Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 13 - Phạm Thị Mai Hương

doc 23 trang trongtan 21/10/2022 8365
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 13 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 13 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN : 13 Thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2020 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TIẾNG VIỆT Bài 56 : ep êp ip up ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: HS cảm nhận được tình cảm ấm áp của gia đình và những người thân quen được thể hiện qua tranh và các tình huống nói theo tranh. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: HS phát triển kĩ năng nói về cách ứng xử khi nhà có khách. 3. Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các vần ep, êp, ip, up; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần ep, êp, ip, up ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần ep, êp, ip, up ; viết đúng các tiếng, từ có vần ep, êp, ip, up - Phát triển cho HS kĩ năng quan sát, nhận biết về thời tiết. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và quy trình viết các vần ep, êp, ip, up đoạn văn ứng dụng “ Dịp nghỉ lễ .nhà Hà hôm nay thật vui” viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS bài Ôn tập b.Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại từ và câu tiết ôn tập ( 2 HS đọc từ, 2 HS đọc câu). - HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần ep, êp, ip, up phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 124), GV hỏi: + Em thấy những gì trong trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nói lại câu thuyết minh Trong bếp, lũ cún con múp míp nép vào lòng mẹ. - GV đọc câu thuyết minh. - HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. Phạm Thị Mai Hương 1
  2. Trường TH Trinh Phú 3 - HS quan sát câu vừa đọc, rút ra vần mới học ep êp up ip - GV ghi bảng tên bài. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được các vần ep, êp, up, ip tiếng, từ ngữ có chứa các vần ep, êp up, ip b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 3 phút) - So sánh các vần + GV giới thiệu vần ep, êp, ip, up + Cho HS so sánh vần để tìm ra điểm giống và khác nhau. + HS so sánh, trả lời. + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, thống nhất câu trả lời : Các vần giống nhau đều có p ở cuối. Khác nhau ở chữ đứng trước e, ê, i, u. - Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần ep, êp, ip, up. + HS tiếp nối nhau đánh vần ( cá nhân, đồng thanh). + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS). - Đọc trơn các vần: + HS đọc trơn các vần ep, êp, up, ip HS đọc cá nhân. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho từng HS. + Lớp đọc đồng thanh. - Ghép chữ tạo thành vần: + Cho HS lần lượt ghép các chữ cái để tạo thành các vần. + GV lưu ý HS dựa và điểm giống nhau của các vần để ghép. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các vần vừa ghép. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: n ep nép + HS phân tích mô hình tiếng. + HS đánh vần tiếng. + HS dùng bộ chữ ghép tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. Đọc trơn tiếng nép ( cá nhân, đồng thanh). - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : kẹp, nẹp, nếp, xếp Kịp, nhịp, búp, giúp. + Cho HS tìm các vần mới học mới học, HS tìm và nêu, đánh vần các tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. Phạm Thị Mai Hương 2
  3. Trường TH Trinh Phú 3 + HS đọc trơn các tiếng ( nếu HS còn lúng túng, GV cho em đó đánh vần lại, rồi sau đó đọc trơn). + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: đôi dép, đầu bếp, bìm bịp, búp sen. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có vần ep, êp, up, ip đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV đọc mẫu. - Cho HS đọc lại toàn bộ từ (HS đọc cá nhân,đồng thanh). GV két hợp giải nghĩa từ đầu bếp, búp sen. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được et, êt, it cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần: + GV lần lượt viết mẫu các vần ep, êp, ip, up. + HS viết vào bảng con. + GV nhận xét, chinh sửa cho HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ búp sen, bếp. kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được ep, êp, ip, up, từ bếp, bìm bịp, búp sen vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại các vần cần viết. - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung tranh và đoạn văn ứng dụng, đọc được câu ứng dụng có vần et, êt,it b. Cách tiến hành: Phạm Thị Mai Hương 3
  4. Trường TH Trinh Phú 3 - GV treo bảng đoạn văn “ Dịp nghỉ hè, Nhà Hà hôm nay thật là vui” và đọc mẫu. - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm tiếng có vần ep, êp, ip, up. - HS đánh vần tiếng có vần ep, êp, ip, up sau đó đọc trơn tiếng (cá nhân, đồng thanh). - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh từng câu văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc, GV hỏi: + Nghỉ hè nhà Hà có ai đến chơi ? + Mẹ Hà nấu món gì ? + Hà giúp mẹ làm gì ? + Bố Hà làm gì? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV thống nhất câu trả lời của HS. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 125). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Em nhìn thấy những ai trong tranh ?( Bố, mẹ, Hà, chú Tư và cô Lan). + Mọi người đang làm gì ? ( Đang ăn cơm và nói chuyện vui vẻ) + Khi nhà có khách em nên làm gì ?( chào hỏi, lên mâm cơm phải giữ im lặng,,,). - HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS. - GV thống nhất câu trả lời của HS, kết hợp giáo dục HS cần ngoan và giữ lịch sự khi có khách đến nhà. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - Cho HS đọc lại các vần ep, êp, up, ip. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà. - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS- Thứ ba , ngày \01 tháng 12 năm 2020 Bài 57 : anh ênh inh ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Trung thực : Trung thực khi đánh giá về bạn. 2. Năng lực chung: Tự chủ & tự học : HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: Phạm Thị Mai Hương 4
  5. Trường TH Trinh Phú 3 - HS nhận biết và đọc đúng các vần anh, ênh, inh ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần anh, ênh, inh ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần anh, ênh, inh ; viết đúng các tiếng, từ có vần anh, ênh, inh - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật thiên nhiên và về con người. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và cách viết các vần anh, ênh, inh ; câu thuyết minh tranh & Đoạn văn “Nhà vịt ở gần .xôn xao cả mặt kênh” viết vào bảng phụ - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK 3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS về vần ep, êp, ip, up b.Cách tiến hành: - Cho HS nhắc lại tên bài. - Cho HS đọc lại vần, từ và đoạn văn ứng dụng của bài ep, êp, ip, up. - HS nhận xét, GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 30 - 35 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 3 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần anh, ênh, inh phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 126), GV hỏi: + Em thấy những gì trong trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh. - GV treo nội dung câu thuyết minh: Con kênh xanh xanh chảy qua cánh đồng. - GV đọc câu thuyết minh. - HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu thuyết minh, rút ra vần mới học anh, ênh, inh - GV ghi bảng tên bài anh, ênh, inh * Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS đọc được các vần anh, ênh, inh tiếng, từ ngữ có chứa các vần anh, ênh, inh b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 10 phút) - So sánh các vần + GV giới thiệu vần anh, ênh, inh + Cho HS so sánh các vần để tìm ra điểm giống và khác nhau. + HS so sánh, trả lời ( các vần giống nhau đều có kết thúc nh). Phạm Thị Mai Hương 5
  6. Trường TH Trinh Phú 3 + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, thống nhất câu trả lời. - Đánh vần các vần + GV hướng dẫn HS đánh vần các vần anh, ênh, inh. + HS đánh vần (cá nhân, đồng thanh). + HS nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS. - Đọc trơn các vần: + HS đọc trơn các vần + HS đọc cá nhân. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho từng HS. + Lớp đọc đồng thanh. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 7 phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: c anh cánh + HS phân tích, đánh vần và đọc cá nhân, đồng thanh tiếng mẫu. + HS ghép bảng cài tiếng cánh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : chanh, mảnh, cạnh; kênh, ghềnh, lệnh; kính, chỉnh, thịnh. + Cho HS tìm các vần anh, ênh, inh + HS lên bảng tìm, gạch chân dưới các vần, đánh vần các tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng ( đối với những HS còn hay quên, GV cho em đó đánh vần lại, rồi sau đó đọc trơn). 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: quả chanh, bờ kênh, kính râm GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có vần anh, ênh, inh đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - GV đọc mẫu. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được anh, ênh, inh và từ chanh, kênh, kính cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần Phạm Thị Mai Hương 6
  7. Trường TH Trinh Phú 3 + GV lần lượt viết mẫu vần anh, ênh, inh + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết vào bảng. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ chanh, kênh, kính kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được anh, ênh, inh và từ chanh, kênh, kính vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được đoạn văn, trả lời câu hỏi liên quan đến nội đoạn văn vừa đọc. HS cảm nhận được tình cảm bạn bè. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu đoạn văn. - HS đọc thầm lại bài, tìm tiếng có vần anh, ênh, inh - HS đánh vần tiếng có vần anh, ênh, inh sau đó đọc trơn tiếng ( cá nhân, đồng thanh). - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh từng câu trong đoạn văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV nêu câu hỏi về nội dung đoạn đọc: + Nhà vịt ở đâu ? + Vịt bố và vịt mẹ cho con ra kênh để làm gì ? + Những câu nào nói lên gia đình vịt rất vui ? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV thống nhất câu trả lời của HS. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh . b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS ( trang 127). Phạm Thị Mai Hương 7
  8. Trường TH Trinh Phú 3 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về các hoạt động thể dục thể thao trong các tranh. - HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, khuyến khích luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - GV cho HS tìm tiếng, từ có vần anh, ênh, inh, đọc lại các tiếng. - GD học sinh chăm chăm tập thể thao. - Nhận xét tiết học. Thứ tư , ngày 02 tháng 12 năm 2020 Bài 58 : ach êch ich ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Nhân ái : HS biết đoàn kết, yêu thương bạn. - Chăm chỉ : HS biết chăm chỉ và tập trung trong học tập. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: HS biết mạnh dạn, tự tin khi làm việc cùng các bạn. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các vần ach, êch, ich ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần ach, êch, ich ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần ach, êch, ich ; viết đúng các tiếng, có vần ach, êch, ich. - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động của loài vật. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và cách viết các vần ach, êch, ich ; câu thuyết minh dưới tranh và câu ứng dụng viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK 3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS về vần ach, êch, ich b.Cách tiến hành: - Cho HS nhắc lại tên bài. - Cho HS đọc lại vần, từ và đoạn văn ứng dụng của bài ach, êch, ich , HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS nhận xét, GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 30 - 35 phút). Phạm Thị Mai Hương 8
  9. Trường TH Trinh Phú 3 * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 3 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần ach, êch, ich phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (SHS trang 118), GV hỏi: + Em thấy những gì trong trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, nói câu thuyết minh và treo câu thuyết minh lên bảng Ếch con thích đọc sách. - GV đọc câu thuyết minh. - HS đọc đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu thuyết minh, rút ra vần mới học ach, êch, ich - GV giới thiệu và ghi bảng tên bài ach, êch, ich. * Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS đọc được các vần ach, êch, ich tiếng, từ ngữ có chứa các vần ach, êch, ich. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần (TGDK 10 phút) - So sánh các vần ach, êch, ich + GV giới thiệu vần ach, êch, ich. + Cho HS so sánh các vần ach, êch, ich để tìm ra điểm giống và khác nhau. + HS so sánh, trả lời. + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, thống nhất câu trả lời : Các vần giống nhau đều có ch ở âm cuối . Khác nhau ở chữ đứng trước a, ê, i - Đánh vần các vần + GV hướng dẫn HS đánh vần các vần. + HS đánh vần ( cá nhân, đồng thanh). + HS nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS. - Đọc trơn các vần: + HS đọc trơn các vần ach, êch, ich + HS đọc cá nhân. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho từng HS. + Lớp đọc đồng thanh. - Ghép chữ tạo thành vần: + Cho HS lần lượt ghép các vần ach, êch, ich vào bảng cài. + HS nhận xét bảng ghép của các bạn. + GV nhận xét. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các vần vừa ghép. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 7 phút) - Đọc tiếng mẫu Phạm Thị Mai Hương 9
  10. Trường TH Trinh Phú 3 + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu sách s ach sách + GV yêu cầu HS phân tích mô hình tiếng sách + HS dùng bộ chữ ghép mô hình tiếng. + GV đánh vần mẫu. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS đọc trơn tiếng sách cá nhân, đồng thanh. - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : vách, tách, sạch; chếch, mếch, lệch; bích, xích, kịch. + Cho HS tìm các vần ap, ăp, âp + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng, HS đọc chậm đánh vần rồi sau đó đọc trơn. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: sách vở, chênh lệch, tờ lịch GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có mới học đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. GV kết hợp giải nghĩa từ. - Cho HS đọc lại toàn bộ các từ : - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết ach, êch, ich cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần + GV lần lượt viết mẫu trên bảng lớp các vần ach, êch, ich vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết các vần vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ sách, lịch, chênh lệch , kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được ach, êch, ich ; từ sách, chênh lệch, lịch vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. Phạm Thị Mai Hương 10
  11. Trường TH Trinh Phú 3 b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu cần viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung tranh và đọc được câu ứng dụng có vần ach, êch, ich. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu đoạn văn. - HS đọc thầm lại bài, tìm tiếng có vần ach, êch, ich. - HS đánh vần tiếng có vần ach, êch, ich đánh vần các tiếng vừa tìm. - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh cả đoạn văn vần. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV nêu câu hỏi: + Ếch Cốm để quên sách ở đâu ? + Vì sao ếch cốm để quên sách ? + Ếch nói gì khi cô giáo hỏi sách của ếch đâu ? - HS trả lời, GV nhận xét chỉnh sửa câu trả lời của HS. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh, phát triển cho các em kĩ năng ngôn ngữ. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS ( trang 129). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Các em nhìn thấy ai ? Ở đâu ? + Đang làm gì ? + Hãy nói về lớp học của em ? - HS trả lời các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV thống nhất câu trả lời của HS. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 - 5 phút) - GV cho HS tìm từ có vần ach, êch, ich và đọc lại các từ vừa tìm được. - HS nhận xét, GV nhận xét. - Dặn HS ôn lại bài, thực hành giao tiếp ở trường, ở gia đình. Phạm Thị Mai Hương 11
  12. Trường TH Trinh Phú 3 Thứ năm , ngày 03 tháng 12 năm 2020 Bài 59 :ang ăng âng ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Trung thực : HS biết trung thực, tự tin khi nhận xét, đánh giá về bạn. 2. Năng lực chung: Tự học và tự chủ: HS tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các vần ang, ăng, âng ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần ang, ăng, âng ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần ang, ăng, âng ; viết đúng từ măng tre, nhà tầng. - HS phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật thiên nhiên ( ánh trăng, mặt trăng, mặt trời). II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững cách viết các vần ang, ăng, âng ; bảng phụ viết đoạn văn Mèo con đi học. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK 3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS về vần ach, êch, ich b.Cách tiến hành: - Cho HS nhắc lại tên bài. - Cho HS đọc ach, êch, ich ; sách vở, chênh lệch, tờ lịch. ( 3 HS đọc ). - HS nhận xét, GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 30 - 35 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 3 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần ang, ăng, âng phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (SHS trang 130), GV hỏi: + Em thấy những gì trong trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, nói câu thuyết minh Vầng trăng sáng lấp ló sau rặng tre. - GV đọc câu thuyết minh, HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu thuyết minh, rút ra vần mới học ang, ăng, âng - GV ghi bảng tên bài ang, ăng, âng. * Hoạt động 2: Luyện đọc Phạm Thị Mai Hương 12
  13. Trường TH Trinh Phú 3 a. Mục tiêu: HS đọc được các vần ang, ăng, âng tiếng, từ ngữ có chứa các vần ang, ăng, âng. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần (TGDK 10 phút) - So sánh các vần + GV giới thiệu vần ang, ăng, âng. + Cho HS so sánh các vần ang, ăng, âng + HS so sánh, trả lời. + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, thống nhất câu trả lời : Các vần giống nhau đều có ng ở cuối. Khác nhau ở chữ đứng trước a, ă, â. - Đánh vần các vần + GV hướng dẫn HS đánh vần các vần. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS. - Đọc trơn các vần: + HS đọc trơn các vần ang, ăng, âng + HS đọc cá nhân. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho từng HS. + Lớp đọc đồng thanh. - Ghép chữ tạo thành vần: + Cho HS lần lượt ghép các vần ang, ăng, âng vào bảng cài. + HS nhận xét bảng ghép của các bạn. + GV nhận xét. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các vần vừa ghép. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 7 phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu sáng s ang sáng + GV yêu cầu HS phân tích mô hình tiếng sáng. + HS dùng bộ chữ ghép mô hình tiếng. + GV kết hợp gắn trên bảng. + GV đánh vần mẫu. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS đọc trơn tiếng sáng, cá nhân, đồng thanh. - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : làng, rạng, sáng; bằng, rặng, vẳng; hẫng, vầng, tầng. + Cho HS tìm các vần ang, ăng, âng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. Phạm Thị Mai Hương 13
  14. Trường TH Trinh Phú 3 + HS đọc trơn các tiếng, HS đọc chậm đánh vần rồi sau đó đọc trơn. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: cá vàng, măng tre, nhà tầng. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có vần ang, ăng, âng đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - Cho HS đọc lại toàn bộ từ : cá vàng, măng tre, nhà tầng HS đọc cá nhân, đồng thanh. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được ang, ăng, âng; từ măng tre, nhà tầng cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - GV lần lượt treo bảng phụ có viết mẫu các vần ang, ăng, âng. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + Lưu ý HS nét nối từ a, ă, â sang ng. + HS viết từng vần vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ măng tre, nhà tầng kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được ang, ăng, âng vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được bài thơ Mèo co đi học , trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung câu ứng dụng có vần ang, ăng, âng. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu đoạn văn : Phạm Thị Mai Hương 14
  15. Trường TH Trinh Phú 3 - HS đọc thầm lại bài, tìm tiếng có vần ang, ăng, âng. - HS đánh vần tiếng có vần vừa tìm được. - HS đọc cá nhân, đồng thanh từng câu, cả đoạn văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV hỏi về nội dung đoạn đọc: + Bài thơ nói về nhân vật nào? đang là gì ? + Thời tiết được miêu tả như thế nào ? + Khi đi học mèo con chỉ mang theo thứ gì ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét, kết hợp giáo dục HS không giống như mèo con các em sẽ bị bệnh. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 131). - HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV hỏi . Tranh nào vẽ mặt trăng, tranh nào vẽ mặt trời ? . Mặt trời xuất hiện khi nào, mặt trăng xuất hiện khi nào ? - GV chốt lại câu trả lời của HS. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 - 5 phút) - GV cho HS tìm từ có vần ang, ăng, âng đọc các từ vừa tìm được. - HS nhận xét, GV nhận xét. - Dặn HS ôn lại bài, chuẩn bị bài sau Ôn tập. Thứ năm , ngày 03 tháng 12 năm 2020 ÔN TẬP ( 2 tiết buổi chiều) I. MỤC TIÊU: Qua tiết học giúp HS: Củng cố lại các vần đã được đọc, viết trong tuần. HS hoàn thành các bài tập viết trong tuần. II. CHUẨN BỊ: - GV: nắm lại các bài viết & các vần mà các em chưa nắm vững đã học trong tuần - HS: bảng con , phấn, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 1. Khởi động: GV cho cả lớp cùng hát vui. 2. Ôn tập: Phạm Thị Mai Hương 15
  16. Trường TH Trinh Phú 3 a. Đọc - GV cho HS nhắc lại tất cả các vần đã học trong tuần. - HS nêu, GV kết hợp ghi bảng. - HS đọc cá nhân, đồng thanh các vần - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV tăng cường luyện đọc lại cho các em còn quên vần. - GV chỉnh sửa, động viên cho HS đọc tốt hơn. - GV viết bất kì tiếng, từ, cụm từ hoặc câu có chứa các vần đã học, chỉ định bất kì cho HS đọc. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS về tư thế khi đứng đọc, giọng đọc. - HS nhận xét. Tiết 2 b. Viết - GV cho HS viết bảng con một số vần các em còn chưa nắm vững cách viết. - HS nhận xét chữ viết của bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS. - HS đọc các chữ vừa viết. - Cho HS viết hoàn thành các bài tập viết ( các từ hoặc cụm từ hoặc câu văn ) từ bài 56 đến bài 60. - GV quan sát, nhắc nhở và chỉnh sửa cho HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - GV nhận xét bài viết của HS. 3. Củng cố: - GV nhận xét chung giờ học. - Chuẩn bị bài học tuần sau. Thứ sáu , ngày 04 tháng 12 năm 2020 Bài 60 : ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Chăm chỉ : HS biết theo dõi GV, bạn kể câu chuyện và kể được từng đoạn câu chuyện, cả câu chuyện. - Trung thực : HS biết nhận xét đúng về bạn. 2. Năng lực chung: Tự chủ và tự học : HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: + HS nắm đọc chính xác các vần ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh, ach, êch, ich, ang, ăng, âng; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các vần Phạm Thị Mai Hương 16
  17. Trường TH Trinh Phú 3 hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. + HS phát triển kĩ năng viết thông qua viết câu có chứa một số âm - vần đã học. + HS phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe và kể câu chuyện Quạ và đàn bồ câu và trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh họa nội dung câu chuyện Quạ và đàn bồ câu ; Bảng phụ có kẻ ô ; các băng giấy ghi các từ như trong SHS (trang 132) ; đoạn văn viết trên bảng phụ; thẻ ghi các từ như trong SHS; - HS: bảng con , phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào đầu tiết học. b. Cách tiến hành: GV bắt nhịp cho cả lớp cùng hát 1 bài hát. 2. Khám phá: 2.1 Hoạt động 1: Đọc vần, từ ngữ a. Mục tiêu: HS đọc chính xác các vần ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh, ach, êch, ich, ang, ăng, âng; tiếng, từ có chứa các vần đã học. b Cách tiến hành: . Đọc vần - HS kể tên các vần đã được học trong tuần GV kết hợp ghi bảng các vần. - HS đọc trơn các vần. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. . Đọc tiếng, từ - Đọc từ ngữ: + HS tìm các vần vần vừa ôn tập, đánh vần, sau đó đọc trơn từng từ ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. + GV đọc lại các từ. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các từ. 2.2 Hoạt động 2: Đọc đoạn a. Mục tiêu: HS đọc và trả lời chính xác câu ứng dụng có chứa âm đã học và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. b. Cách tiến hành: - GV treo bảng đoạn văn : Hà rất thích con gà bà cho gà chẳng gáy đánh vần các tiếng vừa tìm được. - GV đọc mẫu cả đoạn văn. - HS đọc cá nhân, đồng thanh từng câu. - Các HS khác nhận xét bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV hỏi HS về nội dung đoạn đọc: Phạm Thị Mai Hương 17
  18. Trường TH Trinh Phú 3 + Sáng, sáng Hà dậy sớm làm gì ? + Một hôm tỉnh giấc, Hà nghe thấy gì ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. 2.3 Hoạt động 3: Viết a. Mục tiêu: HS viết được câu Em vẽ vầng trăng sáng Tập viết 1, tập một. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc câu sắp viết ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). - GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 1, tập một. GV lưu ý HS chữ đầu câu viets hoa, cách nối nét giữa các chữ cái, vị trí các dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ. - HS viết vào vở tập viết. - GV quan sát, chỉnh sửa tư thế ngồi, cách cầm bút của HS khi viết. - GV nhận xét, chỉnh sửa một số bài viết của HS. TIẾT 2 * Khởi động: HS hát vui . * Hoạt động 4: Kể chuyện 4.1 GV kể chuyện a. Mục tiêu: HS phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe và kể câu chuyện Quạ và đàn bồ câu và trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. HS biết đoàn kết, quan tâm, chia sẻ cùng bạn. b. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh ( SHS trang 133), nêu nội dung từng tranh. - GV giới thiệu câu chuyện. - GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1 - GV kể từng đoạn câu chuyện lần 2, kết hợp đặt câu hỏi cho từng đoạn chuyện : - HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó đại diện nhóm trả lời. + Đoạn 1: Từ đầu đến vào chuồng bồ câu , GV hỏi HS : Quạ bôi trắngng lông minh mình để làm gì? + Đoạn 2: Từ Đàn Bồ câu thoát nạn đến cho nó vào chuồng hỏi HS : Vì sao đàn bồ câu cho quạ vào chuồng ? + Đoạn 3: Từ Những con quạ quên khuấy đến đuổi nó đi, GV hỏi HS: Khi phát hiện ra quạ đàn bồ câu làm gì ? + Đoạn 4: Tiếp theo cho đến hết, GV hỏi HS: Vì sao họ nhà quạ cũng đuổi quạ đi ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, cùng HS thống nhất câu trả lời. 4.2 HS kể chuyện: a. Mục tiêu: HS kể lại được từng đoạn chuyện và cả câu chuyện theo gợi ý và không theo gợi ý dưới tranh. b. Cách tiến hành: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý của GV. - HS nhận xét, GV nhận xét, khen ngợi HS nhớ nội dung câu chuyện, kể hấp dẫn. Phạm Thị Mai Hương 18
  19. Trường TH Trinh Phú 3 - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt. - GD học sinh không nên vì lợi ích trước mặt mà đánh mất mình giống như quạ. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS đọc lại toàn bài ôn. - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà; kể lại câu chuyện Quạ và đàn bồ câu cho người thân nghe. Tuần 13 Thứ năm, ngày 03 tháng 12 năm 2020 Bài 59 :ang ăng âng Phạm Thị Mai Hương 19