Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Em quý trọng bản thân - Tuần 19 - Phạm Thị Mai Hương
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Em quý trọng bản thân - Tuần 19 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ke_hoach_giao_duc_hoat_dong_trai_nghiem_1_ket_noi_tri_thuc_c.doc
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Em quý trọng bản thân - Tuần 19 - Phạm Thị Mai Hương
- Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 19 , TIẾT 1 Thứ hai, ngày 4 tháng 1 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: EM QUY TRỌNG BẢN THÂN Bài: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM I. MỤC TIÊU. 1. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Biết được một số điều an toàn thực phẩm. 2. Năng lực chung: - Tự chủ, tự học: HS tích cực làm việc nhóm khi tham gia các hoạt động. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Củng cố một số kiến thức đã biết về “ Vệ sinh an toàn thực phẩm” - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm, biết tìm sự hỗ trợ khi cần thiết. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Một sỗ hình ảnh, video clip vể an toàn thực phẩm. - Hệ thỗng âm thanh, loa đài. - Ba cái chuông cho ba đội tham gia thi. - Hoa màu cắt bằng giấy để phát cho đội có câu trả lời đúng (khoảng 20 bông). - Bảng dán hoa cho ba đội tham gia chơi. - Phân công lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ. - Các câu hỏi tìm hiểu vể Luật An toàn thực phẩm. - Thành lập BGK chấm thi. - Ba phần thưởng: Nhất, Nhì, Ba. b) Đối với HS - Mỗi lớp cử một đội gồm ba bạn tham gia thi vể An toàn thực phẩm. - Các lớp được phân công nhiệm vụ tích cực luyện tập các tiết mục để tham gia hoạt động có hiệu quả. - HS toàn trường tìm hiểu vể An toàn thực phẩm một tuần trước khi tham gia hoạt động. III. PHƯƠNG PHÁP - Thảo luận nhóm. - Trãi nghiệm thực tiễn. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC. * Hoạt động 1: Chào cờ. Phạm Thị Mai Hương 1
- Trường TH Trinh Phú 3 - HS điểu khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - GV trực tuần hoặc TPT/ đại diện BGH nhận xét, bổ sung, phát cờ thi đua và phổ biến kế hoạch hoạt động tuần mới. * Hoạt động 2: Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm. 1. Mục tiêu: - Củng cố một số kiến thức đã biết về “ Vệ sinh an toàn thực phẩm”. - HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm, biết tìm sự hỗ trợ khi cần thiết. 2. Triển khai hoạt động: - Chiếu một số hình ảnh hoặc video clip vể An toàn thực phẩm (Ngộ độc thực phẩm - nguyên nhân và hậu quả). - Nêu một số câu hỏi vể vệ sinh an toàn thực phẩm, như: + Em hiểu thế nào là An toàn thực phẩm? + Sử dụng thực phẩm không an toàn sẽ gây ra những hậu quả như thế nào? + Làm thế nào để sử dụng thực phẩm an toàn? - Mời các HS giơ tay nêu ý kiến của mình. - Nhận xét, khen ngợi những HS có ý kiến hay. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS có thêm 1 số kiến thức cơ bản về “ Vệ sinh an toàn thực phẩm”. - HS tích cực tham gia các hoạt động với khả năng của HS. * Hoạt động 3: Thi tìm hiểu an toàn thực phẩm. 1. Mục tiêu. - HS biết tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè khi tham gia hoạt động. 2. Triển khai hoạt động. □ Bước 1 GV phụ trách mời ba đội vào vị trí thi, thử chuông (trống), các đội tự giới thiệu vể đội của mình: tên đội, số thành viên, đội trưởng, mong muốn của đội. □ Bước 2: GVphụ trách phổ biến luật thi Các đội lắng nghe câu hỏi nêu ra, sau khi có tín hiệu “Bắt đầu” mới được bấm chuông. Đội nào bấm chuông nhanh nhất được quyển trả lời. Trả lời đúng được cắm một cờ đỏ. Đội nào bấm chuông khi chưa có tín hiệu “Bắt đầu” là mất lượt. □ Bước 3: Tiến hành thi Hai HS dẫn chương trình. Một bạn đọc câu hỏi rõ ràng. Một bạn quan sát, lắng nghe tín hiệu chuông của các đội chính xác, mời đội bấm chuông nhanh nhất trả lời câu hỏi. BGK nhận xét câu trả lời đúng hay sai. Nếu trả lời đúng, dẫn chương Phạm Thị Mai Hương 2
- Trường TH Trinh Phú 3 trình phát một bông hoa và mời đội trả lời đúng dán hoa lên vị trí trên bảng của đội mình. Nếu trả lời sai mời các đội còn lại bấm chuông giành quyển trả lời. Thi xong mời các đội trở vể vị trí lớp ngồi. (Tham khảo câu hỏi thi ở phần Phụ lục. Tuỳ điểu kiện, các trường có thể xây dựng thêm câu hỏi) □ Bước 4: Biểu diễn văn nghệ - TPT hoặc HS giới thiệu các tiết mục văn nghệ các lớp đã chuẩn bị. - HS các lớp biểu diễn văn nghệ hưởng ứng chủ để “Vệ sinh an toàn thực phẩm”. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS nghe GV phụ trách nhận xét, qua đó tự đánh giá bản thân. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI - Yêu cầu HS vể nhà trao đổi với bố mẹ vể những việc nên/ không nên làm khi sử dụng thực phẩm để đảm bảo an toàn. - Nhắc nhở HS cần chú ý thực hiện những điểu đã biết vể an toàn thực phẩm. - Các lớp xây dựng cam kết thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm để theo đó thực hiện và đánh giá. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét chung tinh thần thi đấu của ba đội. Cho các đội đếm số hoa của đội mình. Đội nào nhiều hoa nhất là thắng cuộc. - Phát thưởng cho các đội: Nhất, Nhì, Ba. - Nhận xét tinh thần, thái độ các lớp tham gia hoạt động. - Mời đại diện HS chia sẻ ý kiến theo câu hỏi gợi ý sau: + Hội thi hôm nay đã giúp em học được điều gì? + Em ghi nhớ được điều nào về an toàn thực phẩm? + Em nên ăn uống như thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm? PHU LỤC Một số câu hỏi thi tìm hiểu về An toàn thực phẩm Câu 1: Tháng hành động vì an toàn thực phẩm là tháng mấy? Đáp án: Tháng 4 Câu 2: Người sử dụng dễ bị ngộ độc thuốc trừ sâu khi ăn loại thực phẩm nào? Đáp án: Rau xanh, củ, quả bị phun thuốc trừ sâu không đúng quy định. Phạm Thị Mai Hương 3
- Trường TH Trinh Phú 3 Câu 3: Nguyên nhân nào gây ra ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng? Đáp án: Người sử dụng ăn phải thực phẩm chứa chất độc hại hoặc đã bị ô nhiễm, ôi, thiu, Câu 4: Có nên ăn thực phẩm đã quá hạn sử dụng không? Đáp án: Không nên vì không đảm bảo an toàn. Câu 5: Đi học về đói quá, Minh thấy còn một ít cơm và một bát thức ăn để trong nồi. Ngửi mùi, Minh thấy cơm có mùi thiu. Theo em, Minh có nên ăn cơm đó không? Đáp án: Không, vì cơm thiu ăn vào dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Câu 6: Lan rủ Hồng đi ăn quà vặt bán rong ở cổng trường. Nếu em là Hồng, em sẽ nói với Lan thế nào? Đáp án: Không nên ăn quà ngoài đường vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Câu 7: Để đảm bảo an toàn thực phẩm, nên sử dụng thực phẩm như thế nào? Đáp án: Thực phẩm được sản xuất an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. Câu 8: Nhà Nam nuôi đàn lợn. Chẳng may một con trong đàn bị bệnh rồi chết. Mẹ Nam tiếc của, định mang con lợn đó mổ để ăn. Nam có nên đồng tình với mẹ không? Đáp án: Không nên, vì thịt lợn ốm chết là thực phẩm bị ô nhiễm, dễ gây ngộ độc cho người sử dụng. Câu 9: Khi bị ngộ độc thực phẩm, cần phải làm thê' nào? Đáp án: Nhanh chóng đên bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời. Câu 10: Hưởng ứng tháng hành động vì an toàn thực phẩm có ý nghĩa gì? Đáp án: Bảo vệ sức khỏe cho mọi người và bảo vệ môi trường. Phạm Thị Mai Hương 4
- Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 19, TIẾT 2 Thứ tư, ngày 6 tháng 1 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN BÀI 11: ĂN UỐNG HỢP LÍ I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Trách nhiệm: Có ý thức tự chăm sóc bản thân bằng việc rèn luyện thói quen ăn uống hợp lí. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Biết cách tự chăm sóc bản thân bằng việc rèn luyện thói quen ăn uống hợp lí và tránh việc ăn uống có hại cho sức khoẻ. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + Nhận biết được việc ăn uống hợp lí và ăn uống có hại cho sức khoẻ. + Tự giác thực hiện việc ăn uống hợp lí khi ở nhà và ở bên ngoài. + Rèn kĩ năng điểu chỉnh bản thân, hành động đáp ứng với sự thay đổi. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Các thẻ sử dụng cho HS nhận diện việc ăn uống hợp lí và ăn uống có hại cho sức khoẻ (nêu GV có điều kiện chuẩn bị); - Tranh ảnh một số loại thực phẩm và đồ uống. Tốt nhất là có một số loại thực phẩm tươi, xanh để tổ chức trò chơi “Chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn”; - Phần thưởng cho nhóm thắng cuộc. b) Đối với HS - Thẻ hai mặt: một mặt xanh và một mặt đỏ. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não - Trò chơi - Thảo luận theo nhóm - Suy ngẫm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Khởi động: GV cho HS cả lớp nghe/ hát một bài hát hoặc tổ chức trò chơi có nội dung vể an toàn thực phẩm, ăn uống hợp lí. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI • Hoạt động 1: Xác định việc ăn uống hợp lí và ăn uống không hợp lí Phạm Thị Mai Hương 5
- Trường TH Trinh Phú 3 1. Mục tiêu: Nhận biêt được việc ăn uống hợp lí và ăn uống có hại cho sức khoẻ. 2. Cách tiến hành GV nêu lần lượt các câu hỏi và gọi HS trả lời: + Hằng ngày, ở gia đình các em thường ăn mấy bữa? + Em thích ăn loại thức ăn nào? Em có thích ăn rau, quả không? + Em thường uống loại nước nào? + Em tự ăn hay có người lớn cho em ăn? - GV nhận xét dựa trên các câu trả lời của HS và khái quát: Có nhiều loại thức ăn, đồ uống và cách ăn uống khác nhau. Có những thức ăn, đồ uống và cách ăn uống có lợi cho sức khoẻ nhưng cũng có thức ăn, đồ uống và cách ăn uống có hại cho sức khoẻ. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ sau: Trong các tranh ở hoạt động 1 - SGK, tranh nào thể hiện việc ăn uống hợp lí? Tranh nào thể hiện việc ăn uống không hợp lí, có hại cho sức khoẻ? - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV ghi tổng hợp ý kiến của các nhóm vào bảng có 2 cột: 1/ Ăn uống hợp lí; 2/ Ăn uống không hợp lí, có hại cho sức khoẻ. - GV nhắc lại từng biểu hiện đã ghi trên bảng và yêu cầu HS biểu thị sự đồng tình hoặc không đồng tình bằng cách giơ thẻ (giơ thẻ xanh/ mặt cười biểu thị sự đồng tình; giơ thẻ đỏ/ mặt mếu biểu thị không đồng tình). Có thể mời một số HS giải thích vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình. Phạm Thị Mai Hương 6
- Trường TH Trinh Phú 3 - Chốt lại ý kiến chung theo bảng: Ăn uống hợp lí Ăn uống không hợp lí, có hai cho sức khoẻ Ăn đúng bữa Chỉ thích ăn thịt, không ăn rau Ăn đủ chất Chỉ thích uống nước ngọt Uống nước đã đun sôi hoặc nước đã khử trùng Không ăn quá no - Liên hệ: Với mỗi biểu hiện của việc ăn uống hợp lí, GV hỏi HS trong lớp: Em nào đã thực hiện được điều này? Còn với mỗi biểu hiện của việc ăn uống không hợp lí, GV hỏi: Trong lớp mình có bạn nào chỉ thích ăn thịt, không ăn rau? Bạn nào chỉ thích uống nước ngọt? - Nhận xét, nhắc nhở sau phần liên hệ việc ăn uống của HS. Động viên, khen ngợi những em đã biết ăn uống hợp lí. - Gọi HS nhắc lại những biểu hiện của việc ăn uống hợp lí và ăn uống không hợp lí, có hại cho sức khoẻ. - Nhận xét kết quả thực hiện hoạt động 1. 3. Dự kiến sản phẩm - HS tích cực tham gia hoạt động. - Câu trả lời của HS. THỰC HÀNH • Hoạt động 2: Chơi trò chơi chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn 1. Mục tiêu: HS biết lựa chọn những thực phẩm tốt cho bữa ăn. 2. Cách tiến hành GV hướng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi: Trong hoạt động 2 ở SGK có hình ảnh 7 loại thực phẩm. Phạm Thị Mai Hương 7
- Trường TH Trinh Phú 3 Trong tranh treo trên bảng có 6 loại thực phẩm khác và 2 loại đồ uống: nước ngọt đóng chai/ hộp và nước khoáng tinh khiết. Khi quản trò hô “Tôi cần, tôi cần” các bạn sẽ hô “Cần gì, cần gì”. Quản trò nói “tôi cần loại thực phẩm và đồ uống cần cho bữa ăn” (chỗ là số lượng loại thực phẩm quản trò cần). Các nhóm nhanh chóng ghi tên các loại thực phẩm nhóm chọn (theo số lượng quản trò hô) vào giấy và giơ lên cho các bạn trong lớp nhìn thấy. Nhóm nào chọn được các thực phẩm, đồ uống nhanh nhất, cung cấp đủ chất dinh dưỡng tốt nhất cho bữa ăn, nhóm đó thắng cuộc. - Luật chơi: Chỉ được ghi số lượng loại thực phẩm theo yêu cầu của quản trò. Nhóm nào ghi nhiều hơn hoặc ít hơn là phạm luật, không được tính. - GV đề nghị một HS làm quản trò, hai HS làm trọng tài và tổ chức cho HS chơi hai lần: một lần chơi nháp, lần thứ hai chơi thật. - Chơi nháp: Quản trò yêu cầu “Tôi cần hai loại thực phẩm và một loại đồ uống cho bữa ăn”. - Chơi thật: Quản trò yêu cầu “Tôi cần ba loại thực phẩm và một loại đồ uống cho bữa ăn”. - Bình chọn nhóm thắng cuộc. - GV nhận xét và khen thưởng nhóm thắng cuộc. - Yêu cầu HS chia sẻ những điều học được qua trò chơi và cảm nhận của các em sau khi tham gia trò chơi. 3. Dự kiến sản phẩm - HS tích cực tham gia hoạt động - Sản phẩm học tập của HS. VẬN DỤNG • Hoạt động 3: Thực hành ăn uống hợp lí ở gia đình 1. Mục tiêu: Tự giác thực hiện việc ăn uống hợp lí khi ở nhà và ở bên ngoài. 2. Cách tiến hành GV yêu cầu HS về nhà thực hiện những việc sau: - Chia sẻ với bố mẹ, người thân những điều đã trải nghiệm được ở lớp về việc ăn uống hợp lí và ăn uống không hợp lí, có hại cho sức khoẻ. - Cùng bố mẹ, người thân trong gia đình lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn. Phạm Thị Mai Hương 8
- Trường TH Trinh Phú 3 - Rèn luyện thói quen ăn uống hợp lí, vệ sinh an toàn và nhờ bố mẹ, người thân đánh giá việc làm của mình để báo cáo vào giờ học sau. Chú ý: kết hợp với PHHS để rèn luyện những thói quen ăn uống hợp lí cho HS. Tổng kết: - GV yêu cầu HS chia sẻ những điều học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động. - GV đưa ra thông điệp và yêu cãu HS nhắc lại để ghi nhớ: Ăn uống hợp lí giúp cơ thể khoẻ mạnh; Ăn uống không hợp lí làm cho cơ thể còi cọc hoặc béo phì và dễ mắc bệnh. Các em cần cố gắng rèn luyện để hình thành thói quen ăn uống hợp lí và tránh xa việc ăn uống không hợp lí, có hại cho sức khoé. Phạm Thị Mai Hương 9
- Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 19, TIẾT 3 Thứ sáu, ngày 8 tháng 1 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN Bài : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS có ý thức ăn uống hợp lí. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: HS thường xuyên thực hiện việc ăn uống hợp lí hằng ngày. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống. + HS nêu được những thực phẩm an toàn mà mình sử dụng hằng ngày. + HS biết chia sẻ những thay đổi về thói quen ăn uống của mình. + HS biết đánh giá bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt. b) Đối với HS - Kiến thức từ những tiết học trước. - Thẻ đánh giá theo 3 mức độ. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Hoạt động 1: Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau. 1. Mục tiêu: - HS nhận biết được những điều đã thực hiện tốt để tiếp tục phát huy và những điều còn hạn chế để sau này khắc phục. 2. Triển khai hoạt động: a) Sơ kết tuần: - GV gợi ý cán bộ lớp, tổ trưởng để các em thực hiện. - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết theo từng tổ về các mặt: + Học tập: Thái độ, tinh thần học tập. + Nền nếp: Ý thức giữ gìn vệ sinh, đồ dùng học tập, thái độ thực hiện nội quy nhà trường. - Tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân, tổ hoàn thành tốt. b) Kế hoạch tuần sau: - GV cùng HS thảo luận, lập kế hoạch cho tuần sau. 3. Dự kiến sản phẩm: Phạm Thị Mai Hương 10
- Trường TH Trinh Phú 3 - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết được các hoạt động trong tuần qua. - HS tích cực tham gia hoạt động. • Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề 1. Mục tiêu: + HS nêu được những thực phẩm an toàn mà mình sử dụng hằng ngày. + HS biết chia sẻ những thay đổi về thói quen ăn uống của mình. 2. Cách tiến hành GV tổ chức cho HS chia sẻ về: - Thói quen ăn uống không hợp lí mà em đã thay đổi; - Những thực phẩm em đã cùng gia đình sử dụng hằng ngày; - Nhận xét của gia đình, người thân vể việc ăn, uống của em; - Cảm nhận của em khi thực hiện việc ăn uống hợp lí ở gia đình; - Chơi trò chơi, múa, hát. ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thường xuyên thực hiện được các yêu cầu sau: + Ăn uống hợp lí. + Thay đổi thói quen ăn uống không tốt. + Tự giác thực hiện việc ăn uống hợp lí để bảo vệ sức khoẻ. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên. - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm Phạm Thị Mai Hương 11
- Trường TH Trinh Phú 3 GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điểu hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung sau: - Có thực hiện được việc ăn uống hợp lí hay không. - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung. Phạm Thị Mai Hương 12