Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 35 - Phạm Thị Mai Hương

doc 8 trang trongtan 21/10/2022 14181
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 35 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 35 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Tuần 35 Thứ hai, ngày 17 tháng 5 năm 2021 Bài : ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: -Phát triển khả năng khái quát hoá thông qua việc ôn lại và kết nối nội dung chủ điểm của các bài đã được học trong học kì 2; phát triển kĩ năng quan sát và hiểu ý nghĩa của hình ảnh, kết nối hình ảnh với nội dung được thể hiện bằng ngôn ngữ. -Củng cố và phát triển vốn từ ngữ chỉ thời gian trong năm và hoạt động, trạng thái của con người và thiên nhiên trong những khoảng thời gian khác nhau trong năm; qua đó, không chỉ phát triển kĩ năng biểu đạt mà còn có cơ hội nhìn lại một năm đã qua. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to; bảng kẻ có 12 ô tương ứng với 12 tháng trong năm và hình minh hoạ những hoạt động, trạng thái tương ứng với 12 tháng đó. - Học sinh: SHS, vở Tập viết 1(tập 2), bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động: a. Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi cho HS vào đầu tiết học. b. Cách tiến hành: GV cho cả lớp cùng hát vui 1 bài hát. 2. Hoạt động 2: Ôn tập a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: * Bài tập 1: Chọn tranh phù hợp với từng chủ điểm đã học và cho biết lí do em chọn. - HS nêu yêu cầu của bài tập - HS nêu lại. - GV giải thích để HS hiểu được nhiệm vụ được giao. - Cho HS mở sách giáo khoa, nêu tên các chủ điểm mà mình đã học. - HS thảo luận theo nhóm đôi. HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:( Tôi và các bạn, Mái ấm gia đình, Mái trường mến yêu, Điều em cần biết, Bài học từ cuộc sống, 'Thiên nhiên kì thú, Thế 1
  2. giới trong mắt em, Đất nước và con người. - GV lần lượt đưa ra từng tranh trong số 10 tranh có trong SHS. GV có thể trình chiếu lên bảng HS quan sát tranh trong SHS. GV yêu cầu HS quan sát tranh. Một số HS cho biết nội dung của mỗi tranh (Tranh vẽ gì? Tranh thể hiện điều gì?). -HS làm việc nhóm đôi, trao đổi về mối liên hệ giữa từng tranh với mỗi bài đã học. - Một số HS trình bày kết quả trao đổi trong nhóm, cho biết lẩn lượt các tranh (được đánh số từ 1 đến 10) tương ứng với bài nào đã học trong học kì vừa qua. Lưu ý, HS cần nêu lí do vì sao xác định như vậy. - GV thống nhất với HS phương án lựa chọn đúng. +Tranh 1: Mấy đứa trẻ đang cùng nhau chơi một trò chơi (Tôi và các bạn); + Tranh 2: Một gia đình, bố đẩy xe nôi, mẹ đi theo sau dắt một bé gái (Mái ấm gia đình); +Tranh 3: Quang cảnh một trường học (Mái trường mến yêu); + Tranh 4: Một số biển hiệu (Cấm hút thuốc, Cấm lửa, Cấm xả rác, Cấm câu cá) (Điều em cần biết); +Tranh 5: Tranh minh hoạ tình huống bồ câu cứu kiến (Bài học từ cuộc sống); +Tranh 6: Một số loài vật (khỉ, voi, nai, chim, ) ở một góc rừng (Thiên nhiên kì thú); +Tranh 7: Một bạn nhỏ nhìn lên bầu trời đầy nắng, mây xanh, có cánh diều (Thế giới trong mắt em); +Tranh 8: Hồ Gươm có Tháp Rùa (Đất nước và con người); +Tranh 9: Hình cá heo bơi trên đại dương (Thiên nhiên kì thú); + Tranh 10: Hình bản đồ Việt Nam (Đất nước và con người). * Bài tập 2:Giải ô chữ - GV cho HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS cách điền từ ngữ theo hàng ngang. - Mỗi câu đố 2, 3 HS đọc các HS khác trả lời, HS nhận xét. - GV lưu ý HS: Dựa vào câu hỏi gợi ý, đếm số ô trống cần điền, so sánh số chữ với số ô. - HS lần lượt giải câu đố và điền vào ô chữ tương ứng. - HS nhận xét, GV nhận xét, chốt đáp án đúng: Ô chữ 1: TRỐNG TRƯỜNG 2
  3. Ô chữ 2: CÔNG Ô chữ 3 : BI ỂN Ô chữ 4: GIA ĐÌNH VIỆT NAM Ô chữ 5: MẶT TRỜI Ô chữ 6: LỜI C HÀO Ô chữ 7: CỌ Ô chữ 8: CÂY * Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của BT “ Nói tên các tháng trong năm. Dùng từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu”: - GV trình chiếu bảng như trong SHS. - GV nêu nhiệm vụ: HS nói tên các tháng trong năm và dùng từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu, cho biết hoạt động, trạng thái của con người và thiên nhiên trong mỗi tháng. -HS làm việc nhóm, sau đó HS lần lượt trình bày. + Nói tên các tháng có trong năm, các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, chốt ý đúng: các tháng trong năm (tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4( tháng tư), tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12). + Quan sát tranh, nói theo nội dung tranh. - GV nhận xét. * Củng cố: - GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - GV yêu cầu HS tìm đọc bài thơ “ Bàn tay cô giáo” - Nhận xét, ưu khuyết điểm của tiết học. Thứ ba , ngày 18 tháng 5 năm 2021 Bài ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học thông qua điển từ ngữ đã cho vào một số chỗ trống trong một văn bản (có nội dung điểm lại một năm học đã qua), đọc thành tiếng và đọc hiểu văn bản đó; nghe viết một đoạn ngắn được trích từ văn bản đã đọc; thực hành đọc mở rộng một truyện kể tự chọn và kể lại truyện kể đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Nội dung văn bản Cảm ơn trình bày trên slide. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 3
  4. 1. Khởi động: HS hát vui. 2. Ôn tập: * BT1: Chọn từ ngữ trong khung thay cho các ô vuông (có đánh số) trong bài đọc. - GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ phù hợp thay cho các ô vuông. - Một số HS trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. - GV trình chiếu VB hoàn chỉnh. * BT2: Đọc thành tiếng bài đọc đã hoàn chỉnh - GV đọc mẫu. - HS đọc thành tiếng bài đọc. + GV hướng dẫn HS chia bài làm 2 đoạn đoạn (đoạn 1: từ đầu đến cảm ơn tất cả, đoạn 2: phần còn lại); + HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt; + HS đọc đoạn trong nhóm. + 2 HS đọc thành tiếng cả VB. - GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. - Trả lời câu hỏi: + HS làm việc nhóm đôi, đọc và trả lời câu hỏi. + Bạn nhỏ muốn cảm ơn những ai? (Bạn nhỏ muốn cảm ơn cô giáo, bạn bè và bố mẹ). + Nhờ đâu mà bạn nhỏ đã tiến bộ không ngừng trong năm học qua?( Nhờ sự giúp đỡ của nhiều người mà bạn nhỏ đã tiến bộ không ngừng) + Còn em, sau một năm học, em muốn cảm ơn những ai? Vì sao?( HS trả lời theo cảm nhận của riêng mình). - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trả lời. Các HS khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi một số HS thể hiện được những cảm nhận và suy nghĩ chân thành hay thú vị. * Nghe viết - GV đọc to đoạn văn viết chính tả (Thời gian trôi thật nhanh. Tôi nhớ lại những chuyện đã qua. Từ đầu năm đến nay, nhờ sự giúp đỡ của nhiều người, tôi tiến bộ không ngừng. Tôi muôn cảm ơn tất cả.) - HS nêu những từ khó viết. - GV hướng dẫn HS phân tích và viết từ khó vào bảng. - HS viết bào vào vở. 4
  5. - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: lùi đầu dòng; viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc từng câu đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS cho HS viết bài vào vở. + Sau khi đọc chính tả, GV đọc lại một lần cả đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra bài viết của HS và nhận xét một số bài. 5.Đọc mở rộng - Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tự tìm đọc bài “ Bàn tay cô giáo” - HS làm việc nhóm đôi. Các em đọc và nói với nhau về nội dung bài thơ. - Đại diện vài nhóm trình bày. - HS nhận xét, GV nhận xét. - Nhận xét ưu, khuyết điểm của tiết học. Thứ tư , ngày 19 tháng 5 năm 2021 BÀI : ÔN TẬP I. MUC TIÊU Giúp HS củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học thông qua đọc thành tiếng và đọc hiểu một bài thơ có nội dung là lời chào của HS lớp 1, chuẩn bị lên lớp 2, đánh dấu một thời khắc có ý nghĩa trong cuộc đời HS; thực hành chia sẻ cảm nghĩ của mình về bạn bè và thầy cô trong năm học vừa qua. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bài thơ Gửi lời chào lớp Một để trình chiếu cho HS luyện học thuộc lòng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: HS hát vui. 2. Ôn tập: * Hoạt động 1: Đọc - GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu và ghi tên bài thơ lên bảng. - GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp. - HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. + HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. 5
  6. + Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá. - HS đọc cả bài thơ + 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi - HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi. + Lời chào trong bài thơ là của ai? (Lời chào trong bài thơ này là của các bạn HS vừa học xong lớp 1). + Lời chào gửi đến ai và đến những đỗ vật nào ở lớp?(Lời chào gửi đến lớp 1, trong đó có cô giáo và một số sự vật quen thuộc như bảng đen, cửa sổ, chỗ ngồi). +Theo em, muốn được cô giáo “luôn ở bên”, bạn nhỏ cần làm gì?(Muốn được cô giáo “luôn ở bên”, bạn nhỏ cần làm theo lời cô dạy). + Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?( HS trả lời theo cảm nhận của mình) - HS làm việc nhóm đôi, cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. * Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ - GV trình chiếu bài thơ. - 2 HS đọc thành tiếng bài thơ. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ. GV hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. - Vài HS đọc thuộc lòng cả bài thơ. * Hoạt động 3: Vận dụng Nói cảm nghĩ của em về cô giáo/ thầy giáo và các bạn trong năm học qua - GV nêu một số câu hỏi gợi ý: + Em nghĩ gì về bạn bè và cô giáo? + Trong năm học vừa qua, em có điều gì đáng nhớ về một người bạn hay về thầy cô giáo? +Chia tay lớp 1, chuẩn bị lên lớp 2, em vui hay buồn? +Em có điều gì muốn nói với bạn bè và cô giáo ? - HS làm việc nhóm đôi, trao đổi cảm nghĩ của các em. - Vài HS nói cảm nghĩ trước lớp, một số HS khác nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có những cảm nghĩ chân thành và chia sẻ được những ý tưởng thú vị. 6
  7. * Củng cố: - Vài HS đọc lại bài thơ “ Gửi lời chào lớp Một”. - Dặn HS chuẩn bị tiết dau Đánh giá cuối năm. - Nhận xét ưu, khuyết điểm của tiết học 7