Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 30
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_toan_hoc_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_30_ph.doc
Nội dung text: Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 30
- TUẦN 30,TIẾT 88 Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2021 Toán BÀI 33: LUYỆN TẬP CHUNG Tiết 4 I.Mục tiêu: * Kiến thức Đặt tính và thực hiện được phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số. Tính nhẩm được các phép cộng và trừ (không nhớ) số có hai chữ số. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính. Giải bài toán tình huống thực tê' có liên quan đên phép cộng, trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh). Rèn luyện tư duy +NL giao tiếp hợp tác: khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế, +NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng que tính thực hiện được phép cộng , trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm , tham gia trò chơi II.Chuẩn bị giáo viên và học sinh: - GV: Bộ đồ dùng Toán 1 - HS : Bảng con , vở ô li + Bộ đồ dùng Toán 1 III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố phép trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -GV gọi 4 HS lên thi đặt tính 25-15 -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Thực hiện thuật toán cộng , trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: GV yêu cầu HS tính nhẩm mà không cần đặt tính. -4 HS nối tiếp nêu kết quả các phép tính -HS khác nhận xét -GV nhận xét , tuyên dương đưa ra đáp án đúng: 65, 49, 90, 3. Bài 2: Mục tiêu: Thực hiện thuật toán cộng , trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. 97
- Phương pháp: thảo luận nhóm Cách tiến hành: HS có thể tính nhẩm hoặc nêu chưa tính được thì có thể tự viết lại phép tính vào vở để tính. GV có thể gợi mở HS về sự giống nhau ở kết quả của phép tính. -Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi -HS trình bày kết quả trên bảng con , HS khác nhận xét,GV nhận xét tuyên dương. 18 + 50 = 68, 40 - 10 = 30, 35 + 33 = 68. Bài 3: Mục tiêu: Giải bài toán tình huống thực tê' có liên quan đên phép cộng, trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh). Rèn luyện tư duy Phương pháp: thảo luận nhóm Cách tiến hành: -Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi -GV có thể hướng dẫn HS viết phép tính cho bài toán (45 + 33 = 78), sau đó nêu câu trả lời. -HS nối tiếp nêu câu trả lời cho BT -HS nhận xét,GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng 45 + 33 = 78. Túi màu đỏ có 78 quả thông. Bài 4: Mục tiêu: Thực hiện thuật toán cộng , trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính từ trái sang phải. Có thể thay bằng mô hình tính như bài 2 tiết 2 để HS dễ hình dung cách tính. -3 HS thi làm BT trên bảng -HS còn lại trình bày kết quả trên bảng con , HS khác nhận xét -GV nhận xét tuyên dương : a) 61; b) 12; c) 57. Bài 5: Mục tiêu: Giải bài toán tình huống thực tê' có liên quan đên phép cộng, trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh). Rèn luyện tư duy Phương pháp: thảo luận nhóm Cách tiến hành: GV cho HS luyện tập lại bài toán đặt phép tính. -HS đọc to đề bài. GV nêu các câu hỏi phân tích đề bài +Đoàn tàu A có mấy toa? +Đoàn tàu B có mấy toa? +Cả 2 đoàn tàu bao nhiêu toa? Sau đó cho các em làm lần lượt từng ý một. Với mỗi ý, GV đặt câu hỏi là đặt phép tính cộng hay trừ. 98
- -Gọi 2 HS thi làm , HS nhận xét, GVnhận xét đưa ra đáp án đúng a) 10 + 12 = 22. Có tất cả 22 toa tàu. b) 15 - 3 = 12. Có 12 toa chở khách. *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Củng cố phép trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -GV gọi 4 HS đại diện 4 tổ lên thi đặt tính 54-24 ; 34+13( 2 lượt) -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học. TUẦN 30,TIẾT 89 Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2021 Toán Chủ đề 9 : THỜI GIAN. GIỜ VÀ LỊCH XEM GIỜ ĐÚNG TRÊN ĐỔNG HỔ (2 tiết) I.Mục tiêu Giúp HS: * Kiến thức Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. Đọc được giờ đúng trên đồng hồ. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, quan sát tranh. +NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng mô hình đồng hồ xem giờ +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm , tham gia trò chơi II.chuẩn bi Bộ đồ dùng học Toán 1. Mô hình đồng hồ hoặc đồng hồ thật (nếu có điểu kiện). III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố phép trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -GV gọi 4 HS đặt tính 54-24 -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 :Khám phá Mục tiêu: Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, đọc được giờ đúng trên đồng hồ. 99
- Phương pháp : thực hành Cách tiến hành GV có thể đặt câu hỏi: Làm thế nào để biết vể thời gian? Chẳng hạn: + Em thức dậy vào mỗi buổi sáng lúc mấy giờ? + Bố mẹ đưa em đi học lúc mấy giờ? + Em tan học lúc mấy giờ? Sau đó, GV giới thiệu vể đồng hồ. Sử dụng đồng hồ chuẩn bị trước, GV có thể đặt câu hỏi: + Mặt đồng hồ có bao nhiêu số? Từ số bao nhiêu đến số bao nhiêu? + Trên mặt đồng hồ, ngoài các số còn xuất hiện gì? GV giới thiệu vể kim dài, kim ngắn: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Yêu cầu HS quan sát phần “Khám phá” trong SGK, GV sử dụng mô hình đồng hồ quay đúng 6 giờ (như đồng hồ trong SGK) rồi giới thiệu cho HS: “Đồng hồ báo thức lúc 6 giờ.” GV cần nhấn mạnh: Kim ngắn (kim giờ) chỉ số 6, kim dài (kim phút) chỉ số 12. * Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, đọc được giờ đúng trên đồng hồ. Phương pháp : quan sát ,thực hành Cách tiến hành GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các bức tranh a, b, c, d. GV cần cho HS xác định rõ yêu cầu của câu hỏi: + Bạn làm gì? + Bạn làm việc đó lúc mấy giờ? Trên cơ sở đó, GV có thể đặt câu hỏi: Bạn ở bức tranh a đang làm gì? Sau khi HS mô tả xong hoạt động của bạn ở bức tranh a, GV đặt tiếp câu hỏi vể thời gian: Bạn thực hiện hoạt động đó lúc mấy giờ? Tương tự cho các bức tranh còn lại. Lưu ý: Tuỳ trình độ HS mà GV có thể yêu cầu HS xác định kim ngắn (kim giờ) chỉ số mấy (trên mặt đồng hồ tương ứng trong mỗi hình vẽ) trước khi yêu cầu HS xác định mấy giờ. Trong mỗi bức tranh, đểu ghi “buổi” trong ngày, nên sau khi mô tả hoạt động của các bạn trong mỗi bức tranh, GV có thể kết hợp mô tả hoặc đặt câu hỏi để HS mô tả thêm vể đặc điểm của “buổi sáng, buổi trưa, buổi chiểu, buổi tối”. -Nhận xét đưa ra đáp án đúng a) Học bài lúc 9 giờ; b) Ăn trưa lúc 11 giờ; c) Chơi đá bóng lúc 5 giờ; d) Đi ngủ lúc 10 giờ. Bài 2: Mục tiêu: Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, đọc được giờ đúng trên đồng hồ. Phương pháp : quan sát, thực hành Cách tiến hành GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các đồng hồ và đọc giờ. 2
- -HS nối tiếp phát biểu. -Nhận xét đưa ra đáp án đúng 1 giờ; 3 giờ; 5 giờ; 2 giờ; 4 giờ; 8 giờ. Bài 3: Mục tiêu: Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, đọc được giờ đúng trên đồng hồ. Phương pháp : quan sát ,thực hành Cách tiến hành -HS quan sát cá nhân the hướng dẫn của GV -Trường hợp đồng hồ chỉ 12 giờ khi hai kim đồng hồ ở vị trí chồng lên nhau. Vì vậy, SGK đưa ra một tình huống riêng để HS nhận thấy sự đặc biệt này. GV nên sử dụng mô hình đồng hồ xoay để đồng hồ chỉ 12 giờ cho trực quan và nhấn mạnh đặc điểm “hai kim chồng lên nhau”. Rô-bốt nói đúng. *Hoạt động 4 : Vận dụng Mục tiêu: Củng cố xem giờ đúng trên đồng hồ Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát đồng hồ trên tay GV là mấy giờ ( Gvquay đồng hồ) -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học. TUẦN 30,TIẾT90 Thứ năm ngày 15 tháng 4 năm 2021 Toán Luyện tập I.Mục tiêu Giúp HS: * Kiến thức Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. Đọc được giờ đúng trên đồng hồ. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, quan sát tranh. +NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng mô hình đồng hồ xem giờ +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm , tham gia trò chơi II.chuẩn bi Bộ đồ dùng học Toán 1. Mô hình đồng hồ hoặc đồng hồ thật (nếu có điểu kiện). 3
- III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố xem giờ đúng trên đồng hồ Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát đồng hồ trên tay GV là mấy giờ ( Gvquay đồng hồ) -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, đọc được giờ đúng trên đồng hồ. Phương pháp : quan sát, thực hành Cách tiến hành GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các đồng hồ và đọc giờ. -HS nối tiếp phát biểu. Với câu a, trước tiên, GV có thể yêu cầu HS mô tả vể hoạt động của các bạn trong bức tranh rồi sau đó xác định chiếc đồng hồ mỗi bạn đang cầm chỉ mấy giờ. Từ đó, tìm ra bạn cầm đồng hồ chỉ 7 giờ. Câu b liên quan đến vị trí, cụ thể là cao hơn, thấp hơn. GV hướng dẫn HS tìm chiếc đồng hồ nào trong bức tranh ở vị trí cao nhất, sau đó xác định xem đồng hồ đó chỉ mấy giờ. -Nhận xét đưa ra đáp án đúng a) Bạn Rô-bốt; b) 9 giờ. Bài 2: Mục tiêu: Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, đọc được giờ đúng trên đồng hồ. Phương pháp : quan sát ,thực hành Cách tiến hành -Trước khi xác định giờ trên mặt đồng hồ, GV có thể yêu cầu HS mô tả vể các con vật trong mỗi bức tranh. -Sau khi đã xác định thời gian mỗi con vật đi ngủ, GV có thể mở rộng thêm bằng cách đặt các câu hỏi: + Con vật nào đi ngủ muộn nhất? + Em thường đi ngủ lúc mấy giờ? + Chúng ta nên đi ngủ lúc mấy giờ? -Nhận xét đưa ra đáp án đúng a) 11 giờ trưa; b) 9 giờ tối; c) 6 giờ chiểu; d) 12 giờ đêm. Bài 3: Mục tiêu: Thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, quan sát tranh. Phương pháp : quan sát ,thực hành Cách tiến hành - GV có thể đặt câu hỏi: + Các em có thích đi công viên không? 2
- + Tại sao các em thích đi công viên? Ở đó có những hoạt động gì? Tiếp đến, GV nên yêu cầu HS quan sát tranh và đoán tên các tiết mục được minh hoạ. Lưu ý: -Các tiết mục trong bảng được đưa ra theo thứ tự thời gian bắt đầu biểu diễn, vì vậy GV nên yêu cầu HS quan sát các bức tranh tương ứng với các tiết mục theo thứ tự như trong bảng đưa ra. Từ đó nêu thời gian bắt đầu diễn ra cho mỗi tiết mục. -Sau khi hoàn thành câu a, GV có thể đặt thêm một số câu hỏi, chẳng hạn: “Trong các tiết mục được nêu ra, em thích tiết mục nào nhất?”; “Có bạn nào thích tiết mục khác với các tiết mục được nêu ra trong SGK không?” Câu b thuộc câu hỏi ở mức sáng tạo. Để xác định Mi xem được những tiết mục nào nếu Mi đến công viên lúc 2 giờ chiểu, cần biết tiết mục nào diễn ra sau 2 giờ chiểu. Lưu ý: Tuỳ mức độ HS và thời gian mà GV có thể cho HS làm hoặc không làm câu b. -HS trình bày -HS nhận xét -Nhận xét đưa ra đáp án đúng: a) 1: 10 giờ, 2: 11 giờ, 3: 3 giờ, 4: 4 giờ, 5: 5 giờ. b ) Ảo thuật, phim hoạt hình 5D, xiếc cá heo *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Củng cố xem giờ đúng trên đồng hồ Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát đồng hồ trên tay GV là mấy giờ ( Gvquay đồng hồ) -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương 3