Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 22 - Phạm Thị Mai Hương

doc 16 trang trongtan 21/10/2022 9164
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 22 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 22 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 Tuần : 22 Thứ hai, ngày 1 tháng 2 năm 2021 Chủ đề 2 : MÁI ẤM GIA ĐÌNH Bài 4: QUẠT CHO BÀ NGỦ (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: HS biết yêu thương, quý trọng ông bà và người thân trong gia đình. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: +HS nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. +HS có khả năng khi làm việc nhóm. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + GV nắm được điểm vần, nhịp và nội dung cảu bài thơ “ Quạt cho bà ngủ”. + Bài thơ “Quạt cho bà ngủ ” viết trên bảng phụ để hướng dẫn học sinh HTL. + Các tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to - Học sinh: SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động( nghe – nói) a. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ kết hợp quan sát tranh để tìm hiểu nội dung bài mới. b. Cách tiến hành: - Cho HS nhắc tên bài. - GV gọi 1 HS đọc lại toàn VB Cả nhà đi chơi núi. - GV hỏi: Em thấy tình cảm gia đình của bạn Nam thế nào? - Vài HS trả lời, HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS quan sát tranh(SGK trang 34), trả lời câu hỏi: +Em thấy cảnh gì trong tranh? Phạm Thị Mai Hương -1-
  2. Trường TH Trinh Phú 3 +Khi người thân bị ôm, em thường làm gì? - Vài HS trình bày, HS khác bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung dẫn vào bài học Quạt cho bà ngủ 2. Khám phá: (Luyện đọc) a. Mục tiêu: Phát triển cho HS kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn bài thơ. - HS đọc từng dòng thơ. + HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1,GV kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó (ngấn nắng, thiu thiu, lim dim) + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ. - HS đọc khổ thơ + HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (lần 1). + HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2, GV giải thích nghĩa của từ ngấn nắng: dấu vết của ánh nắng in trên tường; thiu thiu: vừa mới ngủ, chưa say; lim dim: mắt nhắm chưa khít, còn hơi hé. VD: mắt lim dim buồn ngủ. + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm đôi. - Đọc toàn bài thơ. + 2, 3 HS đọc lại toàn bài thơ . + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. 3. Luyện tập: * Tìm tiếng cùng vần với tiếng trắng, vườn, thơm a. Mục tiêu: HS nhận biết một số tiếng cùng vẩn với nhau, củng cố kiến thức vể vẩn b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại bài thơ, tìm tiếng cùng vần mỗi tiếng trong bài: trắng, vườn, thơm - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện vài nhóm đôi trình bày. - Các nhóm nhận xét bạn. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: VD: trắng- vắng; vườn – vươn; TIẾT 2 * Khởi dộng:Hát vui 3. Thực hành: Phạm Thị Mai Hương -2-
  3. Trường TH Trinh Phú 3 * Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS hiểu và trả lời chính xác các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ vừa đọc. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại bài thơ, trả lời: + Bà bạn nhỏ bị làm sao?( Bà bị ốm) +Vì sao bạn nhỏ nhắc chích choè đừng hót nữa? (Vì cẩn giữ yên lặng để bà ngủ) + Bạn nhỏ làm gì trong lúc bà ngủ? (Bạn nhỏ quạt cho bà) + Em nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ? (Bạn nhỏ là người rất yêu thương bà/ Bạn nhỏ biết quan tâm chăm sóc khi bà bị ốm.) - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. * Học thuộc lòng khổ thơ hai và ba: a. Mục tiêu: HS học thuộc lòng 2 khổ, cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vẩn và hình ảnh thơ b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu. - GV treo bài thơ lên bảng, hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 tại lớp bằng cách xóa dần bảng. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Vài HS thi đọc. 4. Vận dụng: Hát một bài hát về tình bà cháu: a. Mục tiêu: HS nhớ và hát chính xác một bài hát về tình bà cháu. b. Cách tiến hành: - GV cho HS nghe bài hát Cháu yêu bà. - HS hát theo nhạc. 5. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài. - GV hỏi HS: Em thấy bạn nhỏ trong bài là người thế nào? - Em có làm được giống bạn không? - HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Khuyến khích HS học thuộc lòng cả bài thơ. - Nhận xét tiết học. Phạm Thị Mai Hương -3-
  4. Trường TH Trinh Phú 3 Thứ ba, ngày 2 tháng 2 năm 2021 Chủ đề 2 : MÁI ẤM GIA ĐÌNH Bài 3: BỮA CƠM GIA ĐÌNH (4 tiết) (Tết 1, 2) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: yêu thương, gắn bó với gia đình, người thân 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: HS biết bày tỏ ý kiến khi tham gia làm việc nhóm, biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, có yếu tố thông tin, có lời thoại; đọc đúng vẩn oong và tiếng, từ ngữ có oong; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; củng cố quy tắc chính tả g/ gh; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi vể nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + Văn bản Bữa cơm gia đình viết trên bảng phụ. +GV nắm được điểm phát âm, cấu tạo các vần oong và nghĩa của cá từ khó: liên hoan, quây quần. - Học sinh: SHS, vở Tập viết 1( tập 2), bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động( nghe – nói) a. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ kết hợp quan sát tranh để tìm hiểu nội dung bài mới. b. Cách tiến hành: - Cho HS nhắc tên bài học trước (Quạt cho bà ngủ) - GV gọi HS đọc bài thơ Quạt cho bà ngủ. - GV hỏi: Em hãy nêu một điều em đã làm để giúp ông bà. - 2, 3 HS tự do phát biểu. Phạm Thị Mai Hương -4-
  5. Trường TH Trinh Phú 3 - GV nhận xét. -Yêu cầu HS quan sát tranh(SGK trang 36), trả lời câu hỏi, nói về những gì quan sát được trong tranh. - Vài HS trình bày, HS khác bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung dẫn vào bài đọc Bữa cơm gia đình. 2. Khám phá:(Luyện đọc) a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng đọc cho HS thông qua thông qua việc đọc đúng, đọc rõ ràng một văn bản tự sự đơn giản. Đọc đúng vần oong và các tiếng có chứa các vần oong b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn văn bản. - Hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới. + HS tìm tiếng có vần mới và khó đọc. + Vài HS nêu. + GV chốt lại và rút ra một số vần mới học và từ khó: oong( xoong) - HS đọc câu + HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. + HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. VD: Ổng bà trông em bé/ để mẹ nấu ăn; Chi thích/ ngày nào cũng là/ Ngày Gia đình Việt Nam.) - HS đọc đoạn. + GV chia VB thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đên nhà mình liên hoan con ạ, đoạn 2: phần còn lại). + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (lần 1). + HS đọc nối tiếp từng đoạn văn lần 2, GV giải thích nghĩa của từ (liên hoan: cuộc vui chung có nhiều người tham gia nhân một dịp gì đó; quây quấn: tụ tập lại trong một không khí thân mật, đầm ấm). + HS đọc đoạn theo nhóm đôi. - Đọc toàn văn bản. + 2 HS đọc lại toàn văn bản. + GV đọc lại VB. TIẾT 2 * Khởi dộng:Hát vui 3.Thực hành: *Trả lời câu hỏi Phạm Thị Mai Hương -5-
  6. Trường TH Trinh Phú 3 a. Mục tiêu: HS hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến văn bản. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc đoạn 1, trả lời: + Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào? (Ngày Gia đình Việt Nam là ngày 28 tháng 6). + Vào ngày này, gia đình Chi làm gì? (gia đình Chi thường tổ chức liên hoan). - Cho HS đọc đoạn 2 trả lời: + Theo em, vì sao Chi rất vui? (cả nhà quây quấn bên nhau). - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. 4. Vận dụng: * Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3. a. Mục tiêu: HS hiểu, trả lời chính xác câu hỏi & viết đúng nội dung câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT. - GV hỏi “Vào ngày này, gia đình Chi làm gì?” - Vài HS trả lời, HS nhận xét. - GV nhận xét, ghi bảng Vào ngày này, gia đình Chi liên hoan. - Vài HS nhắc lại. - HS viết vào vở, lưu ý thêm HS chữa đầu câu và tên riêng cần phải viết hoa. - GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. Tuần 22 Thứ tư, ngày 3 tháng 2 năm 2021 Chủ đề 2 : MÁI ẤM GIA ĐÌNH Bài 5: BỮA CƠM GIA ĐÌNH (Tiết 3, 4) * Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở: a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập “Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở”. - HS đọc các từ (liên hoan, quây quần, gặp). - Cho HS đọc câu cần điền hoàn chỉnh: Buổi tối, gia đình em thường ( ) bên nhau. Phạm Thị Mai Hương -6-
  7. Trường TH Trinh Phú 3 - HS làm việc theo nhóm đôi, HS chọn từ thích hợp để điền - Đại diện vài nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại câu đúng: Buổi tối, gia đình em thường quây quần bên nhau. - HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV theo dõi, nhận xét. * Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. a. Mục tiêu: HS hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - Cho HS đọc lại các từ ngữ trong khung: đọc, tập xe đạp, cùng. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát tranh và làm bài trong nhóm. - GV gọi HS trình bày kết quả. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. TIẾT 4 * Nghe viết: a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động nghe viết một đoạn ngắn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu sắp viết. - GV đọc to 2 câu văn cần viết Ngày nghỉ lễ, gia đình Chi quây quần bên nhau. Chi thích ngày nào cũng vây. - 2 HS đọc lại đoạn văn. - GV hướng dẫn HS viết từ khó: quây quần - HS viết vào bảng con các từ quây quần - HS nhận xét, GV nhận xét. - GV lưu ý HS một số vấn đề khi viết chính tả: + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng Chi, kết thúc câu có dấu chấm. + Ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc chậm rãi từng cụm từ cho HS viết vào vở. + GV đọc cho HS soát lại bài. Phạm Thị Mai Hương -7-
  8. Trường TH Trinh Phú 3 + HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. * Chọn vần phù hợp thay cho bông hoa a. Mục tiêu: HS chọn được thích hợp điền vào ô vuông, củng cố cho HS quy tắc chính tả g/ gh. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS đọc các âm cần điền. - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi để tìm âm phù hợp điền vào chỗ trống. - GV gọi vài nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại các từ đúng: a. Đôi giày, nuôi dưỡng, tờ giấy b. ngày lễ, nghe nhạc, nghỉ ngơi. - GV cho HS đọc lại các từ vừa điền hoàn chỉnh. 5. Củng cố, dặn dò: - Tổ chức cho HS ghi từ chỉ người thân của mình lên bảng nhóm (thời gian 2 phút, tổ nào ghi được nhiều là thắng cuộc). - HS đọc lại các từ mình vừa viết. - GV hỏi HS “Em phải có trách nhiệm thế nào với những người thân của em?” - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương HS. Thứ năm, ngày 4 tháng 2 năm 2021 Chủ đề 2 : MÁI ẤM GIA ĐÌNH Bài 6: NGÔI NHÀ (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: HS tình yêu đối với người thân trong gia đình; cảm nhận được giá trị tinh thần của ngôi nhà 2. Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác:HS mạnh dạn, tự tin khi làm việc nhóm. - Thẫm mĩ: HS vẽ và trang trí được ngôi nhà mà mình yêu thích. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vẩn với nhau, củng cố kiến thức vê vẩn; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ Phạm Thị Mai Hương -8-
  9. Trường TH Trinh Phú 3 qua vẩn và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + GV nắm được điểm vần, nhịp và nội dung cảu bài thơ “ Ngôi nhà”. + Bài thơ “ Ngôi nhà ” viết trên bảng phụ để hướng dẫn học sinh HTL. + Các tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to; vài tranh vẽ ngôi nhà cho HS quan sát để thực hành ở HĐ 6. - Học sinh: SHS, vở TV ( lớp 1, tập 2). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động( nghe – nói) a. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ kết hợp quan sát tranh để tìm hiểu nội dung bài mới. b. Cách tiến hành: - Cho HS nhắc tên bài cũ Bữa cơm gia đình. - GV gọi 1 HS đọc lại toàn VB, nêu nêu tình cảm của những người trong gia đình Chi đối với nhau. + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để giải câu đố (Cái gì để tránh nắng mưa/ Đêm được an giấc, từ xưa vẫn cần?). - Cho HS thời gian để suy nghĩ 1 phút, nhóm nào biết sẽ đươa tay giành quyền trả lời. - GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng (ngôi nhà). - GV dẫn vào bài học Ngôi nhà. 2. Khám phá: (Luyện đọc) a. Mục tiêu: Phát triển cho HS kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn bài thơ. - HS đọc từng dòng thơ. + HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1,GV kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó (xoan, xao xuyến, lảnh lót) + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ. - HS đọc khổ thơ + HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (lần 1). + HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2, GV giải thích nghĩa của từ (xao xuyến: trạng thái xúc động kéo dài (VD: tiếng chim hót làm xao xuyến lòng người); đẩu hồi: phần tường ở hai đầu Phạm Thị Mai Hương -9-
  10. Trường TH Trinh Phú 3 nhà; lảnh lót: âm thanh cao, trong và vang; mái vàng: mái nhà được lợp bằng rạ, có màu vàng; mộc mạc: giản dị, đơn giản; rạ: phần của cây lúa còn lại sau khi gặt). + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm đôi. - Đọc toàn bài thơ. + 2, 3 HS đọc lại toàn bài thơ . + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. 3. Luyện tập: * Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng chùm, phơi, nước. a. Mục tiêu: HS nhận biết một số tiếng cùng vẩn với nhau, củng cố kiến thức vể vẩn b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại bài thơ, tìm tiếng cùng vần mỗi tiếng trong bài: chùm, phơi, nước. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện vài nhóm đôi trình bày. - Các nhóm nhận xét bạn. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: VD: phơi- trời/ mới; nước- trước/bước TIẾT 2 3. Thực hành: * Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS hiểu và trả lời chính xác các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ vừa đọc. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại bài thơ, trả lời: +Trước ngõ ngôi nhà của bạn nhỏ có gì?(hàng xoan) + Tiếng chim hót ở đẩu hồi như thế nào?(lảnh lót) + Câu thơ nào nói về hình ảnh mái nhà? (Mái vàng thơm phức) + Bạn nhỏ có tình cảm thế nào với ngôi nhà của mình?(bạn nhỏ yêu ngôi nhà của mình) - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. * Học thuộc lòng khổ thơ hai và ba: a. Mục tiêu: HS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu bài , cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ. b. Cách tiến hành: Phạm Thị Mai Hương -10-
  11. Trường TH Trinh Phú 3 - GV treo bài thơ lên bảng, hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu tại lớp bằng cách xóa dần bảng. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Vài HS thi đọc. 4. Vận dụng: Vẽ ngôi nhà mà mình yêu thích và đặt tên cho bức tranh em vẽ. a. Mục tiêu: Phát triển cho HS về năng lực thẫm mĩ. b. Cách tiến hành: - HS quan sát 1 số ngôi nhà mẫu. -GV đưa ra gợi ý để HS vẽ tranh: + Em vẽ ngôi nhà vào thời điểm nào trong ngày (sáng, chiểu, hay tối)? + Ngôi nhà có những bộ phận gì? + Có những cảnh vật gì xung quanh ngôi nhà? + Em định đặt tên bức tranh là gì? -HS thực hành vẽ ngôi nhà yêu thích vào vở và đặt tên cho bức tranh vừa vẽ. - HS trao đổi sản phẩm với bạn bên cạnh, nhận xét sản phẩm lẫn nhau. 5. Củng cố, dặn dò: - GV hỏi HS:Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? - HS tự do phát biểu. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Khuyến khích HS học thuộc lòng cả bài thơ. - Dặn HS tìm đọc 1 số câu chuyện hoặc bài thơ nói về gia đình VD: Cậu bé Tích Chu, Bông hoa cúc trắng, bài thơ Cái Bống, để học bài Ôn tập. - Nhận xét tiết học. Thứ sáu, ngày 5 tháng 2 năm 2021 Bài : ÔN TẬP (2 tiết) I.MỤC TIÊU: Qua bài học, giúp HS: -Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Mái ấm gia đình - HS nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học: uya, uây, uyp, uynh, uych, uyu, oong - Ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về gia đình và về những người có quan hệ họ hàng . -Thực hành đọc mở rộng một bài thơ, một truyện kể hay quan sát một bức tranh về gia đình, Phạm Thị Mai Hương -11-
  12. Trường TH Trinh Phú 3 nói cảm nghĩ về bài thơ, truyện kể hoặc bức tranh; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước (gia đình). -Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Một số bài thơ, câu chuyện, tranh ảnh về chủ điểm gia đình để HS có thể đọc, xem ngay tại lớp. - Các từ để HS chơi trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Hoạt động: Khởi động HS nghe và hát bài “ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” 2. Hoạt động 2: Thực hành 2.1.Tìm từ ngữ có tiếng chứa vẩn uya, uây, uyp, uynh, uych, uyu, oong - HS đọc lại các vần khó: uya, uây, uyp, uynh, uych, uyu, oong -HS Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần uya, uây, uyp, uynh, uych, uyu, oong - GV chia các vần này thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ theo từng nhóm vần. . Nhóm vần thứ nhất: HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uya, uây, uyp, uynh + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng. + HS đánh vần, đọc trơn các từ ngữ vừa tìm được. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. .Nhóm vần thứ hai: HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uych, uyu, oong + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết bảng những từ HS vừa tìm được. + HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. 2.2 Tìm những từ ngữ chỉ người thân trong gia đình. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV nêu yêu cầu: Tìm những từ ngữ chỉ người thân trong gia đình. - Cách chơi: GV phát cho mối nhóm các từ: ông nội, em trai, chị gái, bạn nữ, bạn nam, cô giáo, bà ngoại, anh trai, bác sĩ, ông ngoại, thầy giáo. HS lên bảng xếp những từ chỉ người thân vào nhóm, mỗi e xếp 1 từ, chạy nhanh về cho bạn kế tiếp lên xếp, cứ như vậy sau thời gian 3 phút nhóm nào xếp xong & đúng nhiều nhất là thắng cuộc. Phạm Thị Mai Hương -12-
  13. Trường TH Trinh Phú 3 - HS cùng GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 2.3. Nói về gia đình em. -HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. - GV có thể gợi ý: Gia đình em có mấy người? Gồm những ai? Mỗi người làm nghề gì? Em thường làm gì cùng gia đình? Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào? -Một số HS lên trình bày trước lớp, nói về gia đình của mình. Một số HS khác nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét. TIẾT 2 2.4 Viết câu nói về gia đình em. - HS nêu yêu cầu của BT. - GV có thể gợi ý: Em có thể kể : gia đình em gồm có mấy người, đó là những ai, những người trong gia đình em làm nghề gì, tình cảm của mọi người trong gia đình đối với nhau thế nào? - Một số HS trình bày trước lớp, nói vể một người bạn. Một số HS khác nhận xét, đánh giá. -GV nhắc lại một số ý mà HS đã trình bày. - Cho HS viết lại 1, 2 câu vào vở. 2.5 Đọc mở rộng: - Khảo sát việc chuẩn bị các bài văn bài thơ theo yêu cầu của GV ở tiết học trước. - HS làm việc theo nhóm: có thể kể cho bạn nghe về câu chuyện mà mình đã đọc về chủ đề gia đình. Hoặc HS có thể đọc thơ cho bạn nghe. - Đại diện vài nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét. 2.6 Củng cố: - GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ dùng để chỉ tình cảm giữa những người trong gia đình. - HS nêu, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét. Phạm Thị Mai Hương -13-
  14. Trường TH Trinh Phú 3 - Dặn HS chuẩn bị bài Tôi đi học. Phạm Thị Mai Hương -14-
  15. Trường TH Trinh Phú 3 Tuần 22 Thứ ba, ngày 2 tháng 2 năm 2021 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Chủ đề 2 : MÁI ẤM GIA ĐÌNH Bài 3: BỮA CƠM GIA ĐÌNH (4 tiết) (Tết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: yêu thương, gắn bó với gia đình, người thân 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: HS biết bày tỏ ý kiến khi tham gia làm việc nhóm, biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, có yếu tố thông tin, có lời thoại; đọc đúng vẩn oong và tiếng, từ ngữ có oong; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; củng cố quy tắc chính tả g/ gh; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi vể nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + Văn bản Bữa cơm gia đình viết trên bảng phụ. +GV nắm được điểm phát âm, cấu tạo các vần oong và nghĩa của cá từ khó: liên hoan, quây quần. - Học sinh: SHS, vở Tập viết 1( tập 2), bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động( nghe – nói) a. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ kết hợp quan sát tranh để tìm hiểu nội dung bài mới. b. Cách tiến hành: - Cho HS nhắc tên bài học trước (Quạt cho bà ngủ) - GV gọi HS đọc bài thơ Quạt cho bà ngủ. - GV hỏi: Em hãy nêu một điều em đã làm để giúp ông bà. - 2, 3 HS tự do phát biểu. - GV nhận xét. Phạm Thị Mai Hương -15-
  16. Trường TH Trinh Phú 3 -Yêu cầu HS quan sát tranh(SGK trang 36), trả lời câu hỏi, nói về những gì quan sát được trong tranh. - Vài HS trình bày, HS khác bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung dẫn vào bài đọc Bữa cơm gia đình. 2. Khám phá:(Luyện đọc) a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng đọc cho HS thông qua thông qua việc đọc đúng, đọc rõ ràng một văn bản tự sự đơn giản. Đọc đúng vần oong và các tiếng có chứa các vần oong b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn văn bản. - Hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới. + HS tìm tiếng có vần mới và khó đọc. + Vài HS nêu. + GV chốt lại và rút ra một số vần mới học và từ khó: oong( xoong) - HS đọc câu + HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. + HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. VD: Ổng bà trông em bé/ để mẹ nấu ăn; Chi thích/ ngày nào cũng là/ Ngày Gia đình Việt Nam.) - HS đọc đoạn. + GV chia VB thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đên nhà mình liên hoan con ạ, đoạn 2: phần còn lại). + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (lần 1). + HS đọc nối tiếp từng đoạn văn lần 2, GV giải thích nghĩa của từ (liên hoan: cuộc vui chung có nhiều người tham gia nhân một dịp gì đó; quây quấn: tụ tập lại trong một không khí thân mật, đầm ấm). + HS đọc đoạn theo nhóm đôi. - HS thi đọc cả bài theo tổ. - Các em vừa học bài gì ? - Gọi vài học sinh đọc lại bài + Chuẩn bị học tiết 2 - Nhận xét tiết học - Tuyên dương. - Nhắc nhở. Phạm Thị Mai Hương -16-