Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Phạm Thị Mai Hương

doc 18 trang trongtan 21/10/2022 7824
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI ``TUẦN : 03 Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2020 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Bài 6: O o ± ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Chăm chỉ: ( ham học)Biết vận dụng chào hỏi vào trong cuộc sống hằng ngày. 2. Năng lực chung: Tự chủ tự học: Tự hoàn thành công việc học tập của mình. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết và đọc đúng o, các tiếng và từ ngữ có o và thanh hỏi. + Viết đúng chữ o, dấu hỏi & các tiếng, từ ngữ có chữ o và dấu hỏi. + Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật, suy đoán nội dung tranh minh họa( chào mẹ khi mẹ đón tan học, chào ông bà khi đi học về). II. CHUẨN BỊ: - GV: Chữ mẫu O o; chữ o bò viết trên bảng phụ; Bài hát cả tuần đều vui cài trong ĐT; bảng phụ viết câu Đàn bê gặm cỏ - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào đầu tuần. b. Cách tiến hành: - Cả lóp cùng vỗ tay và hát theo lời bài hát Cả tuần đều vui. - GV dùng lời bài hát và nói với HS các em phải ngoan cả tuần giống như bạn nhỏ trong bài hát này nhé. 2. Khám phá * Hoạt động 1: Nhận biết a. Mục tiêu: HS nhận biết chữ O o và dấu thanh hỏi b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 24), trả lời câu hỏi: + Em thấy gì trong tranh ? - HS nhận xét câu trả lời của bạn. - GV chốt lại: Tranh vẽ đàn bò gặm cỏ. - GV treo câu Đàn bò gặm cỏ lên bảng. - GV đọc câu. - HS đọc theo GV. - GV rút từ câu vừa đọc chữ mới o, thanh hỏi và giới thiệu. Phạm Thị Mai Hương 1
  2. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI - GV giới thiệu với học sinh thêm O. * Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS đọc được chữ O o, tiếng, từ ngữ có chứa o và dấu thanh hỏi. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm - GV đưa chữ o và giới thiệu để HS nhận biết chữ o. GV đọc mẫu. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS tìm trong bộ đồ dùng chữ o ghép vào bảng cài, sau đó đọc CN. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh. 2.2 Đọc tiếng: - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: b o c o bò cỏ + HS đánh vần ( bờ - o – bo- huyền bò; cờ - o- co - hỏi – cỏ) HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS đọc trơn : bò, cỏ - Đọc tiếng trong SHS + GV viết bảng các tiếng: bò bó bỏ yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng. + HS trả lời ( đều có chứa o). + HS đánh vần tiếng ( CN - ĐT). + Đọc trơn tiếng ( CN - ĐT). + GV lần lượt viết bảng : cò có cỏ + HS tìm điểm chung của các tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn ( CN -ĐT). + HS đọc lại tất cả các tiếng ( CN - ĐT). - Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tìm các chữ và dấu thanh đã học, ghép thành các tiếng mới, sau đó đọc lại các tiếng. + HS nhận xét, GV nhận xét. 2.3 Đọc từ ngữ - GV cho HS lần lượt quan sát các bức tranh, hỏi đây là con gì ? cây gì ?( HS trả lời). - GV lần lượt viết bảng bò,cò, cỏ - Cho HS phân tích và đọc từng từ (CN - ĐT). - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS cách phát âm. - HS đọc tổng hợp toàn bảng. * Hoạt động 3: Viết bảng a. Mục tiêu: HS viết được o, bò, cỏ vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - GV treo bảng phụ đã viết sẵn chữ o HS quan sát. Phạm Thị Mai Hương 2
  3. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI - GV giới thiệu cấu tạo o, HS lắng nghe. - GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS vừa theo dõi vừa lắng nghe GV hướng dẫn. - HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. - HS viết chữ o thường (cỡ vừa) vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. - Cho HS trình bày bảng con, HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. - GV viết mẫu bò, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. HS viết bảng con. - HS nhận xét chữ viết của bạn. GV nhận xét. - HS tự viết bò vào bảng. GV quan sát, nhắc nhở HS lưu ý khoảng cách giữa chữ b và o, cách đặt dấu huyền trên o. - HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Yêu cầu HS nêu độ cao của c, o, HS khác nhận xét. - GV nhận xét, viết mẫu cỏ kết hợp hướng dẫn quy trình viết. - Cho HS viết vào bảng con – HS nhận xét. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Hoạt động 4: Viết vở a. Mục tiêu: HS tô và viết được o, bò, cỏ vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS nhắc lại các chữ cần tô và viết. - HS tô chữ o, viết o, bò, cỏ vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và sửa bài cho một số HS. * Hoạt động 5: Đọc câu a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi & đọc được câu ứng dụng có chữ o. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Đọc ( trang 25 SHS) . - GV hỏi: Tranh vẽ con vật gì ? Chúng đang làm gì ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS và ghi bảng Bê có cỏ. - GV cho HS tìm tiếng có chữ o. HS tìm và đọc ( CN – ĐT). - HS nhận xét, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. *Hoạt động 6: Nói theo tranh a. Mục tiêu: HS nói được nội dung tranh. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói ( SHS trang 25), trả lời câu hỏi: + Các em nhìn thấy những trong các bức tranh ? + Em thử đoán xem, khi mẹ đến đón, bạn HS nói gì với mẹ ? + Khi đi học về , bạn ấy nói gì với bà? Phạm Thị Mai Hương 3
  4. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI - HS nhận xét, điều chỉnh lời nói của bạn. - GV nhận xét, chốt lại cách ứng xử đúng của HS VD: Chào mẹ con đi học về; Chào bà cháu đi học về. - HS làm việc theo nhóm 4 đóng vai con / cha, mẹ ; cháu / ông, bà. - Đại diện vài nhóm đóng vai. HS nhận xét. - GV nhận xét, khen những em tự tin, thể hiện chào hỏi đúng tư thế. - GV liên hệ giáo dục HS chào hỏi người lớn trong mọi tình huống. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS đọc lại toàn bài trong SHS. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Dặn HS ôn lại bài, thực hành giao tiếp chào hỏi ở nhà. Thứ ba , ngày 22 tháng 9 năm 2020 Bài 7 : Ô ô . ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Nhân ái: Biết yêu quý người thân trong gia đình mình. Cảm nhận được tình cảm gia đình. - Trung thực: Mạnh dạn đóng góp ý kiến câu trả lời của bạn. 2. Năng lực chung: - Tự chủ tự học: Tự hoàn thành công việc học tập của mình như đọc, viết các chữ, tiếng, từ có chứa âm và dấu thanh đã học. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết và đọc đúng ô và các tiếng, từ ngữ , câu có âm ô và thanh nặng ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã học. + Viết đúng chữ ô và dấu nặng ; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chứa ô và dấu nặng. + Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm ô và thanh nặng có trong bài học. + Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm xe cộ. + Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật bố và Hà, suy đoán nội dung tranh minh họa về phương tiện giao thông. II. CHUẨN BỊ: - GV: Quy trình viết chữ ô, chữ mẫu ô. - HS: bảng con , phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động Phạm Thị Mai Hương 4
  5. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS khi bước vào tiết học. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc o, bò, cò, cỏ, bỏ, bó, có .Bê có cỏ ( 4, 5 HS đọc cá nhân). - HS nhận xét. - GV nhận xét, khen ngợi HS đọc tốt. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Nhận biết a. Mục tiêu: Nhận biết được chữ ô và dấu thanh nặng. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 20), trả lời câu hỏi: + Em thấy gì trong tranh ? - HS trả lời, HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nói, kết hợp viết câu câu thuyết minh cho bức tranh lên bảng Bố và Hà đi bộ trên hè phố. - GV đọc câu thuyết minh, HS đọc theo GV. - GV dựa và câu thuyết minh, giới thiệu, rút chữ mới ô và dấu thanh nặng , gắn bảng ô. * Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS nhận dạng và đọc đúng ô . Đọc đúng các tiếng và từ ngữ có chứa ô. b. Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm ô - GV đưa chữ ghi âm ô, đọc mẫu. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS tìm trong bộ đồ dùng chữ ô ghép vào bảng cài, sau đó đọc CN. - GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh. - GV giới thiệu chữ Ô in hoa, giới thiệu cho HS biết Ô được dùng để viết tên riêng hoặc chữ đầu câu. - HS đọc lại Ô ô. 2.3 Đọc tiếng: - Đọc tiếng mẫu +GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: b ô b ô bố bộ + Cho HS đánh vần ( bờ - ô - bô –sắc – bố ; bờ - ô - bô - nặng – bộ) HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS đọc trơn : bố, bộ ( CN – ĐT). - Đọc tiếng có chứa âm ô và dấu thanh nặng + GV viết bảng bố bổ bộ cô cổ cộ + HS tìm điểm chung của các tiếng và nêu. + HS đánh vần tiếng có cùng âm ô ( CN – ĐT) Phạm Thị Mai Hương 5
  6. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI + Cho HS đọc trơn các tiếng ( HS đọc CN – ĐT) + HS nhận xét bạn đọc, GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. - Ghép chữ tạo thành tiếng: + Cho HS dùng các chữ đã học trong bộ chữ và dấu thanh, ghép thành tiếng mới, đọc lại các tiếng mới ghép. + GV nhận xét. 2.4 Đọc từ ngữ - GV cho HS lần lượt quan sát tranh bố, cô bé, cổ cò GV nêu lần lượt từng câu hỏi, VD khi đưa tranh bố lên và yêu cầu HS nói tên gọi của người trong tranh. HS trả lời, GV nhận xét và ghi bảng bố. Cho HS phân tích tiếng bố, đánh vần và đọc ( CN-ĐT). - Đưa tranh em bé, hỏi: Tranh vẽ ai ? HS trả lời, GV ghi bảng cô bé cho HS phân tích, đánh vần và sau đó đọc CN, ĐT. - Cho HS quan sát tranh con cò và phần cổ cò. HS quan sát và nêu cổ cò, HS phân tích, đánh vần & đọc trơn CN – ĐT. - Cho HS đọc toàn bộ tử ngữ, HS đọc CN – ĐT. * Hoạt động 3: Viết bảng a. Mục tiêu: HS viết được ô, cổ cò bằng cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - GV đưa mẫu chữ ô cho HS quan sát. - GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS vừa theo dõi vừa lắng nghe GV hướng dẫn. - HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. - HS viết chữ ô (cỡ vừa) vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. - Cho HS trình bày bảng con, HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. - GV viết mẫu cổ cò vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - HS viết bảng con. - HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Hoạt động 4: Viết vở a. Mục tiêu: HS tô và viết được ô, cổ cò bằng cỡ chữ vừa vào vở Tập viết. b. Cách tiến hành: - HS đọc lại chữ, từ cần tô và viết ( HS đọc CN). - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS viết vào vở, GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và sửa bài cho một số HS. * Hoạt động 5: Đọc câu Phạm Thị Mai Hương 6
  7. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được nội dung tranh, đọc chính xác câu Bố bê bể cá. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần đọc ( trang 27 SHS). - GV viết bảng câu Bố bê bể cá. - HS đọc thầm câu, tìm tiếng có chứa ô. - HS đọc câu ( CN- ĐT). - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - HS trả lời câu hỏi: Ai đang bê bể cá ? Trong bể cá có những gì? - HS nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS. * Hoạt động 6:Nói theo tranh a. Mục tiêu: HS kể được các phương tiện giao thông có trong tranh và phương tiện giao thông mà em biết. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh 1 phần Nói ( SHS trang 27), trả lời câu hỏi: + Em thấy những gì trong tranh ? + 3 loại phương tiện trong tranh có điểm nào giống và khác nhau ? + Em thích đi lại bằng phương tiện nào nhất ? - HS nhận xét, điều chỉnh lời nói của bạn. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh, lưu ý với HS về ưu điểm và hạn chế của mỗi loại phương tiện giao thông VD: xe ô tô, xe máy đi được quãng đường xa và với tốc độ nhanh, xe đạp tốc độ chậm song ô tô, xe máy khi chạy sẽ thải ra khói bụi làm ô nhiễm môi trường, xe đạp không ô nhiễm môi trường, khi đi xe đạp sẽ giúp rèn luyện sức khỏe. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS đọc lại toàn bộ bài, tìm tiếng trong bài có chứa âm ô và dấu nặng, đặt câu với từ tìm được ( 3, 4) HS đặt câu. - HS nhận xét. - GV nhận xét, chỉnh sửa câu của HS. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà, khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Phạm Thị Mai Hương 7
  8. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI Thứ tư , ngày 23 tháng 9 năm 2020 Bài 8 : D d Đ đ ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: Đoàn kết, yêu thương bạn bè. 2. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi khi gặp người quen của cha mẹ và gia đình. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết và đọc đúng D d Đ đ và các từ ngữ, câu có d, đ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã học. + Viết đúng chữ d, đ (kiểu chữ thường) và các tiếng, từ có chứa d, đ. - Năng lực tính toán: HS đếm được số bạn đang chơi Dung dăng dung dẻ. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chữ mẫu d, đ, tranh minh họa trong SHS, câu văn Dưới gốc đa các bạn chơi dung dăng dung dẻ viết trên bảng phụ, SHS. - HS: bảng con , phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS khi bước vào tiết học. b. Cách tiến hành: - Cho HS thi nói tiếng, từ có âm ô và dấu nặng. Mỗi tổ cử 2 bạn mỗi bạn nói 1 tiếng hoặc từ, đến bạn tổ tiếp theo đến bạn tổ cuối cùng thì quay lại bạn thứ hai. - GV viết lên bảng những tiếng hoặc từ mà HS nêu, HS vừa nêu có trách nhiệm chỉ lại trong tiếng mình vừa nói đâu là ô, đâu là dấu nặng và đọc lại tiếng hoặc từ mình vừa nêu. - HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Nhận biết a. Mục tiêu: Nhận biết được chữ d, đ . b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 21), trả lời câu hỏi: + Em thấy có mấy bạn trong tranh ? + Các bạn ấy đang làm gì ? + Các bạn chơi có vui không ? + Em có biết đó là trò chơi gì không ? - HS nhận xét câu trả lời của bạn. Phạm Thị Mai Hương 8
  9. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI - GV chốt lại câu trả lời của HS: Có 5 bạn đang chơi, các bạn đang chơi dung dăng dung dẻ rất vui. - GV treo câu thuyết minh cho bức tranh Dưới gốc đa, các bạn chơi dung dăng dung dẻ - GV đọc cả câu. Sau đó đọc từng cụm từ. - HS đọc theo GV. - GV nêu trong câu các em vừa đọc có những chữ viết bằng phấn màu, đó là những chữ mới mà các em sẽ làm quen hêm nay, tên chữ đó là dờ, đờ. * Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS nhận dạng và đọc đúng D d, Đ đ . Đọc đúng các tiếng và từ ngữ có chứa d, đ b.Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm d - GV đưa chữ ghi âm d, đọc mẫu dờ. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS tìm trong bộ đồ dùng chữ d ghép vào bảng cài, sau đó đọc CN. - GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh. - GV giới thiệu chữ D cũng đọc là dờ và đây là dờ in hoa , được dùng để viết tên riêng hoặc chữ đầu câu. - HS đọc lại d ( CN - ĐT) 2.2 Đọc âm đ - GV đưa chữ ghi âm đ, đọc mẫu. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS tìm trong bộ đồ dùng chữ đ ghép vào bảng cài, sau đó đọc CN. - GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh.Giới thiệu với HS chữ Đ in hoa. - Cho HS đọc Đ đ. - Cho HS đọc lại d, đ - HS nhận xét, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 2.3 Đọc tiếng: - Đọc tiếng mẫu +GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: d e đ a dẻ đa + Cho HS phân tích từng mô hình tiếng, sau đánh vần ( dờ - e - be - hỏi – dẻ ; đờ - a - đờ - a - đa) HS đánh vần cá nhân, đồng thanh tiếng mẫu. + HS đọc trơn : dẻ, đa HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Đọc tiếng có chứa d, đ + GV viết bảng da dẻ dế, HS tìm điểm chung của 3 tiếng( có âm d). + HS đánh vần những tiếng có âm d ( HS đánh vần cá nhân, đồng thanh). + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. Phạm Thị Mai Hương 9
  10. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI + GV viết bảng đá, đò, đổ, HS tìm điểm giống nhau của 3 tiếng ( có âm đ). + Cho HS đánh vần lại các tiếng có âm đ, sau đó đọc trơn. + Cho HS đọc lại toàn bộ các tiếng: da dẻ dế đá, đò, đổ - Ghép chữ tạo thành tiếng: + Cho HS dùng chữ d hoặc đ và các chữ và các dấu thanh đã học tự ghép thành tiếng mới. HS ghép tự do, sau đó đánh vần và đọc lại tiếng vừa ghép được, 2.4 Đọc từ ngữ: - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từ ngữ: đá dế, đa đa, ô đỏ, mỗi lần đưa tranh GV yêu cầu HS nêu “ tên trò chơi, tên con vật, tên đồ vật”. GV ghi các từ xuất hiện dưới tranh, cho HS phân tích, đánh vần tiếng có âm d, đ. - HS nhận xét bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho HS, kết hợp giải nghĩa đá dế, còn gọi là chọi dế. Đây là một trò thi đấu giữa hai con dế đực với nhau. - Cho HS đọc trơn từng từ. HS đọc cá nhân, đồng thanh. - GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm của HS. * Hoạt động 3: Viết bảng a. Mục tiêu: HS viết được d, đ, đá dế bằng cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - GV đưa mẫu chữ d, đ và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS vừa theo dõi vừa lắng nghe GV hướng dẫn. - HS viết chữ d, đ cỡ vừa) vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. - Cho HS trình bày bảng con, HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. - GV viết mẫu đá dế vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - HS viết bảng con đá dế - HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Hoạt động 4: Viết vở a. Mục tiêu: HS tô và viết được d, đ, đá dế bằng cỡ chữ vừa vào vở Tập viết. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS tô và viết vào vở Tập viết 1, tập một các chữ d, đ; từ ngữ đá dế. - HS viết vào vở, GV quan sát, chỉnh sửa HS ngồi viết đúng tư thế; hỗ trợ những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - GV nhận xét và sửa bài cho một số HS. * Hoạt động 5: Đọc câu a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được nội dung tranh, đọc chính xác câu Bé có ô đỏ. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc thầm câu Bé có ô đỏ, tìm tiếng có âm d, đ. Sau đó đánh vần và đọc trơn tiếng. Phạm Thị Mai Hương 10
  11. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI - GV đọc mẫu cả câu. - HS đọc cá nhân, đồng thanh cả câu. - GV hỏi: Tranh vẽ ai ? Tay bạn ấy cầm cái gì ? Lưng bạn ấy đeo gì? Em đoán xem bạn ấy đang đi đâu ? HS trả lời, một vài HS nhận xét câu trả lời của bạn. - GV thống nhất câu trả lời của HS: Tranh vẽ bạn Hà, tay bạn ấy đang cầm cái ô ( cái dù), lưng bạn đeo cặp, bạn ấy đang đi học. * Hoạt động 6:Nói theo tranh a. Mục tiêu: HS suy đoán và nói được nội dung câu nói của Hà và Nam trong Tranh, HS biết nói lời chào hỏi khi khách đến chơi nhà và chào chủ nhà khi đến chơi nhà ai đó. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói ( SHS trang 29 ), trả lời câu hỏi: + Em nhìn thấy những ai trong hai bức tranh ? + Khi có khách đến nhà, Hà nói với khách thế nào ? + Khi cha mẹ dẫn Nam đi chơi nhà chú Tư, Nam nói với chú Tư thế nào? - HS nhận xét lời nói của bạn. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh: Trong tranh có bạn Hà và Nam, khi có khách đến nhà Hà sẽ khoanh tay và nói “ thưa chú/ bác mới tới chơi”. Khi đi chơi nhà chứ Tư, Nam nói với chú Tư “ Chào chú con mới tới”. - Cho HS chia nhóm, đóng vai chào khách đến chơi ; đóng vai chào chủ nhà khi đến chơi nhà ai đó. - Cho HS các nhóm lần lượt đóng vai. - Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, lưu ý chỉnh sửa thái độ của HS khi chào hỏi như nói rõ ràng, thành câu. Biết nhìn vào người nghe khi nói. 3. Củng cố, dặn dò: - HS thi tìm tiếng có chứa d, đ, đặt câu với tiếng vừa tìm được. - HS nhận xét câu của bạn đặt. - GV nhận xét, chỉnh sửa câu của HS. Thứ năm, ngày 24 tháng 9 năm 2020 Bài 9 : Ơ ơ ˜ ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Trung thực: Mạnh dạn đóng góp ý kiến câu trả lời của bạn. - Nhân ái: cảm nhận được tình cảm yêu thương của cha mẹ giành cho con và trách nhiệm của con phải lễ phép và hiếu thảo với cha mẹ. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi ý kiến với các bạn trong làm việc nhóm. Phạm Thị Mai Hương 11
  12. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết và đọc đúng âm ơ, thanh ngã; và các tiếng, từ ngữ , câu có âm ơ và thanh ngã ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã học. + Viết đúng chữ ơ và dấu ngã ( kiểu chữ thường) ; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chứa ơ và dấu ngã. + Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm ơ và thanh ngã có trong bài học. + Phát triển vốn từ về phương tiện giao thông. + Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật bố và Hà, suy đoán nội dung tranh minh họa về Tàu dỡ hàng ở cảng; Bố đỡ bé; Phương tiện giao thông. II. CHUẨN BỊ: - GV: Quy trình viết chữ ơ; câu Tàu dỡ hàng ở cảng viết trên bảng phụ. - HS: bảng con , phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS khi bước vào tiết học. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc d, đ, đá dế, đa đa, ô đỏ ( 3 HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh). - HS nhận xét, khen ngợi HS. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Nhận biết a. Mục tiêu: HS Nhận biết chữ ơ và dấu thanh ngã. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 30). - GV hỏi : + Em thấy gì trong tranh ? - HS dựa và tranh tự do phát biểu. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV tổng hợp ý kiến của HS kết hợp treo câu câu thuyết minh cho bức tranh lên bảng Tàu dỡ hàng ở cảng. - GV đọc câu thuyết minh, HS đọc theo GV. - GV dựa và câu thuyết minh, giới thiệu, rút chữ mới ơ và dấu thanh ngã , ghi bảng tên bài. * Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS nhận dạng và đọc đúng ơ và dấu thanh ngã . Đọc đúng các tiếng và từ ngữ có chứa ơ và thanh ngã. b. Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm ơ - GV đưa chữ ghi âm ơ, đọc mẫu. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. Phạm Thị Mai Hương 12
  13. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI - HS tìm trong bộ đồ dùng chữ ô ghép vào bảng cài, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. - GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh. - GV giới thiệu chữ ơ in hoa. - HS đọc lại Ơ ơ. - Cho HS tìm dấu thanh ngã và gắn bảng, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. 2.2 Đọc tiếng: - Đọc tiếng mẫu +GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: b ơ d ơ bờ dỡ + HS phân tích mô hình tiếng. + Cho HS đánh vần ( bờ - ơ - bơ - huyền – bờ) HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. +HS đánh vần ( dờ - ơ - dơ- ngã - dỡ) HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS đọc trơn : bờ, dỡ. - Đọc tiếng có chứa âm ô và dấu thanh ngã + GV viết bảng bờ bở cờ cỡ dỡ đỡ + HS tìm điểm chung của các tiếng. + HS đánh vần tiếng có cùng âm ơ và dấu thanh ngã. + Cho HS đọc trơn các tiếng có chứa âm và dấu thanh vừa đọc. + HS nhận xét bạn đọc, GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. - Ghép chữ tạo thành tiếng: + Cho HS dùng các chữ đã học trong bộ chữ và dấu thanh, ghép thành tiếng mới, đọc lại các tiếng mới ghép. + GV nhận xét. 2.3 Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: bờ đê, cá cờ, đỡ bé. Sau khi đưa tranh minh họa cho từng từ, GV yêu cầu HS nói lên tên các sự vật trong tranh. GV ghi từ ứng dụng với từng tranh. Cho HS tìm tiếng có âm và dấu thanh vừa học, đánh vần, sau đó đọc trơn. GV giải nghĩa từ bờ đê( bờ đê là một lũy đất con người hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển để ngăn nước ngập một khu vực cụ thể ). - HS đọc lại các từ bờ đê, cá cờ, đỡ bé. - Cho HS đọc lại toàn bảng. * Hoạt động 3: Viết bảng a. Mục tiêu: HS viết được ơ, đỡ bé bằng cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - GV đưa mẫu chữ ô cho HS quan sát. - GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình. - HS vừa theo dõi vừa lắng nghe GV hướng dẫn. Phạm Thị Mai Hương 13
  14. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI - HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. - HS viết chữ ơ (cỡ vừa) vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. - Cho HS trình bày bảng con, HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. - GV viết mẫu đỡ bé vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - HS viết vào bảng con. - HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động: Cho HS hát vui để tạo tâm thế phấn khởi cho HS bước vào tiết 2. * Hoạt động 4: Viết vở a. Mục tiêu: HS tô và viết được ơ , đỡ bé bằng cỡ chữ vừa vào vở Tập viết. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu cần viết. - HS viết vào vở, GV quan sát, chỉnh sửa tư thế ngồi, cầm bút cho HS khi viết. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và sửa bài cho một số HS. * Hoạt động 5: Đọc câu a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được nội dung tranh, đọc chính xác câu Bố đỡ bé. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc thầm câu Bố đỡ bé, tìm tiếng cá âm ơ, thanh ngã. Sau đó nêu và đánh vần tiếng vừa tìm được. - GV đọc câu Bố đỡ bé. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS trả lời câu hỏi về nội dung câu vừa đọc: + Tranh vẽ những ai ? + Bố đang làm gì ? + Mẹ đang làm gì ? + Em thấy gương mặt cha mẹ như thế nào khi đỡ bé ? - HS nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS: Tranh vẽ cha mẹ và bé, cha đang đỡ cho bé tập đi. Mẹ dang tay đón bé, nét mặt của cha mẹ thật rạng rỡ và vui sướng khi nhìn thấy bé đang chập chững tập đi. * Hoạt động 6:Nói theo tranh a. Mục tiêu: HS kể được các phương tiện giao thông có trong tranh và so sánh sự khác nhau của chúng. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói ( SHS trang 31). - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên các loại phương tiện giao thông trong tranh. + Qua quan sát, em thấy những phương tiện giao thông này có giống nhau? + Trong các phương tiện này, em thích đi lại bằng phương tiện nào nhất ? Vì sao? Phạm Thị Mai Hương 14
  15. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, chốt lại: trong tranh có tàu thủy, ô tô, máy bay, 3 loại phương tiện giao thông trên khác nhau về hình dáng, màu sắc và đặc biệt khác nhau về con đường di chuyển. Máy bay di chuyển( bay) trên trời, ô tô di chuyển (chạy) trên đường , tàu thuyền di chuyển( đi lại, chạy) trên mặt nước. 3. Củng cố, dặn dò: - Cho HS thi tìm tiếng có âm ơ và dấu ngã, đọc các tiếng vừa tìm được. - HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà, khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. Thứ năm, ngày 24 tháng 9 năm 2020 ÔN LUYỆN ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: Củng cố lại cho HS về các chữ và dấu thanh đã được đọc, viết trong tuần. Đặc biệt lưu ý chữ d, đ. II. CHUẨN BỊ: - GV: Quy trình viết chữ d, đ, ơ, ô; nắm lại các bài viết HS chưa hoàn thành trong tuần& các em gặp khó khăn khi viết. - HS: bảng con , phấn, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 1. Khởi động: GV bắt bài hát cho HS hát vui. 2. Ôn tập : a. (đọc, ghép chữ): - GV cho HS nhắc lại các chữ và dấu thanh mà em đã được học trong tuần ( o, ô, ơ, d, đ, dấu huyền, dấu hỏi, dấu nặng). - HS đọc cá nhân, đồng thanh - Cho HS dùng bộ chữ ghép chữ đã học với dấu thanh để tạo thành tiếng mới. - HS đọc các tiếng mình ghép được. - GV ghi một số tiếng HS ghép được, gọi HS đọc. - GV giải nghĩa một số từ HS tìm được. - Cho HS đọc SHS tất cả bài đã học trong tuần. Tiết 2 b. (viết bảng & vở Tập viết ): - GV lần lượt đọc cho HS viết bảng các chữ (o, ô, ơ, d, đ). - GV treo bảng lại quy trình viết một số chữ cho những HS gặp khó khăn khi viết xem lại để nhớ cách viết. Phạm Thị Mai Hương 15
  16. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI - HS nhận xét chữ viết của bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV ghép thêm âm và dấu thanh để tạo thành tiếng mới đọc cho HS viết VD: do, dò, đò, đỏ, - HS đọc lại các tiếng vừa viết. - GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS kết hợp chỉnh sửa tư thế ngồi viết của các em. - Cho HS mở lại vở tập viết từ bài 6 đến bài 10. - GV kiểm tra và cho các em hoàn thành phần còn lại của các tiết học trước. - GV quan sát, nhắc nhở và chỉnh sửa cho HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, - GV nhận xét bài viết của HS. 3. Củng cố: - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà. - Chuẩn bị bài học tuần sau. Thứ sáu, ngày 25 tháng 9 năm 2020 Bài 10 : ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: Bồi dưỡng cho HS ý thức quan tâm, giúp đỡ người khác. Qua câu chuyện kể Đàn kiến con ngoan ngoãn . 2. Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với các bạn khi tham gia làm việc nhóm. - Năng lực ngôn ngữ: + Nắm vững cách đọc: o, ô, ơ, d, đ; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm o, ô, ơ, d, đ, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. + Phát kĩ năng viết thông qua các từ ngữ chứa âm – chữ đã học. + Phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe và kể lại câu chuyện Đàn kiến con ngoan ngoãn trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện được nghe. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh họa nội dung câu chuyện Đàn kiến con ngoan ngoãn. Bảng có ghi các nguyên âm như SHS; các từ ngữ: cá cờ, bó cỏ, cờ đỏ, dỗ bé, bờ đê, đỡ bà, đỗ đỏ; câu Bờ đê có dế, Bà có đỗ đỏ viết trên bảng phụ. Phạm Thị Mai Hương 16
  17. Trường TH Trinh Phú 3 KHDH TIẾNG VIỆT-HKI - HS: bảng con , phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS khi bước vào tiết học. b. Cách tiến hành: - Cho cả lớp cùng chơi trò chơi ghép chữ để tạo thành tiếng, đọc lại tiếng vừa ghép. - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS. - GV giới thiệu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc âm, tiếng, từ a. Mục tiêu: HS đọc chính xác các âm, tiếng, từ có chứa các âm và dấu thanh đã học. b Cách tiến hành: - Đọc tiếng: HS ghép âm đầu với nguyên âm để tạo thành tiếng như bảng trong SHS trang 32 có thanh ngang, sau đó ghép từng dấu thanh đã học để tạo thành tiếng mới và đọc lại các tiếng vừa ghép được. - Đọc từ ngữ: GV lần lượt treo lên bảng các từ ngữ cá cờ, bó cỏ, cờ đỏ, dỗ bé, bờ đê, đỡ bà, đỗ đỏ, tìm tiếng có chứa âm vừa ôn tập. HS đánh vần, sau đó đọc trơn từng từ. GV nhận xét, kết hợp giải nghĩa từ đỗ đỏ ( đỗ đỏ là đậu đỏ). * Hoạt động 2: Luyện đọc câu a. Mục tiêu: HS đọc chính xác câu ứng dụng có chứa âm và dấu thanh đã học. b.Cách tiến hành: - GV lần lượt treo bảng câu ứng dụng Bờ đê có dế. Bà có đỗ đỏ. - HS tìm các âm đã học trong tuần. - HS tìm và nêu, đánh vần, sau đó đọc trơn câu văn. - Các HS khác nhận xét bạn – GV nhận xét. * Hoạt động 3: Viết a. Mục tiêu: HS tô, viết được các số 6, 7, 8 , 9 , 0 và cụm từ bế bé bằng cỡ chữ vừa vào vở Tập viết. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 1, tập một. - HS thực hiện viết vào vở. - GV quan sát, chỉnh sửa tư thế ngồi, cách càm bút của HS khi viết. - GV nhận xét, chỉnh sửa bài viết của HS. TIẾT 2 * Hoạt động 4: Kể chuyện 4.1 GV kể chuyện Phạm Thị Mai Hương 17