Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 6 - Phạm Thị Mai Hương

doc 23 trang trongtan 21/10/2022 9341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 6 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 6 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Tiểu học Trinh Phú 3 TUẦN : 06 Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TIẾNG VIỆT Bài 21 : R r S s ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Trách nhiệm : HS có trách nhiệm khi tham gia học tập nhóm cùng các bạn. 2. Năng lực chung: Giao tiếp hợp tác: HS biết nói lời cảm ơn người thân trong gia đình. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các âm r, s; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm r, s ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các chữ r, s và các tiếng, từ có chứa r, s. - Phát triển vốn từ cho HS dựa trên những từ ngữ chứa các âm r, s. - HS phát triển kĩ năng nói lời cảm ơn. - Phát triển cho HS kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa ( tranh bầy sẻ non ríu ra ríu rít bên mẹ, tranh chợ cá có gà ri, cá rô, su su, rổ rá; tranh bé cảm ơn người thân trong gia đình). II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm của âm r, s Chữ mẫu R r S s ; quy trình viết r, s ; bảng phụ viết câu Bầy sẻ non ríu ra ríu rít bên mẹ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào đầu tuần. b.Cách tiến hành: - Cho cả lớp cùng hát vui bài Cả tuần đều ngoan. - GV dựa vào lời bài hát, giới thiệu vào bài. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết chữ R r, S s, phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 54), GV đặt câu hỏi: + Em thấy những gì trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Phạm Thị Mai Hương -1-
  2. Tiểu học Trinh Phú 3 - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh: Tranh vẽ cảnh bầy sẻ non đang ríu rít bên mẹ. - GV treo và đọc nội dung câu thuyết minh. - HS cá nhân, đồng thanh nhắc lại câu thuyết minh. - Cho HS quan sát câu vừa nói, rút ra âm mới học r, s. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được âm r,s tiếng, từ ngữ có chứa r,s . b Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm ( TGDK 3 phút) - Đọc âm r + GV đưa chữ r và giới thiệu. GV đọc mẫu. + Hướng dẫn HS phát âm r ( uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát, có tiếng thanh). + HS phát âm cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + HS ghép vào bảng cài chữ r, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. + GV giới thiệu thêm R và cách đọc. - Đọc âm s + GV đưa chữ s và giới thiệu để HS nhận biết. GV đọc mẫu. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa và hướng dẫn HS cách phát âm ( uốn lưỡi về phái vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh). + Cho HS so sánh r với s. + HS nêu, các HS khác nhận xét, bổ sung ( Giống nhau: nét xiên phải và nét thắt; khác nhau: r kết thúc nét móc ngược, còn s là nét cong hở trái). + GV chốt lại. + HS ghép vào bảng chữ s, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV giới thiệu S. + HS đọc lại r, s ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: r r a ra + HS phân tích mô hình tiếng ( r + a ). + HS đánh vần ( rờ - a- ra). + Đọc trơn ra + HS nhận xét bạn đọc. s Phạm Thị Mai Hương -2-
  3. Tiểu học Trinh Phú 3 s e sẻ + Cho HS phân tích mô hình tiếng. + Cho HS đánh vần tiếng. + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc tiếng trong SHS + GV viết bảng các tiếng rạ, rế, rổ yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng ( các tiếng đều có r). + HS đánh vần tiếng có r. + HS đọc trơn lại các tiếng. + GV giải thích thêm cho HS hiểu “rạ” phần còn lại của cây lúa sau khi cắt lấy bông. + GV lần lượt viết bảng : sả, sẻ, sò + HS tìm điểm chung của các tiếng ( đều có s). + HS đánh vần các tiếng có s. + HS đọc trơn các tiếng. + HS đọc lại tất cả các tiếng rạ, rế, rổ ; sả, sẻ, sò + HS nhận xét, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Ghép chữ tạo tiếng : + GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa r, s. + HS phân tích các tiếng mình vừa ghép, đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, khen ngợi những HS ghép tốt. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: rổ rá, cá rô, su su, chữ số. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có r, s đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Cho HS đọc lại toàn bộ tiếng, từ. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được r, s, rổ rá, su su vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Viết chữ r: + GV treo bảng phụ đã viết sẵn chữ r HS quan sát. + GV giới thiệu cấu tạo r, HS theo dõi. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết chữ r thường (cỡ vừa) vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. + HS nhận xét chữ viết của bạn. Phạm Thị Mai Hương -3-
  4. Tiểu học Trinh Phú 3 + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết chữ s . + GV viết mẫu s, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. + HS viết bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. GV nhận xét. + HS viết s vào bảng. GV quan sát, chỉnh sửa cách cầm bút, tư thế ngồi viết của HS. + HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Viết từ ngữ + HS đọc từ ứng dụng cần viết rổ rá, su su . + GV nhận xét, viết mẫu từng từ, kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp cùng hát vui. * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS tô và viết được r, s và từ rổ rá, su su vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại chữ và từ cần tô và viết ( r, s; rổ rá, su su). - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung tranh và câu ứng dụng, đọc được câu ứng dụng có chữ r, s. b. Cách tiến hành: - HS đọc thầm câu Chợ có gà ri, cá rô, su su. Chợ có cá rô tìm tiếng có chữ r, s . - HS đánh vần tiếng có r, s sau đó đọc trơn tiếng ( cá nhân, đồng thanh). - Cho HS đọc trơn cả câu. - GV đọc lại câu, vài HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. - GV hỏi HS: + Tranh vẽ cảnh gì ? + Em thấy ở chợ có những gì ? + Em đã từng đi chợ với mẹ chưa ? + Em có thích đi chợ không ? + Được đi chợ em thích mua những gì ? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. Phạm Thị Mai Hương -4-
  5. Tiểu học Trinh Phú 3 - GV nhận xét, chốt lại câu trả lờì của HS kết hợp GD học sinh không nên đòi cha mẹ mua đồ chơi nhiều khi đi chợ. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh. Đóng vai nói lời cảm ơn theo tình huống trong tranh. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 55). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Em thấy những ai trong tranh 1?( Bà, mẹ và Nam). + Bà, mẹ và Nam đang làm gì ? ( tổ chức sinh nhật Nam, bà tặng quà cho Nam; Nam cảm ươn bà). + Em nhìn thấy những ai trong tranh 2?( Hà và cha của Hà). + Hà và cha đang làm gì ? ( Cha đi công tác về tặng quà cho Hà, Hà cảm ơn cha). - HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV. - GV chốt lại nội dung từng tranh. - GV cho HS chia thành nhóm 4, đóng vai theo từng tình huống. - Đại diện và nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, khen ngợi những em tự tin khi nói lời cảm ơn, chỉnh sửa những em chưa mạnh dạng, tự tin, chưa thể hiện đúng tư thế khi nói lời cảm ơn. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - GV cho HS đọc lại toàn bài, tìm 1 vài từ từ ngữ có chứa r, s và đặt câu với từ ngữ đó. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS về cách đặt câu. - GV nhận , tuyên dương HS. - Dặn HS ôn lại bài, thực hành nói lời cảm ơn ở gia đình. Thứ ba , ngày 13 tháng 10 năm 2020 Bài 22 : T t Tr tr ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Trách nhiệm: HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: HS tự tin, mạnh dạng có ý thức trách nhiệm khi tham gia thảo luận nhóm. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các âm t, tr ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có chứa âm t, tr ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. Phạm Thị Mai Hương -5-
  6. Tiểu học Trinh Phú 3 - HS viết đúng các chữ t, tr và các tiếng, từ có chứa t, tr. - HS phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm t, tr trong bài học. - HS phát ngôn ngữ nói theo chủ điểm Bảo vệ môi trường được gợi ý trong tranh. - HS phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa trong bài học. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chữ mẫu t, tr ; quy trình viết t, tr ; bảng phụ viết câu Nam tô bức tranh cây tre. Tranh minh họa trong SHS. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK 3- 5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại cho HS bài r, s b.Cách tiến hành: - GV cho HS đọc : rạ rế, rổ, sả, sẽ, sò; rổ rá, cá rô, su su; Chợ có gà ri, cá rô, su su.Chợ có cả rổ rá. - 3 HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS. - Cho cả lớp hát vui để tạo hứng khởi cho HS khi bước vào tiết học. 2. Khám phá ( TGDK: 15 - 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết chữ t, tr ; suy đoán được nội dung tranh minh họa. Đọc nà nhận biết được chữ mới học. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 48), GV đặt câu hỏi: + Em thấy ai trong tranh ? ( Nam) + Nam đang làm gì ? ( đang tô tranh). - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh, treo nội dung câu thuyết minh Nam tô bức tranh cây tre. - GV đọc nội dung câu thuyết minh. - HS đọc cá nhân, đồng thanh câu thuyết minh. - Cho HS quan sát nhận xét rút ra âm mới học t, tr. - GV ghi bảng t, tr. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được âm t, tr tiếng, từ ngữ có chứa t, tr. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm ( TGDK 3 - 4 phút) - Đọc âm t + GV đưa chữ t và giới thiệu. GV đọc mẫu. + GV hướng dẫn HS phát âm t (đầu lưỡi chạm răng rồi bật ra, không có tiếng thanh). Phạm Thị Mai Hương -6-
  7. Tiểu học Trinh Phú 3 + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + HS ghép vào bảng cài chữ t , sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV giới thiệu thêm T và cách đọc. - Đọc âm tr + GV đưa chữ tr và giới thiệu, đọc mẫu. + GV hướng dẫn HS phát âm tr( đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh). + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + Cho HS phân tích tr( tr gồm t ghép với r) + HS nêu, các HS khác nhận xét, bổ sung. + GV chốt lại. + HS ghép vào bảng cài tr, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV giới thiệu thêm Tr + HS đọc cá nhân, đồng thanh : T t, Tr tr. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: t t gh ô tô + Cho HS phân tích mô hình tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn từng tiếng. ( tờ - ô – tô) tô. tr tr e tre + HS phân tích mô hình tiếng ( tr + e ), đánh vần ( trờ - e - tre) re. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc tiếng trong SHS . Tiếng có âm t + GV viết bảng các tiếng: tá , tạ , tẻ yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng ( các tiếng đều có t ). + HS đánh vần tiếng có t + HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần. + HS nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. . Tiếng có âm tr + GV lần lượt viết bảng : trê, trò, trổ + HS tìm điểm chung của các tiếng ( có tr giống nhau). Phạm Thị Mai Hương -7-
  8. Tiểu học Trinh Phú 3 + HS đánh vần tiếng có tr + HS đọc trơn các tiếng. + HS đọc cá nhân, đồng thanh tất cả các tiếng tá , tạ , tẻ ; trê, trò, trổ. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Ghép chữ tạo tiếng + HS ghép t/ tr với các chữ đã học tạo thành các tiếng mới. + HS phân tích tiếng mình ghép được, đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng mới ghép. + HS nhận xét, GV nhận xét. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: ô tô, sư tử, cá trê, tre ngà. - GV nêu câu hỏi gợi ý HS rút ra các từ minh họa cho các bức tranh. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có t, tr, phân tích và đánh vần tiếng có t, tr. - HS đọc trơn từng từ. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS, kết hợp giải nghĩa tre ngà ( tre có màu vàng được trồng để làm cảnh, tre còn mang ý nghĩa lịch sử chống giặc ngoại xâm của Thánh Gióng). - HS đọc ( cá nhân, đồng thanh) tất cả các từ: ô tô, sư tử, cá trê, tre ngà. - GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được t, tr, ô tô, cá trê vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Viết chữ t: + GV treo chữ mẫu t. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết chữ t vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ thêm cho một số HS còn gặp khó khăn khi viết. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết chữ tr: + GV viết mẫu tr, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. + GV lưu ý HS nét nối từ t sang r. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết mẫu từ ô tô, cá trê vừa viết vừa kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + Cho HS lần lượt viết vào bảng con. GV lưu ý HS khoảng cách giữa 2 tiếng trong từ. Phạm Thị Mai Hương -8-
  9. Tiểu học Trinh Phú 3 + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động: Cho HS hát vui * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS tô và viết được t, tr, ô tô, cá trê vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại âm, từ cần tô và viết ( 2, 3 HS đọc). - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành vào vở Tập viết 1, tập một (t, tr, ô tô, cá trê ). - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết GV kết hợp chỉnh sửa HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài một số HS. * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung tranh và câu ứng dụng, đọc được câu ứng dụng có chữ t, tr. HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường thông qua câu ứng dụng. b. Cách tiến hành: - GV treo câu ứng dụng Hà tả hồ cá . Hồ to, có cá mè, cá trê, cá rô. - HS tìm và đánh vần tiếng có âm t, tr sau đó đọc trơn tiếng. - Cho HS đọc trơn cả câu ( cá nhân, đồng thanh). - GV hỏi HS: + Hà làm gì ? ( Hà tả hồ cá) + Hồ cá thế nào?( hồ to) + Hồ có những cá gì ?( cá mè, cá trê, cá rô). + Em cần làm gì để bảo vệ môi trường của hồ cá ?( không vứt rác bừa bãi). - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh và giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. *Hoạt động 6: Nói theo tranh( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. Thấy được hậu quả của hành động chưa biết bảo vệ môi trường của bạn nhỏ. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói ( SHS trang 57). - Cho HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời các câu hỏi của GV. + Em thấy những gì trong tranh ? + Vì sao cá heo lại bị chết? + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ cá heo( bảo vệ môi trường sống của các loài cá)? - Đại diện nhóm trả lời các HS khác nhận xét, bổ sung. Phạm Thị Mai Hương -9-
  10. Tiểu học Trinh Phú 3 - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: Mọi người đang đi du lịch trên tàu, 1 bạn nhỏ uống nước và quăng chai xuống biển, cá heo đớp lấy và nuốt chửng vào bụng nên cá heo bị chết. Chúng ta không nên quăng rác bừa bãi để bảo vệ môi trường ). 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - Gọi 3 HS thi đọc bài. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - Dặn HS ôn lại bài, thực hành bảo vệ môi trường. Thứ tư , ngày 14 tháng 10 năm 2020 Bài 23 : Th th ia ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: HS cảm nhận được tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè. 2. Năng lực chung: Tự chủ và tự học: HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các âm th, vần ia ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có chứa âm th, ia ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các chữ th, vần ia và các tiếng, từ có chứa các chữ th, ia. - HS phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm th, ia có trong bài học. - HS phát triển kĩ năng nói lời Cảm ơn - HS phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chữ mẫu th, ia ; quy trình viết th, ia ; bảng phụ viết câu Trung thu bé được chia quà & câu Bé chia thìa, chia dĩa cho cả nhà. Thìa dĩa to cho bố mẹ. Thìa dĩa nhỏ cho bé. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK 3- 5 phút) a. Mục tiêu: củng cố kiến thức bài t, tr b.Cách tiến hành: - GV cho HS đọc : tá, tạ, tẻ; trê, trò, trổ; ô tô, sư tử, cá trê, tre ngà; Hà tả hồ cá. Hồ to, có cá mè, cá trê, cá rô. - 4 HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. - HS nhận xét, GV nhận xét. Phạm Thị Mai Hương -10-
  11. Tiểu học Trinh Phú 3 2. Khám phá ( TGDK: 15 - 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết chữ th, vần ia ; suy đoán được nội dung tranh minh họa. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 58), GV đặt câu hỏi: + Em thấy gì trong tranh ? ( chú Cuội, chị Hằng, các bạn chơi rước đèn, ). - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh, treo nội dung câu thuyết minh Trung thu bé được chia quà. - GV đọc nội dung câu thuyết minh. Kết hợp giải thích cho HS biết về Trung thu. - HS đọc cá nhân, đồng thanh câu thuyết minh. - Cho HS quan sát nhận xét rút ra âm mới học th, ia. - GV ghi bảng th, ia. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được âm th, ia tiếng, từ ngữ có chứa th, ia . b Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm ( TGDK 3 - 4 phút) - Đọc âm gh + GV đưa chữ th và giới thiệu. GV đọc mẫu. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + Cho HS phân tích th ( gồm t & h); so sánh th với tr. + HS so sánh điểm giống và khác nhau. + HS ghép vào bảng cài chữ th , sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV giới thiệu thêm Th và cách đọc. - Đọc vần ia + GV đưa vần ia và giới thiệu, đọc mẫu. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + Cho HS phân tích ia + Cho HS so sánh ia với a. + HS nêu, các HS khác nhận xét, bổ sung. + HS ghép vào bảng cài ia , sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + HS đọc cá nhân, đồng thanh th, ia. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: th thgh u thu Phạm Thị Mai Hương -11-
  12. Tiểu học Trinh Phú 3 + Cho HS phân tích mô hình tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn từng tiếng. thu (th + u; đánh vần: thờ - u- thu); đọc trơn thu. ia ch ia chia + HS phân tích mô hình tiếng ( ch + ia ; đánh vần : chờ - ia - chia); đọc trơn chia. + Cho HS đọc lại các tiếng vừa đánh vần ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc tiếng trong SHS: . Tiếng có th: + GV viết bảng các tiếng thẻ, thọ, thơ yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng ( các tiếng đều có th). + HS đánh vần tiếng có th. + HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. . Tiếng có vần ia: + GV lần lượt viết bảng : đĩa, mía, thìa + HS tìm điểm chung của các tiếng ( có vần ia giống nhau). + HS đánh vần tiếng có vần ia. + HS đọc trơn các tiếng. + GV giải nghĩa từ : “đĩa”hay gọi là dĩa là một dụng cụ tròn, dẹt, có thể lõm ở giữa dùng đựng thức ăn khi đang ăn; “ thìa” hay gọi là “muỗng” dùng để xúc thức ăn. + HS đọc cá nhân, đồng thanh tất cả các tiếng . - Ghép chữ tạo tiếng + HS ghép th, vần ia với các chữ đã học tạo thành các tiếng mới. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng mới ghép. + HS nhận xét, GV nhận xét. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: thủ đô, lá thư, thìa dĩa, lá tía tô. - GV nêu câu hỏi gợi ý HS rút ra các từ minh họa cho các bức tranh. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ thủ đô, lá thư, thìa dĩa, lá tía tô. - HS tìm tiếng có th, ia, phân tích và đánh vần tiếng. - HS đọc trơn từng từ. - GV giải thích cho HS biết về thủ đô là trung tâm hành chính của 1 quốc gia . Thủ đô thường là nơi đặt phần lớn hoặc tất cả các cơ quan quyền lực chính của một quốc gia như, thủ đô của nước ta có tên là Hà Nội, ở thủ đô có lăng Bác Hồ. - HS đọc lại tất cả các từ: thủ đô, lá thư, thìa dĩa, lá tía tô - GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) Phạm Thị Mai Hương -12-
  13. Tiểu học Trinh Phú 3 a. Mục tiêu: HS viết được th, ia, thủ đô, thìa vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Viết chữ th: + GV yêu cầu HS phân tích chữ th. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết chữ th vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ thêm cho một số HS còn gặp khó khăn khi viết. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết vần ia: + GV viết mẫu ia, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. Lưu ý nét nối từ i sang a. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết mẫu tiếng thìa , từ thủ đô kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + Cho HS lần lượt viết vào bảng con. GV lưu ý HS nét nối th sang ia, th sang u và khoảng cách giữa tiếng thủ và tiếng đô và khoảng cách giữa 2 tiếng trong từ. + HS đọc lại tiếng từ mình vừa viết. + HS nhận xét chữ viết của bạn + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động: Cho HS hát vui * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS tô và viết được th, ia, thủ đô, thìa vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu viết. - HS thực hành vào vở Tập viết 1, tập một ( th, ia, thủ đô, thìa). - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết GV kết hợp chỉnh sửa HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài một số HS. * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung tranh và câu ứng dụng, đọc được câu ứng dụng có chữ th, ia. HS cảm nhận được tình cảm ấm áp của gia đình trong bàn ăn. b. Cách tiến hành: - GV treo câu ứng dụng Bé chia thìa, chia dĩa cho cả nhà. Thìa dĩa to cho bố mẹ. Thìa dĩa nhỏ cho bé. - HS tìm và đánh vần tiếng có th, ia sau đó đọc trơn tiếng. - Cho HS đọc trơn cả câu ( cá nhân, đồng thanh). Phạm Thị Mai Hương -13-
  14. Tiểu học Trinh Phú 3 - GV hỏi HS: + Gia đình bạn nhỏ có những ai ? + Bạn nhỏ chia thìa dĩa to cho ai ? + bạn nhỏ chia thìa dĩa nhỏ cho ai ? + Em đã bao giờ chia thìa dĩa cho cả nhà giống bạn nhỏ trong bài chưa ? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS: Gia đình bạn nhỏ có ba, mẹ . Bạn nhỏ chia thìa dĩa to cho cha mẹ, thìa dĩa nhỏ cho mình. GV kết hợp khen những bạn đã biết chia thìa dĩa cho mọi người thân trong gia đình khi lên mâm cơm. *Hoạt động 6: Nói theo tranh( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. HS tự tin, mạnh dạng có ý thức trách nhiệm khi tham gia thảo luận nhóm. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói ( SHS trang 59). - GV HS nêu câu hỏi : + Em thấy những ai trong tranh 1 ?( Cô cho Nam mượn bút). + Nam nói gì với cô?( Cảm ơn cô). + Em thấy những ai trong tranh, họ đang làm gì ? ( Nam và Hà, Hà cho Nam mượn sách). + Nam nói gì với Hà ?( Nam cảm ơn Hà). - HS trả lời các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS. - GV chia lớp làm 4 nhóm, 2 nhóm đóng vai tranh 1, 2 nhóm đóng vai tranh 2. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho những HS chưa tự tin hoặc chưa đúng tư thế khi cảm ơn. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - GV cho HS đọc lại toàn bài, thi tìm tiếng, từ có chứa th, ia. - GV nhận xét; khen ngợi và động viên HS. - Dặn HS ôn lại bài, thực hành nói lời cảm ơn ở nhà. Thứ năm , ngày 15 tháng 10 năm 2020 Bài 24 : ua ưa ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Chăm chỉ : HS biết thường xuyên tham gia các công việc vừa sức với bản thân của mình để giúp đỡ cha mẹ. 2. Năng lực chung: Phạm Thị Mai Hương -14-
  15. Tiểu học Trinh Phú 3 Giao tiếp hợp tác: HS biết nói lời cảm ơn người thân trong gia đình khi nhận được quà. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng vần ua, ưa ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần ua, ưa ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần ua, ưa và các tiếng, từ có chứa ua, ưa. - HS phát triển vốn từ cho HS dựa trên những từ ngữ chứa các vần ua, ưa. - HS phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Giúp mẹ được gợi ý trong tranh. - Phát triển cho HS kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa ( tranh mẹ đưa Hà đến lớp học múa; tranh mẹ đi chợ mua đồ ăn; tranh bé giúp mẹ nhặt rau). II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm của vần ua, ưa ; bảng phụ viết câu Mẹ đưa Hà đến lớp học múa. Mẹ đi chợ mua cá, mua cua. Mẹ mua cả sữa chua. - HS: bảng con; phấn; bộ đồ dùng học TV; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức bài th, ia. b.Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại âm, vần, tiếng, từ và câu ứng dụng của bài th, ia. - HS nhận xét, GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần ua, ưa, phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. Tự tin khi mẹ đưa đến lớp học giống như bạn Hà. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 60), GV đặt câu hỏi: + Em thấy những gì trong tranh ? ( mẹ, Hà và các bạn). + Khi đến trường, mẹ ra về, Hà làm gì ?( Hà chào tạm biệt mẹ ). + Em thấy bạn Hà có ngoan không ? + Em có nên học theo bạn Hà không ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh; Treo và đọc nội dung câu thuyết minh. Mẹ đưa Hà đến lớp học múa. - GV đọc câu thuyết minh. - HS cá nhân, đồng thanh nhắc lại. - Cho HS quan sát câu thuyết minh, rút ra vần mới học ua, ưa. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được vần ua, ưa tiếng, từ ngữ có chứa ua, ưa . b Cách tiến hành: Phạm Thị Mai Hương -15-
  16. Tiểu học Trinh Phú 3 2.1 Đọc vần ( TGDK 3 phút) - Đọc vần ua + GV đưa ua và giới thiệu. GV đọc mẫu. + Hướng dẫn HS phát âm u- a- ua. ua. + HS phát âm cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + Cho HS phân tích vần ua ( vần ua gồm u ghép với a) + HS ghép vào bảng cài vần ua , sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc vần ưa + GV đưa ưa và giới thiệu để HS nhận biết. + GV đọc mẫu ư - a- ưa . ưa + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa và hướng dẫn HS cách phát âm cho HS. + Cho HS so sánh ua với ưa. + HS nêu, các HS khác nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét, chốt lại điểm giống và khác nhau của hai vần. + HS ghép vần ưa, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + HS đọc lại ua, ưa ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: ua m ua múa + HS phân tích mô hình tiếng ( m + ua+ thanh sắc ). + GV hướng dẫn HS đánh vần ( mờ - ua – mua- sắc- múa). + HS đánh vần ( cá nhân, đồng thanh). + HS nhận xét bạn đọc. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. ưa đ ưa đưa + Cho HS phân tích mô hình tiếng ( đ + ưa ) + GV đánh vần mẫu (đờ + ưa+ đưa ). + Cho HS đánh vần (cá nhân, đồng thanh). + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc tiếng trong SHS . Tiếng có vần ua Phạm Thị Mai Hương -16-
  17. Tiểu học Trinh Phú 3 + GV viết bảng các tiếng cua, đũa, rùa yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng ( các tiếng đều có ua). + HS đánh vần tiếng có ua. + HS đọc trơn lại các tiếng. . Tiếng có vần ua + GV lần lượt viết bảng : cửa, dứa, nhựa + HS tìm điểm chung của các tiếng ( đều có vần ưa). + HS đánh vần các tiếng có vần ưa. + HS đọc trơn các tiếng. + HS đọc lại các tiếng ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). + HS nhận xét, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. + Cho HS đọc lại tất cả các tiếng : cua, đũa, rùa, cửa, dứa, nhựa. - Ghép chữ tạo tiếng : + GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa ua, ưa + HS phân tích các tiếng mình vừa ghép, đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, khen ngợi những HS ghép tốt. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: cà chua, múa ô, dưa lê, cửa sổ. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có ua, ưa đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Cho HS đọc lại toàn bộ tiếng, từ. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được ua, ưa, cà chua, dưa lê vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Viết vần ua + GV treo bảng phụ đã viết sẵn vần ua HS quan sát. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết vần ua vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết vần ưa + GV viết mẫu vần ưa vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. + HS viết bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. GV nhận xét. + HS viết vần ưa vào bảng. GV quan sát, chỉnh sửa cách cầm bút, tư thế ngồi viết của HS. + HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Viết từ ngữ Phạm Thị Mai Hương -17-
  18. Tiểu học Trinh Phú 3 + GV lần lượt viết từ cà chua, dưa lê. + GV vừa viết, vừa hướng dẫn quy trình viết. HS theo dõi. + HS viết vào bảng con. GV theo dõi giúp đỡ HS, lưu ý HS khoảng + HS nhận xét chữ viết của bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp cùng hát vui. * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS tô và viết được ua, ưa và từ cà chua, dưa lê vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại chữ và từ cần tô và viết (ua, ưa , cà chua, dưa lê). - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung tranh và câu ứng dụng, đọc được câu ứng dụng có vần ua, ưa b. Cách tiến hành: - HS đọc thầm câu Mẹ đi chợ mua cá, mua cua. Mẹ mua cả sữa chua. - Cho HS tìm tiếng có ua, ưa. HS tìm và nêu. - HS đánh vần tiếng có ua, ưa sau đó đọc trơn tiếng ( cá nhân, đồng thanh). - Cho HS đọc trơn cả câu. - GV đọc lại câu, vài HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. - GV hỏi HS về nội dung đoạn đọc: + Mẹ đi đâu ? + Mẹ mua những gì ? + Em đã từng đi chợ với mẹ chưa ? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh. Biết làm những công việc giúp cha mẹ vừa sức với bản thân. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 61). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Tranh vẽ những ai ? ( mẹ và Nam) + Em thấy Nam đang làm gì ? ( Nam đang giúp mẹ nhặt rau). + Em có thường giúp mẹ làm việc nhà giống bạn Nam không ? Phạm Thị Mai Hương -18-