Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 đến tuần 12

docx 43 trang trongtan 21/10/2022 13042
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 đến tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_9_den.docx

Nội dung text: Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 đến tuần 12

  1. TUẦN 9 ,TIẾT 25 Thứ ngày tháng năm 2020 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC BÀI 9 : LUYỆN TẬP CHUNG Thời lượng :1 tiết I. Mục tiêu: 1. Phẩm chất : Chăm chỉ : Rèn luyện tính cẩn thận ,nhanh nhẹn - Trung thực: Nhận dạng được hình đã học( hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.) thông qua vật thật tự đánh giá mình và bạn. 2. Năng lực : 2.1 Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Biết nhận dạng được hình đã học( hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.) thông qua vật thật - Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết trao đổi, giúp đỡ nhau hoàn thành các bài tập nhận dạng được hình đã học( hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.) thông qua vật thật 2.2 Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận: Làm quen phân tích, tổng hợp hình, phát triển tính độc lập, sáng tạo khi thực hiện xếp, ghép hình, đếm hình. Bước đầu phát triển tư duy lô gic khi xếp ghép hình theo các nhóm có quy luật - Năng lực giao tiếp : Biết trao đổi giúp đỡ nhau làm quen phân tích, tổng hợp hình, phát triển tính độc lập, sáng tạo khi thực hiện xếp, ghép hình, đếm hình. Bước đầu phát triển tư duy lô gic khi xếp ghép hình theo các nhóm có quy luật II.Chuẩn bị giáo viên và học sinh: - GV: - Một số que tính , các hình trong bộ đồ dùng học toán -Bộ đồ dùng học Toán 1 - Sưu tầm vật thật tranh ảnh - HS : Bảng con , vở ô li + Bộ đồ dùng Toán 1. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1. Khởi động( 7phút) a/ Mục tiêu : Củng cố nhận biết hình đã học hình vuông , hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. b/ Cách thực hiện : -GV lần lượt giơ lên hình vuông , hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật . -HS quan sát và nêu tên hình. -HS khác nhận xét -GV nhận xét tuyên dương.
  2. Dự kiến sản phẩm: HS nhận biết và nêu đúng tên hình đã học hình vuông , hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Đánh giá sản phẩm: Qua câu trả lời của HS *Hoạt động 2:Thực hành ,luyện tập ( 15 phút) a/ Mục tiêu : +HS làm quen phân tích, tổng hợp hình, phát triển tính độc lập, sáng tạo khi thực hiện xếp, ghép hình, đếm hình. +Bước đầu phát triển tư duy lô gic khi xếp ghép hình theo các nhóm có quy luật b/ Cách thực hiện : Bài 1: Mỗi đồ vật có dạng gì - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu. - Cho HS quan sát các hình vẽ(tranh SGK ), nêu tên từng đồ vật trên hình vẽ có dạng đã học - HS chỉ vào từng hình và nêu tên đồ vật , tên hình gắn với mỗi đồ vât. - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét Bài 2: Xếp hình - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu. a)Cho HS quan sát xếp các que tính để được như hình vẽ trong SGK b) Yêu cầu học sinh bằn 5 que tính xếp thành một hình có 2 hình tam giác -HS thực hiện, GV theo dõi chỉ dẫn - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét Bài 3: Nhận dạng đắc điểm hình - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu. - Cho HS quan sát các hình vẽ và tìm ra quy luật theo đặc điểm nhóm hình để tìm hình thích hợp a) Xếp nhóm hình theo quy luật về màu sắc b) Xếp nhóm hình theo quy luật về hình dạng - HS tìm ra hình thích hợp để xếp. - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét Dự kiến sản phẩm: +HS biếtphân tích, tổng hợp hình, phát triển tính độc lập, sáng tạo khi thực hiện xếp, ghép hình, đếm hình. +HS bước đầu phát triển tư duy lô gic khi xếp ghép hình theo các nhóm có quy luật Đánh giá sản phẩm: Qua cách thực hiện xếp, ghép hình, đếm hình theo các nhóm có quy luật.
  3. *Hoạt động 3 : Vận dụng a/Mục tiêu: + Biết nhận dạng được hình đã học( hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.) thông qua vật thật + Biết trao đổi giúp đỡ nhau làm quen phân tích, tổng hợp hình, phát triển tính độc lập, sáng tạo khi thực hiện xếp, ghép hình, đếm hình. b/Cách thực hiện: -GV gọi lần lượt các nhóm HS ghép hình theo yêu cầu( mỗi lượt 3 HS lên ghép) ghép hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật , với các que tính. -Mỗi lượt HS ghép hình gọi HS khác nhận xét , GV nhận xét kết luận chọn bạn ghép đúng và nhanh để tuyên dương. Dự kiến sản phẩm: +HS ghép đúng các hình( hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật) theo yêu cầu. +Biết nhận xét , đánh giá sản phẩm của bạn. Đánh giá sản phẩm: Qua các hình ghép của HS * Hoạt động 4: Đánh giá +Biết nhận xét , đánh giá sản phẩm của bạn. +Biết trao đổi, giúp đỡ nhau hoàn thành các bài tập nhận dạng được hình đã học. +HS làm quen phân tích, tổng hợp hình, phát triển tính độc lập, sáng tạo khi thực hiện xếp, ghép hình, đếm hình. +Bước đầu phát triển tư duy lô gic khi xếp ghép hình theo các nhóm có quy luật Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? -Quan sát ,tập ghép xếp lại các hình (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật). -Nhận xét tiết học.
  4. TUẦN 9 ,TIẾT 26 Thứ ngày tháng năm 2020 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 I. Mục tiêu: 1. Phẩm chất : Chăm chỉ : Rèn luyện tính cẩn thận ,nhanh nhẹn 2. Năng lực : 2.1 Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: +Nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm. +Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10 +Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng (Theo thứ tự từ trái sang phải). +Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tinh. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết trao đổi, giúp đỡ nhau hoàn thành các bài tập nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm, 2.2 Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận: +Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép công với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó.Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tính +Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng. + Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. - Năng lực giao tiếp : Biết trao đổi giúp đỡ nhau viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. II.Chuẩn bị giáo viên và học sinh: - Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. - Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. - HS : Bảng con , vở ô li + Bộ đồ dùng Toán 1. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1. Khởi động( 7phút)
  5. a/Mục tiêu: + Biết nhận dạng được hình đã học( hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.) thông qua vật thật + Biết trao đổi giúp đỡ nhau làm quen phân tích, tổng hợp hình, phát triển tính độc lập, sáng tạo khi thực hiện xếp, ghép hình, đếm hình. b/Cách thực hiện: -GV gọi lần lượt các nhóm HS ghép hình theo yêu cầu( mỗi lượt 3 HS lên ghép) ghép hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật , với các que tính. -Mỗi lượt HS ghép hình gọi HS khác nhận xét , GV nhận xét kết luận chọn bạn ghép đúng và nhanh để tuyên dương. Dự kiến sản phẩm: +HS ghép đúng các hình( hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật) theo yêu cầu. +Biết nhận xét , đánh giá sản phẩm của bạn. Đánh giá sản phẩm: Qua các hình ghép của HS *Hoạt động 2 : Khám phá Gộp lại thì bằng mấy? a/Mục tiêu: +Nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm. +Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10 +Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng (Theo thứ tự từ trái sang phải). b/Cách thực hiện: a) Hình thành “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là gộp lại. Cách tìm kết quả phép cộng dựa vào phép đếm và đếm tất cả. - GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK để các em tự nêu vấn đề (bài toán) cần giải quyết các em có thể nêu: Ban Nam có 3 quả bóng bay.Bạn Mai có 2 quả bóng bay . Gộp lại cả hai bạn có bao nhiêu quả bóng bay? - GV hướng dẫn HS tự nêu câu trả lời: cả hai bạn có 5 quả bóng bay. Hay gộp lại, có 5 quả bóng bay .GV nêu đầy đủ: 3 quả bóng và 2 quả bóng là 5 quả bóng.GV gọi một vài HS nhắc lại. - Tương tự như vậy GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK hoặc lấy 3 chấm tròn màu đỏ và 2 chấm tròn màu xanh trong bộ đồ dùng học tập để nêu được 3 chấm tròn và 2 chấm tròn là 5 chấm tròn. - GV nêu: “3 chấm tròn và 2 chấm tròn là 5 chấm tròn,3 và 2 là 5” . Gọi vài HS nêu laị: “3 và 2 là 5” - GV nêu “Ta viết 3 và 2 là 5 như sau: 3+2=5 (viết lên bảng) đọc là: ba cộng hai là năm” GV chỉ vào dấu + và nói dấu này là dấu cộng: - GV gọi một vài HS đọc phép tính 3+2 = 5. GV gọi HS lên bảng viết 3 + 2 = 5 và đọc phép tính. GV có thể gọi một vài HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi “ba cộng hai bằng mấy?”.
  6. b) - GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK để các em tự nêu được 1 ô tô màu vàng và 3 ô tô màu đỏ là 4 ô tô (dựa vào đếm tất cả). GV cho HS đọc phép 1 + 3 = 4. - GV gọi một vài HS lên bảng viết 1 + 3 = 4 và đọc phép tính. - GV gọi một vài HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi “một cộng ba bằng mấy?”. Dự kiến sản phẩm: +HS nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm +Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10 +Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng (Theo thứ tự từ trái sang phải). Đánh giá sản phẩm: Qua câu trả lời của HS *Hoạt động 3: Thực hành Luyện tập a/Mục tiêu: +Nhằm củng cố “khái niệm” phép cộng theo ý nghĩa là gộp lại, tìm kết quả phép cộng dựa vào phép đếm tất cả. Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tính +Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng. + Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. b/Cách thực hiện: Bài 1: (SGK trang 56) - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu - GV đọc và giải thích yêu cầu của đề bài rồi cho HS làm bài và chữa bài theo từng phần. -HS nêu kết quả bằng cách giơ bảng con có viết đáp án -Nhận xét tuyên dương -GV có thể hướng dẫn HS quan sát, mô tả nội dung từng hình để tìm số thích hợp trong ô. Chẳng hạn: a) 1 quả táo màu đỏ và 1 quả táo màu xanh là 2 quả táo. Vậy số thích hợp trong ô là 2 (1 +1 = 2). Sau khi chữa bài, GV cho HS đọc từng phép tính. Bài 2: (SGK trang 57) - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu - GV đọc và giải thích yêu cầu của đề bài rồi cho HS làm bài. -Yêu cầu HS làm nhóm đôi -GV có thể hướng dẫn HS quan sát từng hình vẽ trong SGK để nêu tình huống bài toán tương ứng, từ đó tìm được số thích hợp trong ô. Chẳng hạn: a) Có 2 gấu bông màu vàng và 2 gấu bông màu đỏ. Hỏi có tất cả mấy gấu bông? Từ đó HS thấy được 2 và 4 là các số thích hợp (2 + 2 = 4). b) Có 4 con vịt ở dưới nước và 1 con vịt ở trên bờ. Hỏi có tất cả mấy con vịt? Từ đó HS thấy được 1 và 5 là các số thích hợp (4+ 1 = 5).
  7. Bài 3: (SGK trang 57) - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu - Bài tập này nhằm giúp HS biết biểu thị mối quan hệ giữa các số qua phép cộng, từ đó các em ghi nhớ các công thức công trong phạm vi 5. - GV cho HS quan sát, nhận xét bài mẫu để nhận ra trong mỗi trường hợp đều cộng hai số ở hai ô dưới được số ở ô trên. - HS làm theo nhóm 6 ( tùy vào sĩ số).HS khác nhận xét -GV nhận xét rồi chữa bài. Sau mỗi phần, GV gọi HS đọc các phép tính. Dự kiến sản phẩm: +HS nhận biết được đặc điểm của phép công với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó.Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tính +HS viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng. + HS nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. Đánh giá sản phẩm: Qua câu kết quả thảo luận của nhóm. *Hoạt động 4: Vận dụng a/Mục tiêu: Vận dụng được cách thực hiện phép tính cộng vừa học b/Cách thực hiện: -GV nêu phép tính yêu cầu HS nêu kết quả vào bảng con 1+ 1= 1+2= 1+3= 2+2= -HS nêu kết quả -HS khác nhận xét -GV nhận xét tuyên dương Dự kiến sản phẩm: HS viết được két quả phép cộng phù hợp . Đánh giá sản phẩm: Qua kết quả trả lời của HS. * Hoạt động 5: Đánh giá +Biết nhận xét , đánh giá sản phẩm của bạn. + Biết trao đổi giúp đỡ nhau viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? -Thực hiện lại các phép tính cộng vừa học.
  8. TUẦN 9 ,TIẾT 27 Thứ ngày tháng năm 2020 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 LUYỆN TẬP (tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Phẩm chất : Chăm chỉ : Rèn luyện tính cẩn thận ,nhanh nhẹn 2. Năng lực : 2.1 Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: + Hình thành các phép cộng có kết quả bằng 6. +Củng cố phép cộng trong phạm vi 6. +Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng. + Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết trao đổi, giúp đỡ nhau hoàn thành các bài tập nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm, 2.2 Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận: + Nêu được các phép cộng có kết quả bằng 6. +Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng. + Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. - Năng lực giao tiếp : Biết trao đổi giúp đỡ nhau viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | II.Chuẩn bị giáo viên và học sinh: - Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. - Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. - HS : Bảng con , vở ô li + Bộ đồ dùng Toán 1. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động(7 phút) a/Mục tiêu: Vận dụng được cách thực hiện phép tính cộng vừa học b/Cách thực hiện:
  9. -GV nêu phép tính yêu cầu HS nêu kết quả vào bảng con 1+ 1= 1+2= 1+3= 2+2= -HS nêu kết quả -HS khác nhận xét -GV nhận xét tuyên dương Dự kiến sản phẩm: HS viết được két quả phép cộng phù hợp . Đánh giá sản phẩm: Qua kết quả trả lời của HS. *Hoạt động 2: Thực hành luyện tập ( 20 phút ) a/Mục tiêu: + Hình thành các phép cộng có kết quả bằng 6. +Củng cố phép cộng trong phạm vi 6. +Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng. + Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. b/Cách thực hiện: Bài 1: Số ? - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu -Yêu cầu HS quan sát tranh (trang 58 SGK ) và trả lời: +Có mấy trái xoài vàng ? Mấy trái xoài xanh? +Vậy 5 cộng 1 được mấy? -HS trả lời , HS khác nhận xét -GV nhận xét tuyên dương -HS lần lượt nêu cách tìm kết quả của từng phép tính 5+1=6 4+2=6 3+3=6 2+4=6 1+5=6 -Gọi HS nêu lại các phép tính cộng để nhận ra các phép cộng có kết quả bằng 6 Bài 2: Tính nhẩm - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu -Yêu cầu HS làm bài sau đó sữa bài bằng cách (1HS nêu phép tính chỉ định 1 HS khác trả lời và ngược lại) -GV cùng HS nhận xét kết quả
  10. -Gọi HS nêu lại các phép tính Bài 3 : Số? - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu -Yêu cầu HS quan sát tranh3a trang 59 SGK +Trong tranh có mấy thỏ trắng? Mấy thỏ vàng?Hỏi tất cả có mấy con? +Có 3 thỏ trắng và 1 thỏ vàng .Vậy 3 + 1= mấy? -HS trả lời bằng cách giơ bảng con có ghi đáp án -HS khác nhận xét -Nhận xét tuyên dương -Tương tự tranh b, c yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi để tìm kết quả -GV nhận xét kết luận đáp án đúng Bài 4:Số? - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu -Tìm số thích hợp vào ô trống, hướng dẫn HS tìm số dựa vào các phép cộng đã học +1 cộng mấy để bằng hai? -HS nối tiếp trả lời -HS khác nhận xét. -GV nhận xét tuyên dương. -Tương tự với phép tính còn lại. Dự kiến sản phẩm: + HS hình thành các phép cộng có kết quả bằng 6. +HS thực hiện được phép cộng trong phạm vi 6. +HS viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng. Đánh giá sản phẩm: Qua kết quả trả lời của HS, của nhóm. *Hoạt động 3: Vận dụng ( 7p) a/ Mục tiêu : Giúp HS củng cố phép cộng trong phạm vi 6 b/Cách thực hiện: -HS lần lượt nêu cách tìm kết quả của từng phép tính 5+1=? 4+2=? 3+3=? 2+4=? 1+5=? -GV nhận xét tuyên dương Dự kiến sản phẩm: HS thực hiện được phép cộng trong phạm vi 6. Đánh giá sản phẩm: Qua kết quả trả lời của HS. * Hoạt động 5: Đánh giá +Biết nhận xét , đánh giá sản phẩm của bạn.
  11. + HS hình thành các phép cộng có kết quả bằng 6. +HS thực hiện được phép cộng trong phạm vi 6. + Biết trao đổi giúp đỡ nhau viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? -Thực hiện lại các phép tính cộng vừa học.
  12. TUẦN 10 ,TIẾT 28 Thứ ngày tháng năm 2020 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 LUYỆN TẬP (tiết 3) I. Mục tiêu: 1. Phẩm chất : Chăm chỉ : Rèn luyện tính cẩn thận ,nhanh nhẹn 2. Năng lực : 2.1 Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: +Hình thành “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là thêm. Cách tìm kết quả phép cộng dựa vào “đếm thêm” +Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10 - Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết trao đổi, giúp đỡ nhau hoàn thành các bài tập nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm, 2.2 Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận: +Nhằm củng cố “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là thêm. Cách tìm kết quả phép cộng dựa vào “đếm thêm”. +Giúp HS làm quen với cách viết phép cộng phù hợp với tình huống có vấn đề cần giải quyết trong thực tế.và hình thành các phép cộng +Củng cố và hình thành các phép cộng trong phạm vi 10 +Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng. + Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. - Năng lực giao tiếp : Biết trao đổi giúp đỡ nhau viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | II.Chuẩn bị giáo viên và học sinh: - Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. - Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. - HS : Bảng con , vở ô li + Bộ đồ dùng Toán 1. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động ( 7p)
  13. a/ Mục tiêu : Giúp HS củng cố phép cộng trong phạm vi 6 b/Cách thực hiện: -HS lần lượt nêu cách tìm kết quả của từng phép tính 5+1=? 4+2=? 3+3=? 2+4=? 1+5=? -GV nhận xét tuyên dương Dự kiến sản phẩm: HS thực hiện được phép cộng trong phạm vi 6. Đánh giá sản phẩm: Qua kết quả trả lời của HS. *Hoạt động 2 :Khám phá a/ Mục tiêu : Hình thành “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là thêm. Cách tìm kết quả phép cộng dựa vào “đếm thêm” b/Cách thực hiện: -Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK( trang 60) để các em tự nêu vấn đề cần giải quyết. +Lúc đầu trong bình có 5 bông hoa, cắt thêm 2 bông nữa. Vậy trong bình có tất cả mấy bông hoa ? - HS nêu câu trả lời ,HS khác nhận xét -GV nhận xét kết luận : 5 bông hoa thêm 2 bông hoa được 7 bông hoa.Có tất cả 7 bông hoa. -Gọi vài HS nêu lại -Tương tự như trên,HDHS quan sát hình trong SGK hoặc lấy 5 chấm tròn màu đỏ rồi lấy thêm 2 chấm tròn màu xanh để nhận ra 5 chấm tròn thêm 2 chấm tròn bằng 7 chấm tròn . -GVnêu : Muốn biết có tất cả mấy chấm tròn ta đếm tất cả các chấm tròn, nhưng còn có cách đếm khác nhanh hơn đó là “đếm thêm”bắt đầu từ 5(5 chấm tròn màu đỏ) 5,6, 7.Vậy có tất cả 7 chấm tròn. -GV nêu : “5 chấm tròn thêm 2 chấm tròn bằng 7 chấm tròn hay 5 thêm 2 bằng 7”. -Gọi HS nêu lại “5 thêm 2 bằng 7”. -GV nêu : “ 5 thêm 2 bằng 7 , ta cũng viết là : 5 + 2 = 7( viết lên bảng)đọc là năm cộng hai bằng bảy”. Dự kiến sản phẩm: HS có “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là thêm. Cách tìm kết quả phép cộng dựa vào “đếm thêm” Đánh giá sản phẩm: Qua kết quả trả lời của HS. *Hoạt động 3 : Thực hành luyện tập a/ Mục tiêu : +Nhằm củng cố “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là thêm. Cách tìm kết quả phép cộng dựa vào “đếm thêm”.
  14. +Giúp HS làm quen với cách viết phép cộng phù hợp với tình huống có vấn đề cần giải quyết trong thực tế.và hình thành các phép cộng +Củng cố và hình thành các phép cộng trong phạm vi 10 b/Cách thực hiện Bài 1: Số ? - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu -Yêu cầu HS quan sát tranh 1a trang 60 SGK +Trong chậu có mấy con cá?Thả thêm mấy con cá? Được bao nhiêu con cá trong chậu? -HS trả lời và nêu kết quả. - HS khác nhận xét -GV nhận xét kết luận : Có 6 con cá trong chậu, thêm 1 con cá nữa được 7 con cá . Vậy 6 +1=7 -Gọi HS nêu lại phép tính -Tương tự tranh 1b yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi -HS mô tả dung trong tranh thực hiện đếm thêm để tìm kết quả phép tính . -HS nhận xét.GV nhận xét kết luận lưu ý HS khi tìm kết quả phép cộng bằng cách đếm thêm . -GV có thể nêu thêm một vài phép tính cộng để HS tìm kết quả dựa vào đếm thêm Bài 2: Số ? - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu -Yêu cầu HS quan sát từng hình vẽ trong SGK 61 để nêu tình huống bài toán tương ứng rồi tìm số thích hợp trong ô. a/ Có 4 bạn đang chơi ở cầu trượt , có thêm 2 bạn đến chơi cùng . Hỏi có tất cả mấy bạn chơi cầu trượt? b/Lúc đầu có 3 bạn đang chơi nhảy dây , sau đó thêm 3 bạn đến chơi cùng . Hỏi có tất cả mấy bạn chơi nhảy dây? -HS cùng trao đổi nhóm 6 để tìm đáp án -HS nhóm khác nhận xét -GV nhận xét , tuyên dương kết luận đáp án đúng: a/4 +2=6 b/ 3 +3=6 Dự kiến sản phẩm: + HS có “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là thêm. Cách tìm kết quả phép cộng dựa vào “đếm thêm” +HS làm quen với cách viết phép cộng phù hợp với tình huống có vấn đề cần giải quyết trong thực tế.và hình thành các phép cộng Đánh giá sản phẩm: Qua kết quả trả lời của HS, của nhóm. *Hoạt động 4: Vận dụng( 5p) a/ Mục tiêu : Củng cố và hình thành các phép cộng trong phạm vi 10. HS sử dụng đếm thêm để tìm kết quả cho phép tính.
  15. b/Cách thực hiện Bài 3: Số ? - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu GV tổ chức cho HS làm bài tập như một trò chơi: HS chơi theo từng cặp và đánh giá ai làm nhanh và đúng. Nhận xét tuyên dương -HS nêu lại các phép tính Dự kiến sản phẩm: HS có “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là thêm. Cách tìm kết quả phép cộng dựa vào “đếm thêm” Đánh giá sản phẩm: Qua kết quả thảo luận của nhóm * Hoạt động 5: Đánh giá +Biết nhận xét , đánh giá sản phẩm của bạn. +HS thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10. + Biết trao đổi giúp đỡ nhau viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? -Thực hiện lại các phép tính cộng vừa học.
  16. TUẦN 10 ,TIẾT 29 Thứ ngày tháng năm 2020 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 LUYỆN TẬP (tiết 4) I. Mục tiêu: 1. Phẩm chất : Chăm chỉ : Rèn luyện tính cẩn thận ,nhanh nhẹn 2. Năng lực : 2.1 Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: +Nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm. +Nhằm giúp HS củng cố cách thực hiện phép cộng trong phạm vi 10. + Nhằm giúp HS hình thành các phép cộng có kết quả bằng 7. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết trao đổi, giúp đỡ nhau hoàn thành các bài tập nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm, 2.2 Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận: +Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép công với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó.Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tính +Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng. + Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. - Năng lực giao tiếp : Biết trao đổi giúp đỡ nhau viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | II.Chuẩn bị giáo viên và học sinh: - Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. - Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. - HS : Bảng con , vở ô li + Bộ đồ dùng Toán 1. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1 : Khởi động (7p ) a/ Mục tiêu : Củng cố và hình thành các phép cộng trong phạm vi 10. HS sử dụng đếm thêm để tìm kết quả cho phép tính.
  17. b/Cách thực hiện - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. -HS lần lượt nêu kết quả vào bảng con 6 +1=? 7+1=? 8+2=? 6+2=? 7+2=? 9+1= 6+3=? 7+3=? 6+4=? 8+1=? -HS nêu lại các phép tính Dự kiến sản phẩm: Cách tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10. Đánh giá sản phẩm: Qua kết quả của HS. *Hoạt động 2 :Khám phá “Số 0 trong phép cộng” ( 15p) a/ Mục tiêu : Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép công với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó.Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tính b/Cách thực hiện: -GV cho HS quan sát hình trong SGK, nêu bài toán rồi trả lời, chẳng hạn: a) Đĩa thứ nhất có 4 quả cam, đĩa thứ hai có 0 quả cam. Hỏi cả hai đĩa có mấy quả cam? GV gợi ý để HS nêu”4 quả cam và 0 quả cam là 4 quả cam” hay” bốn cộng không bằng bốn”. GV viết lên bảng 4 + 0 = 4 rồi cho HS đọc phép tính. b) Hướng dẫn tương tự như câu a. - Sau khi làm xong cả hai phần, GV có thể nêu thêm một vài phép cộng với 0, yêu cầu HS tính kết quả. Chẳng hạn, tính 1+ 0; 0 +1; 0+3. Từ đó GV giúp HS nhận ra:” một số cộng với 0 bàng chính số đó” và “0 cộng với một số bầng chính số đó” Dự kiến sản phẩm: HS nhận biết được đặc điểm của phép công với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó.Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tính Đánh giá sản phẩm: Qua kết quả trả lời của HS. *Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập (10p) a/ Mục tiêu : +Nhằm giúp HS củng cố cách thực hiện phép cộng trong phạm vi 10. + Nhằm giúp HS hình thành các phép cộng có kết quả bằng 7. + Nhằm giúp HS làm quen với cách viết phép cộng phù hợp với tình huống có vấn đề cần giải quyết trong thực tế. b/Cách thực hiện: Bài 1: - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu Sau khi chữa bài, GV cho HS đọc từng phép cộng, chẳng hạn: 0 cộng 4 bằng 4,
  18. Lưu ý: có thể cho HS nhận xét để nhận ra: Các phép cộng ở cột thứ nhất đều có kết quả bằng 4, các phép cộng ở cột thứ hai đều có kết quả bầng 5, các phép cộng ở cột thứ ba đều có kết quả bằng 6. Bài 2: - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu GV giúp HS tìm ra kết quả của từng phép tính dựa vào các phép cộng đã biết hoặc đếm thêm. Sau đó GV yêu cầu HS nêu làn lượt các phép cộng trong bảng, chẳng hạn: 6+1=7, 5=2=7, Bài 3: - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu GV cho HS quan sát từng hình vẽ trong SGK, nêu tình huống bài toán tương ứng rồi tìm số thích hợp. Lưu ý: Mục tiêu của dạng bài tập này là giúp HS hình thành năng lực biểu thị một tình huống bài toán tương ứng với hình vẽ bằng một phép cộng. HS có thể nêu các tình huống bài toán khác nhau, nên có thể viết phép cộng khác nhau. Vì vậy, GV không áp dặt HS theo ý của GV, điều quan trọng là giúp HS biết chọn phép cộng phù hợp với tình huống bài toán mà các em đã nêu. Đáp án: Bài 3: a)5+0=5 hoặc 0+5=5; b) 3+4=7 hoặc 4+3=7 Dự kiến sản phẩm: HS thực hiện được phép cộng trong phạm vi 6. Đánh giá sản phẩm: Qua kết quả trả lời của HS. *Hoạt động 4: Vận dụng (5P) a/ Mục tiêu : Giúp HS củng cố các phép cộng đã học. b/Cách thực hiện: Bài 4: - HS lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài. - HS lắng nghe và hiểu yêu cầu -HS có thể sử dụng các đồ dùng trực quan như que tính, ngón tay, hoặc đếm thêm để tìm kết quả phép tính. GV cho HS thực hiện từng phép tính, rồi tìm ngôi nhà ghi kết quả phép tính đó. Ngoi nhà đó chính là chuồng của thỏ. Lưu ý: -GV có thể thay các phép cộng đã cho bằng các phép cộng phép cộng khác đã biết và các số tương ứng là kết quả của các phép cộng đó để HS được củng cố nhiều phép cộng hơn. - GV có thể tổ chức cho HS làm bài này dưới dạng” trò chơi”: Nối mỗi chú thỏ với chuồng thích hợp. Dự kiến sản phẩm: HS thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10. Đánh giá sản phẩm: Qua kết quả trả lời của HS.
  19. *Hoạt động 5 : Đánh giá +Biết nhận xét , đánh giá sản phẩm của bạn. + HS củng cố cách thực hiện phép cộng trong phạm vi 10. + HS làm quen với cách viết phép cộng phù hợp với tình huống có vấn đề cần giải quyết trong thực tế. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? -Thực hiện lại các phép tính cộng vừa học.
  20. TUẦN 10 ,TIẾT 30 Thứ ngày tháng năm 2020 Toán KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 LUYỆN TẬP (tiết 5) I. Mục tiêu: 1. Phẩm chất : Chăm chỉ : Rèn luyện tính cẩn thận ,nhanh nhẹn 2. Năng lực : 2.1 Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: + Tìm kết quả phép cộng và giúp HS nhận biết bước đầu tính chất giao hoán của phép cộng dưới dạng công thức số. +Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng (Theo thứ tự từ trái sang phải). +Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tinh. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết trao đổi, giúp đỡ nhau hoàn thành các bài tập nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng tìm kết quả phép cộng và giúp HS nhận biết bước đầu tính chất giao hoán của phép cộng dưới dạng công thức số. 2.2 Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận: +Bước đầu tìm kết quả phép cộng và giúp HS nhận biết bước đầu tính chất giao hoán của phép cộng dưới dạng công thức số. +Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng +Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng. + Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán. - Năng lực giao tiếp : Biết trao đổi giúp đỡ nhau viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | II.Chuẩn bị giáo viên và học sinh: - Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. - Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. - HS : Bảng con , vở ô li + Bộ đồ dùng Toán 1. III. Các hoạt động học: *Hoạt động 1 : Khởi động (7p )