Giáo án Tự nhiên & Xã hội Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 22: Ăn, uống hằng ngày

doc 7 trang lop1 24/08/2022 15422
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên & Xã hội Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 22: Ăn, uống hằng ngày", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_22_a.doc

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên & Xã hội Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 22: Ăn, uống hằng ngày

  1. BÀI 22: ĂN, UỐNG HẰNG NGÀY (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS sẽ: - Nói được tên các bữa ăn chính trong ngày; nêu được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe. - Nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. Nói được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh trong ăn, uống, nhận biết được sự cần thiết của việc thực hiện vệ sinh ăn, uống đối với sức khỏe. - Có ý thức tự giác thực hiện việc ăn, uống đầy đủ, sạch sẽ, an toàn, có lợi cho sức khỏe, có kĩ năng ăn, uống đầy đủ và an toàn. II. CHUẨN BỊ GV: Hình SGK phóng to (nếu ), giỏ đi chợ, mô hình các loại thức ăn, rau củ, quả (bằng nhựa), III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1 1.Mở đầu: Khởi động -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘’Ai - HS chơi trò chơi nhanh? Ai đúng?’’ để vừa khởi động vừa ôn lại kiến thức về các bài trước: những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ các giác quan. - GV nhận xét, vào bài mới - HS lắng nghe 2.Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK - HS quan sát hình trong SGK - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu - HS thảo luận nhóm
  2. nội dung của hình - GV từ đó rút ra kết luận: hằng ngày cần - HS lắng nghe ăn đủ 3 bữa chính (lưu ý thêm bữa phụ vào giữa buổi sáng hoặc đầu bữa chiều). Yêu cầu cần đạt: HS kể được tên các bữa ăn trong ngày. 3. Hoạt động thực hành -GV cần điều kiện để HS được bày tỏ ý - HS bày tỏ ý kiến, thái độ của mình kiến, thái độ của mình về những nội dung thể hiện ở các hình trong SGK -GV cho HS thảo luận nhóm, dán tranh - HS thảo luận nhóm theo nhóm, lên trình bày - HS lắng nghe - GV nhận xét, góp ý - GV nhấn mạnh những thói quen ăn, uống tốt có lợi cho sức khỏe; ăn đủ chất, - HS lắng nghe ăn nhiều loại thực phẩm, ăn đủ no, ăn đúng giờ, uống đủ nước và giữ gìn vệ sinh ăn uống để HS nhớ và có ý thức tự giác thực hiện. Yêu cầu cần đạt: HS biết và nói được những việc nên và không nên làm để thực hiện ăn, uống đầy đủ hợp lí. HS có ý thức tự giác, ăn uống đầy đủ đảm bảo có lợi cho sức khỏe. 3. Hoạt động vận dụng - GV cho HS chơi trò chơi chọn thực đơn cho ba bữa trong ngày. - HS tham gia trò chơi - GV cho HS chơi theo nhóm. Các nhóm thảo luận và chọn thực đơn cho ba bữa ăn trong ngày, tiếp theo sử dụng giỏ đi chợ - HS chơi theo nhóm
  3. và chọn thức ăn cho ba bữa trong ngày. Sau đó các nhóm sẽ lên giới thiệu về các loại thức ăn, đồ uống mà nhóm mình đã chọn cho bữa tối và lí do vì sao nhóm mình lại chọn chúng, các bạn ở dưới sẽ nhận xét xem thực đơn mà nhóm trên bảng lựa chọn đã hợp lí và tốt cho sức khỏe chưa (có đủ chất và phù hợp với bữa tối không, ), phần trình bày có rõ ràng mạch lạc và hấp dẫn không, - Các nhóm theo dõi nhóm bạn -GV là người quan sát và có những kết luận cần thiết sau phần trình bày của các - HS lắng nghe kết luận của GV nhóm. Yêu cầu cần đạt: HS biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe. 4. Đánh giá -GV yêu cầu HS kể được tên các bữa ăn chính trong ngày, nêu được tên một số - HS kể thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lên thực đơn một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe. 5. Hướng dẫn về nhà - HS lắng nghe -Yêu cầu HS tự lên thực đơn 3 bữa ăn trong ngày. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - HS lắng nghe - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
  4. Tiết 2 1.Mở đầu: Khởi động -GV cho HS chơi trò chơi truyền tin. Các - HS chơi trò chơi câu hỏi trong hộp tin có nội dung liên quan đến các kiến thức đã học ở tiết 1. 2. Hoạt động khám phá Hoạt động 1 -HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm để nêu nội dung hình từ đó rút ra - HS quan sát hình trong SGK được lợi ích của việc, ăn uống đầy đủ. - HS thảo luận và trình bày -GV nhận xét các nhóm -GV kết luận - HS lắng nghe Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. Ăn, uống đầy đủ giúp em lớn dần lên, phát triển cân đối, có sức khỏe để học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động thể thao. Hoạt động 2 -GV tổ chức cho HS quan sát tranh và trao đổi để tìm ra các lí do khiến Minh bị - HS quan sát tranh và trao đổi đau bụng từ đó rút ra được kết luận: - HS trả lời ‘’Ăn, uống an giàn giúp chúng ta khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật’’. - HS nhận xét -GV nhận xét, đánh giá - HS lắng nghe -GV kết luận Yêu cầu cần đạt: HS nêu được một số nguyên nhân gây đau bụng có liên quan đến việc ăn, uống chưa đảm bảo vệ sinh (hàng rong), dùng tay bẩn lấy đồ ăn, từ đó nhận thấy sự cần thiết phải thực hiện
  5. vệ sinh ăn uống để đảm bảo sức khỏe. 3. Hoạt động thực hành - GV tổ chức hoạt động nhằm giúp HS củng cố, tập hợp lại các việc làm, thói - HS thực hành theo yêu cầu của quen đảm bảo việc ăn, uống đầy đủ, an SGK và GV toàn. - Ở hình HS rửa hoa quả, GV đưa ra một tình huống: gọi 3 HS ở dưới lớp lên, đưa cho mỗi em một quả táo và nói: “Con ăn đi’’. -GV cùng cả lớp sẽ theo dõi phần xử lí của 3 HS trong tình huống trên và nhận - HS xử lý hình huống xét, từ đó đi đến kiến thức. - HS nhận xét bạn - HS lắng nghe - GV nhận xét, kết luận Yêu cầu cần đạt:HS kể được tên các việc làm và biết cách thực hành ăn, uống sạch sẽ, an toàn. Hoạt động vận dụng -GV đưa ra tình huống: 1 gói bánh còn - HS theo dõi hạn sử dụng, quả cam bị mốc, một bắp ngô có ruồi đậu, yêu cầu HS lựa chọn ra các loại thức ăn, đồ uống an toàn theo ý mình và giải thích vì sao lại lựa chọn hoặc không lựa chọn các loại thức ăn, đồ uống đó. -HS nói với bạn về cách mình và người - HS lựa chọn và chia sẻ với bạn thân đã làm để lựa chọn thức ăn, đồ uống, thảo luận - GV nhận xét, góp ý - HS lắng nghe
  6. - GV giúp HS để rút ra được cách lựa chọn thức ăn, đồ uống an toàn: Đầu tiên, - HS lắng nghe với gói bánh cần phải xem hạn sử dụng trước khi ăn, bắp ngô thấy có ruồi bâu mất vệ sinh không được ăn ( còn bị ôi thiu). Qủa cam bị mốc có màu sắc khác lạ thì không được ăn. -GV nhấn mạnh: để đảm bảo an toàn trong ăn uống, trước khi ăn bất cứ thức ăn, đồ uống nào cần chú ý quan sát, kiểm - HS lắng nghe tra đánh giá độ an toàn của chúng qua màu sắc, đồ uống nào cần chú ý quan sát, kiểm tra đánh giá độ an toàn của chúng qua màu sắc, mùi vị, và cần tập thành thói quen. Yêu cầu cần đạt: HS nói được cách mình và người thân đã làm để lựa chọn thức ăn, đồ uống an toàn, từ đó hình thành cho mình các kĩ năng sử dụng các giác quan để kiểm nghiệm thực phẩm an toàn, sạch. 4. Đánh giá -HS nêu được lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ, nêu được một số biện pháp đảm - HS nêu và lắng nghe bảo vệ sinh ăn uống, có ý thức tự giác thực hiện việc ăn, uống an toàn có lợi cho sức khỏe. -Định hướng phát triển năng lực và phẩm - HS quan sát hình tổng kết cuối chất: GV cho HS quan sát hình tổng kết cuối bài và thảo luận để trả lời các câu bài và thảo luận để trả lời các hỏi: câu hỏi +Minh và mẹ Minh đang làm gì? (xem chương trình dự báo thời tiết). - Đại diện nhóm trình bày
  7. +Tivi đã nói gì về thời tiết ngày mai? - Nhóm khác nhận xét, bổ sung (trời nóng). +Mình đã nói gì với mẹ? +Bạn nào đã biết theo dõi thời tiết để chuẩn bị trang phục và đồ dung, ăn uống phù hợp, như Minh? - GV kết luận - HS lắng nghe 5. Hướng dẫn về nhà -Yêu cầu HS xem trước bài Vận động và nghỉ ngơi. - HS lắng nghe * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - HS nhắc lại - Nhận xét tiết học - HS lắng nghe - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau