ngọc Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_15_nam_hoc_2022_2023_dang_ngoc_m.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023 - Đặng Ngọc Mỹ

  1. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 UBND HUYỆN HÓC MÔN Trường TH Ấp Đình Tổ CM 2 CHƯƠNG TRÌNH KHỐI 2 TUẦN 15 Năm học: 2022 - 2023 Từ ngày 12/12/2022 đến ngày 16/12/2022 Thứ Tiết Môn Tên bài dạy 1 HĐTN SHDC: Giao lưu tìm hiểu Truyền thống quê em 2 Toán Có thể, chắc chắn, không thể 3 Tiếng Việt Khi trang sách mở ra (tiết 1) - Đọc Khi trang sách mở ra 4 Tiếng Việt Khi trang sách mở ra (tiết 1) - Đọc Khi trang sách 2 mở ra 12/12/2022 1 Đạo đức Những sắc màu cảm xúc (T2) 2 TV* Luyện giải đề thi cũ 3 GDTC Chạy theo hướng thẳng 1 TABN 2 TABN 3 Toán Ngày giờ (tiết 1) 4 TNXH Thực vật sống ở đâu? (tiết 1) 3 1 Tiếng Việt Khi trang sách mở ra (tiết 3) - Viết chữ hoa O, 13/12/2022 2 Tiếng Việt Ong chăm làm mật Khi trang sách mở ra (tiết 4) - Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai thế nào? 3 MT Chiếc bánh sinh nhật (T1) 1 Tiếng Anh 2 Tiếng Anh 3 Tiếng Việt Bạn mới (tiết 1) - Đọc Bạn mới 4 Tiếng Việt Bạn mới (tiết 2) - Nghe - viết Mỗi người một vẻ. 4 Phân biệt g/gh; ay/ây, an/ang 14/12/2022 1 Toán Ngày giờ (tiết 2) 2 GDTC Chạy theo hướng thẳng 3 T* Ôn tập theo tình hình lớp
  2. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 1 Toán Ngày, tháng (tiết 1) 2 Nhac 3 HDTN SHCĐ: Chia sẻ những việc làm để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn. Chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn. 5 4 TNXH Thực vật sống ở đâu? (tiết 2) 15/12/2022 1 Tiếng Việt Bạn mới (tiết 3) - MRVT Trường học (tt) 2 Tiếng Việt Bạn mới (tiết 4) - Đọc - kể Chuyện của thước kẻ 3 H ĐGD NGLL1 Những biểu tượng của máy tính 1 H ĐGD NGLL2 Những biểu tượng của máy tính 2 Toán Ngày, tháng (tiết 2) 6 3 Tiếng Việt Bạn mới (tiết 5) - Luyện tập tả đồ vật quen thuộc 16/12/2022 4 Tiếng Việt Bạn mới (tiết 6) – Đọc một bài đọc về bạn bè 1 H ĐGD NGLL3 Trải nghiệm sáng tạo HK1 2 TV * Ôn tập làm văn 3 HĐTN SHL: Vẽ tranh theo SHCĐ “Chú bộ đội bảo về quê hương” CSRM: Bài 3: Nguyên nhân, diễn biến của bệnh sâu răng, cách đề phòng. Thứ Hai, ngày 12 tháng 12 năm 2022 HĐTN CHỦ ĐỀ: TRUYỀN THỐNG QUÊ EM (tt) Bài: Giao lưu tìm hiểu truyền thống quê em (SHDC) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất - Nhân ái: Biết thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và trong hoạt động vì cộng đồng. - Trách nhiệm: Tham gia vào một số hoạt động hướng đến cộng đồng do nhà trường tổ chức. Yêu thương con người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện thông qua việc hợp tác với bạn bè để xây dựng kế hoạch giúp đỡ người khó khăn và những hoạt động khác của chủ đề. 2.2. Năng lực đặc thù
  3. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các trường hợp khó khăn trong cuộc sống và cách ứng xử phù hợp. - Năng lực thiết kế và tổ chức: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn’ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - SGK Hoạt động trải nghiệm 2; - Các tờ giấy màu xanh, đỏ, vàng, - Vòng nhỏ hoặc quả bóng nhựa nhỏ, khăn bịt mắt 2. Học Sinh: - Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ (keo dán); - SGK Hoạt động trải nghiệm 2, sách, truyện, quần áo cũ - Trang phục biểu diễn (nếu có điều kiện). - Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 5’ 1. KHỞI ĐỘNG - GV yêu cầu HS tập trung xuống sân - HS di chuyển xuống sân - GV yêu cầu HS xếp hàng và ổn định nề nếp. - HS xếp hàng và ổn định nề nếp. 2. KHÁM PHÁ 5’ - Phần nghi lễ: + Chào cờ (có trống Đội) + HS Chào cờ + HS hát Quốc ca + HS hát Quốc ca + Hô – Đáp khẩu hiệu Đội + Hô – Đáp khẩu hiệu Đội 10’ - Nhận xét công tác tuần: + Lớp trực tuần nhận xét thi đua. + TPT hoặc BGH nhận xét bổ sung và + HS lắng nghe kế hoạch tuần triển khai công tác tuần tới. mới. - GV tổ chức cho HS ghi nhớ về các truyền - HS tham gia giao lưu. thống quê em. - Nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý. 15’ - Sinh hoạt theo chủ đề: Giao lưu tìm hiểu - Giữ trật tự, tập trung chú ý truyền thống quê em Hoạt động: Ghi nhớ về các truyền thống quê em. Mục tiêu: Giao lưu tìm hiểu truyền thống quê em. Cách tiến hành:
  4. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 - GV ổn định tổ chức lớp và quản lí khi Tổng - HS ổn định vị trí phụ trách Đội hoặc Liên đội trưởng tổ chức nghi lễ chào cờ và thông báo thể lệ, hướng dẫn giao lưu. Cuộc giao lưu tổ chức theo hình thức trò chơi Rung chuông vàng. - GV tổ chức cho đội Rung chuông vàng của - HS tham gia trò chơi “Rung lớp ngồi đúng vị trí theo quy định của trường chuông vàng” trên sân thi đấu. - GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú - HS nghiêm túc và cỗ vũ cho ý cổ vũ các bạn tham gia chơi. các bạn. - Đề nghị mỗi HS nhớ ít nhất về nội dung 2 – - Ghi nhớ các truyền thống quê 3 câu hỏi để chia sẻ với gia đình, bạn bè. em. - GV tổng kết hoạt động. 2’ 3. HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI - Nhận xét tiêt SHDC. - HS lắng nghe - Về nhà tập múa hát những bài hát về chủ điểm truyền thống quê em - Nêu các kế hoạch và phương hướng của tuần tới. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm) - Học sinh nêu được một số truyền thống và ngày lễ của người dân Việt Nam - Biết một vài sự kiện lịch sử của Hóc Môn Toán BÀI: CÓ THỂ, CHẮC CHẮN, KHÔNG THỂ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: Giúp HS - Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện. - Làm quen với việc mô tả từng hiện tượng liên quan đến các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể thông qua vài thí nghiệm, trò chơi hoặc xuất phát từ thực tiễn. 1. Phẩm chất - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung
  5. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. - Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. 2.2. Năng lực đặc thù - Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện. - Làm quen với việc mô tả từng hiện tượng liên quan đến các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể thông qua vài thí nghiệm, trò chơi hoặc xuất phát từ thực tiễn. *Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; - Máy tính, máy chiếu (nếu có); - 1 khối lập phương. 2. Học Sinh - Sách giáo khoa; - Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; - 1 khối lập phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Thời HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC lượng 1. Khởi động GV cho chơi Trò chơi: ĐỐ BẠN - HS chơi +GV cho 3 số bất kì 5’ + HS dùng sơ đồ tách – gộp để viết phép tính đúng Nhóm nào đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc. -Vào bài mới 15’ 2. Khám phá (Dạy bài mới) 2.1. Các khả năng xảy ra: có thể, chắc chắn, không thể Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS bước vào tiết học. Cách tiến hành: Tinh huống xảy ra
  6. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 -GV treo tranh, yên cầu HS quan sát hình - HS nêu yêu cầu bài vẽ, thảo luận nhóm đôi để giới thiệu các tập. khả năng xảy ra. - HS trình bày, GV ghi chú các tình huống lên -HS trình bày bảng lóp. Ví dụ : +Tình huống 1: không thể Vinh không thể lấy được một khối lập phương màu đỏ, vì trong khay chỉ có các khối lập phương màu xanh. Khi nào dùng từ không thể để mô tả khả năng xảy ra? (khi biết rõ là chắc chắn không xảy ra) +Tình huống 2: Có thể Bích có thể lấy được một khồĩ lập phương màu đỏ. Khi nào dùng từ có thể để mô tả khả năng xảy ra? (khi biết có thế xảy ra nhưng không chắc chắn) + Tình huống 3. chắc chắn Hùng chắc chắn lấy được khối lập phương màu đỏ. Khi nào dùng từ chắc chắn để mô tả khả năng xảy ra? (khi biết rõ chắc chắn xảy ra) - GV cho HS (thảo luận nhóm bốn) nêu một vài ví dụ có sử dụng các từ: có thể, chắc chắn, khôg thể. Ví dụ: Hôm nay, chắc chắn là thứ.hai - Chiều nay trời có thể mưa, con nhớ HS thực hiện mang áo mưa. -HS khác nhận xét Chim cánh cụt không thể bay. -GV nhận xét, tổng kết 12’ 3. Thực hành, luyện tập 3.1. Bài 1: Có thể, chắc chắn hay không thể? Mục tiêu:Giúp Hs làm quen với các khả năng có thể ra của 1 sự kiện. Cách tiến hành: - HS nêu yêu cầu bài -HS nêu yêu cầu tập. -HD nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận
  7. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 biết:chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. - HS thảo luận nhóm đôi để làm bài -GV nhận xét -HS trình bày -HS nhận xét 3.2. Bài 2: TC “Tập tầm vông” Mục tiêu:Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan đến các thuật ngữ có thể, chắc chắn, không thể thông qua trò chơi. - HS chơi Cách tiến hành: - GV dạy HS bài đồng dao, nói luật chơi, tổ - HS thực hiện cá nhân chức cho HS chơi theo nhóm đôi. GV:- Khi dự đoán, em không biết chắc chắn tay nào của bạn có khối lập phương. - HS khác nhận xét Có thể tay trái, cũng có thể tay phải. - GV tổng kết 3’ 4. Củng cố – Vận dụng - GV cho các tổ thi đua mô tả khả năng xảy ra (có sử dụng các từ: có thể, chắc chắn, - HS mô tả không thể). Ví dụ: mô tả thời tiết, thời gian, thời khoá biểu học tập, - GV khen ngợi tuyên dương tổ có mô tả đúng - HS lắng nghe - Em học được gì sau bài học? - Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm) - Học sinh dùng được các thuật ngữ có thể, chắc chắn, không thể - Mô tả được hiện tượng và xác xuất xảy ra vấn đề. Tiếng Việt Bài : Khi trang sách mở ra Đọc: Khi trang sách mở ra (Tiết 1 + 2) I. Mục tiêu: Giúp HS: * Kiến thức 1. Chia sẻ với bạn một vài điều thú vị em đọc được từ sách; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ 2. Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; giọng đọc vui tươi, hồn nhiên, thể hiện cảm xúc thú vị khi đọc bài; hiểu nội dung bài đọc: Sách
  8. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 là người bạn đem lại cho em những hiểu biết mới mẻ, thú vị; biết liên hệ bản thân: yêu quý, bảo quản giữ gìn sách, chăm đọc sách; nêu được nội dung về sách, báo theo mẫu. 3. Viết đúng kiểu chữ hoa O và câu ứng dụng. 4. Tìm từ ngữ chỉ đồ vật. Câu Ai thế nào? 5. Trao đổi về lợi ích của việc đọc sách. 1. Phẩm chất: - Nhân ái:Yêu quý mọi vật , mọi người trong cuộc sống xung quanh. - Chăm chỉ: Đức tính ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết, giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt đượcnhững thành công trong tương lai. - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tạo thói quen trao đổi nhóm, cùng nhau học tập tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. b. Năng lực đặc thù: - Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (trí tưởng tượng về sự việc trong đời sống xã hội). II. Chuẩn bị: – HS– SHS, VTV, VBT, SGV. – Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). – Tranh ảnh hoặc video clip cảnh đẹp có biển, rừng, cánh chim, – Mẫu chữ viết hoa O – Bảng phụ ghi 2 khổ thơ cuối. – Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3. . .III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 5’ A. Khởi động: – HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia - Hs hát sẻ với bạn một vài điều thú vị em đọc được từ sách. – HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV - HS chia sẻ trong nhóm ghi tên bài đọc mới Khi trang sách mở ra. - HS đọc – HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: cảnh đẹp, cuộc sống yên bình, những điều mới lạ, từ sách.
  9. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc 10’ 1.1. Luyện đọc thành tiếng 1. Đọc 1.1. Luyện đọc thành tiếng – HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng vui tươi, thể - HS nghe đọc hiện sự ngạc nhiên). – HS nghe GV hướng dẫn đọc sóng vỗ, ; hướng dẫn đọc đúng nhịp của dòng thơ, khổ thơ. – HS đọc thành tiếng từng dòng, khổ thơ, bài thơ trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp 20’1.2. Luyện đọc hiểu – HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: chân trời (đường giới hạn của tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển), dạt dào (tràn đầy, tràn ngập, do dâng lên, nhiều và liên tục), – HS đọc thầm lại bài thơ và thảo luận theo cặp/ - HS đọc thầm nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong -ND: Mọi đồ đạc trong nhà đều có SHS. ích lợi và gần gũi, thân quen với – HS nêu nội dung bài đọc: Sách là người bạn đem con người người. lại những hiểu biết mới mẻ, thú vị. - HS chia sẻ – HS liên hệ bản thân: yêu quý, bảo quản giữ gìn sách, chăm đọc sách. 15’1.3. Luyện đọc lại – HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ -– HS nhắc lại nội dung bài đó, xác định giọng đọc của bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. – HS nghe GV đọc lại 2 khổ thơ cuối. – HS nghe GV đọc – HS luyện đọc trong nhóm 2 khổ thơ cuối. – HS luyện đọc – HS học thuộc lòng khổ thơ thứ nhất theo cách GV hướng dẫn (PP xoá dần). – HS luyện đọc thuộc lòng – HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi. - HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ – Một vài HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích em thích trước lớp.
  10. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. 17’ 1.4. Luyện tập mở rộng – HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng – HS xác định yêu cầu tạo – Vui cùng sách báo. – HS trao đổi trong nhóm nhỏ và thực hiện BT vào – HS trao đổi trong đôi VBT (lưu ý không gò ép HS, chấp nhận những cách nói: “Trong sách toán có nhiều bài khó quá.”, GV chỉ chỉnh sửa nếu cách nói của HS ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục, đạo đức hoặc sai ngữ pháp/ viết sai - HS chia sẻ trước lớp chính tả). – HS nghe một vài HS trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả. . 3’ C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’ - Nhận xét, tuyên dương. (?) Nêu lại nội dung bài - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết - Nhận xét, đánh giá. sau. - Về học bài, chuẩn bị RÚT KINH NGHIỆM: Gv luyện cho HS đọc một số từ khó: cánh buồm, ướt, dạt dào. Giới thiệu thêm về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Đạo đức BÀI 9: NHỮNG SẮC MÀU CẢM XÚC (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: *Kiến thức: - Bước đầu biết điều chỉnh và thể hiện được cảm xúc phù hợp trong các tình huống khác nhau; phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phân khởi, ), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buổn chán, sợ hãi, tự ti, thất vọng, ); nhận biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với hành vi đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh. . - Phân biệt được cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực. - Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh. 1. Phẩm chất: Nhân ái: Nói, viết lời yêu thương với người thân Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập của nhóm, lớp Trung thực: Thật thà trong đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
  11. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 Trách nhiệm: Bước đầu biết điều chỉnh và thể hiện được cảm xúc phù hợp trong các tình huống khác nhau. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động học tập, biết xử lý tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết kết hợp với bạn để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của giáo viên - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh. Biết vận dụng vào thực tế. * Năng lực đặc thù: - Bước đầu biết điều chỉnh và thể hiện được cảm xúc phù hợp trong các tình huống khác nhau; phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phân khởi, ), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buổn chán, sợ hãi, tự ti, thất vọng, ); nhận biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với hành vi đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh. . - Phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi, ), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, sợ hãi, tự ti, thất vọng, ); - Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: SGK đạo đức 2, bộ tranh, các tranh ảnh phóng to trong SGK Đạo đức 2, trang 38-41, Bảng phụ/ phiếu phân loại Cảm xúc tích cực và Cảm xúc tiêu cực, trò chơi Bánh xe cảm xúc; bộ tranh vể kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân. 2. Học sinh: SGK Đạo đức 2, mành giấy nhỏ để viết lời yêu thương/lời động viên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: TL HOAT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 5’ 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học. Cách tiến hành: - HS nhảy múa bài rửa tay. - HS bước ra cùng HĐ nhảy múa. - GV GT trực tiếp vào bài. - HS lắng nghe - GV ghi tên bài. 15’ 2. Luyện tập
  12. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 Hoạt động 1: Nêu cảm xúc của các bạn trong tranh Mục tiêu:HS nhận diện và gọi tên được một số cảm xúc trong hoàn cảnh cụ thể. Cách tiến hành: - HS hoạt động theo nhóm cặp đôi, - GV yêu cầu HS hoạt động theo quan sát tranh 1,2,3 trong SGK, trang nhóm cặp đôi, quan sát tranh 1,2,3 40 và gọi tên cảm xúc. trong SGK, trang 40 và gọi tên cảm xúc theo gợi ý: - HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của GV - GV đưa ra câu hỏi gợi ý của + Bức tranh vẽ gì? + Em hãy gọi tên các cảm xúc được các bạn thể hiện trong tranh. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp, - GV gọi 1 - 2 HS nêu tên cảm xúc các nhóm khác nhận xét. trong mỗi tranh và gọi các HS khác - HS nêu tên cảm xúc trong mỗi tranh góp ý, bổ sung (nếu có). - HS nghe GV nhận xét - GV nhận xét phần trả lời của HS và KL: + Tranh 1: Bức tranh tả cảnh Na thấy con sâu/giun, vẻ mặt của Na rất sợ hãi. Bin nhìn thấy vậy, cười hả hê và trêu Na: "Hê hê! Sợ rồi kìa!". Tin thì động viên/trấn an Na và nói: "Cậu đừng sợ! Tớ sẽ vứt nó vào sọt rác." Na sợ hãi, Bin thích thú vì trêu đùa Na, còn Tin bình tĩnh động viên Na. + Tranh 2: Bức tranh tả cảnh Tin đang được nhận quà/phần thưởng từ cô giáo, cóm vui vẻ chúc mừng Tin, Bin thì tức giận/hậm hực vì Tin được nhận quà. Bin tức giận/hậm hực với Tin là không nên, nếu Tin biết Bin thể hiện cảm xúc/thái độ như vậy, Tin sê rất buồn, cốm vui mừng với Tin sẽ giúp Tin cảm thấy hạnh phúc hơn.
  13. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 + Tranh 3: Bức tranh tả cảnh Na đang vui vẻ xin tham gia chơi cùng các bạn, còn cốm lo lắng, băn khoăn không biết các bạn có cho mình chơi cùng không. Na thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện; Cốm thể hiện cảm xúc lo lấng, băn khoăn. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. Hoạt động 2: Nhận xét về ảnh hưởng của những cảm xúc đó với những người xung quanh Mục tiêu: HS nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, tiêu cực đến những người xung quanh. Cách tiến hành: - Khi em vui có thể đem đến niềm vui - GV đặt câu hỏi: Với những cảm xúc cho người khác. Khi em buồn có thể mà các bạn trong tranh trên vừa thể khiến mọi người chùn xuống và khiến hiện, có ảnh hưởng đến mọi người không khí thêm phần nặng nề. Khi em xung quanh như thế nào? xấu hổ khiến mọi người khó xử, khi em tức giận cũng khiến mọi người buồn - HS trả lời. Các HS khác bổ sung ý - GV gọi HS trả lời. Các HS khác bổ kiến. sung ý kiến. - HS lắng nghe - GV KL: Khi chúng ta thể hiện những cảm xúc tích cực sẽ khiến mọi người xung quanh cũng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc còn khi chúng ta tức giận, hậm hực sẽ khiến mọi người cảm thấy buồn phiền. Vì vậy, hãy cố gắng hạn chế những cảm xúc tiêu cực, vừa khiến cho bản thân cảm thấy khó chịu và mọi người xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Hoạt động 3: Sắm vai thể hiện cảm xúc trong các tình huống
  14. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 Mục tiêu: HS xử lí được tình huống liên quan đến việc thể hiện cảm xúc. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các cặp đôi. - HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau cách thể hiện cảm xúc ở mỗi tình huống. - GV nêu tình huống, yêu cầu các - Các nhóm quan sát tình huống, thảo nhóm quan sát tình huống, thảo luận luận, sắm vai và đưa ra cách thể hiện và đưa ra cách thể hiện cảm xúc ở cảm xúc mỗi tình huống. - GV theo dõi các nhóm thảo luận, gọi - Nhóm thảo luận, 2-3 nhóm lên bảng 2-3 nhóm lên bảng sắm vai xử lí tình sắm vai xử lí tình huống. huống. GV khuyến khích HS đưa ra nhiều cách xử lí sáng tạo và chú ý thể hiện cảm xúc một cách rõ nét để các bạn quan sát được. - GV gọi các nhóm khác bổ sung và - HS lắng nghe góp ý. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động: - HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV. 10’ 3. Vận dụng Hoạt động 1: Nói hoặc viết lời yêu thương với người thân Mục tiêu: Giúp HS biết cách thể hiện tình cảm với người thân. Cách tiến hành: - GV yêu cầu mỗi bạn HS hãy sử - HS lắng nghe và thực hiện dụng tấm thiệp tự làm, viết những lời yêu thương (lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời muốn nói) để gửi tới người thân mà em yêu quý nhất. - GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ khi cần. - GV gọi HS trả lời, nhận xét, sơ kết hoạt động. - HS trả lời, nhận xét
  15. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 Hoạt động 2: Nói hoặc viết lời động viên khi bạn bè, người thân có chuyện buồn hoặc thất vọng. Mục tiêu: Cả 2 hoạt động đều nhằm giúp HS nói hoặc viết được lời thể hiện cảm xúc yêu th ương với người thân hoặc động viên bạn bè, người thân khi họ có chuyện buôn/ thất vọng. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, - HS hoạt động cá nhân, HS có thể mỗi HS chuẩn bị một mảnh giấy nhỏ, trang trí theo ý thích và viết lời yêu HS có thể trang trí theo ý thích và viết thương, động viên lời yêu thương/động viên theo gợi ý - GV gợi ý cho HS: - HS nghe hướng dẫn + Em sẽ viết cho ai? - Ba, mẹ, anh, bạn + Người mà em sẽ viết cho đang gặp - Vui, buồn chuyện vui hay buồn? + Em sẽ viết lời yêu thương hoặc - Nếu bạn buồn em sẽ nói bạn đừng động viên người đó như thế nào? buồn nữa, hãy mạnh mẽ lên để vượt qua nó, nếu bạn vui xin chúc mừng bạn nha. - GV gọi 4 - 5 HS chia sẻ trước lớp - HS chia sẻ trước lớp về nội dung HS đã viết trên giấy. GV về nội dung HS đã viết trên giấy nhận xét, tổng kết hoạt động. Hoạt động 3: Tham gia các hoạt động để nuôi dưỡng cảm xúc tích cực (nghe nhạc, chơi thể thao ) Mục tiêu: Giúp HS nuôi dưỡng cảm xúc tích cực. Cách tiến hành: - GV khuyến khích HS đọc sách, - HS thực hiện, sưu tầm để chia sẻ với nghe nhạc, tập thể dục thể thao; gợi ý, mọi người. hướng dẫn HS đăng ký tham gia các câu lạc bộ năng khiếu, sở thích như đàn, hát, vẽ, bơi lội, câu lông, bóng bàn, bóng đá, trong trường, giúp HS nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực. GD: Các em hãy luôn nuôi dưỡng - HS lắng nghe phát huy những cảm xúc tích cực để
  16. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 cuộc sống của chunggs luôn hạnh phúc các em nhé 5’ Hoạt động củng cố - Vận dụng: Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh cách thể hiện cảm xúc trong những hoàn cảnh cụ thể. Cách tiến hành: - GV nêu các câu hỏi cho HS chia sẻ; - HS chia sẻ: + Em hãy nêu tên các cảm xúc mà + Vui, buồn, xấu hổ, giận dữ mình đã tìm hiểu trong bài học. + Vì sao chúng ta cần thể hiện cảm + Điều đó là phép lịch sự trong giao xúc phù hợp với những tình huống cụ tiếp và điều đó thể hiện sự chia sẻ thể? cảm xúc với người xung quanh - GV đọc nội dung các câu thơ trong - HS đọc thơ. mục Ghi nhớ cho cả lớp nghe và cho - HS thực hiện cả lớp đọc đồng thanh. - GV dặn dò HS về nhà tiếp tục vận dụng bài học và thể hiện cảm xúc phù hợp với các tình huống cụ thể, chia sẻ với người thân về nội dung được học - GV kết luận, tổng kết bài học. IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU BÀI DẠY: - Dặn dò học sinh chia sẻ nội dung bài học cho người thân - Dặn dò học sinh ghi lại cảm xúc tích cực/tiêu cực mỗi ngày. TIẾNG VIỆT* LUYỆN GIẢI ĐỀ THI CŨ I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Ôn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản - Ôn tập về 3 kiểu câu đã học; sử dung dấu chấm, dấu phẩy, - Luyện kỹ năng làm bài kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận 2. Phẩm chất: - Nhân ái:Yêu thương ông bà, cha mẹ - Chăm chỉ: Yêu lao động - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác hoàn thành công việc được giao 3. Năng lực: a. Năng lực chung:
  17. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù: - HS trả lời đúng câu 1, 2, 3, 4; dùng đúng dấu câu II. Chuẩn bị: – Phiếu bài tập. – Ti vi/ máy chiếu II. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Hát 2. Làm bài tâp: 2.1 Hướng dẫn khoanh chọn trắc nghiệm và trả lời tự luận 2.2 Làm bài - GV phát phiếu bài tập - Học sinh làm bài A. Đọc thầm bài văn sau: Ai đáng khen nhiều hơn? Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con: - Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp ! Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi: - Trên đường đi, con có gặp ai không? - Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ. -Con có hỏi vì sao Sóc khóc không? - Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong. Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa: - Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ. Thỏ Mẹ mỉm cười, nói: - Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn ! (Theo Phong Thu)
  18. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 B. Dựa vào nội dung bài đọc “Ai đáng khen nhiều hơn?”, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo thỏ Anh làm việc gì giúp mẹ ? (Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng) a. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương. b. Thỏ Anh đi hái một vài bông hoa. c. Thỏ Anh trông thỏ em giúp mẹ. 2. Ai hoàn thành công việc mẹ giao trước? (Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng) a. Thỏ Anh hoàn thành công việc trước Thỏ Em. b. Thỏ Em hoàn thành công việc trước Thỏ Anh. 3. Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn? (Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng) a. Vì Thỏ Anh biết nghĩ đến mẹ đang sốt ruột chờ mong. b. Vì Thỏ Anh biết nghĩ đến mẹ và cả những người khác. c. Vì Thỏ Anh nghĩ đến người khác rồi mới nghĩ đến mẹ. 4. Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm dành cho những người xung quanh em? 5. Tìm và ghi lại từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Thỏ Anh và Thỏ em rất ngoan. Từ chỉ đặc điểm là: . 6. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống: - Bác cho cháu hỏi bạn Nam có nhà không ạ - Nam đi vắng rồi cháu 7. Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về Thỏ Anh trong bài đọc trên
  19. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 GDTC Chạy theo hướng thẳng (GV bộ môn dạy) Thứ Ba, ngày 13 tháng 12 năm 2022 TABN (GV bộ môn dạy) Toán BÀI: NGÀY, GIỜ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT *Kiến thức: Giúp HS - Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ. - Cảm nhận được khoảng thời gian 1 giờ và 1 ngày. - Làm quen với khoảng thời gian, bước đầu phân biệt thời điểm và khoảng thời gian. - Nhận biết một ngày có các buổi: sáng, trưa, chiều, tối, đêm và hai cách đọc giờ vào buổi chiều, tối, đêm. - Biết xem giờ trên đồng hồ điện tử. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian. 1. Phẩm chất - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ đúng thời gian quy định. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 2.2. Năng lực đặc thù - Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ. - Cảm nhận được khoảng thời gian 1 giờ và 1 ngày. - Làm quen với khoảng thời gian, bước đầu phân biệt thời điểm và khoảng thời gian. - Nhận biết một ngày có các buổi: sáng, trưa, chiều, tối, đêm và hai cách đọc giờ vào buổi chiều, tối, đêm. - Biết xem giờ trên đồng hồ điện tử. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
  20. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 *Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; - Máy tính, máy chiếu (nếu có); - Mô hình đồng hồ. 2. Học sinh - Sách giáo khoa; - Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; - Mô hình đồng hồ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Thời HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC lượng 2’ 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào tiết - HS chơi học Cách tiến hành: - GV cho chơi Trò chơi: ĐỐ BẠN + GV đọc giờ - HS quay kim đồng hồ (hoặc ngược lại). - HS lắng nghe Nhóm nào đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc. - Vào bài mới 18’ 2. Khám phá Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một ngày có 24 giờ. Cách tiến hành: 2.1. Giới thiệu đơn vị ngày, giờ a/ Giới thiệu đơn vị giờ - GV đưa ra một tình huống : Ví dụ: Bây giờ là 8 giờ, từ lúc 7 giờ đến bây giờ chúng ta đã làm những việc gi? - GV giới thiệu: Từ 7 giờ đến 8 giờ là 1 giờ, giờ là đơn vị đo thời gian - HS quan sát , nhận biết 1 ngày có 24 giờ. 24 giờ -HS đọc phép tính trong 1 ngày được tính từ 12 giờ -HS thực hiện tính
  21. Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau b/ Giới thiệu cách đọc giờ theo buổi: - Cho HS sử dụng đồng hồ 2 kim, cho HS quay kim theo giờ chỉ định - Cho HS mở SGK lần lượt đọc giờ và xoay kim theo hình vẽ - Tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn: - GV tổng kết, tuyên dương 12’ 3. Thực hành, luyện tập Mục tiêu: Giúp HS biết xem được đồng hồ. Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan về thời gian. Cách tiến hành: 3.1. Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập - HS nêu yêu cầu bài tập - HD HS . +Một HS xoay kim đồng hồ và nói giờ +Một HS viết giờ buổi chiều (tối, đêm) vào bảng con. - GV nhận xét. -HS thực hiện -HS khác nhận xét