Kế hoạch dạy học Tự nhiên và Xã hội 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 27, 28, 29 - Phạm Thị Mai Hương
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Tự nhiên và Xã hội 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 27, 28, 29 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_tu_nhien_va_xa_hoi_1_ket_noi_tri_thuc_voi_c.doc
Nội dung text: Kế hoạch dạy học Tự nhiên và Xã hội 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 27, 28, 29 - Phạm Thị Mai Hương
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương TUẦN 27 Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2021 Chủ đề: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Bài 22: ĂN, UỐNG HẰNG NGÀY Thời lượng: 2 tiết TIẾT 1 I.MỤC TIÊU: 1. Năng lực khoa học: - Nhận thức khoa học: + Nói được tên các bữa ăn chính trong ngày. + Nêu được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe. + Nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. - Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: + Nói được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh trong ăn, uống, nhận biết được sự cần thiết của việc thực hiện vệ sinh ăn, uống đối với sức khỏe. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Biết lựa chọn thực phẩn cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe. 2. Năng lực chung: -Tự chủ, tự học: Tự giác thực hiện việc ăn, uống đầy đủ, sạch sẽ, an toàn, có lợi cho sức khỏe, có kĩ năng ăn, uống đầy đủ và an toàn. 3. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác thực hiện việc ăn, uống đầy đủ, sạch sẽ, an toàn, có lợi cho sức khỏe, có kĩ năng ăn, uống đầy đủ và an toàn. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: Hình SGK phóng to (nếu ), giỏ đi chợ, mô hình các loại thức ăn, rau củ, quả (bằng nhựa), III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: HS chơi trò chơi ‘’Ai nhanh? Ai đúng? a. Mục tiêu: + Tạo hứng thú và vui vẻ cho HS b.Tiến trình tổ chức hoạt động -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘’Ai nhanh? Ai đúng?’’ để vừa khởi động vừa ôn lại kiến thức về các bài trước: những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ các giác quan. GV nhận xét, vào bài mới c. Dự kiến sản phẩm: * Dự kiến tiêu chí đánh giá: + Tinh thần thái độ hoạt động tích cực của học sinh. 2. Hoạt động khám phá: - Mục tiêu: HS kể được tên các bữa ăn trong ngày. - Tiến trình tổ chức hoạt động GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK 1
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu nội dung của hình GV từ đó rút ra kết luận: hằng ngày cần ăn đủ 3 bữa chính (lưu ý thêm bữa phụ vào giữa buổi sáng hoặc đầu bữa chiều). - Dự kiến sản phẩm: HS kể được tên các bữa ăn trong ngày. - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS 3. Hoạt động thực hành - Mục tiêu: HS biết và nói được những việc nên và không nên làm để thực hiện ăn, uống đầy đủ hợp lí. HS có ý thức tự giác, ăn uống đầy đủ đảm bảo có lợi cho sức khỏe. - Tiến trình tổ chức hoạt động GV cần điều kiện để HS được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về những nội dung thể hiện ở các hình trong SGK -GV cho HS thảo luận nhóm, dán tranh theo nhóm, lên trình bày GV nhận xét, góp ý GV nhấn mạnh những thói quen ăn, uống tốt có lợi cho sức khỏe; ăn đủ chất, ăn nhiều loại thực phẩm, ăn đủ no, ăn đúng giờ, uống đủ nước và giữ gìn vệ sinh ăn uống để HS nhớ và có ý thức tự giác thực hiện. - Dự kiến sản phẩm: HS tự tin kể những việc các em đã làm. - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS 4. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: HS biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe. - Tiến trình tổ chức hoạt động GV cho HS chơi trò chơi chọn thực đơn cho ba bữa trong ngày. GV cho HS chơi theo nhóm. Các nhóm thảo luận và chọn thực đơn cho ba bữa ăn trong ngày, tiếp theo sử dụng giỏ đi chợ và chọn thức ăn cho ba bữa trong ngày. Sau đó các nhóm sẽ lên giới thiệu về các loại thức ăn, đồ uống mà nhóm mình đã chọn cho bữa tối và lí do vì sao nhóm mình lại chọn chúng, các bạn ở dưới sẽ nhận xét xem thực đơn mà nhóm trên bảng lựa chọn đã hợp lí và tốt cho sức khỏe chưa (có đủ chất và phù hợp với bữa tối không, ), phần trình bày có rõ ràng mạch lạc và hấp dẫn không, -GV là người quan sát và có những kết luận cần thiết sau phần trình bày của các nhóm. - Dự kiến sản phẩm: HS biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe. - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Đánh giá sản phẩm thông qua HS lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn. 5. Đánh giá: -GV yêu cầu HS kể được tên các bữa ăn chính trong ngày, nêu được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lên thực đơn một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe. Hướng dẫn về nhà 2
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương -Yêu cầu HS tự lên thực đơn 3 bữa ăn trong ngày. * Tổng kết tiết học Nhắc lại nội dung bài học Nhận xét tiết học Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau TUẦN 27 Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2021 Chủ đề: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Bài 22: ĂN, UỐNG HẰNG NGÀY Thời lượng: 2 tiết TIẾT 2 I.MỤC TIÊU: 1. Năng lực khoa học: - Nhận thức khoa học: + Nói được tên các bữa ăn chính trong ngày. + Nêu được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe. + Nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. - Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: + Nói được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh trong ăn, uống, nhận biết được sự cần thiết của việc thực hiện vệ sinh ăn, uống đối với sức khỏe. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Biết lựa chọn thực phẩn cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe. 2. Năng lực chung: -Tự chủ, tự học: Tự giác thực hiện việc ăn, uống đầy đủ, sạch sẽ, an toàn, có lợi cho sức khỏe, có kĩ năng ăn, uống đầy đủ và an toàn. 3. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác thực hiện việc ăn, uống đầy đủ, sạch sẽ, an toàn, có lợi cho sức khỏe, có kĩ năng ăn, uống đầy đủ và an toàn. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: Hình SGK phóng to (nếu ), giỏ đi chợ, mô hình các loại thức ăn, rau củ, quả (bằng nhựa), III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: HS chơi trò chơi “ Truyền tin” a. Mục tiêu: + Tạo hứng thú và vui vẻ cho HS b.Tiến trình tổ chức hoạt động -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền tin’’ Các câu hỏi trong hộp tin có liên quan đến các kiến thức đã học ở tiết 1. 3
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương GV nhận xét, vào bài mới c. Dự kiến sản phẩm: * Dự kiến tiêu chí đánh giá: + Tinh thần thái độ hoạt động tích cực của học sinh. 2. Hoạt động khám phá: Hoạt động 1: - Mục tiêu: HS nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. Ăn, uống đầy đủ giúp em lớn dần lên, phát triển cân đối, có sức khỏe để học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động thể thao. - Tiến trình tổ chức hoạt động -HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm để nêu nội dung hình từ đó rút ra được lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. - Dự kiến sản phẩm: HS nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS Hoạt động 2: - Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên nhân gây đau bụng có liên quan đến việc ăn, uống chưa đảm bảo vệ sinh (hàng rong), dùng tay bẩn lấy đồ ăn, từ đó nhận thấy sự cần thiết phải thực hiện vệ sinh ăn uống để đảm bảo sức khỏe. - Tiến trình tổ chức hoạt động -GV tổ chức cho HS quan sát tranh và trao đổi để tìm ra các lí do khiến Minh bị đau bụng từ đó rút ra được kết luận: ‘’Ăn, uống an toàn giúp chúng ta khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật’’. -GV nhận xét, đánh giá -GV kết luận - Dự kiến sản phẩm: HS nêu được một số nguyên nhân gây đau bụng có liên quan đến việc ăn, uống chưa đảm bảo vệ sinh (hàng rong), dùng tay bẩn lấy đồ ăn, - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS 3. Hoạt động thực hành - Mục tiêu: HS kể được tên các việc làm và biết cách thực hành ăn, uống sạch sẽ, an toàn - Tiến trình tổ chức hoạt động GV tổ chức hoạt động nhằm giúp HS củng cố, tập hợp lại các việc làm, thói quen đảm bảo việc ăn, uống đầy đủ, an toàn. Ở hình HS rửa hoa quả, GV đưa ra một tình huống: gọi 3 HS ở dưới lớp lên, đưa cho mỗi em một quả táo và nói: “Con ăn đi’’. -GV cùng cả lớp sẽ theo dõi phần xử lí của 3 HS trong tình huống trên và nhận xét, từ đó đi đến kiến thức. 4
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương - Dự kiến sản phẩm: HS kể được tên các việc làm và biết cách thực hành ăn, uống sạch sẽ, an toàn - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS 4. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: HS nói được cách mình và người thân đã làm để lựa chọn thức ăn, đồ uống an toàn, từ đó hình thành cho mình các kĩ năng sử dụng các giác quan để kiểm nghiệm thực phẩm an toàn, sạch. - Tiến trình tổ chức hoạt động -GV đưa ra tình huống: 1 gói bánh còn hạn sử dụng, quả cam bị mốc, một bắp ngô có ruồi đậu, yêu cầu HS lựa chọn ra các loại thức ăn, đồ uống an toàn theo ý mình và giải thích vì sao lại lựa chọn hoặc không lựa chọn các loại thức ăn, đồ uống đó. -HS nói với bạn về cách mình và người thân đã làm để lựa chọn thức ăn, đồ uống, thảo luận GV nhận xét, góp ý GV giúp HS để rút ra được cách lựa chọn thức ăn, đồ uống an toàn: Đầu tiên, với gói bánh cần phải xem hạn sử dụng trước khi ăn, bắp ngô thấy có ruồi bâu mất vệ sinh không được ăn ( còn bị ôi thiu). Qủa cam bị mốc có màu sắc khác lạ thì không được ăn. -GV nhấn mạnh: để đảm bảo an toàn trong ăn uống, trước khi ăn bất cứ thức ăn, đồ uống nào cần chú ý quan sát, kiểm tra đánh giá độ an toàn của chúng qua màu sắc, đồ uống nào cần chú ý quan sát, kiểm tra đánh giá độ an toàn của chúng qua màu sắc, mùi vị, và cần tập thành thói quen. - Dự kiến sản phẩm: HS nói được. - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Đánh giá sản phẩm thông qua HS lựa chọn thực phẩm an toàn. 5. Đánh giá: -HS nêu được lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ, nêu được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống, có ý thức tự giác thực hiện việc ăn, uống an toàn có lợi cho sức khỏe. -Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS quan sát hình tổng kết cuối bài và thảo luận để trả lời các câu hỏi: +Minh và mẹ Minh đang làm gì? (xem chương trình dự báo thời tiết). +Tivi đã nói gì về thời tiết ngày mai? (trời nóng). +Mình đã nói gì với mẹ? +Bạn nào đã biết theo dõi thời tiết để chuẩn bị trang phục và đồ dung, ăn uống phù hợp, như Minh? - GV kết luận Hướng dẫn về nhà -Yêu cầu HS xem trước bài Vận động và nghỉ ngơi. * Tổng kết tiết học Nhắc lại nội dung bài học 5
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương Nhận xét tiết học Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau TUẦN 28 Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2021 KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP Chủ đề: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Bài 23: VẬN ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI Thời lượng: 2 tiết TIẾT 1 I.MỤC TIÊU 1. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học: + Nhận biết và kể được một số hoạt động và nghỉ ngơi phù hợp có lợi cho sức khỏe, các hoạt động không có lợi cho sức khỏe và hậu quả của nó để phòng tránh. - Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: + Liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản than và xây dựng thói quen vận động và nghỉ ngơi hợp lí: tích cực vận động, vận động vừa sức, vận động đúng cách nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình và cho bạn bè, người thân. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Biết phân thời hợp lí giữa các hoạt động học tập, nghỉ ngơi thư giãn và giúp đỡ bố mẹ 2. Năng lực chung: -Tự chủ, tự học: Phân biệt được các hoạt động nghỉ ngơi có lợi và không có lợi cho sức khỏe của mình. 3. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Biết phân thời hợp lí giữa các hoạt động học tập, nghỉ ngơi thư giãn và giúp đỡ bố mẹ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: + Hình phóng to trong SGK (nếu ). + Thẻ điểm để chơi trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: HS hát bài hát thiếu nhi a. Mục tiêu: + Tạo hứng thú và vui vẻ cho HS b.Tiến trình tổ chức hoạt động -GV cho HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc một bài hát thiếu nhi mà các em thích. GV nhận xét, vào bài mới c. Dự kiến sản phẩm: * Dự kiến tiêu chí đánh giá: 6
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương + Đánh giá sản phẩm thông qua bài hát học sinh. 2. Hoạt động khám phá vấn đề: Hoạt động 1 - Mục tiêu: HS nhận biết được các hoạt động vận động có lợi và không có lợi cho sức khỏe. - Tiến trình tổ chức hoạt động -GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK (có lợi cho sức khỏe, nhảy dây, chăm sóc cây, đi bộ tới trường; không có lợi cho sức khỏe; đá bóng dưới trời nắng gắt, xách đồ quá nặng, ), Yêu cầu HS thảo luận nhóm để chỉ ra các hoạt động có lợi và không có lợi cho sức khỏe. GV nhận xét, kết luận -GV sử dụng thêm hình ảnh về các hoạt động vận động khác - Dự kiến sản phẩm: ( Tùy theo học sinh trả lời) - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS Hoạt động 1 - Mục tiêu: HS biết được kết quả của việc chăm chỉ và lười biếng vận động để từ đó có thái độ tích cực và tự giác vận động. - Tiến trình tổ chức hoạt động -GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để thấy lợi ích của việc chăm chỉ và những tác hại của thói quen lười biếng vận động GV nhận xét bổ sung -GV cho HS tự liên hệ với bản thân hoặc các bạn hàng xóm để điều chỉnh thói quen vận động của mình, đảm bảo có sức khỏe tốt. - Dự kiến sản phẩm: ( Tùy theo học sinh trả lời) - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS 3. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu : HS kể được những hoạt động vận động có lợi cho sức khỏe mà mình và người thân đã làm - Tiến trình tổ chức hoạt động: -GV cho HS hoạt động cặp đôi hoặc nhóm lớn, từng HS lần lượt kể cho nhau nghe những hoạt động có lợi cho sức khỏe mà mình và người than đã làm, sau đó -GV gọi một số HS kể trước lớp những hoạt động mà các em và người thân đã làm. - GV nhận xét -GV nhấn mạnh: tích cực vận động là tốt, tuy nhiên không phải cứ vận động nhiều là tốt cho sức khỏe. Trên cơ sở phân biệt được các hoạt động vận động có lợi và kko có lợi cho sức khỏe ở trên, 7
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương -GV lưu ý HS cho dù là hoạt động có lợi nhưng vẫn cần thực hiện một cách hợp lí, đúng cách và đủ thời gian, không nên vận động quá sức. -Nếu còn thời gian GV kể cho HS nghe câu chuyện về cốc nước, một cốc nước tương đối nhẹ, nhưng nếu cầm lâu trong cả tiếng đồng hồ thì sẽ rất mỏi. Vì thế cần có thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lí, kể cả với những hoạt động tưởng chừng đơn giản như ngồi xem tivi hay chơi điện tử. - Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ 4. Đánh giá -GV cho HS kể được một số hoạt động vận động có lợi cho sức khỏe, liên hệ với bản thân để xây dựng thói quen vận động có lợi, có thái độ tích cực và tự giác thực hành những hoạt động vận động có lợi cho sức khỏe và biết nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện các hoạt động vận động có lợi. 5. Hướng dẫn về nhà -Yêu cầu HS chuẩn bị trước các nội dung để kể về các hoạt động nghỉ ngơi hằng ngày cũng như hằng năm của mình. *Tổng kết tiết học: - Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau TIẾT 2 1. Hoạt động khởi động: HS chơi trò chơi “ Truyền tin” a. Mục tiêu: + Tạo hứng thú và vui vẻ cho HS b.Tiến trình tổ chức hoạt động -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền tin’’ Các câu hỏi trong hộp tin có liên quan đến các kiến thức đã học ở tiết 1. GV nhận xét, vào bài mới c. Dự kiến sản phẩm: * Dự kiến tiêu chí đánh giá: + Tinh thần thái độ hoạt động tích cực của học sinh. 2. Hoạt động khám phá: Hoạt động 1: - Mục tiêu: HS nói được các hoạt động vận động, nghỉ ngơi đúng giờ, hợp lí và có lợi cho sức khỏe của bạn Hoa trong ngày nghỉ. - Tiến trình tổ chức hoạt động -GV cho HS kể về các hoạt động của bạn hoa trong ngày nghỉ và hỏi: “Các em có làm việc nhà để giúp đỡ bố mẹ như bạn Hoa không?’’ để chuyển tiếp sang hoạt động 2. 8
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương -GV nhận xét, chốt. - Dự kiến sản phẩm: HS nói được các hoạt động vận động, nghỉ ngơi đúng giờ, hợp lí và có lợi cho sức khỏe của bạn Hoa trong ngày nghỉ. - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS Hoạt động 2: - Mục tiêu: HS tích cực, hào hứng trả lời câu hỏi. - Tiến trình tổ chức hoạt động -GV đặt câu hỏi: Vào ngày nghỉ, em thường làm gì? -GV nhận xét, khen ngợi - Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS 3. Hoạt động thực hành - Mục tiêu: HS phân biệt được các hoạt động nghỉ ngơi có lợi và không có lợi cho sức khỏe của mình. - Tiến trình tổ chức hoạt động GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK để chỉ ra được hoạt động nghỉ ngơi nào là hợp lí, hoạt động nào là không hợp lí. GV nhận xét, kết luận GV chia lớp thành các nhóm tùy ý theo số lượng HS trong lớp (hoặc chia theo tổ) để chơi trò chơi kể về các hoạt động nghỉ ngơi có lợi và không có lợi cho sức khỏe, đội kể được nhiều và nhanh nhất sẽ là đội thắng (mỗi lần một người trong đội đứng ra kể trong một thời gian nhất định, nếu quá giờ sẽ mất lượt). - Dự kiến sản phẩm: HS phân biệt được các hoạt động nghỉ ngơi có lợi và không có lợi cho sức khỏe của mình. - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS 4. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: HS nói được về các việc nhà vừa có lợi cho sức khỏe vừa giúp đỡ gia đình mà mình đã làm. - Tiến trình tổ chức hoạt động -GV cho HS hoạt động nhóm, từng bạn nói về những việc nhà vừa có lợi cho sức khỏe vừa giúp đỡ gia đình mà bản thân đã làm. -GV cho một vài HS lên nói trước lớp GV nhận xét, đánh giá GV nhấn mạnh thêm về những tấm gương như Cậu bé Coretti trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả, mặc dù việc dậy sớm không có lợi cho sức khỏe nhưng hằng ngày cậu dậy từ 5 giờ sáng đi vác củi cho bố mẹ mà không hề than vãn nửa lời, luôn 9
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương tươi cười, hoạt bát, tranh thủ mọi thời gian để vừa học, vừa làm, vừa chăm sóc mẹ ốm; - Dự kiến sản phẩm: HS nói được về các việc nhà vừa có lợi cho sức khỏe vừa giúp đỡ gia đình mà mình đã làm. - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Đánh giá sản phẩm thông qua HS lựa chọn thực phẩm an toàn. 5. Đánh giá: -HS có thái độ tích cực, tự giác trong việc xây dựng thói quen vận động và nghỉ ngơi hợp lí nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân, đồng thời biết nhắc nhở bạn bè người thân trong việc thực hiện các hoạt động nghỉ ngơi, hợp lí. -Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS đóng vai theo tình huống gợi ý trong hình tổng kết cuối bài. - GV nhận xét Hướng dẫn về nhà -Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị kiến thức cho bài Tự bảo vệ mình. * Tổng kết tiết học Nhắc lại nội dung bài học Nhận xét tiết học Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau 10
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương TUẦN 29 Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2021 KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP Chủ đề: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Bài 24: TỰ BẢO VỆ MÌNH Thời lượng: 2 tiết TIẾT 1 I.MỤC TIÊU 1. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học: + Xác định được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ; phân biệt được những hành động chạm an toàn, không an toàn. - Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: + Nhận biết được những tình huống không an toàn và biết cách xử lí một cách phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân. Biết nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe dọa đến sự an toàn của bản thân và biết nói với người lớn tin cậy khi gặp tình huống không an toàn để được giúp đỡ. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Biết đưa ra được những cách xử lí phù hợp khi gặp tình huống không an toàn. 2. Năng lực chung: -Tự chủ, tự học: Phân biệt được những tình huống an toàn, không an toàn đối với bản thân. 3. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác bảo vệ thân thể, tránh bị xâm hại. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV + Hình phóng to trong SGK (nếu ), các hình khác về các tình huống an toàn, không an toàn cho bản thân. + Thẻ tính điểm để chơi trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: HS hát bài ’’Năm ngón tay” 11
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương a. Mục tiêu: + Tạo hứng thú cho hs b.Tiến trình tổ chức hoạt động - GV cũng cho HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc hoặc theo clip bài hát Năm ngón tay và dẫn dắt vào bài học. - GV giới thiệu bài c. Dự kiến sản phẩm: * Dự kiến tiêu chí đánh giá: 2. Hoạt động khám phá - Mục tiêu: HS biết được vị trí của một số vùng riêng tư trên cơ thể không được cho người khác chạm vào là miệng, ngực, mông và giữa hai đùi - Tiến trình tổ chức hoạt động -GV cho HS quan sát hình trong SGK và hỏi + Có chuyện gì xảy ra với Hoa? - GV nhận xét - GV sử dụng hình vẽ cơ thể người với các vùng riêng tư trong SGK hoặc sử dụng các đoạn phim về giáo dục phòng chống xâm hại cho HS xem thêm để hiểu rõ về các vùng riêng tư cần được bảo vệ, tránh không được để cho người khác chạm vào (miệng, ngực, mông và giữa hai đùi). - GV chốt ý, kết luận - Dự kiến sản phẩm: ( Tùy theo học sinh trả lời) - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS 3. Hoạt động thực hành: - Mục tiêu: HS phân biệt được những tình huống an toàn, không an toàn đối với bản thân. - Tiến trình tổ chức hoạt động: + GV cho HS biết, tùy từng thời điểm, hoàn cảnh và đối tượng mà sự động chạm thân thể là an toàn, không an toàn: chẳng hạn bác sĩ chạm vào những vùng riêng tư trên cơ thể chúng ta khi khám bệnh nhưng lúc đó phải có mặt bố mẹ hoặc người thân của chúng ta ở cạnh và được sự cho phép của bố mẹ cũng như chính chúng ta (đây là đụng chạm an toàn); khi còn nhỏ chưa tự tắm rửa được, mẹ phải tắm rửa cho chúng ta, bố mẹ ôm hôn chúng ta (đụng chạm an toàn). -GV sử dụng thêm các hình với các tình huống an toàn và không an toàn để tổ chức cho HS chơi trò chơi nhận biết các tình huống này. Chia lớp thành các đội và tính điểm nhận biết các tình huống (không chỉ có các tình huống bắt nạt, đe dọa mà còn có những tình huống bạo hành về tinh thần như trêu chọ, bêu rếu hoặc cưỡng ép các em bé lao động cũng là những tình huống không an toàn cần nhận biết)/ - GV nhận xét cách xử lý - GV chốt, chuyển ý - Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: 12
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương + Hợp tác chia sẻ 4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: HS đưa ra được những cách xử lí phù hợp khi gặp tình huống không an toàn. - Tiến trình tổ chức hoạt động: +GV cho HS lựa chọn đóng vai xử lí một số tình huống không an toàn. + GV cho HS nhận xét cách xử lý GV nhận xét, chốt - Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ 4. Đánh giá: Xác định được các vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ, phân biệt được những hành động chạm an toàn, không an toàn; có ý thức tự bảo vệ bản thân để không bị xâm hại. 5. Hướng dẫn về nhà -Yêu cầu HS chuẩn bị cách ứng xử khi gặp các tình huống không an toàn với mình và bạn cùng lớp. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau TIẾT 2 1. Hoạt động khởi động: HS xem clip a. Mục tiêu: + Tạo hứng thú và vui vẻ cho HS b.Tiến trình tổ chức hoạt động - GV cho HS xem clip hay đoạn thông tin nói về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc bị bắt cóc. -GV giới thiệu bài c. Dự kiến sản phẩm: * Dự kiến tiêu chí đánh giá: + Tinh thần thái độ hoạt động tích cực của học sinh. 2. Hoạt động khám phá: - Mục tiêu: HS biết được những cách xử lí/ kĩ năng cơ bản để tự bảo vệ mình và bạn bè. - Tiến trình tổ chức hoạt động -GV cho HS quan sát hình trong SGK cho biết: 13
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương +Các bạn HS trong hình đã làm gì để phòng tránh và giữ an toàn cho bản thân khi gặp tình huống không an toàn? -GV chốt ý đúng: luôn đi cùng bạn bè/bố mẹ/người thân; không nhận quà từ người lạ; bỏ chạy và kêu cứu khi gặp tình huống mất an toàn; gọi người lớn (bố mẹ, thầy cô, công an, bảo vệ) khi cần giúp đỡ; kể lại ngay với bố mẹ, người thân (tin cậy) về những tình huống mất an toàn mà bản thân gặp phải để được giúp đỡ. GV sử dụng thêm hình hoặc các đoạn phim về cách ứng xử với các tình huống không an toàn cho HS: + Ở các vùng biên giới, hiện tượng bắt cóc trẻ em rất hay xảy ra. -GV sử dụng các câu chuyện (như câu chuyện Chú vịt xám) hay bài hát (như bài Đàn vịt con) hoặc giả lập những tình huống (ví dụ: Khi bị lạc trong siêu thị thì con sẽ làm gì) cho HS suy nghĩ và tự đưa ra hướng xử lí. GV nhận xét cách xử lý GV kết luận và khắc sâu lại những kĩ năng biện pháp để HS ghi nhớ và biết cách vận dụng bảo vệ mình và bạn bè khi gặp phải những tình huống tương tự trong thực tế. GV nhấn mạnh cho HS: các tình huống đó xảy ra mọi lúc, moin nơi, vì vậy, bên cạnh ciệc học hỏi các kiến thức, kĩ năng cần thiết để ứng xử với các tình huống mất an toàn, các em cũng phải rèn thói quen để ý, quan sát nhằm phát hiện sớm những biểu hiện bất thường có nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân để phòng tránh trước là tốt nhất - Dự kiến sản phẩm: HS biết được những cách xử lí/ kĩ năng cơ bản để tự bảo vệ mình và bạn bè. - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS 3. Hoạt động thực hành - Mục tiêu: HS biết và nói được các cách ứng xử thích hợp với những tình huống không an toàn có thể gặp phải. - Tiến trình tổ chức hoạt động GV chia lớp thành các đội theo tổ để chơi trò chơi, Gv đưa ra tình huống không an toàn còn các đội sẽ đưa ra phương án xử lí. Trong họat động này , Gv có thể đưa ra những tình huống khó xử hơn cho các đội. Ví dụ: Em sẽ làm gì khi một bạn trong lớp bị một bạn khác đ1nh và bắt quỳ ngay trước cửa lớp? GV nhận xét, kết luận - Dự kiến sản phẩm: HS biết và nói được các cách ứng xử thích hợp với những tình huống không an toàn có thể gặp phải - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS 4. Hoạt động vận dụng 14
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương - Mục tiêu: HS suy nghĩ và đưa ra được cách ứng xử của bản thân với một số tình huống không an toàn. - Tiến trình tổ chức hoạt động -GV cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm để nhận biết các nguy cơ, đưa ra cho những việc cần làm, cách xử lí phù hợp cho từng tình huống nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân. GV nhận xét GV cho các nhóm HS diễn kịch, thể hiện các tình huống không an toàn như trong SGK hoặc các tình huống không an toàn điển hình thường gặp đối với HS ở địa phương và để các em tự đưa ra hướng xử lí của mình. GV nhận xét, chốt ý - Dự kiến sản phẩm: HS đưa ra được cách ứng xử của bản thân với một số tình huống không an toàn. - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Đánh giá sản phẩm thông qua HS lựa chọn thực phẩm an toàn. 5. Đánh giá: -HS nhận biết được và biết cách xử lí những tình huống không an toàn, có ý thức cảnh giác với những tình huống có nguy cơ gây mất an toàn. Mạnh mẽ, tích cực và linh hoạt trong cách xử lí để tự bảo vệ mình, bảo vệ bạn bè và người thân. -Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài để trả lời các câu hỏi: Minh và Hoa đang đứng ở đâu? Làm gì? (ngoài cổng trường, sau giờ học, chờ bố mẹ đến đón). Hoa đã nói gì với Minh? Tại sao? Sau đó cho HS đóng vai. GV cho HS xem thêm các hình ảnh khác hoặc xem phim liên quan đến việc phòng chống những tình huống không an toàn xảy ra để gợi mở cho nội dung bài tiếp theo, đồng thời giáo dục cho HS ý thức tự giác trong việc tự bảo vệ bản thân và nhắc nhở các em thực hiện đúng yêu cầu/dặn dò của bố mẹ, người thân/ thầy cô để tránh xảy ra những tình huống không an toàn cho bản thân. GV kết luận Hướng dẫn bài tập về nhà Yêu cầu HS ôn tập lại các bài trong chủ đề. * Tổng kết tiết học Nhắc lại nội dung bài học Nhận xét tiết học Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau 15
- Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương 16