Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 13, 14

doc 8 trang trongtan 21/10/2022 9883
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 13, 14", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_dao_duc_1_ket_noi_tri_thuc_tuan_13_14.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 13, 14

  1. TUẦN 13 Thứ ngày tháng năm 2020 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG LỚP Bài 13: GIỮ TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG LỚP Thời lượng: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các quy định. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Thực hiện giữ trật tự trong trường lớp 3.Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Biết được ý nghĩa của việc giữ trật tự trong trường, lớp; khi nào cần giữ trật tự trong trường, lớp. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: HS tự đánh giá được việc thực hiện nội quy của bản thân. Nhắc nhở bạn bè thực hiện giữ trật tự trong trường, lớp học - NL điều chỉnh hành vi: Thực hiện giữ trật tự trong trường, lớp II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát, gắn với bài học “Giữ trật tự trong trường, lớp”; III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: Tổ chức hoạt động tập thể - trò chơi "Nghe cô giáo giảng bài" a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh b. Cách tiến hành GV đặt các câu hỏi cho cả lớp: 1/ Cây bút dùng để làm gì? (để viết) 2/ Cái ô dùng để làm gì? (để che mưa) 3/ Cái bát để làm gì? (để ăn cơm) 4/ Cái ghế để làm gì? (để ngồi) 5/ Quyển sách để làm gì? (để đọc) 6/ Học sinh đến trường để làm gì? (để học tập) 7/ Vậy trong giờ học chúng ta cần làm gì? (nghe cô giảng bài) - GV sẽ mời HS trả lời. GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng. Kết luận: Khi đến trường học tập em cần tuân theo nội quy của trường lớp, một trong các nội quy đó là giữ trật tự trong trường, lớp. c. Dự kiến sản phẩm: -Các câu trả lời của học sinh. *Dự kiến đánh giá: 1
  2. - Học sinh tự đánh giá hành vi của mình và của bạn . 2. Hoạt động khám phá vấn đề: 2.1.Hoạt động 1: Khám phá những thời điểm em cần giữ trật tự trong trường, lớp a. Mục tiêu: HS nêu được khi nào cần giữ trật tự trong trường, lớp. b. Cách tiến hành -GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh nhỏ trong SGK mục Khám phá, và trả lời câu hỏi: + Em cần giữ trật tự khi nào? - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những HS có câu trả lời đúng. Kết luận: Trong trường, lớp, em cần giữ trật tự khi chào cờ, khi xếp hàng vào lớp và ra về, khi thầy cô đang giảng bài, các bạn đang phát biểu, các bạn đang ngủ trưa, - Đại diện nhóm trình bày ( vài em học sinh nêu). - HS nhóm khác nhận xét. c. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh. (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: Trong trường, lớp, em cần giữ trật tự khi chào cờ, khi xếp hàng vào lớp và ra về, khi thầy cô đang giảng bài, các bạn đang phát biểu, các bạn đang ngủ trưa, 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao em cần giữ trật tự trong trường, lớp a. Mục tiêu - Thực hiện được những việc giữ trật tự trong trường học. b. Cách tiến hành - GV treo/chiếu tranh trong mục Khám phá nội dung “Vì sao em cần giữ trật tự trongtrường, lớp” lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK) và đặt câu hỏi: + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Em đồng tình với việc làm của bạn nào? Không đồng tình với việc làm của bạn nào? Vì sao? + Vì sao em cần giữ trật tự trong trường, lớp? - HS thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi. - Các HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời tốt. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, HS kể được việc làm thể hiện đi học đúng giờ (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: - Giữ trật tự trong trường, lớp là tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người. - Giữ trật tự trong trường, lớp để đảm bảo quyển được học tập, được an toàn 2
  3. của HS. 3. Hoạt động luyện tập 3.1 Hoạt động luyện tập 1: Em chọn việc nên làm đúng a. Mục tiêu - Học sinh tập giải quyết các tình huống qua việc quan sát tranh. b. Cách tiến hành - GV treo/chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK mục Luyện tập), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nên làm, việc không nên làm, giải thích vì sao? - HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nênlàm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh. Kết luận: - Việc em nên làm là: Trật tự nghe cô giáo giảng bài (tranh 1); Trật tự, lắng nghe thảoluận theo nhóm (tranh 3). - Việc em không nên làm là: Nói chuyện trong lớp (tranh 2). .c.Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, thể hiện giữ trật tự trong trường, lớp. (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) 3.2 Hoạt động luyện tập 2: Chia sẻ cùng bạn a. Mục tiêu - HS chia sẻ với các bạn những việc em đã biết giữ trật tự trong trường, lớp. b. Cách tiến hành - GV nêu yêu cẩu: Em đã biết giữ trật tự trong trường, lớp chưa? Hãy chia sẻ với bạn nhé! - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặccác em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết giữ trật tự trong trường lớp Kết luận: Để đạt kết quả tốt trong học tập em cần lắng nghe cô giáo giảng bài và thực hiện nội quy giữ trật tự trong trường, lớp. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Xử lí tình huống a. Mục tiêu - HS tự đánh giá được việc thực hiện nội quy của bản thân. b. Cách tiến hành GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh, thảo luận và đưa ra phương án xử lí tình huống ở mục Vận dụng. Tình huống 1: Hai bạn đẩy nhau khi đang xếp hàng. 3
  4. + HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày cách xử lí tình huống. + Các cách xử lí khác nhau: 1/ Nhắc các bạn đừng làm thế; 2/Thưa cô giáo; 3/ Mặc kệ các bạn, + HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. + GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống hay, sau đó định hướng cho HS lựa chọn cách xử lí tình huống tốt nhất. Tình huống 2: Em đang viết bài thì có bạn kéo tay: “Tớ có chuyện này hay lắm” + Các cách xử lí khác nhau: 1/ Dừng viết, nghe bạn kể chuyện; 2/ Không để ý, vẫntiếp tục viết; 3/ Nói với bạn: “Để tớ viết xong, ra chơi hãy kể”; 4/ Thưa cô giáo; + Cách tiến hành: Tương tự tình huống 1. Lưu ý: Tuỳ điều kiện cụ thể (năng lực HS và thời gian bài học), GV có thể tổ chức cho HS xử lí một hoặc cả hai tình huống. Cũng có thể chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗinhóm xử lí một tình huống. Kết luận: Em cần biết giữ trật tự trong trường, lớp và nhắc nhở các bạn cũng biết giữ trật tự như em. .- Dự kiến sản phẩm học tập: Qua bài học các em rút ra được những kĩ năng đi học đúng giờ. - Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, giải quyết tình huống . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) - HS trả lời câu hỏi: Các em rút ra được điều gì sau bài học này? Hoạt động 2: Em cùng các bạn nhắc nhau giữ trật tự trong trường, lớp a. Mục tiêu -Nhắc nhở bạn bè thực hiện giữ trật tự trong trường, lớp học b. Cách tiến hành - GV có thể cho HS đóng vai qua tình huống: Cả lớp đang tập trung làm bài. Hai bạn A và B nói chuyện. Một bạn trong lớp nhắc: “Bạn ơi, đừng nói chuyện nữa, làm bài tập đi!” - Nếu không còn thời gian, GV chỉ cẩn dặn dò HS nhắc nhở nhau giữ trật tự trongtrường, lớp ở những tình huống cụ thể. Kết luận: Các em cần nhắc nhau giữ trật tự trong trường, lớp. *Tổng kết: Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc. Gọi vài HS đọc 4
  5. TUẦN 14 Thứ hai ngày tháng năm 2020 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 4: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG LỚP Bài 14: GIỮ GÌN TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG, LỚP Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác thực hiện đúng việc giữ gìn tài sản của trường, lớp. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: thực hiện đúng việc giữ gìn tài sản của trường, lớp. 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được những việc cẩn làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp và hiểu ý nghĩa củaviệc làm đó. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thực hiện đúng việc giữ gìn tài sản của trường, lớp. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ gin tài sản của trường, lớp. - NL điều chỉnh hành vi: thực hiện đúng việc giữ gìn tài sản của trường, lớp. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em yêu trường em” - sáng tác: Hoàng Vân), gắn với bài học “Giữ gìn tài sản của trường, lớp”; III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: “ Bài hát: Em yêu trường em" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hát bài “Em yêu trường em”. - GV đặt cầu hỏi: + Trong bài hát có nhắc tới những gì? (Trường lớp, bàn ghê, sách vở, thấy cô, các bạn, ) + Bài hát nói về điều gì? (Bài hát nói về tình yêu của các bạn HS với mái trường thân yêu.) Kết luận: Chúng ta đang học dưới mái trường thân yêu có thầy cô, bè bạn, bàn ghế, sách vở, Để thể hiện tình yêu với mái trường, chúng ta phải cùng nhau giữ gìn tàisản của trường, lớp. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 4: Thực hiện nội quy trường , lớp.; bài Giữ gìn tài sản của trường, lớp." 2. Hoạt động khám phá vấn đề: 2.1.Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao phải giữ gìn tài sản của trường, lớp a. Mục tiêu 5
  6. - HS nêu được những việc cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp. b. Cách tiến hành - GV treo/chiếu tranh ở mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK). GV nêu yêu cầu: + Em hãy nhận xét về hành vi của các bạn trong tranh. + Vì sao em cẩn giữ gìn tài sản của trường, lớp? - HS quan sát, lắng nghe, thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời tốt. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, nêu được vì sao cần giữ gìn tài sản của rường, lớp (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận - Hành vi đứng lên bàn, ghế để đùa nghịch của hai bạn trong tranh là sai, em không nên làm theo bạn. - Giữ gìn tài sản của trường, lớp là nhiệm vụ của mỗi HS. Giữ gìn tài sản của trường,lớp giúp em có điều kiện để học tập, sinh hoạt ở trường, lớp được tốt hơn. 2.2. Hoạt động 2: Khám phá những việc cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp a. Mục tiêu - Thực hiện được những việc cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh nhỏ trong mục Khám phá (SGK) và thựchiện theo yêu cầu: + Em hãy kể tên các tài sản của nhà trường? + Để giữ gìn các tài sảnđó, em cần làm gì? - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời đúng. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, HS kể được việc làm thể hiện đi học đúng giờ (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: - Tài sản của trường, lớp bao gồm: bàn ghế, bảng, cửa, cây cối, tường, nước, đồ dùngthiết bị dạy học, - Những việc em cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp là: khoá vòi nước khi dùng xong; tắt điện khi ra khỏi phòng; không nhảy lên bàn ghế; giữ gìn sách, truyện trong thư viện; lau cửa sổ lớp học; không vẽ lên tường, 6
  7. 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Em chọn việc làm đúng a. Mục tiêu - Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc giữ gìn tài sản của trường, lớp. b. Cách tiến hành - GV treo/chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK), giao nhiệm vụcho các nhóm: Hãy quan sát bốn bức tranh trong mục Luyện tập (SGK), sau đó thảo luận, lựa chọn việc làm đúng. - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm,sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặcdùng bút chì đánh dấu vào tranh. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có câu trả lời đúng. * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, nên học tập những bạn biết học bài và làm bài đầy đủ (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: - Việc làm đúng: Tắt điện, đóng cửa sổ khi ra khỏi phòng (tranh 1); Nhắc nhở bạnkhoá vòi nước khi không dùng nữa (tranh 2). - Việc em không nên làm là: Viết lên bàn (tranh 3); Vẽ lên tường lớp học (tranh 4). Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn những việc em đã làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết giữ gìn tài sản của trường, lớp. Kết luận: Để có môi trường học tập tốt em cẩn thực hiện nội quy giữ gìn tài sản của trường, lớp. 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Xử lí tình huống a. Mục tiêu - Thường xuyên thực hiện đúng việc giữ gìn tài sản của trường, lớp. b. Cách tiến hành - GV chia HS theo nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh, thảo GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng và yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận và đưara phương án xử lí trong tình huống: Em sẽ làm gì khi thấy một bạn đang hái hoatrong vườn hoa của nhà trường? Gợi ý: HS có thể đưa ra các cách xử lí khác nhau: 1/ Báo với cô giáo chủ nhiệm hoặc bảo vệ; 2/ Khuyên bạn không nên làm thế; 3/ Mặc kệ bạn; - GV cho HS trình bày các cách xử lí, phân tích để lựa chọn cách xử lí tốt nhất. 7
  8. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Cách xử lí của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, nêu ra được cách xử lí . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Em cần biết giữ gìn tài sản của trường, lớp bằng những hành động cụ thể. Hoạt động 2: Em cùng bạn nhắc nhau giữ gìn tài sản của trường; lớp a. Mục tiêu - Học sinh nhắc nhở bạn bè cùng giữ gin tài sản của trường, lớp. b. Cách tiến hành - GV có thể yêu cẩu HS đóng vai tình huống ở hoạt động Luyện tập với cách xử lí nhắc bạn không nên viết lên bàn, viết lên tường. HS cũng có thể tưởng tượng ra một tình huống khác với hành động nhắc nhau cùnggiữ gìn tài sản của trường, lớp. 5. Hoạt động tổng kết: - HS trả lời câu hỏi: Các em rút ra được điều gì sau bài học này? * Tổng kết: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc. Gọi vài HS đọc - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 14. Giữ vệ sinh trong trường, lớp. 8