Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 25, 26
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_dao_duc_1_ket_noi_tri_thuc_tuan_25_26.doc
Nội dung text: Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 25, 26
- TUẦN 25 Thứ hai ngày tháng năm 2021 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 7: THẬT THÀ Bài 23: BIẾT NHẬN LỖI Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trung thực: Biết nhận lỗi khi nói hoặc làm sai 2. Năng lực chung - -Tự chủ và tự học: Thực hiện ứng xử khi mắc lỗi (nói lời xin lỗi một cách chân thành, có hành động sửa sai khi mắc lỗi). 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Biết được ý nghĩa của việc biết nhận lỗi. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tình với những thái độ, hành vi không thật thà. - NL điều chỉnh hành vi: Chủ động thực hiện những cách xử lí khi mắc lỗi. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát, gắn với bài học“Nhặt được của rơi trả lại người mất”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điều kiện). III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: Tổ chức hoạt động tập thể: GV kể câu chuyện “ Cái bình hoa” ( Phỏng theo Kể chuyện Lê- nin) a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - GV kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Cái bình hoa” (Phỏng theo Kể chuyện Lê- nin) - GV đặt câu hỏi: Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì khi mắc lỗi? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Chúng ta cần biết nhận lỗi khi mắc lỗi. Biết nhận lỗi chứng tỏ mình là người dũng cảm, trung thực. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 7: Thật thà, bài: Biết nhận lỗi” 2. Hoạt động khám phá vấn đề: Khám phá vì sao biết nhận lỗi a. Mục tiêu - Đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tình với những thái độ, hành vi không thật thà. b. Cách tiến hành 1
- - GV treo ba tranh hoặc chiếu hình để HS quan sát, mời HS kể nội dung các bức tranh và cho biết: Em đồng tình với bạn nào? Không đồng tình với bạn nào? - Cả lớp lắng nghe, GV khen ngợi HS và nhắc lại nội dung các bức tranh. + Tranh 1: Anh trai vô tình giẫm vào chân em gái. Khi thấy em gái khóc vì đau, anh trai đã xin lỗi và hỏi han em. + Tranh 2: Trong lớp học, vào giờ uống sữa, bạn gái vô tình làm đổ sữa vào áo của bạn ngồi bên cạnh và đã xin lỗi bạn. + Tranh 3: Ba bạn nam chơi đá bóng làm vỡ cửa kính nhà bác hàng xóm nhưng không xin lỗi, nhận lỗi mà cùng nhau trốn đi nơi khác. - GV mời HS chia sẻ: + Vì sao khi mắc lỗi em cần biết nhận lỗi? + Sau khi nhận lỗi và sửa lỗi, em cảm thấy như thế nào? - GV khen ngợi các ý kiến của HS, tổng kết: c. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận Khi mắc lỗi, cần thật thà nhận lỗi, xin lỗi giống như bạn trong tranh 1, 2 để lần sau mình không mắc phải lỗi sai đó. Chúng ta không nên học theo hành động không biết nhận lỗi trong tranh 3. 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Xử lí tình huống. a. Mục tiêu Biết cách xử lí khi mắc lỗi b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh trong SGK hoặc treo/chiếu tranh lên bảng để HS đưa ra phương án xử lí khi mình ở trong mỗi tình huống đó. + Tình huống 1: Trong giờ học vẽ, chẳng may em làm màu vẽ nước dính vào quần áo đồng phục của bạn. + Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, em và các bạn đùa nhau, xô ngã một bạn và khiến bạn bị đau. GV mời HS phát biểu và khen ngợi HS có cách xử lí đúng. Hoặc GV có thể cho HS đóng vai để xử lí tình huống. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: Biết nhận lỗi khi làm giây màu vẽ nước ra áo bạn; mải chơi, xô ngã làm bạnbị đau, đã thành thật xin lỗi là cách xử lí đáng khen. - Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn Em nhớ lại và chia sẻ với bạn: Em đã từng mắc lỗi với ai chưa? Em đã làm gì để nhận lỗi và sửa lỗi. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp 2
- hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi những câu trả lời trung thực và dặn dò HS cần xin lỗi chân thành khi mắc lỗi. 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên a. Mục tiêu HS biết đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh mục Vận dụng trong SGK, chia HS theo nhóm đôi, nêurõ yêu cầu: Kể nội dung bức tranh và cho biết: Em có lời khuyên gì cho bạn? - GV mời đại diện một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung nếu bạn kể nộidung tranh chưa đủ ý. Các nhóm còn lại đưa ra lời khuyên của nhóm mình. - GV lắng nghe, khen ngợi HS, nhắc lại nội dung tranh để kết luận. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Đưa ra cách xử lí hay. * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS đưa ra lời khuyên phù hợp . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: Khi mắc lỗi, biết nhận lỗi và xin lỗi sẽ được mọi người sẵn sàng tha thứ, yêu quý và tin tưởng mình hơn. Không nên đổ lỗi cho người khác. Hoạt động 2: Em cùng các bạn rèn luyện thói quen biết nhận lỗi và sửa lỗi a. Mục tiêu Rèn luyện thói quen biết nhận lỗi và sửa lỗi b. Cách tiến hành - HS đóng vai nhắc nhau biết nhận lỗi và sửa lỗi, HS có thể tưởng tượng và đóng vai theo các tình huống khác nhau. - Ngoài ra, GV có thể lấy một vài tình huống cụ thể để giúp HS có ý thức dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi. Ví dụ: đánh vỡ cốc hoặc bát khi ở nhà, làm rách vở, gãy thước, hỏng bút của bạn khi ở lớp, - GV hướng dẫn HS cách xin lỗi: + Với người lớn cần khoanh tay, cúi đầu, xưng hô lễ phép, nhìn thẳng vào người mình xin lỗi. + Với bạn bè, có thể nắm tay, nhìn vào bạn thành thật xin lỗi. Kết luận: Để trở thành người biết cư xử lịch sự, em cần biết nhận lỗi và dũng cảm sửa lỗi, có như vậy em sẽ nhận được sự tha thứ khi em mắc lỗi. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. 3
- TUẦN 26 Thứ hai ngày tháng năm 2021 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Bài: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: - Được củng cố, khắc sâu về các chuẩn mực: tự giác làm việc của mình; thật thà. - Thực hiện được các hành vi theo các chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên: - Một số dụng cụ: chuông, micro đô chơi. -Bảng con, phấn. - Phần thưởng cho người xuất sắc (nếu có). - Hoa khen. 2. Học sinh: - SGK, Vở bài tập Đạo đức 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: “ Bài hát: Hai chú mèo ngoan" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - HS vừa hát vừa vỗ tay bài hát “ Hai chú mèo ngoan” -GV nêu: Vì sao mèo đen và mèo vàng trong bài hát lại được cô yêu, bạn quý, mẹ khen? GV dẫn dắt vào bài học. 2. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Cuộc thi “Rung chuông vàng” Mục tiêu: - HS được củng cố hiểu biết về các chuẩn mực đã học: tự giác làm việc của mình; thật thà. - HS được phát triển năng lực tư duy và hợp tác. Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS thi “Rung chuông vàng” : + Cách chơi: GV chiếu từng câu hỏi trên bảng với các phương án trả lời. HS trả lời câu hỏi bằng cách ghi đáp án vào bảng con và giơ lên khi có chuông hiệu lệnh. + Luật chơi: Sau mỗi câu hỏi, nếu HS trả lời đúng đáp án sẽ được quyền trả lời câu hỏi tiếp theo. HS trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Những HS trả lời được đến câu hỏi cuối cùng sẽ được lên bảng rung chuông vàng. HS thực hiện trò chơi. GV nhận xét đánh giá trò chơi và khen ngợi những HS trả lời được nhiều câu hỏi. 4
- Câu 1. Các biểu hiện của tự giác học tập? a. Tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chủ động mà không cần ai nhắc. b. Học để đối phó. c. Không chịu tiếp nhận bài học. Câu 2. Hành vi nào là tự giác học tập ? a. Đọc truyện trong giờ học. b. Tích cực phát biểu c. Vẫn ngồi chơi dù đến giờ ôn bài. Câu 3. Hành vi nào chưa thế hiện tự giác tham gia hoạt động ở trường? a, Các bạn tích cực tham gia sao nhi đồng. b. Hai bạn đùa nhau chưa tự chăm sóc cây, hoa cùng các bạn khác. c. Bạn đã nhanh chóng đưa thông báo của lớp về việc ủng hộ bạn nghèo cho mẹ. Câu 4. Việc làm nào tự giác làm việc nhà? a. Nhặt rau giúp mẹ b. Gấp và cất quần áo vào tủ. c. Cả A và B. Câu 5. Em hãy chọn cách làm đúng? Tình huống mẹ hỏi bạn nhỏ: Con đang ôn bài à? a. Bạn nói: Con đang ôn bài ạ? ( Khi đang chơi xếp hình) b. Bạn nói: Con đang chơi xếp hình ạ! c. Bạn nói: Vâng ạ! Câu 7. Em hãy chọn những việc nên làm khi nhặt được của rơi? a. Mình nhặt được là của mình. b. Mình sẽ không nhặt vì không phải của mình. c. Tìm cách trả lại. GV tổng kết kết quả cuộc thi, vinh danh cảc trạng nguyên trong cuộc thi“Rung chuông vàng”. Lưu ý: GV có thể thay đổi, bổ sung hay điều chinh nội dung các câu trắc nghiệm khách quan tùy theo tình hình cụ thể. Hoạt động 2: Trò chơi “Phóng viên” Mục tiêu: HS nêu được những việc bản thân đã thực hiện theo các chủ đề đã học: Tự giác làm việc nhà; Thật thà. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò “Phóng viên” để phỏng vấn các bạn trong lớp về việc thực hiện các chuẩn mực: Tự giác làm việc nhà; Thật thà. - HS thực hiện trò chơi. Một số câu hỏi gợi ý cho phóng viên: + Bạn hãy nêu những việc bạn đã tự giác tham gia ở trường? + Hãy nêu những việc cần làm ở nhà và lợi ích của các việc đó? + Vì sao cần tự giác học tập? + Bạn sẽ làm gì khi nhặt được của rơi? + Bạn sẽ làm gì khi mắc lỗi? 5
- GV khen ngợi những HS đã có nhiều việc làm tốt và nhắc nhở các em tiếp tục thực hiện các hành vi, việc làm theo các chuẩn mực: Tự giác làm việc nhà; Thật thà. Lưu ý: GV nên cho HS luân phiên làm phóng viên sau một số câu hỏi. 6