Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 24 - Phạm Thị Mai Hương

doc 9 trang trongtan 21/10/2022 9084
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 24 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_24_ph.doc

Nội dung text: Giáo án Toán học 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 24 - Phạm Thị Mai Hương

  1. TUẦN 24 Thứ hai ngày 1tháng 3 năm 2021 Tiết 70 Bài 26 : ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI ( Tiết 2) I.Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Nhận biết được đơn vị đo độ dài dạng đơn vị tự quy ước và đơn vị đo cm (xăng-ti-mét). Có biểu tượng về “độ dài” của vật (theo số đo bằng đơn vị quy ước hoặc đơn vị đo cm).(1) - Biết cách đo độ dài một số đồ vật theo đơn vị cm hoặc đơn vị tự quy ước.(2) 2.Phẩm chất, năng lực: -NL: + NL Tư duy và lập luận toán học: Qua hoạt động thực hành đo, HS biết phân tích, so sánh độ dài các vật theo số đo của vật. Phát triển tư duy qua ước lượng, so sánh độ dài của các vật trong thực tế.( TDLL) + NL giao tiếp toán học: HS so sánh thảo luận trong nhóm và trình bày KQ trước lớp trong (HĐ2) (GTTH) + NL sử dụng cộng cụ, phương tiện học toán: HS biết thực hiện phiếu bài tập theo cặp đôi hay theo nhóm. (HĐ 2,3) (CC-PT) - PC : +Trách nhiệm: HS tham gia và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm (TN) + Chăm chỉ: HS tích cực tham gia các hoạt động học. (CC) II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 1. Thước kẻ có vạch chia cm. - Một số đồ vật thật đê’ đo độ dài (như trong SGK) hoặc có trong thực tế phù hợp với điêu kiện từng trường. - Bộ đồ dùng học toán 1 của học sinh. Dụng cụ học tập của học sinh. III.Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động 1. Mục tiêu:Giúp học sinh tích cực vui tươi, thoải mái bước vào giờ học. Củng cố về đơn vị đo độ dài. 2. Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai đón đúng ” -GV đưa ra hoặc chỉ một vật yêu cầu HS ước lượng độ dài vật đó bao nhiêu gang tay.( bảng lớp, cửa lớp, cặp , bảng con ) -Sau đó yêu cầu HS thực hành đo đò vật đó xem ước lượng của các em có 1 8Phạm Thị Mai Hương
  2. chính xác không. -HS lần lượt thực hiện . -HS nhận xét . -GV nhận xét tuyên dương *Hoạt động 2 : Khám phá 1. Mục tiêu: 1; TDLL, GTTH, CC-PT 2. Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, trải nghiệm, 3. Cách tiến hành: Khám phá: Xăng-ti-mét -GV giới thiệu để HS nhận biết được thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét, đơn vị đo xăng-ti-mét (ước lượng độ dài khoảng 1 đốt ngón tay của HS), cách viết tắt 1 xăng-ti-mét là 1 cm (1 cm đọc là một xăng-ti-mét). -GV giới thiệu cách đo một vật (bút chì) bằng thước có vạch chia xăng-ti-mét (đặt một đầu bút chì ở vạch 0 của thước, vạch cuối của bút chì ứng với số nào của thước, đó là số đo độ dài của bút chì). Trên hình vẽ, bút chì dài 5 cm. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá HS biết cách nhận biết được thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét, đơn vị đo xăng-ti-mét *Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành: 1. Mục tiêu: 2; TDLL, GTTH; MHH toán học. 2. Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, nhóm đôi, giao tiếp, hợp tác. 3. Cách tiến hành: Bài 1: -HS lắng nghe yêu cầu BT -HS quan sát , 3HS kiểm tra cách đo độ dài bút chì của ba bạn (đặt thước thẳng và vật đo phải áp sát thẳng hàng, đặt đầu vật cần đo vào đúng số 0 trên thước). -HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến xác định được ai đặt thước đo đúng. -GV có thể chiếu hình hoặc vẽ to lên bảng để HS thấy rõ các trường hợp đặt thước của ba bạn. + Có thể hỏi thêm: Ai đặt thước sai ? Bút chì dài mấy xăng-ti-mét? -HS phát biểu -HS khác nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng: Nam đặt thước đúng. Bài 2: -HS lắng nghe yêu cầu BT -HS quan sát và trao đổi cặp đôi. a) Dựa vào cách đo độ dài ở phần khám phá, HS biết dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài bút chì, bút mực và bút rồi nêu số đo (cm)ở trong mỗi ô tương ứng. 2 8Phạm Thị Mai Hương
  3. b) Từ các số đo độ dài tìm được, HS so sánh các số đo, xác định được bút dài nhất, bút ngắn nhất. -HS đại diện trình bày. -HS khác nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng : a) 6 cm (bút chì); 8 cm (bút mực); 4 cm (bút sáp). Bút mực dài nhất, bút sáp ngắn nhất. Bài 3: -HS lắng nghe yêu cầu BT -HS quan sát trao đổi nhóm ước lượng độ dài mỗi vật (dài khoảng bao nhiêu cm). Sau đó HS biết “kiểm tra” lại bằng thước có vạch chia xăng-ti-mét (đo chính xác). Từ đó nêu “số đo độ dài ước lượng” và “ số đo độ dài chính xác” thích hợp trong mỗi ô. - GV có thể sử dụng những vật đo khác, phù hợp với điểu kiện của trường lớp, xung quanh các em. -HS đại diện trình bày. -HS khác nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) 5 cm; b) 4 cm; 7 cm; d) 11 cm. Bài 4: -HS lắng nghe yêu cầu BT -HS có thể đếm số ô trong mỗi băng giấy để biết mỗi băng giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét (coi mỗi ô dài 1cm). -HS đại diện trình bày. -HS khác nhận xét -GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng Băng giấy màu đỏ: 6 cm; B ăng giấy màu xanh: 9 cm; B ăng giấy màu vàng: 4 cm. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá -Nhóm thực hiện đúng nội đúng nội dung yêu cầu bài tập đặt ra. - Biết cách đo độ dài một số đồ vật theo đơn vị cm hoặc đơn vị tự quy ước. Hoạt động trải nghiệm: -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai đón đúng ” -GV đưa ra hoặc chỉ một vật yêu cầu HS ước lượng độ dài vật đó bao nhiêu cm.( quyển sách, cặp , bảng con ) -Sau đó yêu cầu HS thực hành đo đò vật đó xem ước lượng của các em có chính xác không. -HS lần lượt thực hiện . -HS nhận xét . -GV nhận xét tuyên dương 3 8Phạm Thị Mai Hương
  4. -Nhận xét tiết học TUẦN 24 Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2021 Tiết 71 Bài 27: THỰC HÀNH ƯỚC LƯỢNG VÀ ĐO ĐỘ DÀI (2 tiết) Tiết 1 I.Mục tiêu : Giúp HS: Kiến thức Biết cách thực hiện ước lượng và đo độ dài những đồ vật thực tế ở trong lớp học, ở xung quanh, gần gũi các em theo đơn vị “tự quy ước” như gang tay, sải tay, bước chân và theo đơn vị xăng-ti-mét.(1) Có biểu tượng vể độ dài các đơn vị đo “quy ước” (gang tay, sải tay, bước chân), đơn vị xăng-ti-mét.(2) 2.Phẩm chất, năng lực: +NL: - NL Tư duy và lập luận toán học: Biết phân tích, so sánh các độ dài ước lượng với độ dài thực tế. - NL giải quyết vấn đề:HS được trải nghiệm, vận dụng cách đo độ dài vào việc đo các đồ vật có trong thực tế, lớp học, qua đó rèn luyện năng lực giải quyết vấn để trong thực tế. + NL giao tiếp toán học: HS so sánh thảo luận trong nhóm và trình bày KQ trước lớp trong (HĐ2) (GTTH) + NL sử dụng cộng cụ, phương tiện học toán: HS biết thực hiện phiếu bài tập theo cặp đôi hay theo nhóm. (HĐ 2,3) (CC-PT) - PC : +Trách nhiệm: HS tham gia và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm (TN) + Chăm chỉ: HS tích cực tham gia các hoạt động học. (CC) II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: -Giáo viên : Bộ đồ dùng học Toán 1. Thước có vạch chia xăng-ti-mét. Một số đồ vật thật để đo độ dài (như SGK) hoặc có trong thực tê' phù hợp với điểu kiện từng trường. Lựa chọn không gian để trải nghiệm đo độ dài ở lớp, sân trường (phù hợp với điểu kiện từng trường). -HS : Sách , bộ đồ dùng toán III.Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động 4 8Phạm Thị Mai Hương
  5. 1. Mục tiêu:Giúp học sinh tích cực vui tươi, thoải mái bước vào giờ học. Củng cố về đơn vị đo độ dài. 2. Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai đón đúng ” -GV đưa ra hoặc chỉ một vật yêu cầu HS ước lượng độ dài vật đó bao nhiêu cm.( quyển sách, cặp , bảng con ) -Sau đó yêu cầu HS thực hành đo đò vật đó xem ước lượng của các em có chính xác không. -HS lần lượt thực hiện . -HS nhận xét . -GV nhận xét tuyên dương *Hoạt động 2 : Khám phá 1. Mục tiêu: 1; TDLL, GQVĐ, CC-PT 2. Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, trải nghiệm, 3. Cách tiến hành: -Yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập (SGK), ước lượng nhận biêt độ dài mỗi đồ vật, từ đó lựa chọn một trong hai số đo đã cho, số đo nào phù hợp với độ dài thực tê' của đồ vật đó. - HS xem tranh trong SGK. -GV có thể cho HS quan sát những vật thật có trong thực tế' để miêu tả, cảm nhận, lựa chọn phù hợp. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá HS biết cách nhận biết được đơn vị đo gang tay, đơn vị đo xăng-ti-mét *Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành: 1. Mục tiêu: 2; TDLL, GTTH; MHH toán học. 2. Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, nhóm đôi, giao tiếp, hợp tác. 3. Cách tiến hành: Bài 1: Đo chiều dài bảng lớp em bằng sải tay. -HS được đo chiểu dài bảng lớp bằng chính sải tay của mỗi em, từ đó cho biết chiểu dài của bảng lớp là khoảng bao nhiêu sải tay của em đó. -HS nhận xét -GV nhận xét : Số đo chiểu dài bảng lớp ở các em có thể khác nhau (vì độ dài sải tay của mỗi em có thể dài, ngắn khác nhau). Bài 2: Đo phòng học lớp em bằng bước chân. - HS trao đổi nhóm để đo độ dài phòng học từ mép tường đến cửa ra vào bằng chính bước chân của mỗi em, từ đó cho biết một chiều phòng học của lớp em dài khoảng bao nhiêu bước chân của em đó. -HS lần lượt nêu kết quả của nhóm -HS các nhóm khác nhận xét. -GV nhận xét: Số đo độ dài phòng học của lớp ở các em có thể khác nhau (vì 5 8Phạm Thị Mai Hương
  6. độ dài bước chân của mỗi em có thể dài, ngắn khác nhau). -GV có thể cho HS đo khoảng cách bằng bước chân của mỗi em giữa hai cây hoặc chiêu dài sân khấu, ở sân trường (ngoài lớp học). 4. Phương án kiểm tra, đánh giá -Nhóm thực hiện đúng nội đúng nội dung yêu cầu bài tập đặt ra. - Biết cách đo độ dài một số đồ vật theo đơn vị cm hoặc đơn vị tự quy ước. Hoạt động trải nghiệm: -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai đón đúng ” -GV đưa ra hoặc chỉ một vật yêu cầu đo các đồ vật bao nhiêu đơn vị cm , bao nhiêu gang tay ( quyển sách, cái bàn học, bảng con ) -HS lần lượt thực hiện . -HS nhận xét . -GV nhận xét tuyên dương -Nhận xét tiết học 6 8Phạm Thị Mai Hương
  7. TUẦN 24 Thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2021 Tiết 72 Bài 27: THỰC HÀNH ƯỚC LƯỢNG VÀ ĐO ĐỘ DÀI Tiết 2. Luyện tập I.Mục tiêu : Giúp HS: Kiến thức -Biết cách thực hiện ước lượng và đo độ dài những đồ vật thực tế ở trong lớp học, ở xung quanh, gần gũi các em theo đơn vị xăng-ti-mét. 2.Phẩm chất, năng lực: +NL: - NL Tư duy và lập luận toán học: Biết phân tích, so sánh các độ dài ước lượng với độ dài thực tế. - NL giải quyết vấn đề:HS được trải nghiệm, vận dụng cách đo độ dài vào việc đo các đồ vật có trong thực tế, lớp học, qua đó rèn luyện năng lực giải quyết vấn để trong thực tế. + NL giao tiếp toán học: HS so sánh thảo luận trong nhóm và trình bày KQ trước lớp trong (HĐ2) (GTTH) + NL sử dụng cộng cụ, phương tiện học toán: HS biết thực hiện phiếu bài tập theo cặp đôi hay theo nhóm. (HĐ 2,3) (CC-PT) - PC : +Trách nhiệm: HS tham gia và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm (TN) + Chăm chỉ: HS tích cực tham gia các hoạt động học. (CC) II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: -Giáo viên : Bộ đồ dùng học Toán 1. Thước có vạch chia xăng-ti-mét. Một số đồ vật thật để đo độ dài (như SGK) -HS : Sách , bộ đồ dùng toán III.Các hoạt động học: *Hoạt động 1: Khởi động 1. Mục tiêu:Giúp học sinh tích cực vui tươi, thoải mái bước vào giờ học. Củng cố về đơn vị đo độ dài. 2. Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai đón đúng ” -GV đưa ra hoặc chỉ một vật yêu cầu đo các đồ vật bao nhiêu đơn vị cm , bao nhiêu gang tay ( quyển sách, cái bàn học, bảng con ) -HS lần lượt thực hiện . -HS nhận xét . -GV nhận xét tuyên dương Phạm1 Thị Mai Hương 8
  8. *Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành: 1. Mục tiêu: Biết cách thực hiện ước lượng và đo độ dài những đồ vật thực tế ở trong lớp học, ở xung quanh, gần gũi các em theo đơn vị xăng-ti-mét. TDLL, GTTH; MHH toán học. 2. Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, nhóm đôi, giao tiếp, hợp tác. 3. Cách tiến hành: Bài 1: -HS lắng nghe yêu cầu BT -Quan sát tranh SGK trang 38, trao đổi theo cặp a) HS dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét để’ đo độ dài các xe đồ chơi theo đơn vị cm rồi tìm số thích hợp. -HS quan sát tranh vẽ các đồ chơi rồi đo chiều dài mỗi đồ chơi (hình ảnh SGK đã gợi ý có thước đo vạch xăng-ti-mét ở dưới trang, mỗi ô vuông có cạnh dài 1 cm. HS đếm số ô vuông để tìm chiêu dài của mỗi đồ chơi). -HS nêu số đo tương ứng trong mỗi ô. -HS khác nhận xét. b) So sánh số đo độ dài của các xe đồ chơi để xác định đồ chơi nào dài nhất và có bao nhiêu xe ngắn hơn xe khách. -GV có thể cho HS dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo chiều dài một số đồ vật thật (chuẩn bị trước đồ vật có số đo là số tự nhiên) rồi trả lời các câu hỏi tương tự như trong SGK hoặc phát triển hơn. -Nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng Đáp án đúng: a) Tàu hoả: 11 cm; xe bồn: 5 cm; xe lu: 4 cm; xe khách: 7 cm; xe con: 4 cm; xe cẩu: 5 cm. Tàu hoả dài nhất; Có 4 xe ngắn hơn xe khách. Bài 2: -HS lắng nghe yêu cầu BT - HS dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài các đồ vật ở câu a, b, c (SGK) -HS nêu số đo tương ứng của mỗi đồ vật. Sau đó so sánh số đo để tìm đồ vật nào dài nhất. -Nhắc nhở chú ý đo độ dài theo đường mũi tên có ở mỗi hình. -HS khác nhận xét , GVnhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng a) 7 cm; b) 3 cm; c) 9 cm.Tô vít dài nhất. Bài 3: -HS lắng nghe yêu cầu BT -Quan sát 3 cây bút chì -HS lần lượt nêu kết quả đo từng bút chì ( bút chì A, bút chì C dài hơn bút chì B, mà bút chì B đo được dài 8 cm, từ đó tìm ra bút chì nào dài hơn 8 cm.) Phạm2 Thị Mai Hương 8
  9. -GV gợi ý: Vẽ các vạch thẳng ở đuôi mỗi bút chì xuống thước ở dưới. Nhận thấy bút chì A dài 10 cm, bút chì B dài 8 cm, bút chì C dài 12 cm. Từ đó tìm ra bút chì nào dài hơn 8 cm. -HS khác nhận xét, GV nhận xét tuyên dương đưa ra đáp án đúng : Bút chì A, bút chì C dài hơn 8 cm. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá -Nhóm thực hiện đúng nội đúng nội dung yêu cầu bài tập đặt ra. - Biết cách đo độ dài một số đồ vật theo đơn vị cm . Hoạt động trải nghiệm: -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai đón đúng ” -GV đưa ra hoặc chỉ các cặp đồ vật yêu cầu đo các đồ vật bao nhiêu đơn vị cm , đồ vật nào dài hơn , đồ vật nào ngắn hơn ( cái bàn GV vớicái bàn học; quyển SHS với quyển vở bài tập; ) -HS lần lượt thực hiện . -HS nhận xét . -GV nhận xét tuyên dương Phạm3 Thị Mai Hương 8