Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2022-2023

docx 31 trang Hoàng Đức Anh 15/07/2023 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_18_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2022-2023

  1. KẾ HOẠCH TUẦN 18 Từ ngày 02/ 01 /2023 đến ngày 06/01 /2023 Ngày Môn Tiết Nội dung HĐTN 52 Chào cờ Tìm hiểu phong tục đón năm mới của đại phương TOÁN 86 Ôn tập HKI HAI T.VIỆT 120 Ôn tập ( Tiết 1) 02/ 01 /2023 T.VIỆT 121 Ôn tập ( Tiết 2) TABN 35 TABN 36 TIN HỌC 18 Kiểm tra định kì cuối học kì 1 T.ANH 69 THE FIRST SEMESTER TEST T. ANH 70 THE FIRST SEMESTER TEST T. VIỆT 122 Ôn tập ( Tiết 3) BA ĐẠO ĐỨC 18 Ôn tập kiểm tra HKI 03/ 01 /2023 TOÁN 87 Ôn tập HKI GDTC 35 Chạy vượt qua nhiều chướng ngại vật thấp TV* 35 Ôn tập T.VIỆT 123 Ôn tập ( Tiết 4) TNXH 35 Kiểm tra HKI T.ANH 70 THE FIRST SEMESTER TEST TƯ T.ANH 71 THE FIRST SEMESTER TEST 04/ 01 /2023 TOÁN 88 Thực hành và trải nghiệm (t1) C. NGHỆ 18 Kiểm tra HKI HĐTN 53 Báo cáo kết quả về thu nhập của các thành viên trong gia đình T.VIỆT 124 Ôn tập ( Tiết 5) T.VIỆT 125 Ôn tập ( Tiết 6) M.THUẬT 18 CĐ4: NGÔI TRƯỜNG CỦA EM Bài 9: Hoạt động trong nhà trường (t2) NĂM TOÁN 89 Thực hành và trải nghiệm (t2) 05/ 01 /2023 HĐGD 187 NGLL TOÁN* 35 Ôn tập TV* 364 Ôn tập NHẠC 18 Kiểm tra, đánh giá HKI TOÁN 90 Kiểm tra cuối HKI SÁU TNXH 36 Kiểm tra HKI 06/ 01 /2023 T.VIỆT 126 Ôn tập ( Tiết 7) TOÁN* 36 Ôn tập GDTC 36 Chạy vượt qua nhiều chướng ngại vật cao.
  2. HĐTN+ 54 SHCN- Làm phiếu điều tra về việc sử dụng điện nước của gia đình SHCN- ATGT Thứ Hai ngày 02/01/2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 5: NĂM MỚI VÀ VIỆC TIÊU DÙNG THÔNG MINH TUẦN 18 - Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu phong tục đón năm mới của địa phương - Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: + Báo cáo kết quả tìm hiểu về thu nhập của các thành viên trong gia đình + Lập danh sách những món hàng cần mua để đón năm mới + Sắm vai xử lí tình huống - Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Làm phiếu điều tra về việc sử dụng điện, nước của gia đình. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình. - Xác định được những thứ thực sự cần mua đề tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể. - Biết tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong gia đình. - Tham gia được các hoạt động chào đón năm mới của trường, lớp và gia đình. 1. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình. - Phẩm chất trách nhiệm: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể; Biết tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong gia đình. 2. Năng lực: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên – SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;
  3. – Một số hóa đơn tiền điện, nước; - Hình ảnh trang phục đón năm mới của một số dân tộc khác nhau; - Một số mặt hàng thường được sử dụng đón năm mới gần gũi với đời sống của HS. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3; - Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/keo dán, - Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẨN 18 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ Tìm hiểu phong tục đón năm mới của địa phương HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS điều khiển lễ chào cờ. - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ tuần qua. sung và triển khai các công việc tuần - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới. mới. - GV tổ chức cho HS tham gia nghe kể - HS tham gia nghe kể chuyện về phong tục chuyện về phong tục đón năm mới của đón năm mới của địa phương theo kế hoạch địa phương theo kế hoạch của nhà của nhà trường. trường. - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn về phong tục đón năm mới của địa phương - HS trao đổi với các bạn. và khuyến khích HS đặt các câu hỏi liên quan đến phong tục đón năm mới của địa phương. - HS chia sẻ với các bạn. - GV yêu cầu HS chia sẻ thói quen đón năm mới ở gia đình và so sánh với - HS giữ trật tự, tập trung chú ý. phong tục đón năm mới ở địa phương. - GV tổ chức hoạt động. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: HS tham gia tiết học sôi nổi. Gv có thể cho các em chuẩn bị trước một số món ăn mà gia đình hay dùng trong ngày Tết để các em trình bày.
  4. KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN – LỚP 3 BÀI: ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: Tư duy và lập luận toán học: : - Biết xem giờ và đọc nhiệt kế. Ôn tập thống kê và xác suất: Hệ thống các kiến thức về thu thập, phân loại, kiểm đếm, biểu đồ tranh, cách sử dụng các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể. 1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 2. Phẩm chất: -Yêu nước: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm. - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: - GV: Hình vẽ cho các bài tập (nếu cần), bộ đồ dạy học toán. - HS: Thước thẳng, com-pa, mô hình đồng hồ, bộ xếp hình, đồ dùng cho mục Thử thách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 8’ 1. KHỞI ĐỘNG: * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Trò chơi * Hình thức: Cá nhân, cả lớp - Giáo viên tổ chức cho học sinh Ai nhanh hơn - GV phát cho mỗi HS 1 cây thước và 1 sợi dây 4 HS đại diện 4 tổ lên bảng chơi. đồng dài 20 cm. (sau mỗi lượt mời 4 bạn khác) - Y/c tìm cách nắn sợi dây đồng thành các đường gấp khúc theo yêu cầu:
  5. + Đường gấp khúc tạo bởi 2 đoạn thẳng 14 cm và 6 cm; + Đường gấp khúc tạo bởi 3 đoạn thẳng có độ dài là 7cm, 8cm, và 5 cm - Nhận xét, tuyên dương. -> Giới thiệu bài học mới: Ôn tập hình học và đo lường 25’ 2. LUYỆN TẬP * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập. * Phương pháp: Trực quan, thực hành * Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp. Bài 5: Đọc giờ bốn đồng hồ và cho biết đồng hồ thứ năm chỉ mấy giờ? - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - HS nêu yêu cầu bài tập. -HD HS tìm hiểu đề: nhận biết yêu cầu, xác định - HS lắng nghe. nhiệm vụ. -HS viết giờ theo thứ tự: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Đồng hồ thứ năm (cuối cùng) chỉ mấy giờ? - HS thực hiện. - GV hướng dẫn HS: đếm thêm 5 phút. - HS chia sẻ trong nhóm. - Cho HS làm bài cá nhân. - GV cho HS chia sẻ trong nhóm để kiểm tra lại kết quả. 2 giờ 42 phút - Gọi vài em đọc kết quả và nói cách làm. 2 giờ 47 phút 2 giờ 52 phút - GV hỏi HS: Đồng hồ cuối cùng chỉ mấy giờ? 2 giờ 57 phút -GV nhận xét. -HS trả lời: 3 giờ 2 phút Bài 6: Đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế. Chọn nhiệt kế -HS nhận xét phù hợp với các hình ảnh. - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài.
  6. -HS trình bày. -HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu bài tập. - HD HS ghép nhiệt kế với hình vẽ thích hợp. - HS làm bài theo nhóm rồi chia - HS trình bày cách làm. sẻ trước lớp GV mở rộng: Trang phục và sinh hoạt phù hợp thời tiết. - GV nhận xét Bài 7: -HS lắng nghe. - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - HD HS thực hiện theo nhóm 4: Mỗi HS xếp 1 con vật. - Sau khi xếp xong, khuyến khích các em tưởng tượng và mô tả. VD: Mặt, chân con lạc đà là hình tam giác, cổ là hình tứ giác, - GV nhận xét 2’ 3. CỦNG CỐ-DẶN DÒ - Em học được gì sau bài học? - HS lắng nghe, thực hiện - Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. • Nhận xét tiết học: HS tham gia học tốt. bài 5 GV chuẩn bị nhiều mô hình đồng hồ cho các em tham gia xoay và nói kết quả cho nhau nghe.
  7. TIẾNG VIỆT ÔN TẬP CUỐI HKI TIẾT 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng. 2. Đọc trôi chảy: Nắng hồng, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, đúng nhịp thơ; đọc với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Mẹ và nụ cưới của mẹ chính là vạt nắng hồng sưởi ấm mùa đông buốt giá, đem mùa xuân về làm sáng bừng ngôi nhà nhỏ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh ảnh, video clip cảnh mùa đông ở miền Bắc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng – HS đọc yêu cầu BT 1. – Nhóm 4 HS bốc thăm, đọc thành tiếng hoặc thuộc lòng một đoạn trong bài đọc đã học và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. – HS nghe bạn đọc để nhớ lại tên bài đọc, tên tác giả, nội dung bài, – HS nghe bạn và GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xú 2. Ôn luyện đọc hiểu – HS đọc tên bài, quan sát tranh, phỏng đoán nội dung bài đọc trong nhóm nhỏ. – HS nghe GV giới thiệu bài đọc Nắng hồng. – HS đọc nối tiếp các khổ thơ trong nhóm nhỏ, đọc cả bài trong nhóm đôi và trước l – HS nghe GV hướng dẫn đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để lời các câu hỏi trong SHS. – Một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả và rút ra nội dung bài đọc. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: Hs ôn tập nghiêm túc, đọc bài to rõ và trả lời được các câu hỏi TIẾNG VIỆT ÔN TẬP CUỐI HKI TIẾT 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng. 2. Ôn luyện viết chữ hoa: viết đúng mẫu chữ viết hoa C, G, S, L, Ê, I, K cỡ nhỏ, tên địa danh và câu ứng dụng. 3. Phân biệt d/ r hoặc ăn/ ăng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu bốc thăm bài đọc.
  8. – Mẫu chữ viết hoa C, G, S, L, Ê, I, K cỡ nhỏ. – Bản đồ hành chính Việt Nam và tranh ảnh về Sơn La, Cần Thơ, Kiên Giang, đồng bằng sông Cửu Long. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng – HS đọc yêu cầu BT 1. _ Nhóm 4 HS bốc thăm, đọc thành tiếng hoặc thuộc lòng một đoạn trong bài đọc đã học và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. - HS nghe bạn và GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc. 2. Ôn viết chữ C, G, S, L, Ê, I, K hoa cỡ nhỏ 21. Ôn viết chữ C, G, S, L, Ê, I, K hoa – HS quan sát mẫu chữ C, G, S L, É, 1. K hoa cỡ nhỏ, xác định chiều cao, độ rộng các chữ (theo nhóm chữ). - HS quan sát GV viết mẫu (có thể gọi HS có kĩ thuật viết tốt viết mẫu) và nêu quy trình viết chữ 1 – 2 chữ hoa cỡ nhỏ. - HS viết chữ C, G, S L. Ê, L. K hoa cỡ nhỏ vào VTV. 2.2. Ôn luyện viết từ và câu ứng dụng – HS đọc và tìm hiểu về tên riêng Sơn La (tên một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam), Cần Thơ (là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long) và Kiên Giang (tên một tỉnh nằm ven biển phía Tây Nam Việt Nam). HS nghe GV giới thiệu kết hợp xác định vị trí các tỉnh trên bản đồ hành chính Việt Nam hoặc một vài hình ảnh, video clip minh hoạ. – HS quan sát và nhận xét cách viết các tên riêng Sơn La, Cần Thơ, Kiên Giang, — HS xác định độ cao các con chữ, vị trí đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các tiếng – HS quan sát cách GV viết từ Sơn La (có thể gọi HS có kĩ thuật viết tốt viết mẫu). - HS viết các tên riêng Sơn La, Cần Thơ, Kiên Giang vào VTV. – HS đọc và tìm hiểu nghĩa của bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh, bông trắng lại chọn nhụy vàng, Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ca dao (Bài ca dao nói đến vẻ đẹp tinh khiết của hoa sen qua đó ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của con người Việt Nam, đặc biệt là những người lao động.) — HS nhắc lại để lưu ý: các chữ viết hoa, chiều cao, khoảng cách giữa các chữ, vị trí đặt dấu thanh, (nếu cần) và viết câu ứng dụng vào VTV 2.3. Luyện viết thêm – HS đọc và tìm hiểu nghĩa các tên riêng: Lý Thường Kiệt (1019 – 1105, là một nhà quân sự, nhà chính trị rất nổi tiếng vào thời nhà Lý nước Đại Việt. Ông làm quan qua ba triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn,là một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý.), Trần Quang Khải (1241 – 1294, là r nhà chính trị, quân sự của nước Đại Việt thời Trần. Ông làm đến chức Thừa tướng đời Tổ Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh
  9. Tông, coi cả mọi việc trong nước.), Lê Hồng Gấm (1951 - 1970, là một nhà cách mạng của Việt Nam, đã tham gia vào có cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước). _ HS đọc và tìm hiểu nghĩa câu ứng dụng: Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước. _ HS viết chữ C, G, S, L, T, E, Ê, I, K hoa cỡ nhỏ, từ ứng dụng và câu ca dao vào Vũ 2.4. Đánh giá bài viết – HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. – HS nghe GV nhận xét một số bài viết. 2.5. Phân biệt d/ r hoặc ăn/ ăng – HS đọc yêu cầu BT (4) và chọn một trong hai BT để thực hiện. – HS tìm từ ngữ theo yêu cầu BT trong nhóm nhỏ bằng kĩ thuật Khăn trải bàn (Đáp án: a. hẹp – rộng; khó – dễ; ngắn – dài; mỏng – dày; b. cong – thẳng; nhạt – mặn; đen – trắng; mềm — rắn; ). − 1 − 2 nhóm HS chữa bài trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. IV. NHẬN XÉT TIẾT HỌC: HS ôn tập tốt, viết bài đầy đủ. Thứ Ba ngày 03/01/2023 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP CUỐI HKI TIẾT 3 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng. 2. Ôn luyện về biện pháp tu từ so sánh, từ ngữ có nghĩa giống nhau, từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau. 3. Ôn luyện dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than; ôn luyện câu kể, câu hỏi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. – Phiếu bốc thăm bài đọc. – Thẻ từ hoặc bảng nhóm để tổ chức cho HS chơi trò chơi ở BT 2, BT 3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng – HS đọc yêu cầu BT 1. – Nhóm 4 HS bốc thăm, đọc thành tiếng hoặc thuộc lòng một đoạn trong bài đọc đã học và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. – HS nghe bạn đọc để nhớ lại tên bài đọc, tên tác giả, nội dung bài. − HS nghe bạn và GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc.
  10. 2. Ôn luyện về biện pháp tu từ so sánh, từ ngữ có nghĩa giống nhau, từ ngữ có nghĩa trái ngược 2.1. Ôn luyện về từ ngữ dùng để so sánh – HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc bài thơ. − HS tìm hình ảnh, từ ngữ dùng để so sánh theo yêu cầu trong nhóm đôi và làm bài vào VBT. − 1 − 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp. Đáp án: Sự vật 1 Đặc điểm Từ dùng để so sánh Sự vật 2 cô giáo em hiền như cô Tấm giọng cô đầm ấm như lời mẹ ru − HS thảo luận trong nhóm nhỏ nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh (Gợi ý: Nhờ cả các hình ảnh so sánh, bài thơ sinh động hơn, hình ảnh cô giáo hiện lên thật đẹp, gần gũi như một người mẹ). – HS nghe GV nhận xét kết quả. 2.2. Ôn luyện từ ngữ có nghĩa giống nhau, từ ngữ có nghĩa trái ngược – HS xác định yêu cầu của BT 3 và đọc từ ngữ cho trước. - HS tìm từ có nghĩa giống nhau, từ ngữ có nghĩa trái ngược theo yêu cầu trong nhóm nhỏ bằng kĩ thuật Khăn trải bàn, thống nhất kết quả và làm bài vào VBT. − 1 − 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp, có thể đặt câu với 1 . 2 từ ngữ tìm được. – HS nghe GV nhận xét kết quả (Gợi ý: hiền: lành – dữ, quả – trái, chín: xanh, tiếng ca – tiếng hát). 3. Ôn luyện dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than; ôn luyện câu kể, câu hỏi - HS xác định yêu cầu của BT 4, đọc đoạn văn. – HS làm BT 4 vào VBT. – HS chữa bài bằng hình thức chơi tiếp sức. – HS nghe bạn và GV nhận xét (Đáp án: dấu chấm, dấu chấm, dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi). – HS đọc lại đoạn văn sau khi điền dấu câu. – HS xác định yêu cầu của BT 5. – HS làm bài trong nhóm đôi. - 2 − 3 cặp HS chữa bài trước lớp (Đáp án gợi ý: a. Những chữ gì trên tấm biển kia b. Bé vừa đánh vần vừa đọc. Giữa vườn lá um tùm xanh mướt còn ướt đẫm sương đến một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm. Cánh hoa mịn màng, khum khum i sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.) – HS nghe bạn và GV nhận xét. V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: HS làm bài tốt, hoạt động sôi nổi.
  11. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 BÀI: ÔN TẬP HỌC KÌ 1 (TIẾT 9) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Ôn tập về thống kê và xác suất - Hệ thống các kiến thức về thu thập, phân loại, kiểm đếm, biểu đồ tranh, cách sử dụng các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể. 1. Năng lực đặc thù: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bộ đồ dùng dạy học toán. - HS: SGK, vở ghi, bộ xếp hình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: - Hình thức: cả lớp - Tổ chức cho HS hát và vận động phụ họa theo - HS tham gia bài hát 2. Hoạt động Thực hành (25 phút) a. Mục tiêu: Hệ thống các kiến thức về thu thập, phân loại, kiểm đếm, biểu đồ tranh b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: Đàm thoại, thực hành
  12. - Hình thức: cá nhân, nhóm đôi Bài 1: Thống kê các dụng cụ học tập. - Mời HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu -HS đọc - GV yêu cầu HS đọc và nêu nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh. GV giới thiệu: Tìm hiểu về các dụng cụ vẽ tranh của bạn Lâm, người ta thu thập, phân loại, kiểm - HS lắng nghe đếm và thể hiện qua biểu đồ tranh trong SGK trang 94. - Cho HS thảo luận nhóm đôi xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi - Sửa bài, HS giải thích các câu trả lởi Chỉ cần nhìn vào sơ đồ ta thấy ngay: Số bút sáp nhiều hơn số bút chì 10 cái (Yêu cầu HS chỉ vào phần nhiều hơn), số bút chì ít hơn số -HS trình bày. bút sáp 10 cái. - HS lắng nghe. Số bút sáp gấp 6 lần số bút chì (12:2=6) Số bút chì bằng một phần sáu số bút sáp. - HS đọc yêu cầu Số bút chì và số cục tẩy bằng nhau. -Bút sáp nhiều nhất. Dụng cụ gọt bút chì ít nhất. -Cho HS nhiều nhóm trình bày. - Nhận xét, tuyên dương Bài 2: - Mời HS đọc yêu cầu bài toán - Hs chọn từ a) không thể có xe đồ chơi (vì các món đồ chơi chỉ có 3 con thú bông chó, thỏ và mèo) b) chắc chắn có một thú bông (vì tất cả đều là thú bông)
  13. -Gv yêu cầu HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ c) có thể có thỏ bông (vì trong trống ba con thú bông, có một con - Mời một vài HS trình bày kết quả thỏ) - Nhận xét, tuyên dương HS - HS nghe * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: Trò chơi - Hình thức: Cá nhân - Tổ chức cho HS chơi: “Truyền bóng” - GV HD cách chơi, luật chơi: Lớp xếp thành vòng - HS nắm cách chơi, luật chơi tròn. Vừa hát vừa truyền bóng. Khi người quản trò hô “dừng” thì bạn nào đang cầm quả bóng trên tay sẽ đọc 1 bảng nhân theo yêu cầu. Bạn nào không thuộc sẽ bị phạt - Tổ chức cho HS chơi - HS tham gia chơi - Nhận xét, tuyên dương IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ở bài tập 2 để HS thấy hứng thú hơn trong học tập. TIẾNG VIỆT (TC) ÔN: LTVC I.MỤC TIÊU - Ôn tập củng cố kiến thức về LTVC - Làm được các bài tập theo yêu cầu II. LUYỆN TẬP GV cho HS làm các bài sau 1. Tìm các từ ngữ có nghĩa giống với những từ ngữ đã cho dưới đây: cốc . lợn . quả . nhỏ .
  14. 2. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong từng câu sau và viết lại xuống bên dưới: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Con sông bên lở bên bồi, Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Bên lở thì đục , bên bồi thì trong. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi cao bởi có đất bồi Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu. Thứ Tư ngày 04/01/2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI: BÀI ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Viết được đoạn văn ngắn hoặc một bức thư 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tham gia học tập, biết liên hệ bản thân - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương, biết giúp đỡ , chia sẻ với bạn - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ, tự giác tham gia các hoạt động của lớp - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SHS, SGV - HS: SHS, vở, VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho HS nghe một bài hát - HS lắng nghe B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( 36 phút)
  15. 1. Hoạt động 1: Viết đoạn văn ngắn ; viết thư cho bạn bè hoặc người thân ( 36 phút) a. Mục tiêu: Viết được đoạn văn ngắn hoặc thư gửi cho bạn bè, người thân; viết sạch đẹp, trình bày khoa học, hợp lý. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV yêu cầu HS đọc và chọn đề bài phù hợp - HS đọc đề bài và chọn đề bài viết - GV yêu cầu HS viết vào VBT - HS viết bài vào VBT - GV mời HS trao đổi bài viết với bạn - HS trao đổi với bạn - GV mời 3- 4 HS đọc bài viết - HS đọc bài viết - GV yêu cầu HS đánh giá phần viết của mình và - HS đánh giá bài viết của bạn - GV nhận xét một số bài viết văn - HS lắng nghe III. Củng cố, dặn dò( 2 phút) - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học. - HS nhắc lại - Yêu cầu HS chuẩn bị bài cho tiết học sau. - HS lắng nghe - Nhận xét giờ học. III. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: HS ôn tập tích cực và tham gia xây dựng bài tốt. TNXH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN – LỚP 3 BÀI : THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM (TIẾT 1) II.MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: . - Tư duy và lập luận toán học: Ôn tập về đo lường: ước lượng và đo chiều dài. 1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 3. Phẩm chất:
  16. -Yêu nước: Yêu quê hương, tự hào về cảnh đẹp quê mình - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: GV: Sách GV 2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Hoạt động 1: Khởi động: * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: * Hình thức: Cả lớp - Tổ chức cho HS hát và vận động phụ họa theo bài HS hát hát - Nhận xét, -> Giới thiệu bài học mới: thực hành và trải nghiệm 25’ 2. Hoạt động 2: THỰC HÀNH * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập. * Phương pháp: Trực quan, thực hành * Hình thức: Cá nhân, cả lớp Bài 1. Một bước chân của em dài khoảng bao nhiêu xăng-ti-mét? _ GV yêu cầu HS bước đi tự nhiên, không cố bước - HS thực hiện dài. - GV yêu cầu HS làm dấu rồi dùng thước đo độ dài - HS thực hiện một bước chân của em.
  17. - Cho HS ghi lại số đo của em theo đơn vị xăng-ti- -HS thực hiện mét - GV nhận xét các em thực hành. -HS lắng nghe Bài 2. Khoảng mấy bước chân của em thì được 1m? -GV cho hs lấy số đo 1 bước chân nhân với 3 rồi -HS thực hiện làm tròn kết quả đến hàng trăm - HS lắng nghe VD: 1 bước chân của em dài 35 cm 35 x 3 = 105 Làm tròn số 105 đến hàng trăm thì ta được 100 100 cm = 1m Vậy khoảng 3 bước chân của em thì được 1m. 5’ 3. Hoạt động 3: Củng cố * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. * Phương pháp: Thực hành * Hình thức: trò chơi. - Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi đo bước chân - HS chơi trò chơi của bạn. - - HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương. IV: NHẬN XÉT TIẾT HỌC: HS tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. CÔNG NGHỆ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HKI KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 5: NĂM MỚI VÀ VIỆC TIÊU DÙNG THÔNG MINH TUẦN 18 - Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu phong tục đón năm mới của địa phương - Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: + Báo cáo kết quả tìm hiểu về thu nhập của các thành viên trong gia đình + Lập danh sách những món hàng cần mua để đón năm mới + Sắm vai xử lí tình huống - Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Làm phiếu điều tra về việc sử dụng điện, nước của gia đình.
  18. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình. - Xác định được những thứ thực sự cần mua đề tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể. - Biết tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong gia đình. - Tham gia được các hoạt động chào đón năm mới của trường, lớp và gia đình. 1. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình. - Phẩm chất trách nhiệm: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể; Biết tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong gia đình. 2. Năng lực: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên – SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3; – Một số hóa đơn tiền điện, nước; - Hình ảnh trang phục đón năm mới của một số dân tộc khác nhau; - Một số mặt hàng thường được sử dụng đón năm mới gần gũi với đời sống của HS. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3; - Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/keo dán, - Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẦN 18- TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ + Báo cáo kết quả tìm hiểu về thu nhập của các thành viên trong gia đình + Lập danh sách những món hàng cần mua để đón năm mới + Sắm vai xử lí tình huống HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 3: Báo cáo kết quả tìm hiểu về thu nhập của các thành viên trong gia đình.
  19. Mục tiêu: HS biết báo cáo thu nhập của các thành viên trong gia đình. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi về kết quả - HS làm việc nhóm đôi, chia sẻ tìm hiểu mức thu nhập hằng tháng của các thành mức thu nhập hằng tháng của các viên trong gia đình. thành viên trong gia đình. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “chuyền bóng” để báo cáo kết quả thảo luận. - GV phổ biến luật chơi: HS chuyền nhau một đồ vật ( GV qui định) cho các bạn trong tổ về kết quả thu nhập của các thành viên trong gia đình mình. - HS chơi trò chơi để báo cáo kết Khi GV hô dừng thì đồ vật nằm trong tay bạn nào quả thảo luận. thì bạn đó báo cáo trước lớp. + Lưu ý: GV không so sánh thu nhập giữa các gia đình với nhau - GV nhận xét và đưa ra kết luận: Mỗi gia đình có một mức thu nhập khác nhau, do đó cần có kế - HS nghe GV nhận xét, tổng kết hoạch chi tiêu, tiết kiệm tiền phù hợp với hoàn cảnh khác nhau. - GV dẫn dắt và chuyển tiếp sang hoạt động sau. Hoạt động 4: Lập danh sách những món hàng cần mua để đón năm mới Mục tiêu: - HS biết lập danh sách những món hàng cần mua để đón năm mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, yêu cầu liệt kê những món hàng muốn mua để đón năm mới. GV khuyến khích HS kể được càng nhiều càng tốt. Sau khi liệt kê các món hàng xong, HS sẽ - HS quan sát tranh và làm việc lựa chọn một số món hàng để chia sẻ với bạn trải nhóm đôi, chia sẻ những món hàng nghiệm về món hàng đó đã được bản thân và gia cần mua để đón năm mới của gia đình sử dụng như thế nào. đình mình.
  20. - GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý. - GV tổ chức cho HS lập danh sách theo những món - Các nhóm báo cáo – bổ sung- NX hàng cần mua để đón năm mới phù hợp với gia đình mình theo gợi ý trong SGK trang 50. - HS lập danh sách theo gợi ý. - GV mời đại diện một số nhóm lên chia sẻ danh sách món hàng cần mua của gia đình mình và yêu - Đại diện nhóm trình bày. Sau đó cầu HS nêu lí do vì sao em lựa chọn những món giải thích vì sao chọn món hàng đó. hàng đó - GV nhận xét, tổng kết hoạt động thảo luận nhóm. Hoạt động 5: Sắm vai xử lí tình huống Mục tiêu: HS biết xử lí trong các tình huống của bài. Từ đó biết được cách tiết kiệm trong chi tiêu của mình. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, sắm vai xử lí - HS các nhóm thảo luận theo yêu hai tình huống trong SGK trang 50 cầu của GV qua từng tình huống - HS trong nhóm đặt câu hỏi cho nhau và nêu cách xử lí của mình trong từng tình huống. Sau đó nhóm trưởng chốt lại. - GV gợi ý: + Chuyện xảy ra ở đâu? + Trong hoàn cảnh đó, em xử lí như thế nào? - Các nhóm thực hiện sắm vai và - GV tổ chức cho các nhóm sắm vai và thể hiện cách xử lí tình huống - bổ sung - nhận xử lí của nhóm mình. Các nhóm khác có thể đưa ra xét câu hỏi thắc mắc (nếu có) - GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Việc mua sắm, chi tiêu luôn luôn cần sự cân nhắc giữa nhu cầu và
  21. mong muốn. Nhu cầu và mong muốn của mỗi người, mỗi gia đình khác nhau, nên việc mua sắm cần theo tình hình thu nhập của gia gia đình, số tiền mình có, cần đổi với các khoản chi tiêu khác. Tiết kiệm trong chi tiêu là việc làm cần thiết. - GV dẫn dắt và chuyển tiếp sang hoạt động sau. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: HS Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể. Thứ Năm ngày 05/01/2022 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI: ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Đọc hiểu và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài Các em nhỏ và cụ già 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tham gia học tập, biết liên hệ bản thân - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Yêu thương tôn trọng người lớn tuổi - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương, biết giúp đỡ , chia sẻ với bạn - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ, tự giác tham gia các hoạt động của lớp - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SHS, SGV - HS: SHS, vở III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: GV cho HS nghe 1 bài hát và hát theo - HS hát B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( 36 phút)