Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7 - Phạm Thị Mai Hương

doc 21 trang trongtan 21/10/2022 7182
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN : 07 Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2020 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TIẾNG VIỆT Bài 26 : Ph ph Qu qu ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Yêu nước: HS cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước ( thông qua những bức tranh quê và tranh Thủ đô Hà nội). 2. Năng lực chung: Giao tiếp hợp tác: HS biết nói lời cảm ơn trong những ngữ cảnh cụ thể. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các âm ph, qu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm ph, qu ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các chữ p- ph, qu và các tiếng, từ có chứa p - ph, qu. - Phát triển vốn từ cho HS dựa trên những từ ngữ chứa các âm p-ph, qu. - HS phát triển kĩ năng nói lời cảm ơn. - Phát triển cho HS kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm của âm ph, qu. Chữ mẫu ph, qu ; bảng phụ viết câu Cả nhà từ phố về thăm quê và câu Bà ra thủ đô. Bà cho bé quà quê. Bố đưa bà đi Bờ Hồ, đi phố cổ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS bài Ôn tập b.Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại từ và câu tiết ôn tập ( 2 HS đọc từ, 2 HS đọc câu). - HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết chữ ph, qu phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 64), GV hỏi: Phạm Thị Mai Hương -1-
  2. Trường TH Trinh Phú 3 + Em thấy những gì trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh. - GV treo nội dung câu thuyết minh. Cả nhà từ phố về thăm quê. - GV đọc câu thuyết minh. - HS đọc cá nhân, đồng thanh câu thuyết minh. - HS quan sát câu vừa đọc, rút ra âm mới học r, s. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được âm r,s tiếng, từ ngữ có chứa ph, qu. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm ( TGDK 3 phút) - Đọc âm p- ph + GV đưa chữ p và giới thiệu, đọc mẫu. + GV đưa tiếp ph và giới thiệu lại tên gọi, đọc mẫu. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + HS ghép vào bảng cài chữ ph, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. + GV giới thiệu thêm Ph và đọc mẫu. + Cho HS đọc lại Ph, ph. - Đọc âm q- qu + GV đưa chữ q và giới thiệu, GV đọc mẫu. + GV ghép thêm u vào sau qu và đọc mẫu “ quờ” + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. + HS ghép vào bảng chữ qu, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV giới thiệu Qu, đọc mẫu. + HS đọc lại qu, Qu ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: ph ph ô phố + HS phân tích mô hình tiếng ( ph + ô + thanh sắc ). + HS đánh vần ( phờ - ô- phô – sắc – phố). + Đọc trơn phố + HS nhận xét bạn đọc. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. qu Phạm Thị Mai Hương -2-
  3. Trường TH Trinh Phú 3 qu ê quê + Cho HS phân tích mô hình tiếng ( qu + ê) + Cho HS đánh vần tiếng ( quờ - ê - quê). + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc tiếng trong SHS . Tiếng có âm ph + GV viết bảng các tiếng phà, phí, phở yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng (các tiếng đều có ph). + HS đánh vần tiếng có ph. + HS đọc trơn lại các tiếng. . Tiếng có âm ph + GV lần lượt viết bảng : quạ, quê, quế + HS tìm điểm chung của các tiếng ( các tiếng đều có qu). + HS đánh vần các tiếng có qu. + HS đọc trơn các tiếng. + HS đọc lại tất cả các tiếng phà, phí, phở, quạ, quê, quế + HS nhận xét, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Ghép chữ tạo tiếng : + GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa ph, qu + HS phân tích các tiếng mình vừa ghép, đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, khen ngợi những HS ghép tốt. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: pha trà, phố cổ, quê nhà, quả khế. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có ph, qu đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Cho HS đọc lại toàn bộ từ : pha trà, phố cổ, quê nhà, quả khế * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được ph, qu, pha trà, quê nhà cỡ chữ vùa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết chữ ph: + GV treo bảng phụ đã viết sẵn chữ ph HS quan sát. + GV giới thiệu cấu tạo ph HS theo dõi. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết chữ ph vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. Phạm Thị Mai Hương -3-
  4. Trường TH Trinh Phú 3 + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết chữ qu + GV viết mẫu qu, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. + HS viết bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. GV nhận xét. + HS viết s vào bảng. GV quan sát, chỉnh sửa cách cầm bút, tư thế ngồi viết của HS. + HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Viết từ ngữ + HS đọc từ ứng dụng cần viết ph, qu, pha trà, quê nhà. + GV nhận xét, viết mẫu từng từ, kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp cùng hát vui. * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS tô và viết được ph, qu và từ pha trà, quê nhà vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại chữ và từ cần tô và viết (ph, qu; pha trà, quê nhà) . - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung tranh và câu ứng dụng, đọc được câu ứng dụng có chữ qu, ph. b. Cách tiến hành: - HS đọc thầm câu Bà ra thủ đô. Bà cho bé quà quê. Bố đưa bà đi Bờ Hồ, đi phố cổ. tìm tiếng có chữ ph, qu. - HS đánh vần tiếng có ph, qu sau đó đọc trơn tiếng ( cá nhân, đồng thanh). - GV đọc lại câu, vài HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. - GV hỏi HS: + Bà của bé đi đâu ?( bà của bé ra thủ đô) + Bà cho bé quà gì ? ( bà cho bé quà quê) + Bố đưa bà đi đâu ?( đi phố cổ, đi Bờ Hồ) + Em có biết thủ đô của nước mình có tên gọi là gì không ?( Hà Nội) + Em có biết Bờ Hồ trong bài là hồ nào không ? ( hồ Hoàn Kiếm) Phạm Thị Mai Hương -4-
  5. Trường TH Trinh Phú 3 - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV thống nhất câu trả lời của HS. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh. Đóng vai nói lời cảm ơn theo tình huống trong tranh. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh 1 phần Nói trong SHS( trang 65). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Em thấy những ai trong tranh thứ nhất ?( Bạn nhỏ, cha và bác sĩ). + Họ đang làm gì ?( Bạn nhỏ đứng cạnh cha nói lời cảm ơn bác sĩ). + Theo em, vì sao bạn ấy cảm ơn bác sĩ (Vì bác sĩ đã chữa bệnh cho bạn ấy). - HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS. - HS quan sát tranh 2 phần Nói trong SHS( trang 65). - GV nêu câu hỏi: + Em thấy những ai trong tranh thứ hai ?( bạn nam và bạn nữ) + Các bạn đang làm gì ?( bạn nữ đỡ bạn nam khi bạn nam bị ngã). + Theo em, bạn HS nam sẽ nói gì với bạn HS nữ ? ( bạn nam sẽ nói lời cảm ơn bạn nữ). - HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV. - GV thống nhất câu trả lời của HS. - GV nêu: Các em ạ, để được mọi người yêu mến mình và thể hiện mình là người văn minh, các em cần nhớ nói lời cảm ơn với bất kì ai khi người đó giúp mình dù là việc nhỏ. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - GV cho HS đọc lại toàn bài, tìm 1 vài từ từ ngữ có chứa ph, qu và đặt câu với từ ngữ đó. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS về cách đặt câu. - Dặn HS ôn lại bài, thực hành nói lời cảm ơn ở gia đình. Thứ ba , ngày 20 tháng 10 năm 2020 Bài 27 : V v X x ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Yêu nước: HS biết yêu thiên và tự hào về quê hương mình thông đoạn văn về thăm quê của bạn Hà. Biết được địa phương trồng nhiều dừa ở nước ta như Bến Tre, Bình Định. 2. Năng lực chung: Phạm Thị Mai Hương -5-
  6. Trường TH Trinh Phú 3 Tự chủ và tự học: HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các âm v, x đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có chứa âm v, x ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các chữ v, x và các tiếng, từ có chứa v, x. - HS phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm v, x trong bài học. - HS phát vốn từ ngữ và sự hiểu biết thành phố và nông thôn. Biết các so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thành phố và nông thôn. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chữ mẫu v, x ; quy trình viết v, x ; bảng phụ viết câu Hà vẽ xe đạp; Nghỉ hè, bố mẹ cho hà về quê. Quê Hà là xứ sở của dừa. Tranh minh họa trong SHS. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK 3- 5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại cho HS bài ph, qu b.Cách tiến hành: - GV cho HS đọc : phà, phí, phở, quạ, quê, quế; pha trà, phố cổ, quê nhà, quả khế; Bà ra Thủ đô. Bà cho bé quà quê. Bố đưa bà đi Bờ Hồ, đi phố cổ. - 3 HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS. - Cho cả lớp hát vui để tạo hứng khởi cho HS khi bước vào tiết học. 2. Khám phá ( TGDK: 15 - 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết chữ ph, qu ; suy đoán được nội dung tranh minh họa. Đọc và nhận biết được chữ mới học. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 66), GV đặt câu hỏi: + Em thấy ai trong tranh ? ( Bạn Hà) + Hà đang làm gì ? ( đang vẽ tranh). + Bạn Hà vẽ tranh gì? ( xe đạp) + Em có thích vẽ giống bạn Hà không ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh, treo nội dung câu thuyết minh Hà vẽ xe đạp - GV đọc nội dung câu thuyết minh. - HS đọc cá nhân, đồng thanh câu thuyết minh. - Cho HS quan sát nhận xét rút ra âm mới học v, x - GV ghi bảng v, x. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được âm v, x tiếng, từ ngữ có chứa v, x Phạm Thị Mai Hương -6-
  7. Trường TH Trinh Phú 3 b Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm ( TGDK 3 - 4 phút) - Đọc âm v + GV đưa chữ v và giới thiệu. GV đọc mẫu. + GV hướng dẫn HS phát âm v ( răng trên ngậm bờ môi dưới, hơi ra bị xát nhẹ). + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + HS ghép vào bảng cài chữ v, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV giới thiệu thêm V và đọc mẫu. + HS đọc cá nhâ, đồng thanh V v. - Đọc âm x + GV đưa chữ x và giới thiệu, đọc mẫu. + GV hướng dẫn HS phát âm x “ xờ” + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + HS ghép vào bảng cài x, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV giới thiệu thêm X + HS đọc cá nhân, đồng thanh : V v, X x 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: v v gh e vẽ + Cho HS phân tích mô hình tiếng( v + e + thanh ngã), đánh vần và đọc trơn từng tiếng ( vờ - e - ve - ngã - vẽ ) vẽ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). + GV kết hợp giải nghĩa từ vẽ x x e xe + HS phân tích mô hình tiếng ( x + e ), đánh vần ( xờ - e - xe), đọc trơn xe. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Cho HS đọc lại mô hình 2 tiếng trên bảng ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). - Đọc tiếng trong SHS: . Tiếng có âm v + GV viết bảng các tiếng: võ, vở, vua yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng ( các tiếng đều có v ). + HS đánh vần tiếng có v + HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần. Phạm Thị Mai Hương -7-
  8. Trường TH Trinh Phú 3 + HS nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. . Tiếng có âm x + GV lần lượt viết bảng : xỉa, xứ, xưa + HS tìm điểm chung của các tiếng ( có x giống nhau). + HS đánh vần tiếng có x + HS đọc trơn các tiếng. + GV giải nghĩa từ “xưa” + HS đọc cá nhân, đồng thanh tất cả các tiếng võ, vở, vua, xỉa, xứ, xưa. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Ghép chữ tạo tiếng + HS ghép v, x với các chữ đã học tạo thành các tiếng mới. + HS phân tích tiếng mình ghép được, đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng mới ghép. + HS nhận xét, GV nhận xét. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: vở vẽ, vỉa hè, xe lu, thị xã - GV nêu câu hỏi gợi ý HS rút ra các từ minh họa cho các bức tranh. - HS lần lượt trả lời câu hỏi, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có v, x , phân tích và đánh vần tiếng có v, x. - HS đọc trơn từng từ. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS, kết hợp giải nghĩa vỉa hè( phần đường dành cho người đi bộ). - HS đọc ( cá nhân, đồng thanh): vở vẽ, vỉa hè, xe lu, thị xã - GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được v, x, vở vẽ, xe lu vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Viết chữ v: + GV treo chữ mẫu v. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết chữ v vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ thêm cho một số HS còn gặp khó khăn khi viết. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết chữ x: + GV viết mẫu x, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Viết từ ngữ Phạm Thị Mai Hương -8-
  9. Trường TH Trinh Phú 3 + GV lần lượt viết mẫu từ vở vẽ, xe lu vừa viết vừa kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + Cho HS lần lượt viết vào bảng con. GV lưu ý HS khoảng cách giữa 2 tiếng trong từ. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động: Cho HS hát vui * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS tô và viết được v, x, vở vẽ, xe lu vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại âm, từ cần tô và viết ( 2, 3 HS đọc). - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành vào vở Tập viết 1, tập một (v, x, vở vẽ, xe lu ). - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết GV kết hợp chỉnh sửa HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài một số HS. * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được câu có chữ v, x, trả lời được câu hỏi qua đoạn đọc. Bồi dưỡng cho HS biết yêu thiên và tự hào về quê hương mình. Biết được địa phương trồng nhiều dừa ở nước ta. b. Cách tiến hành: - GV treo câu ứng dụng Nghỉ hè, bố mẹ cho Hà về quê. Quê Hà là xứ sở của dừa. - HS tìm tiếng có âm v,x( về , xứ). - Cho HS phân tích và đánh vần tiếng, đọc trơn các tiếng. - Cho HS đọc trơn cả câu ( cá nhân, đồng thanh). - GV hỏi HS: + Nghỉ hè, bố mẹ cho Hà đi đâu ? + Quê của Hà có gì ? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, giải thích với HS: Xứ sở của dừa là nơi trồng nhiều dừa( Bến Tre, Phú Yên, Bình Định) *Hoạt động 6: Nói theo tranh( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. Thấy được hậu quả của hành động chưa biết bảo vệ môi trường của bạn nhỏ. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói ( SHS trang 67). - Cho HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời các câu hỏi của GV. + Hai tranh này vẽ gì ?( cảnh thành phố và nông thôn) Phạm Thị Mai Hương -9-
  10. Trường TH Trinh Phú 3 + Em thấy những gì trong mỗi tranh?( tranh thứ nhất có nhiều nhà cao tầng, đường nhựa to và nhiều xe cộ; tranh thứ hai có đường đất, có trâu kéo xe, có người câu cá, ). + Cảnh vật trong hai tranh có gì khác nhau ? - Đại diện nhóm trả lời các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời, GV và HS nêu thêm về cuộc sống ở thành thị mà em biết( do đi thăm ba mẹ đi làm ở TP) và cuộc sống ở nông thôn nơi mình đang sinh sống, mỗi nơi điều có những điều thú vị của nó. - Cho HS đọc tên chủ đề luyện nói Thành thị và nông thôn. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - Gọi HS đọc lại toàn bài; tìm một số tiếng hoặc từ có v, x đặt câu với từ đó ( 3 HS đặt câu) - HS nhận xét, GV nhận xét. - Dặn HS ôn lại bài. Thứ tư , ngày 21 tháng 10 năm 2020 Bài 28 : Y y ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái : Biết yêu quý bạn bè , ông bà và biết cảm ơn và thể hiện thái độ khi nói lời cảm ơn. 2. Năng lực chung: Tự chủ và tự học: HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các âm y đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có chứa âm y ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng chữ y và các tiếng, từ có chứa y - HS phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm y . - HS phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết và suy đoán nội dung tranh minh họa( tranh thời gian quý hơn vàng bạc, tranh mẹ và Hà ghé nhà dì Kha, ). II. CHUẨN BỊ: - GV: Chữ mẫu y ; quy trình viết y ; Nắm vững quy ước chính tả với y, i, chữ y chỉ đi sau qu, chữ i đi sau các âm còn lại; bảng phụ viết câu Thời gian quý hơn vàng bạc. và câu Mẹ và Hà ghé nhà dì Kha. Dì kể cho Hà nghe về bà. Hà chú ý nghe dì kể ;Tranh minh họa trong SHS. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. Phạm Thị Mai Hương -10-
  11. Trường TH Trinh Phú 3 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK 3- 5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại cho HS bài v, x b.Cách tiến hành: - GV cho HS đọc : phà, phí, phở, quạ, quê, quế; pha trà, phố cỗ, quê nhà, quả khế; Bà ra Thủ đô. Bà cho bé quà quê. Bố đưa bà đi Bờ Hồ. - 4 HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS. - Cho cả lớp hát vui để tạo hứng khởi cho HS khi bước vào tiết học. 2. Khám phá ( TGDK: 15 - 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết chữ y ; suy đoán được nội dung tranh minh họa. Biết quý trọng thời gian. Đọc và nhận biết được chữ mới học. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 68), GV đặt câu hỏi: + Em thấy những gì trong tranh? ( hai bạn HS và chiếc đồng hồ) + Hai đang làm gì ?( hai bạn đang níu kéo thời gian) - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh, treo nội dung câu thuyết minh Thời gian quý hơn vàng bạc. - GV đọc nội dung câu thuyết minh. - GV giải thích cho HS nghe câu thuyết minh: Câu vừa đọc cho chúng ta biết thời gian rất quý, quý hơn cả vàng bạc, thời gian đi qua sẽ không bao giờ trở lại. Vì thế chúng ta cần phải biết quý trọng thời gian và dành thời gian làm những việc có ích. - HS đọc cá nhân, đồng thanh câu thuyết minh. - Cho HS quan sát nhận xét rút ra âm mới học y. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được âm y tiếng, từ ngữ có chứa y, biết được quy ước chính tả với y. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm ( TGDK 3 - 4 phút) Đọc âm v - GV đưa chữ y và giới thiệu. GV đọc mẫu. - GV hướng dẫn HS phát âm y. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. - HS ghép vào bảng cài chữ y, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. - GV giới thiệu thêm Y và đọc mẫu. - HS đọc cá nhân, đồng thanh Y, y. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) Phạm Thị Mai Hương -11-
  12. Trường TH Trinh Phú 3 - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: y qugh y quý + Cho HS phân tích mô hình tiếng( qu + y + thanh sắc ), đánh vần và đọc trơn từng tiếng ( quờ - y - quy - sắc - quý). +HS đọc cá nhân, đồng thanh tiếng : quý - Cho HS đọc lại mô hình tiếng trên bảng ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). - Đọc tiếng trong SHS: + GV viết bảng các tiếng: quy, quỳ, quý, quỹ, quỵ, ý yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng ( các tiếng đều có y ). + HS đánh vần tiếng có y. + HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần. + HS nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. + GV giới thiệu cho HS thấy quy ước viết y, i chữ y chỉ đi sau qu, chữ i đi sau các âm còn lại - Ghép chữ tạo tiếng + HS ghép y với các chữ đã học tạo thành các tiếng mới. + HS phân tích tiếng mình ghép được, đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng mới ghép. + HS nhận xét, GV nhận xét, chỉnh sửa lại nếu HS chưa nắm được quy ước y, i. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: y tá, dã quỳ, đá quý - GV nêu câu hỏi gợi ý HS rút ra các từ minh họa cho các bức tranh. - HS lần lượt trả lời câu hỏi, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có y , phân tích và đánh vần tiếng có y. - HS đọc trơn từng từ. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - HS đọc ( cá nhân, đồng thanh): y tá, dã quỳ, đá quý - GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được y, y tá, đá quý vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Viết chữ y: + GV treo chữ mẫu y. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết chữ y vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ thêm cho một số HS còn gặp khó khăn khi viết. Phạm Thị Mai Hương -12-
  13. Trường TH Trinh Phú 3 + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết mẫu từ y tá, đá quý vừa viết vừa kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + Cho HS lần lượt viết vào bảng con. GV lưu ý HS khoảng cách giữa 2 tiếng trong từ. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động: Cho HS hát vui * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS tô và viết được y, y tá, đá quý vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại âm, từ cần tô và viết ( 2, 3 HS đọc). - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành vào vở Tập viết 1, tập một (y, y tá, đá quý ). - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết GV kết hợp chỉnh sửa HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài một số HS. * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được câu có chữ y, trả lời được câu hỏi qua đoạn đọc. b. Cách tiến hành: - GV treo câu ứng dụng Mẹ và Hà ghé nhà dì Kha. Dì kể cho Hà nghe về bà. Hà chú ý nghe dì kể. - HS tìm tiếng có âm y - Cho HS phân tích và đánh vần tiếng, đọc trơn các tiếng. - Cho HS đọc trơn cả câu ( cá nhân, đồng thanh). - GV hỏi HS: + Dì của Hà tên gì ?( Dì của Hà tên Kha). + Dì kể cho Hà nghe về ai ?( Dì kể về cho Hà nghe về bà) + Theo em, vì sao Hà chú ý nghe dì kể ?( HS trả lời theo ý thích). - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS. *Hoạt động 6: Nói theo tranh( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. HS biết cảm ơn và thể hiện thái độ khi nói lời cảm ơn. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói ( SHS trang 69). - Cho HS thảo luận theo nhóm 4, trả lời các câu hỏi của GV. + Quan sát tranh thứ nhất, em thấy những gì? ( trời nắng Nam cho Hà chung ô) Phạm Thị Mai Hương -13-
  14. Trường TH Trinh Phú 3 + Theo em ai bạn Hà nói gì với bạn Nam ?( Hà nói cảm ơn Nam ). + Em thấy những ai trong tranh hai ? ( ông, bà và Nam). + Họ đang làm gì? ( Nam mừng tuổi ông bà, ông bà lì xì cho Nam). + Em nghĩ Nam sẽ nói gì với ông bà ?( Nam cảm ơn ông bà). + Em có nhận xét gì về ánh mắt của Nam và Hà khi nói lời cảm ơn ? + Theo em ánh mắt nào phù hợp? Vì sao? - Đại diện nhóm trả lời các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS, GV nhắc nhở thêm HS: các em cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ dù chỉ là việc làm nhỏ nhất, chúng ta cần thể hiện như chân thành khi cảm ơn như thể hiện ánh mắt, cử chỉ giọng nói cho phù hợp. - Cho HS đọc tên chủ đề luyện nói ( cá nhân, đồng thanh) Cảm ơn 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - Cho HS đọc lại toàn bài; tìm một số tiếng hoặc từ có y đặt câu với từ đó. - HS nhận xét, GV nhận xét. - Dặn HS ôn lại bài. Thực hành cảm ơn trong giao tiếp hằng ngày. Thứ năm , ngày 22 tháng 10 năm 2020 Bài 29 : LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Chăm chỉ: HS biết chú ý nghe GV giảng giải và làm việc đúng theo yêu cầu của GV. 2. Năng lực chung: Tự chủ và tự học: HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - Nắm vững quy tắc chính tả để viết đúng các từ ngữ có chứa các âm giống nhau nhưng có chữ viết khác nhau, hay nhầm lẫn. - Bước đầu có ý thức viết đúng chính tả. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững các quy tắc chính tả của 3 trường hợp cơ bản: + Phân biệt c với k, c và k đều ghi âm “ cờ” nhưng viết khác nhau. Quy tắc: Khi đi với các nguyên âm i, e, ê thì viết k ( ca); khi đi với các nguyên âm còn lại , viết là c( xê). + Phân biệt g với gh: Khi đi vơi nguyên âm i, e, ê thì viết là gh ( gờ kép); khi đi với các nguyên âm còn lại thì viết là g ( gờ đơn). Phạm Thị Mai Hương -14-
  15. Trường TH Trinh Phú 3 + Phân biệt ng với ngh: Khi đi vơi nguyên âm i, e, ê thì viết là ngh ( ngờ kép); khi đi với các nguyên âm còn lại thì viết là ng ( ngờ đơn). - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK 3- 5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào đầu giờ học. b.Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi hoặc hát vui. - GV nhận xét, giới thiệu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. 2. Khám phá ( TGDK: 15 - 20 phút). * Hoạt động 1: Phân biệt c với k (TGDK 10 phút). a. Mục tiêu: Phân biệt c với k. b Cách tiến hành: - Đọc tiếng: HS đọc cá nhân, đồng thanh : cô, cư, cò, cá, cổ, cở, cọ; kì, kề, kế, kẻ, kỉ, kẽ, kệ. + Cho HS đánh vần: VD: ( cờ -a- ca- sắc- cá; kỉ: cờ - i- ki- hỏi- kỉ) + Cho HS quan sát hình cá cờ; chữ kí + GV viết bảng từ cá cờ, chữ kí + HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Trả lời câu hỏi: + Chữ k đi với chữ nào ? + Chữ c đi với chữ nào ? + HS trả lời, các HS khác nhận xét. + GV thống nhất câu trả lời của HS, đưa ra quy tắc: Khi đọc, ta nghe được những tiếng có âm đầu giống nhau ( VD: cá với kí), nhưng khi viết cần phải phân biệt c ( xê) và k (ca). K( ca) kết hợp với i, e, ê; còn c ( xê) kết hợp với a, o, ô, u, ư. - Thực hành: + GV nêu yêu cầu: Tìm tiếng bắt đầu bằng c; Tìm tiếng bắt đầu bằng k. + GV cho HS dùng bộ chữ và bảng cài ghép tiếng. + HS đọc lại các tiếng vừa ghép. + HS nhận xét, GV nhận xét, khen ngợi những HS nắm vững quy tắt chính tả với k, c * Hoạt động 2: Phân biệt g với gh ( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS phân biệt được g / gh b Cách tiến hành: - Đọc tiếng: HS đọc cá nhân, đồng thanh : ga, gà, gõ, gỗ, gù, gừ ghe, ghi, ghì, ghé, ghế, ghẹ + Cho HS quan sát hình gà gô và ghế gỗ. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Trả lời câu hỏi: Phạm Thị Mai Hương -15-
  16. Trường TH Trinh Phú 3 + Chữ gh ( gờ kép) đi với chữ nào ? ( i, e, ê) + Chữ g ( gờ đơn) đi với chữ nào ? ( những chữ còn lại : a, o, u, ư, ) + HS trả lời, các HS khác nhận xét. + GV thống nhất câu trả lời của HS, đưa ra quy tắc: Khi nói / đọc, ta không phân biệt được g và gh (VD: gà với ghế ), nhưng khi viết cần phải phân biệt gh kết hợp với i, e, ê; còn g kết hợp với các âm còn lại. + Vài HS nhắc lại phần ghi nhớ trên. - Thực hành: + GV chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm tìm tiếng bắt đầu bằng g, 2 nhóm tìm tiếng bắt đầu bằng gh. + HS dùng bảng cài để ghép thành tiếng. + HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận xét, khen ngợi HS. TIẾT 2 * Khởi động: Cho HS hát vui ( TGDK 3 – 5 phút) * Hoạt động 3: Phân biệt ng với ngh ( TGDK 20 phút) a. Mục tiêu: HS phân biệt được ng / ngh b Cách tiến hành: - Đọc tiếng: HS đọc cá nhân, đồng thanh : ngô, ngà, ngừ, ngủ, ngõ, ngự Nghe, nghề, nghé, nghỉ, nghĩ, nghệ + Cho HS quan sát hình cá ngừ và hình củ nghệ. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Trả lời câu hỏi: + Chữ ngh ( ngờ kép) đi với chữ nào ? ( i, e, ê) + Chữ n g ( ngờ đơn) đi với chữ nào ? ( những chữ còn lại : a, o, u, ư, ) + HS trả lời, các HS khác nhận xét. + GV thống nhất câu trả lời của HS, đưa ra quy tắc: Khi nói / đọc, ta không phân biệt được ng và ngh (VD: nghệ với ngừ ), nhưng khi viết cần phải phân biệt ngh kết hợp với i, e, ê; còn ng kết hợp với các âm còn lại. + Vài HS nhắc lại. - Thực hành: + GV chia lớp thành 2 nhóm tìm tiếng bắt đầu bằng ng, ngh. + HS dùng bảng cài để ghép thành tiếng. + HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 5 phút) - Cho HS nhắc lại các quy tắc chính tả vừa học. - GV đọc cho HS viết các từ: kéo co, ghế gỗ, củ nghệ. - HS viết bảng, các HS khác nhận xét, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Dặn HS ôn lại bài; ghi nhớ các quy tắc chính tả vừa học. Thứ năm ,ngày 22 tháng 10 năm 2020 Phạm Thị Mai Hương -16-
  17. Trường TH Trinh Phú 3 ÔN TẬP ( 2 tiết buổi chiều) I. MỤC TIÊU: Qua tiết học giúp HS: Củng cố lại các âm đã được đọc, viết trong tuần. Viết lại những âm các em viết chưa đều, chưa đẹp. Ôn lại quy tắc chính tả c/ k; g/gh; ng/ ngh cho HS. HS hoàn thành các bài tập tô và viết trong tuần. II. CHUẨN BỊ: - GV: Quy trình viết chữ p - ph, qu, v, x, y; nắm lại các bài viết HS chưa hoàn thành trong tuần & các chữ mà HS gặp khó khăn khi viết. - HS: bảng con , phấn, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 1. Khởi động: GV cho cả lớp cùng hát vui. 2. Ôn tập: a. Đọc - GV cho HS nhắc lại tất cả các chữ đã học trong tuần. - HS nêu, GV kết hợp ghi bảng. - HS đọc cá nhân, đồng thanh các chữ. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV tăng cường luyện đọc lại cho các em còn quên vần. - GV chỉnh sửa, động viên cho HS đọc tốt hơn. - GV viết bất kì tiếng, từ, cụm từ hoặc câu có chứa âm và dấu thanh đã học, chỉ định bất kì cho HS đọc. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS về tư thế khi đứng đọc, giọng đọc. - GV cho HS nhắc lại quy tắc chính tả c/ k; g/ gh; ng/ngh. - GV tổ chức cho HS thi ghép chữ c/ k; g/ gh; ng/ngh để tạo thành tiếng. - HS nhận xét. - GV nhận xét, khen ngợi những HS nắm vững quy tắc chính tả, nhắc nhở và giải thích thêm cho những HS còn lúng túng hoặc nắm chưa vững quy tắc đã học. Tiết 2 b. Viết - GV cho HS viết bảng con các chữ: p - ph, qu, v, x, y - HS nhận xét chữ viết của bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS. - HS đọc các chữ vừa viết. Phạm Thị Mai Hương -17-
  18. Trường TH Trinh Phú 3 - Cho HS ghép chữ vừa viết với một số nguyên âm và dấu thanh để tạo thành tiếng mới. - Cho HS viết hoàn thành các bài tập viết từ bài 26 đến 30. - GV quan sát, nhắc nhở và chỉnh sửa cho HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - GV nhận xét bài viết của HS. 3. Củng cố: - GV nhận xét chung giờ học. - Chuẩn bị bài học tuần sau. Thứ sáu , ngày 23 tháng 10 năm 2020 Bài 30 : ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Chăm chỉ: Thông qua câu chuyện kể, rèn cho HS kĩ năng làm việc chăm chỉ giống nhứ đàn kiến trong bài. 2. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề và sáng tạo: bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: + HS nắm vững cách đọc các âm p - ph, qu, v, x, y ; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm p - ph, qu, v, x, y ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. + HS phát triển kĩ năng viết thông qua viết cụm từ chứa một số âm - vần đã học. + HS phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe và kể câu chuyện Kiến và dế mèn, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh họa nội dung câu chuyện Kiến và dế mèn ; Bảng phụ có kẻ ô ; các băng giấy ghi các từ như trong SHS (trang 72) ; đoạn văn Nhà bé ở Thủ đô, Thủ đô có Bờ Hồ. Quê bé ở Phú Thọ. Phú Thọ có chè, có cọ. Xa nhà , bé nhớ mẹ. Xa quê, bé nhớ bà. viết trên bảng phụ; một số thẻ ghi các chữ viết đúng và không đúng để kiểm tra bài cũ. - HS: bảng con , phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động Phạm Thị Mai Hương -18-