Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 31
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_toan_hoc_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_31.doc
Nội dung text: Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 31
- TUẦN 31,TIẾT 91 Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC BÀI: CÁC NGÀY TRONG TUẨN (2 tiết) I.Mục tiêu: Giúp HS: * Kiến thức Nhận biết được các ngày trong một tuẩn lễ, một tuẩn lễ có 7 ngày. Bước đẩu làm quen và hiểu các khái niệm “hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai”. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát. Bước đẩu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. +NL giải quyết vấn đề toán học:Xác định cách thức giải quyết vấn để.Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố xem giờ đúng trên đồng hồ Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát đồng hồ trên tay GV là mấy giờ ( Gvquay đồng hồ) -HS nêu câu trả lời vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : Khám phá Mục tiêu: Nhận biết được các ngày trong một tuẩn lễ, một tuẩn lễ có 7 ngày. Bước đẩu làm quen và hiểu các khái niệm “hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai”. Phương pháp: quan sát Cách tiến hành: GV có thể bắt đẩu với một số câu hỏi: + Trong tuẩn em đi học vào những ngày nào? + Em được nghỉ những ngày nào? Tiếp đến, GV giới thiệu vể các ngày trong một tuẩn lễ. Khi giới thiệu một ngày cụ thể trong tuẩn, GV có thể’ hỏi HS vể hoạt động trong ngày hôm đó (thực tế), sau đó so sánh với hoạt động trong bức tranh tương ứng. Khi chuyển từ ngày này sang ngày khác, GV nên có câu nối, chẳng hạn:
- “Sau ngày thứ hai là ngày thứ ba, sau ngày thứ ba là ngày thứ tư, ”. GV rút ra kết luận: + Một tuẩn lễ có 7 ngày là: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. + Thứ hai là ngày đẩu tuẩn, chủ nhật là ngày cuối tuẩn. - Tiếp theo, GV giới thiệu vể hôm nay, ngày mai, hôm qua. + Lấy ngày hôm nay làm mốc. + Ngày sau ngày hôm nay là ngày mai. + Ngày trước ngày hôm nay là hôm qua. GV có thể hỏi HS vể ngày diễn ra buổi học (hôm nay). Từ đó, GV gợi ý HS xác định ngày mai, hôm qua. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát. Phương pháp: quan sát thực hành Cách tiến hành: Yêu cầu HS mô tả trạng thái của cây đậu thần qua từng ngày, trước khi xác định ngày cây đậu thần nảy mầm (câu a) và ngày mà cây đậu thần ra hoa (câu b). -HS nối tiếp trình bày -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Thứ hai; b) Thứ sáu. Bài 2: Mục tiêu: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát. Phương pháp: quan sát thực hành Cách tiến hành: Yêu cầu HS mô tả bức tranh để thấy được sự thay đổi của đối tượng (được nêu ra trong SGK) qua từng ngày. -HS nối tiếp trình bày -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng :Thứ ba, thứ năm. Bài 3: Mục tiêu: Xác định cách thức giải quyết vấn để.Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề Phương pháp: quan sát thực hành ,thảo luận nhóm Cách tiến hành: GV hướng dẫn cách xác định ngày hôm nay, ngày mai, hôm qua khi cho
- biết một trong ba ngày đó. -HS trao đổi nhóm đôi -HS nối tiếp trình bày -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng :a) “Hôm qua” là thứ ba, “ngày mai” là thứ năm; b ) “Hôm nay” là thứ bảy, “ngày mai” là chủ nhật. *Hoạt động 4 : Vận dụng Mục tiêu: Củng cố các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học
- TUẦN 31,TIẾT 92 Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS: * Kiến thức Nhận biết được các ngày trong một tuẩn lễ, một tuẩn lễ có 7 ngày. Bước đẩu làm quen và hiểu các khái niệm “hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai”. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.Bước đẩu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. +NL giải quyết vấn đề toán học:Xác định cách thức giải quyết vấn để.Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Củng cố các ngày trong tuần Phương pháp: thực hành , thảo luận nhóm Cách tiến hành: -Yêu cầu HS quan sát -GV có thể dẫn dắt: Bạn ốc sên bị quên đường về nhà. Chúng ta cần tìm đường về nhà cho bạn ốc sên. Con đường này rất đặc biệt. Nó phải đi qua tất cả các viên đá, nhưng mỗi viên đá chỉ được đi qua 1 lần (viên đá đã đi qua không được đi lại). -HS trao đổi cặp , nối tiếp phát biểu -GV nhận xét đưa ra kết quả đúng Điển theo thứ tự: thứ ba, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. Bài 2:
- Mục tiêu: Củng cố các ngày trong tuần Phương pháp: quan sát Cách tiến hành: Với các môn học giả tưởng cho nhân vật Rô-bốt, SGK đưa ra một thời khoá biểu: Với câu a, HS chỉ cần quan sát thời khoá biểu và đọc tên các môn học mà bạn Rô-bốt học vào ngày thứ ba. -HS phát biểu - Câu b chính là một dạng thống kê bảng. Để làm được câu này, HS cần quan sát từng ngày trong thời khoá biểu để tìm ra những ngày bạn Rô-bốt học môn Tiếng Việt. Để tiện cho việc trình bày và theo dõi của HS, GV có thể hướng dẫn bằng cách lập bảng: Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu - Sau đó, GV hướng dẫn HS quan sát thời khoá biểu. Chẳng hạn, nếu thứ hai bạn Rô-bốt có học môn Tiếng Việt thì đánh dấu tích (^) vào cột Thứ hai trong bảng trên. Tương tự cho các ngày còn lại trong tuần, chúng ta sẽ thu được bảng: Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu -HS nối tiếp phát biểu -GV nhận xét đưa ra kết quả đúng a) Lắp ghép hình, máy tính, bay; b) Thứ hai, thứ tư và thứ sáu. Bài 3: Mục tiêu: Xác định cách thức giải quyết vấn để.Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: - Trước tiên, GV có thể đặt câu hỏi vể bức tranh được đưa ra trong SGK: + Bức tranh mô tả gì? + Em thấy những gì trên bức tranh? -HS phát biểu GV có thể giải thích cụ thể hơn: “Từ thứ hai, bạn Rô-bốt bắt đầu chuyến du lịch xuyên Việt trong 1 tuần qua 7 địa điểm. Địa điểm đầu tiên mà bạn
- Rô-bốt chọn trong chuyến xuyên Việt là Cao Bằng.”. GV có thể hướng dẫn HS xác định ngày trong tuần tương ứng với số hiệu của các địa điểm. 1 (Thứ hai)► 2 (Thứ ba)► 3 (Thứ tư) ► 4 (Thứ năm) ► 5 (Thứ sáu) ► 6 (Thứ bảy) ► 7 (Chủ nhật) Lưu ý: Nếu có điểu kiện, GV có thể phô tô phóng to bản đồ ra môt tờ giấy A0 hoặc trình chiếu bản đồ giúp HS dễ quan sát hơn khi làm bài tập này. Đây là bài tập có nội dung tích hợp Toán học và Địa lí, do đó nếu còn thời gian, GV có thể khai thác thêm từ bài tập này bằng cách đặt một số câu hỏi: + Em thích địa điểm nào ở Việt Nam? Địa điểm đó ở tỉnh (thành phố) nào? + Em có biết Việt Nam có tất cả bao nhiêu tỉnh không? Ngoài các tỉnh (thành phố) được nêu ra trong sách, hãy kể thêm tên một số tỉnh (thành phố) khác mà em biết. -HS phát biểu -GV nhận xét đưa ra kết quả đúng a) Hà Nội; b) Thứ năm; c) Chủ nhật. *Hoạt động 3 : Vận dụng Mục tiêu: Củng cố các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học.
- TUẦN 31,TIẾT 93 Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2021 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THỰC HÀNH XEM LỊCH VÀ GIỜ (2 tiết) I.Mục tiêu: Giúp HS: * Kiến thức Giải quyết được các vấn để thực tế đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng trên đồng hồ. Biết xem lịch để xác định các ngày trong tuần. * HS có cơ hội hình thành phát triển các năng lực, phẩm chất: +NL tư duy lập luận: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. +NL giải quyết vấn đề toán học:Xác định cách thức giải quyết vấn để. +Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm . II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng học Toán 1. Một số tờ lịch thật (loại lịch ngày). Lưu ý: Các tờ lịch nên là các ngày liên tiếp nhau. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Củng cố các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Hoạt động 2 :Khám phá Mục tiêu: Giải quyết được các vấn để thực tế đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng trên đồng hồ.Biết xem lịch để xác định các ngày trong tuần. Phương pháp: giải quyết vấn đề, thực hành Cách tiến hành: GV có thể dẫn dắt từ một tình huống thực tế trong đời sống có liên quan đến xác định ngày thứ. Ví dụ: “HS sẽ thi cuối kì vào ngày 15 tháng 5. Vậy làm thế nào để biết được ngày 15 tháng 5 đó là thứ mấy?” Tiếp đến, GV dẫn dắt vào bài học và giới thiệu tờ lịch (tờ lịch thật đã chuẩn bị từ trước). GV giới thiệu trực quan các thông số chính xuất hiện trên mặt tờ lịch. Trở lại với tờ lịch được đưa ra trong SGK, GV chốt lại thông tin nhận được từ việc xem tờ lịch: Thứ hai, ngày bảy. Tiếp đó, GV yêu cầu HS quan sát ô bên phải trong phần “Khám phá”. GV
- có thể đặt một số câu hỏi: + Sau khi bóc đi tờ lịch thứ hai, ngày bảy, chúng ta sẽ thấy tờ lịch gì? + Sau khi bóc đi tiếp tờ lịch thứ ba, ngày tám, chúng ta thấy tờ lịch gì? + Có bạn nào đoán được, nếu bóc đi tiếp tờ lịch thứ tư, ngày chín thì sau đó là tờ lịch nào không? Lưu ý: Nên nhấn mạnh: Sau thứ hai, ngày bảy sẽ đến thứ ba, ngày tám. Sau thứ ba, ngày tám sẽ đến thứ tư, ngày chín. Chương trình Toán 1 chưa giới thiệu vể tháng, năm. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Mục tiêu: Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. Phương pháp: quan sát, thực hành Cách tiến hành: GV nên giải thích để bài chi tiết hơn: “Mỗi chú sóc cần tìm một gốc cây thích hợp cho mình và mỗi gốc cây chỉ là nhà của duy nhất một chú sóc.”. Để HS dễ dàng tư duy hơn trong bài tập đầu tiên, GV có thể đặt câu hỏi mang tính gợi ý: “Thứ ba là ngày 22 thì thứ tư sẽ là ngày bao nhiêu?” -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Thứ tư - ngày 23, Thứ năm - ngày 24, Thứ sáu - ngày 25. Bài 2: Mục tiêu: Xác định cách thức giải quyết vấn để. Phương pháp: quan sát, thực hành Cách tiến hành: Để giải quyết được bài tập này, GV nên nhắc lại các khái niệm “hôm qua”, hôm nay , ngày mai. -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Ngày 21 - ngày mai, Ngày 19 - hôm qua; b) Hôm nay - ngày 21, Ngày mai - ngày 22. Bài 3: Mục tiêu:.Biết xem lịch để xác định các ngày trong tuần. Phương pháp: quan sát, thực hành Cách tiến hành: Bạn Mai đã xé đi bao nhiêu tờ lịch? Để giải quyết bài tập này, GV có thể hướng dẫn HS liệt kê những tờ lịch bị xé đi, sau đó đếm để tìm ra đáp số. Tuy nhiên, với lớp học nhanh hoặc có những bạn học tốt, GV có thể hướng dẫn HS thêm cách làm phép tính trừ.
- Với câu b, GV có thể hướng dẫn HS thông qua bảng: Ngày 16 Ngày 17 Ngày 18 Ngày 19 Thứ tư -HS phát biểu -HS nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) Bạn Mai đã xé đi 3 tờ lịch; b) Ngày 19 là thứ bảy. *Hoạt động 4 : Vận dụng Mục tiêu: Thực hành xem lịch các ngày trong tuần Phương pháp: Trò chơi Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cùng quan sát các mảnh giấy viết thứ trong tuần sau đó sắp xếp các thứ theo thứ tự đúng ( Gv để các thứ không theo thứ tự ) - 7 HS lần lượt nối tiếp nhau xếp ( 2 nhóm HS ) - xem và nêu lịch trong tuần - GV nhận xét tuyên dương những nhóm HS có kết quả đúng *Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Nhận xét tiết học.