Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2022-2023 - Đặng Ngọc Mỹ

docx 75 trang Hoàng Đức Anh 15/07/2023 3460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2022-2023 - Đặng Ngọc Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_28_nam_hoc_2022_2023_dang_ngoc_m.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2022-2023 - Đặng Ngọc Mỹ

  1. TUẦN 28 TỪ 27/03/2023 ĐẾN 31/03/2023 THỨ MÔN BÀI DẠY NGÀY SHDC:Tham gia phong trào “Môi trường xanh - Cuộc HĐTN sống xanh” Ai ngoan sẽ được thưởng (tiết 1) - Đọc Ai ngoan TIẾNG VIỆT sẽ được thưởng THỨ HAI GDTC Các tư thế tay kết hợp chân cơ bản 27/03/2023 Ai ngoan sẽ được thưởng (tiết 2) - Đọc Ai ngoan TIẾNG VIỆT sẽ được thưởng TIẾNG ANH TIẾNG ANH TOÁN Khối trụ - Khối cầu (tiết 2) Ai ngoan sẽ được thưởng (tiết 3) - Viết chữ hoa TIẾNG VIỆT A (kiểu 2), Ai cũng đáng yêu Ai ngoan sẽ được thưởng (tiết 4) - Từ chỉ đặc TIẾNG VIỆT điểm. Câu kiểu Ai thế nào? Giữ gìn cảnh đẹp quê hương (tiêt 2)+GD ĐP Lang ĐẠO ĐỨC THỨ BA nghe lam long den o TP.HCM 28/03/2023 TOÁN Hình tứ giác TNXH Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ (T1) HĐNK Em học sống xanh T2 NGLL3 TIẾNG Luyện đọc Ai ngoan sẽ được thưởng VIỆT* TIẾNG VIỆT Thư Trung thu (tiết 1) - Đọc Thư Trung thu Thư Trung thu (tiết 2) - Nghe - viết Thư Trung thu TIẾNG VIỆT Phân biệt uy/uyu; l/n, ươn/ương GDTC Các tư thế tay kết hợp chân cơ bản THỨ TƯ HĐNK Định dạng văn bản 29/03/2023 NGLL1 TOÁN Xếp hình, gấp hình (tiết 1) SHCĐ: Chơi trò chơi “Khám phá địa danh” HĐTN Giới thiệu cảnh đẹp của địa phương em TOÁN* Ôn theo tình hình lớp TABN TABN THỨ NĂM 30/03/2023 TOÁN Xếp hình, gấp hình (tiết 2) MĨ THUẬT Khu rừng thân thiện T2 TIẾNG VIỆT Thư Trung thu (tiết 3) - MRVT Bác Hồ kính yêu
  2. Thư Trung thu (tiết 4) - Nói và đáp lời từ chối, lời TIẾNG VIỆT bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng NHẠC TOÁN Em làm được những gì? (tiết 1) HĐNK STEM NGLL2 Thư Trung thu (tiết 5) - Nói, viết về tình cảm với TIẾNG VIỆT người em yêu quý Thư Trung thu (tiết 6) - Đọc một truyện về Bác TIẾNG VIỆT THỨ SÁU Hồ 31/03/2023 TNXH Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ (T2) SHL: Tìm hiểu thực trạng vệ sinh môi trường nơi em sống. HĐTN GDQTE Chủ đề 5: Quan điểm của tôi cũng quan trọng T2 TIẾNG Luyện nghe viết Ai ngoan sẽ được thưởng (Một VIỆT* buổi sáng nơi tắm rữa, ) DUYỆT của BGH Ngày tháng năm 2023 Ngày tháng năm 2023 KT. Hiệu trưởng Khối trưởng PHT Thân Minh Quỳnh Anh Đặng Ngọc Mỹ Thứ Hai 27/03/2023 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia phong trào “Môi trường xanh – cuộc sống xanh” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan ở địa phương. - Thực hiện được việc làm để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan. - Nhận biết được thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.
  3. - Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan trường lớp. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Giới thiệu về vẻ đẹp của địa phương em Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh môi trường. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức và thực hành các việc làm giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường. - Phẩm chất yêu nước: Thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, cảnh đẹp xung quanh nơi mình sinh sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên – SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có); – Giấy A4, A0, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán – Lõi giấy vệ sinh, túi ni lông đã qua sử dụng, dây chun, cây nhỏ; – Một số dụng cụ lao động (hoặc mô hình): kéo, găng tay, bình tưới nước, xẻng, chổi. 2. Đối với học sinh – SGK Hoạt động trải nghiệm 2; - Bút màu, giấy màu khổ A4; - Lõi giấy vệ sinh, túi nilon đã qua sử dụng, bang dính hoặc keo dán, dây chun - Giấy vụn, găng tay, khẩu trang.
  4. - Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẨN 28 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ Tham gia phong trào “Môi trường xanh – cuộc sống xanh” HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS điều khiển lễ chào cờ. - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. lớp trong tuần qua. - GV nhận xét bổ sung và triển khai các công việc - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới. tuần mới. - HS tập trung đúng vị trí để tham – GV cho HS tập trung đúng vị trí để tham gia gia phong trào phong trào “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”. – GV có thể cho HS tập một bài nhảy Flashmob - HS tập một bài nhảy Flashmob để tham gia chương trình. - HS ghi nhớ những việc cần làm để – GV nhắc nhở HS lắng nghe và ghi nhớ những xây dựng “Môi trường xanh – Cuộc việc cần làm để xây dựng “Môi trường xanh – sống xanh”. Cuộc sống xanh”. - GV tổng kết hoạt động. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : HS nghiêm túc chào cờ. TIẾNG VIỆT AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG (Tiết 1,2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hát, đọc được đoạn/bài thơ về Bác Hồ; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Bác Hồ luôn yêu
  5. thương, quan tâm đến các cháu thiếu nhi, mong muốn các cháu thật thà, dũng cảm; biết liên hệ bản thân: Biết nhận lỗi nếu mắc lỗi; kính trọng, yêu quý Bác Hồ; đọc được 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và rút ra được nội dung liên hệ với nhân vật. 2. Năng lực -Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; góp phần giúp HS có ý thức học tập, rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Phương tiện dạy học a. Đối với GV - Giáo án. - Bảng phụ ghi đoạn từ Các em nhỏ đến hết. - Mẫu chữ viết hoa A (kiểu 2). - Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3. b. Đối với HS - SGK, vở tập viết, vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 1, 2 A. Khởi động Mục tiêu: Hát, đọc được đoạn/bài thơ về Bác Hồ; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành:
  6. - GV giới thiệu và yêu cầu HS nêu cách - HS lắng nghe, nêu cách hiểu, suy nghĩ về hiểu, suy nghĩ về tên chủ điểm: Trong tuần tên chủ điểm Bác Hồ kính yêu. mới này, chúng ta sẽ tìm hiểu chủ điểm Bác Hồ kính yêu. Em hãy nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của mình về tên chủ điểm. - GV tổ chức cho HS thi hát trước lớp về Bác Hồ. - HS thi hát trước lớp về Bác Hồ. - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với - HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh quan sát tranh minh họa để phán đoán nội minh họa để phán đoán nội dung bài đọc. dung bài đọc: nhân vật, lời nói, việc làm của các nhân vật. - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc Ai - HS lắng nghe. ngoan sẽ được thưởng lên bảng. Buổi học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài đọc: Ai ngoan sẽ được thưởng. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Bác Hồ luôn yêu thương, quan tâm đến các cháu thiếu nhi, mong muốn các cháu thật thà,
  7. dũng cảm; biết liên hệ bản thân: Biết nhận lỗi nếu mắc lỗi; kính trọng, yêu quý Bác Hồ; đọc được 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và rút ra được nội dung liên hệ với nhân vật. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu, phân biệt giọng nhân vật: - HS lắng nghe. người dẫn chuyện giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ suy nghĩ, hành động của Bác Hồ; giọng Bác Hồ ấm áp, trìu mến; giọng các cháu thiếu nhi vui tươi, trong sáng; giọng Tộ hối hận, e dè. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: ùa, quây quanh, khẽ, trìu mến, ; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. đọc một số câu dài: Thưa Bác,/ hôm nay/ cháu không vâng lời cô.// Cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo ạ.//; - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD + non nớt: quá non, quá yếu. - HS nghe GV hướng dẫn và giải thích + khẽ: không gây ra tiếng ồn hoặc một nghĩa của một số từ khó. chuyển động có thể làm ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh chung.
  8. + trìu mến: biểu lộ tình yêu thương tha thiết. + Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Khi đến trại nhi đồng, Bác Hồ cùng các em đi thăm những nơi nào? + Câu 1: Khi đến trại nhi đồng, Bác Hồ + Câu 2: Bác Hồ hỏi các em học sinh cùng các em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, những gì? nhà bếp, nơi tắm rửa, + Câu 2: Bác Hồ hỏi các em học sinh chơi có vui không, ăn có no không, các cô có + Câu 3: Đến lượt mình nhận kẹo, Tộ nói mắng phạt không, có thích Bác chia kẹo gì với Bác Hồ? không. + Câu 3: Đến lượt mình nhận kẹo, Tộ nói với bác là hôm nay mình không vâng lời + Câu 4: Vì sao Bác Hồ vẫn chia kẹo cho cô, chưa ngoan nên không được ăn kẹo. Tộ? + Câu 4: Bác Hồ vẫn chia kẹo cho Tộ vì - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. Tộ biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm. - HS nêu nội dung bài đọc: Bác Hồ luôn yêu thương, quan tâm đến các cháu thiếu nhi, mong muốn các cháu thật thà, dũng Bước 3: Hoạt động cả lớp cảm. - GV mời một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng - GV nhận xét. nghe, nhận xét. - GV yêu cầu và hướng dẫn HS liên hệ bản - HS lắng nghe GV nhận xét. thân: Biết nhận lỗi nếu mắc lỗi ; kính - HS liên hệ bản thân. trọng, yêu quý Bác Hồ. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
  9. Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ - HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. cần nhấn giọng. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc - GV đọc lại đoạn từ Các em nhỏ đến hết. toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả lớp - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước lớp đoạn từ Các em nhỏ đến hết. - GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả bài. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng - HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước lớp Bước 1: Hoạt động cả lớp đoạn từ Các em nhỏ đến hết. - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Bác Hồ - Một số HS khá, giỏi đọc cả bài. kính yêu. - GV yêu cầu HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt - GV yêu cầu HS hoạt động trong nhóm động Cùng sáng tạo – Bác Hồ kính yêu. nhỏ: nói được việc làm của Tộ phù hợp với - HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi đồng. niên nhi đồng. Bước 3: Hoạt động cả lớp - HS hoạt động nhóm nhỏ: nói được việc - GV mời một số HS trình bày kết quả làm của Tộ phù hợp với điều thứ năm (thật trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. thà, dũng cảm nhận lỗi) trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - GV nhận xét. - Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét. - HS nghe GV nhận xét
  10. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG - HS đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu. TOÁN KHỐI TRỤ - KHỐI CẦU (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Nhận dạng khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống. - Sử dụng bộ đồ dùng học tập môn Toán để nhận dạng hình khối trụ, khối cầu thông qua việc ghép đôi mô hình với vật thật. (Lưu ý: chỉ nhận dạng khối trụ, khối cầu thông qua đồ vật hay hình ảnh, không dạy đặc điểm về cạnh, mặt.) - Xếp dãy hình theo quy luật. - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến nhận dạng hình. 2. Năng lực - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. - Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: yêu nước - Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV. - Mô hình có dạng khối trụ (3 hình) và khối cầu (3 hình), hình vẽ vui học. 2. Đối với học sinh
  11. - SGK, vở ghi, bút viết, bảng con - 3 khối trụ và 3 khối cầu, 2 đồ vật có dạng khối trụ và 2 đồ vật có dạng khối cầu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp hát múa - HS cả lớp hát mua - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại kiến thức về nhận dạng khối cầu – khối trụ Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành BT1 - GV đặt câu hỏi: • Yêu cầu của bài là gì? - HS trả lời: • Tìm thế nào? + Tìm vật có dạng theo mẫu + Nhìn cột hình mẫu bên trái, dòng đầu tiên: khối cầu. + Những vật nào có dạng khối cầu? (quả bóng, + Quả bóng, viên bi viên bi). - GV cho HS (nhóm đôi) dựa vào hình mẫu ở mỗi hàng để tìm đủ hình. - HS nhóm đôi, quan sát hình mẫu để - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. tìm đủ hình - GV sửa bài, mời nhiều nhóm trình bày. - HS làm bài cá nhân
  12. - GV nhận xét - HS các nhóm trình bày - HS lắng nghe Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm hai, hoàn thành BT2 - GV cho nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết: • Yêu cầu của bài - HS tìm hiểu và nhận biết: • Tìm thế nào? + Yêu cầu: Dự đoán hình vẽ được là hình gì? - GV sửa bài, khuyến khích HS vẽ hình (như SGK) + Vẽ thử để tìm và giải thích. - HS vẽ hình và giải thích: + Khi đặt khối trụ (như SGK), vẽ xong ta được hình tròn. + Khi đặt khối lập phương (như SGK), vẽ xong ta được hình vuông. + Khi đặt khối hộp chữ nhật (như SGK), vẽ xong ta được hình chữ - GV nhận xét nhật. - HS lắng nghe Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3 - GV cho HS tìm hiểu bài: - HS quan sát hình vẽ: a) Quan sát binh vẽ, em nhận biết điều gì? a) các hình được sắp xếp theo quy luật: 2 khối trụ xanh lá - 1 khối cầu đỏ - 2 khối trụ xanh lá - 1 khối cầu đỏ, cứ thế tiếp tục b) Tương tự câu a b) các hình được sắp xếp theo quy luật: 1 khối cầu xanh lá - 1 khối cầu + Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì? xanh da trời - 1 khối cầu vàng - 1 khối tiụ xanh da trời - 1 khối cầu
  13. xanh lá - 1 khối cầu xanh da trời - 1 khối cầu vàng - 1 khối trụ xanh da trời, cứ thế tiếp tục + Bài toán yêu cầu gì? - HS đọc yêu cầu của bài toán - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm bốn: Thảo luận và làm bài. - HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với nhóm - GV sửa bài, mời HS trình bày, GV khuyến khích HS giải thích cách làm (kết hợp với ĐDHT) - HS các nhóm trình bày và giải thích - GV nhận xét bài làm của các nhóm - HS lắng nghe Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT4 - GV yêu cầu HS (nhóm bốn) đọc yêu cầu, nhận - HS thảo luận nhóm bốn, thực hiện biết nhiệm vụ rồi thảo luận thực hiện. bài toán - GV sửa bài, mời HS trình bày và khuyến khích HS giải thích tại sao chọn các từ đó để điền (kết - HS các nhóm trình bày hợp với ĐDHT). Ví dụ: Dạng khối hộp Dạng khối trụ Dạng khối cầu chữ nhật - GV nhận xét phần trình bày của các nhóm * Vui học
  14. – GV cho HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết: - HS lắng nghe gọi tên các hình khối, xác định khối trụ để tránh đường. - HS tìm hiểu và nhận biết: - GV yêu cầu HS thảo luận để tìm đúng đường đi - HS thảo luận làm bài cho hai bạn nhỏ. - GV sửa bài, mời các nhóm trình bày, GV khuyến khích HS thao tác trên hình vẽ khi trình bày. - HS các nhóm trình bày C. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV cho HS (nhóm bốn) dùng các khối trụ, khối cầu xếp dãy hình theo quy luật. - HS thảo luận theo nhóm bốn thực * Hoạt động thực tế hiện - GV yêu cầu HS về nhà tìm các đồ vật có hình dạng khối cầu, khối trụ, khối lập phương, khối hộp chữ nhật - HS về nhà thực hiện - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS - HS lắng nghe ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG :
  15. - HS nhận dạng được khối trụ, khối cầu thông qua các đồ vật thật có trong cuộc sống. Thứ Ba 28/03/2023 TIẾNG VIỆT AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG (Tiết 3,4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Viết đúng chữ A hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng. - Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm về Bác Hồ và từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác. - Đặt được câu về Bác Hồ. - Trao đổi được về 1 – 2 việc làm của học sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Viết đúng chữ A hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng. - Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm về Bác Hồ và từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác; đặt được câu về Bác Hồ. - Trao đổi được về 1 – 2 việc làm của học sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; góp phần giúp HS có ý thức học tập, rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Phương tiện dạy học a. Đối với GV - Giáo án. - Bảng phụ ghi đoạn từ Các em nhỏ đến hết. - Mẫu chữ viết hoa A (kiểu 2).
  16. - Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3. b. Đối với HS - SGK, vở tập viết, vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 3,4 A. Khởi động Mục tiêu: Hát, đọc được đoạn/bài thơ về Bác Hồ; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: - GV giới thiệu và yêu cầu HS nêu cách - HS lắng nghe, nêu cách hiểu, suy nghĩ về hiểu, suy nghĩ về tên chủ điểm: Trong tuần tên chủ điểm Bác Hồ kính yêu. mới này, chúng ta sẽ tìm hiểu chủ điểm Bác Hồ kính yêu. Em hãy nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của mình về tên chủ điểm. - GV tổ chức cho HS thi hát trước lớp về - HS thi hát trước lớp về Bác Hồ. Bác Hồ. 2. Viết Mục tiêu: Viết đúng chữ A hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện viết chữ A hoa (kiểu 2) Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ A hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét - HS lắng nghe. chữ của con chữ A hoa.
  17. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ A - HS quan sát mẫu chữ, xác định chiều cao, hoa. độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ A hoa. + Cấu tạo: gồm nét cong kín (cuối nét lượn vào trong) và nét móc ngược phải. + Cách viết: ▪ Đặt bút trên ĐK dọc, giữa ĐK - HS quan sát, lắng nghe. ngang 3 và 4, viết nét cong kín như chữ O hoa. ▪ Lia bút lên theo ĐK dọc 3, giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét móc ngược phải, dừng bút giữa ĐK ngang 1 và 2, bên trái ĐK dọc 4. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ A hoa vào bảng con. - GV yêu cầu HS tô và viết chữ A hoa vào VTV. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của - HS viết chữ A hoa vào bảng con. câu ứng dụng Ai cũng đáng yêu. - HS tô và viết chữ A hoa vào VTV. - GV nhắc lại quy trình viết chữ A hoa và cách nối từ chữ A hoa sang chữ i. - GV viết mẫu chữ Ai. Bước 2: Hoạt động cá nhân
  18. - GV yêu cầu HS viết chữ Ai và câu ứng - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Ai cũng đáng yêu vào VTV. dụng Ai cũng đáng yêu: nói về tất cả mọi Hoạt động 3: Luyện viết thêm người đều trông xinh xắn, và đều đáng - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của được yêu thương, trân trọng. câu thơ: - HS lắng nghe. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời, Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường! - HS quan sát. Tố Hữu - GV yêu cầu HS viết chữ A hoa, chữ Áo - HS viết chữ Ai và câu ứng dụng Ai cũng và câu thơ vào VTV. đáng yêu vào VTV. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết - GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ: câu mình và của bạn. thơ nói về hình ảnh giản dị nhưng đẹp tươi - GV nhận xét một số bài viết. của Bác Hồ cùng tình cảm của nhà thơ 3. Luyện từ dành cho Bác. Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm về Bác Hồ và từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu - HS viết chữ A hoa, chữ Áo và câu thơ và nhi với Bác. VTV. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Chọn từ ngữ ở thẻ màu - HS tự đánh giá phần viết của mình và của xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu bạn. hồng - HS lắng nghe GV nhận xét một số bài - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu viết. BT 3a. - GV yêu cầu HS đọc từ ngữ có trong các thẻ màu và chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng.
  19. - GV yêu cầu HS chữa bài bằng hình thức chơi tiếp sức ghép thẻ màu xanh với thẻ - HS đọc và xác định yêu cầu BT 3a. màu hồng. - GV nhận xét. - HS đọc từ ngữ có trong các thẻ màu và Hoạt động 2: Ghép các tiếng cho sẵn chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với thành từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu nhi từ ngữ ở thẻ màu hồng: mái tóc bạc phơ, với Bác Hồ đôi mắt tinh anh, nụ cười ấm áp, nước da - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu hồng hào. của BT 3b. - HS chơi tiếp sức, chữa bài. - GV yêu cầu HS đọc các tiếng có trong búp sen. - GV yêu cầu HS ghép các tiếng cho sẵn - HS lắng nghe GV nhận xét. để tạo thành các từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3b. - GV nhận xét. - HS đọc các tiếng có trong búp sen. 4. Luyện câu Mục tiêu: Đặt được câu về Bác Hồ. - HS ghép các tiếng cho sẵn để tạo thành Cách tiến hành: các từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bước 1: Hoạt động cả lớp Bác Hồ: kính yêu, kính mến, yêu quý, yêu - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu mến, quý mến, mến yêu, của BT 4. - HS lắng nghe. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đặt 2 – 3 câu về Bác Hồ theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS viết vào VBT câu vừa đặt.
  20. C. Vận dụng - HS đọc và xác định yêu cầu BT 4: Đặt 2 – Mục tiêu: Trao đổi được về 1 – 2 việc làm 3 câu về Bác Hồ có sử dụng từ ngữ ở bài của học sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. tập 3. Cách tiến hành: - HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành bài - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của tập. hoạt động: Trao đổi 1 – 2 việc làm của học - HS nghe GV nhận xét. sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu - HS viết câu vừa đặt vào VBT. niên nhi đồng. - GV yêu cầu HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ về những việc làm phù hợp: làm việc nhà vừa sức, đoàn kết giúp đỡ bạn, - GV mời một số nhóm trình bày trước lớp, - HS xác định yêu cầu của hoạt động. yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - GV nhận xét. - HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - HS trao đổi trong nhóm nhỏ. - Một số HS trình bày trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : - HS viết đúng mẫu chữ hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng. - Đặt được câu về Bác Hồ.
  21. ĐẠO ĐỨC GIỮ GÌN CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Nêu được những việc làm giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên ở quê hương; - Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp của quê hương. 2. Năng lực *Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. * Năng lực đặc thù: - Tự xác định và chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của bản thân. - Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Nêu và thực hiện được những việc làm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương. - Quan sát, tìm hiểu về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương; tham gia thực hiện các hoạt đông, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ cảnh đẹp của quê hương. 3. Phẩm chất: Yêu nước: Chủ động tham gia những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp của quê hương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: SGK đạo đức 2, bộ tranh, video clip về quê hương. 2. Đối với học sinh: sgk đạo đức 2, VBT đạo đức 2 (nếu có), về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, hồ dán, giấy . III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Chia sẻ ý kiến của em vế việc làm của các bạn trong tranh. Mục tiêu: HS thể hiện sự không đồng tình với thái độ, hành vi không bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp của quê hương. Cách tiến hành:
  22. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 - 6 HS, thảo luận và đưa ra nhận xét về việc làm của các bạn trong - HS lắng nghe câu hỏi tranh. GV lưu ý HS quan sát cả hành động và thái độ của từng bạn. Câu hỏi gợi ý: - HS suy nghĩ câu trả lời + Các nhân vật trong tranh dang làm gì? + Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn trong tranh? - HS trình bày trước lớp + Em đồng tình hay không đồng tình với những việc - HS nghe GV chốt lại nội dung. làm đó? Vì sao? - GV gợi ý: + Tranh 1: Một nhóm bạn đang ăn uống và xả rác bừa bãi ở thảm cỏ rất đẹp. Lúc đó, Na và chị Na đi - HS thực hành theo nhóm ngang qua nhìn thấy, hai chị em rất ngạc nhiên và khó chịu khi chứng kiến hành động đó. - HS tiếp nhận câu hỏi Không đồng tình với việc các bạn xả rác, làm bẩn, - HS suy nghĩ câu trả lời làm xấu cảnh đẹp. Đồng tình với thái độ của Na và chị - HS đứng dậy báo cáo kết quả Na vì hai chị em đã thể hiện thái độ đúng trước những trước lớp việc làm thiếu ý thức giữ gìn cành đẹp thiên nhiên. - HS nghe GV nhận xét. + Tranh 2: Bạn nam đang khắc lên tường của một di tích lịch sử. Không đồng tình với bạn nam vì làm như vậy là không tôn trọng di tích lịch sử, không giữ gìn cảnh đẹp của quê hương. Hoạt động 2: Nếu là Bin, em sẽ làm gì? Mục tiêu: HS thể hiện sự không đồng tình với việc xả rác xuống môi trường nước. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS quan sát tranh: Hai anh em Bin đứng trên boong tàu. Anh Bin bảo Bin vứt rác xuống biển. - HS quan sát tranh.
  23. - GV HS dễ dàng bày tỏ sự không đồng tình với anh của Bin vì làm như vậy là không giữ gìn cảnh đẹp tự - Đại diện cặp đôi trình bày kết nhiên của biển, góp phần huỷ hoại môi trường biển. quả. Tuy nhiên, với câu hỏi: Nếu là Bin, em sẽ làm gì?, HS - HS lắng nghe cần đưa ra được câu trả lời cho thấy rõ phản ứng của Bin: không đồng ý với việc làm của anh trai và khuyên - HS trả lời anh không nên xả rác bừa bãi nhưvậy để bảo vệ môi trường biển. - GV tổng kết hoạt động. Hoạt động 3: Em hãy đưa ra lời khuyên cho Cốm. Mục tiêu: Không đồng tình với thái độ, hành vi không bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp của quê hương. Cách tổ chức: - GV nêu tình huống: Tình huống được bức tranh thể hiện là cốm và chị đang chơi ở sân đình. Xung quanh có nhiều luống hoa đẹp. Cốm thấy vậy rủ chị ra hái hoa vẽ tặng mẹ và tiện tay vứt luôn vỏ hộp sữa ra sân đình. - GV có thể tổ chức cho HS sắm vai để thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với việc làm của Cốm. Đáp án được lựa chọn ở đây là không đóng tình; đồng thời bạn đóng vai chị Cốm cần đưa ra được lời khuyên cho Cốm khi chứng kiến Cốm chưa biết giữ gìn cảnh quan của quê mình. - HS hoạt động nhóm, sắm vai, xử - GV theo dõi HS thảo luận và gọi HS trả lời. lí tình huống. - GV tổng kết hoạt động. - Các nhóm quan sát tranh để hình dung tình huống. B. VẬN DỤNG - HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của Hoạt động 1: Chia sẻ việc em đã và sẽ làm đê góp GV. phấn giữ gìn vẻ đẹp quê hương. Mục tiêu: HS chia sẻ những việc đã và sẽ làm để giữ - HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt gìn vẻ đẹp quê hương. động của GV.
  24. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS chia sẻ những việc có thể làm để giữ gìn vẻ đẹp quê hương. - GV ghi lại lên bảng, nhận xét và tổng kết hoạt động. Hoạt động 2: Nhắc nhở bạn cùng thực hiện những việc làm cấn thiết, phù hợp để giữ gìn cảnh đẹp qué hương. - HS hoạt động nhóm, chia sẻ Mục tiêu: HS thực hiện được những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc, bảo vệ vẻ cảnh - HS nghe GV tổng kết. đẹp của quê hương. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi chuyển bóng/chuyền hoa hoặc chơi trò chơi tạo hình để chia sẻ về những việc mình đã và sẽ làm nhằm góp phần giữ gìn vẻ đẹp quê hương. - GV tổng kết lại những hoạt động HS đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn cảnh đẹp quê hương. - GV tổ chức cho HS viết/nói thông điệp để tuyên - HS lắng nghe truyền bạn bè cùng thực hiện những việc làm cần thiết, phù hợp để giữ gìn cảnh đẹp quê hương. - GV tổng kết hoạt động. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ Mục tiêu: Giúp HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh việc làm của bản thân để giữ gìn cảnh đẹp của quê hương. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS đọc bài thơ trong phần Ghi nhớ, SGK Đạo đức 2, trang 63 và đưa ra các câu hỏi để HS trao đổi: + Bài thơ khuyên em điều gì?
  25. + Em sẽ thay đổi điều gì để thực hiện tốt việc giữ gìn cảnh đẹp quê hương? - GV mời một số HS trả lời và đưa ra nhận xét, tổng - HS trả lời câu hỏi kết. - GV dặn dò HS về nhà: + Tiếp tục thực hiện những việc làm giữ gìn cảnh đẹp quê hương. + Nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm giữ gìn cảnh đẹp quê hương. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG : HS thể hiện sự không đồng tình với thái độ, hành vi không bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp của quê hương. TOÁN HÌNH TỨ GIÁC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Nhận dạng, gọi đúng tên hình tứ giác thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống. (Lưu ý: chỉ nhận dạng hình tứ giác thông qua đồ vật hay hình ảnh, không dạy đặc điểm về cạnh, góc , ). - Sử dụng bộ đồ dùng học tập môn Toán để nhận dạng hình tứ giác thông qua việc ghép hình. 2. Năng lực - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. -Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: yêu nước
  26. - Tích hợp: Toán học và cuộc sống II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV. - Các hình mẫu (như SGK trang 70) 2. Đối với học sinh - SGK, vở ghi, bút viết, bảng con - Bộ xếp hình III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp cùng hát mua - HS cả lớp tham gia hát múa - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS có thể nhận dạng được hình tứ giác và áp dụng vào thực hành Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu hình tứ giác - GV cho HS quan sát hình ảnh hai chiếc diều, mái nhà - HS quan sát và lắng ghe gV , GV giới thiệu các chiếc diều có dạng hình tứ giác. giới thiệu