Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 19, 20

doc 9 trang trongtan 21/10/2022 9625
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_dao_duc_1_ket_noi_tri_thuc_tuan_19_20.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 19, 20

  1. TUẦN 19 Thứ hai ngày tháng năm 2020 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 6: TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH Bài 17: TỰ GIÁC HỌC TẬP Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được các hành động tự giác học tập của mình ở trường, ở nhà. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: thực hiện được các hành động tự giác học tập của mình ở trường, ở nhà. 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được những việc cần tự giác học tập - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: thực hiện được các hành động tự giác học tập của mình ở trường, ở nhà. Nhắc nhở bạn bè tự giác học tập. - NL điều chỉnh hành vi: thực hiện được một số thói quen học tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Hai chú mèo ngoan” - sáng tác: Phan Huỳnh Điều), gắn với bài học “Tự giác học tập”; Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điều kiện) III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: “ Bài hát: Hai chú mèo ngoan" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hát bài “Hai chú mèo ngoan”. - GV đặt câu hỏi: Vì sao mèo đen và mèo vàng trong bài hát lại được cô yêu, bạn quý, mẹ khen? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Hai chú mèo trong bài hát rất chăm chỉ học hành, siêng năng làm việc nhà nên được mọi người yêu quý, em cần học tập những thói quen tốt của hai chú mèo này. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 6: Tự giác làm việc của mình.; bài " Tự giác học tập” 2. Hoạt động khám phá vấn đề: Tìm hiểu sự cần thiết của việc tự giác học tập và những biểu hiện của việc tự giác học tập a. Mục tiêu 1
  2. - HS nêu được những việc cần tự giác học tập và biểu hiện của việc tự giác học tập. b. Cách tiến hành - GV chiếu hình hoặc treo tranh (mục Khám phá) lên bảng để HS quan sát (đồng thời hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK). - GV đặt câu hỏi theo tranh: Em hãy cho biết: + Bạn nào tự giác học tập? Bạn nào chưa tự giác học tập? + Các biểu hiện của việc tự giác học tập. + Vì sao cần tự giác học tập? - GV mời từ ba tới bốn HS phát biểu, HS khác chú ý lắng nghe, nêu ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi (nếu có). GV khen ngợi những HS có câu trả đúng, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, nêu được những việc cần tự giác học tập và biểu hiện của việc tự giác học tập (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận - Hai bạn đang luyện viết, được cô giáo khen đã tự giác học tập. Hai bạn đang đùa nghịch trong giờ học mặc dù được cô giáo nhắc nhở là chưa tự giác học tập. - Biểu hiện của tự giác học tập gồm: Tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chủ động mà không cần ai nhắc nhở, giám sát; tự mình xây dựng kế hoạch học tập và xác định mục đích học tập đúng đắn dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô, giáo. - Tự giác học tập giúp em luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạnbè cùng tiến bộ, Tự giác trong học tập giúp em rèn tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác. Tự giác học tập giúp em đạt kết quả tốt trong học tập. -Trái với tự giác học tập là học đối phó, chán nản, không chịu tiếp nhận bài học và không thực hiện các yêu cẩu luyện tập của thầy cô; ít quan tâm đến sách vở, không lắng nghe lời khuyên bảo của người lớn. 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Xác định bạn tự giác/ bạn chưa tự giác học tập a. Mục tiêu - Nhận biết được tự giác, chưa tự giác trong học tập. b. Cách tiến hành - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ 4 - 6 HS quan sát tranh mục Luyện tập trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác học tập? Vì sao? - GV mời đại diện một đến hai nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Sau đó, GV hỏi có nhóm nào có cách làm khác không? Đánh giá, khen ngợi hoặc chỉnh sửa ý kiến. + Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 đã tự giác học tập vì ở tranh 2 - Bạn gái luôn 2
  3. tự giác ôn bài đúng giờ; tranh 3 - hai bạn tích cực phát biểu trong giờ học; tranh 4 - bạn gái chủ động đọc trước bài hôm sau; tranh 6 - ba bạn tích cực hoạt động nhóm. Ý thức tự giác học tập của các bạn cần được phát huy và làm theo. + Trong tranh 1 và 5 còn có các bạn chưa tự giác học tập. Tranh 1 - bạn trai ngồi đọc truyện trong giờ học; tranh 6 - bạn gái vẫn ngồi chơi dù đến giờ ôn bài. Ý thức chưa tự giác học tập của các bạn cần được nhắc nhở, điều chỉnh để trở thành người luôn chủ động, tích cực trong học tập. Ngoài ra, GV có thể mở rộng, đặt thêm các câu hỏi liên quan tới ý thức tự giác vàchưa tự giác học tập nhằm giúp HS hiểu rõ ý nghĩa của việc tự giác học tập * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, bạn nào tự giác, bạn nào chưa tực giác học tập. đầy đủ (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Các em cần chủ động, tích cực trong học tập; không nên học tập một cách đối phó, chỉ học khi có người khác giám sát, nhắc nhở, để đạt kết quả cao trong học tập. Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết tự giác học tập. 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn a. Mục tiêu - HS đưa ra lời khuyên cho bạn chưa biết tự giác học tập. b. Cách tiến hành - GV nêu tình huống: Trong giờ học Thể dục, dù được bạn nhắc nhưng Lan vẫn không tham gia, mà ngồi trong lớp đọc truyện. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn. - GV gợi ý: 1/ Lan ơi, cất truyện đi, ra học Thể dục cùng cả lớp nào! 2/ Lan ơi, không nên trốn giờ Thể dục như vậy! - GV mời HS trả lời. Các bạn khác nhận xét, góp ý nếu có. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Đưa ra các lời khuyên của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Cần tích cực tham gia đầy đủ các giờ học, hoạt động giữa giờ. Hoạt động 2: Em rèn luyện thói quen tự giác học tập a. Mục tiêu - Học sinh thực hiện cách rèn luyện thói quen tự giác học tập. b. Cách tiến hành GV gợi ý để HS chia sẻ cách rèn luyện thói quen tự giác học tập. GV có thể cho HS đóng vai nhắc nhau tự giác học tập. 3
  4. Kết luận: Các em cần thực hiện thói quen tự giác học tập để đạt kết quả cao tronghọc tập. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. 4
  5. TUẦN 20 Thứ hai ngày tháng năm 2020 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 6: TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH Bài 18: TỰ GIÁC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được các hành động tự giác tham gia các hoạt động ở trường. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: thực hiện được các hành động tự giác tham gia các hoạt động ở trường. 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được những việc cần tự giác tham gi ở trường. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: thực hiện được các hành động tự giác tham gia các hoạt động ở trường. Nhắc nhở bạn bè tự giác tham gia các hoạt động ở trường. - NL điều chỉnh hành vi: thực hiện được một số thói quen tự giác tham gia các hoạt động ở trường. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em làm kế hoạch nhỏ” - sáng tác: Phong Nhã), gắn với bài học “Tự giác tham gia các hoạt động ở trường”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điều kiện ). III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: “ Bài hát: Em làm kế hoạch nhỏ" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hát bài “Em làm kế hoạch nhỏ”. GV đặt câu hỏi: + Trong bài hát, niềm vui của bạn nhỏ được thể hiện như thế nào? + Em đã tham gia các hoạt động tập thể nào ở trường? - GV mời một đến hai HS phát biểu, HS khác lắng nghe, bổ sung và đặt câu hỏi(nếucó). GV khen ngợi hoặc chỉnh sửa. - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Nếu mỗi em HS đều tự giác tham gia: quét dọn trường lớp; chăm sóc “Công trình măng non” (như: cây, hoa, vườn trường); hoạt động từ thiện (giúp bạn nghèo, người khuyết tật, ); sinh hoạt Sao Nhi đổng; thì các em sẽ hiểu 5
  6. sâu sắc hơn về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân và việc chia sẻ trách nhiệm với cộng đổng. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 6: Tự giác làm việc của mình.; bài " Tự giác tham gia các hoạt động ở trường” 2. Hoạt động khám phá vấn đề: Tìm hiểu những việc ở trường em cần tự giác tham gia a. Mục tiêu - HS nêu được những việc cần tự giác tham gia ở trường b. Cách tiến hành GV gợi ý HS quan sát tranh ở mục Khám phá trong SGK và trả lời câu hỏi: + Em cần tự giác tham gia các hoạt động nào ở trường? + Vì sao em cần tự giác tham gia các hoạt động ở trường? - GV mời một đến hai HS trả lời; HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, nêu được những việc cần tự giác tham gia ở trường (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận Ở trường, ngoài các giờ học trên lớp, em cần tự giác tham gia đẩy đủ các hoạtđộng khác như: quét dọn trường lớp; chăm sóc công trình măng non (cây, hoa, ); hoạt động từ thiện (quyên góp ủng hộ người nghèo, khuyết tật, khó khăn, ); sinh hoạt Sao Nhi đồng; hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn, 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Xác định bạn tự giác/bạn chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường a. Mục tiêu - Nhận biết được tự giác, chưa tự giác tham gia các hoạt động b. Cách tiến hành - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ 4 - 6 HS quan sát tranh mục Luyện tập trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường? Vì sao? - GV mời đại diện một đến hai nhóm lên trình bày kết quả; Các nhóm khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Sau đó, GV hỏi có nhóm nào có cách làm khác không? Đánh giá, khen ngợi hoặc chỉnh sửa các ý kiến. + Các bạn trong tranh 1, 3 và 4 đã tự giác tham gia các hoạt động của trường vì ở tranh 1 - các bạn tích cực tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng; tranh 3 - bạn đã nhanh chóng đưa thông báo của lớp về việc ủng hộ bạn nghèo cho mẹ; tranh 4 - bạn đã tự giác kiểm tiền tiết kiệm để xin được đóng góp ủng hộ bạn có hoàn cảnhkhó khăn. Việc làm tích cực, tự giác của các bạn cẩn được phát huy, làm theo. + Trong tranh 2 còn có các bạn chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường. Hai bạn đùa nhau, chưa tự giác chăm sóc cây, hoa, cùng các bạn khác. Việc 6
  7. làm của các bạn chưa tự giác cẩn được nhắc nhở, điều chỉnh, rèn luyện thêm để biết cách chia sẻ, hợp tác, GV có thể mở rộng, đặt câu hỏi cho HS liên quan tới nội dung bài học vê' ý thức tự giác tham gia các hoạt động ở trường nhằm giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của việc tự giác tham gia các hoạt động ở trường * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, bạn nào tự giác, bạn nào chưa tực giác tham gia hoạt động ở trường đầy đủ (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: HS cần tự giác tham gia đẩy đủ các công việc ở trường theo sự phân công của thầy, cô giáo để đạt kết quả học tập tốt và điều chỉnh được hành vi, thói quen của bản thân. Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Em đã tự giác tham gia các hoạt động nào ở trường? Hãy chia sẻ cùng các bạn. - GV tùy thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã tích cực, tự giác tham gia các hoạt động ở trường. 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn a. Mục tiêu - HS đưa ra lời khuyên cho bạn chưa biết tự giác tham gia hoạt động ở trường. b. Cách tiến hành - GV nêu tình huống: Khi các bạn cùng nhau quét dọn, lau bàn ghế, làm vệ sinh lớp học nhưng bạn gái không tham gia mà ngổi đọc truyện. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn. - GV gợi ý để HS trả lời: 1/ Bạn ơi, làm xong rồi bọn mình cùng đọc truyện nhé! 2/ Bạn ơi, tham gia lao động vệ sinh cùng mọi người nhé! - GV mời HS trả lời. Các bạn khác nhận xét, góp ý (nếu có). Ngoài ra, GV có thể mở rộng, nêu thêm một vài tình huống phù hợp liên quan tới nội dung bài học và yêu cầu HS đóng vai xử lí tình huống nhằm giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự giác tham gia các hoạt động ở trường. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Đưa ra các lời khuyên của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Em nên tự giác tham gia dọn dẹp vệ sinh lớp học cùng các bạn, không nênngồi đọc truyện hay chơi đùa trong khi các bạn lớp mình đang tích cực làm việc. Hoạt động 2: Em rèn luyện thói quen tự giác tham gia các hoạt động ở trường a. Mục tiêu 7
  8. - Học sinh thực hiện cách rèn luyện thói quen tự giác tham gia các hoạt động ở trường b. Cách tiến hành - GV thông báo cho các em Kế hoạch hoạt động tập thể của lớp, trường hằng tháng. Phân tích các điều kiện , yêu cầu để HS thực hiện các công việc ở trường, lớp sao chophù hợp với điều kiện của gia đình mỗi em; sau đó hướng dẫn các em tự điều chỉnh kế hoạch tham gia các công việc của mình bằng cách hoàn thiện thời gian biểu hoạt động theo tháng và trả lời câu hỏi: Em tham gia được công việc gì mỗi tháng theo kế hoạch hoạt động của lớp, trường mình? Vì sao? - GV mời một đến hai HS phát biểu, cả lớp lắng nghe, cho ý kiến phản hồi (nếu có);GV khen ngợi ý kiến đúng hoặc điều chỉnh các ý kiến khác (nếu cần). Kết luận: HS cần trao đồi cách thực hiện công việc trường, lớp với bạn để nhắc nhau cùng rèn luyện và chia sẻ cách thực hiện linh hoạt nhằm đảm bảo đủ các buổi sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; tham gia nhiều nhất có thể vào các hoạt động đóng góp ủng hộ bạn nghèo, người khuyết tật, ; chăm sóc công trình măng non; sinh hoạt Sao Nhi đồng; vệ sinh trường, lớp, Thông điệp:GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc. 8