Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 28 - Phạm Thị Mai Hương

doc 13 trang trongtan 21/10/2022 12226
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 28 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 28 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương Tuần 28 Thứ hai, ngày 29 tháng 3 năm 2021 Chủ đề 5 : BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG Bài 4: CHÚ BÉ CHĂN CỪU (4tiết) (Tiết 1, 2) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù: Góp phần hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một truyện ngụ ngôn ngắn, đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 2. Năng lực chung: Góp phần hình thành cho HS năng lực chung cho HS: tự hoàn thành nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất: Góp phần hình thành cho HS phẩm chất trung thực: nói điều chân thật, không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ; II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + VB Chú bé chăn cừu viết trên bảng phụ. + Hiểu nghĩa các từ tức tốc, thản nhiên, thoả thuê để giải nghĩa cho HS. - Học sinh: SHS, vở Tập viết 1( tập 2), bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động( nghe – nói) a. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ kết hợp quan sát tranh để tìm hiểu nội dung bài mới. b. Cách tiến hành: - Cho HS nhắc tên bài học trước “ Câu hỏi của sói”. - HS đọc bài câu hỏi của sói, nêu điều em rút ra khi đọc xong bài - 2, 3 HS tự do phát biểu. - GV nhận xét. -Yêu cầu HS quan sát tranh (SGK trang 56), trả lời câu hỏi: +Em thấy những gì trong tranh? +Trong tranh, đồ vật nào quen thuộc với em? 1
  2. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương +Nó được dùng để làm gì? - Vài HS trình bày, HS khác bổ sung. - GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc : Nếu ai cũng biết vui đùa và có tính hài hước thì cuộc sống thật là vui vẻ. Tuy nhiên những trò đùa dại dột sẽ không mang lại niềm vui mà có khi còn nguy hiểm. Vậy trò đùa nào sẽ bị coi là dại dột, gây nguy hiểm? Chúng ta cùng đọc câu chuyện Chú bé chăn cừu và tự mỗi người sẽ rút ra cho mình điều cần suy ngẫm nhé! 2. Khám phá: Hoạt động 1: Luyện đọc a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một truyện ngụ ngôn ngắn, đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn văn bản. - Hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ khó: chăn cừu, kêu cứu, thản nhiên. - HS đọc câu + HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. + HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. VD: Nghe tiếng kêu cứu/ mấy bác nông dân/ đang làm việc gẩn đấy/ tức tốc chạy tới; Các bác nông dân nghĩ là/ chú lại lừa mình,/ nên vẫn thản nhiên làm việc. -HS đọc đoạn. + GV chia VB thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến chú khoái chí lắm, đoạn 2: phần còn lại). +HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (lần 1). +HS đọc nối tiếp từng đoạn văn lần 2,GV giải thích nghĩa của từ (tức tốc: làm một việc gì đó ngay lập tức, rất gấp; thản nhiên: có vẻ tự nhiên như bình thường, coi như không có chuyện gì, thoả thuê: được tha hồ ăn uống theo ý muốn). + HS đọc đoạn theo nhóm đôi. - Đọc toàn văn bản. + 2 HS đọc lại toàn văn bản. + GV đọc lại VB. TIẾT 2 * Khởi động: Hát vui 3.Luyện tập: 2
  3. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến văn bản. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc đoạn 1, trả lời: +Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đã làm gì?(Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đã tức tốc chạy tới). - Cho HS đọc đoạn 2 trả lời: + Vì sao bẩy sói có thể thoả thuê ăn thịt đàn cừu? (Bầy sói có thể thoả thuê ăn thịt đàn cừu vì không có ai đến đuổi giúp chú bé). - Cho HS đọc cả bài, trả lời: + Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?(HS tự do phát biểu, VD: Câu chuyện muốn nói với chúng ta, hãy biết đùa vui đúng chỗ, đúng lúc, không lấy việc nói dối làm trò đùa; Em nghĩ rằng chúng ta không nên nói dối; ). - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. Hoạt động 3: Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3 a. Mục tiêu: HS hiểu, trả lời chính xác câu hỏi & viết đúng nội dung câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT. - GV hỏi “Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?” - Vài HS trả lời, HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS viết vào vở, lưu ý thêm HS chữa đầu câu cần phải viết hoa. - GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. Thứ ba, ngày 30 tháng 3 năm 2021 Chủ đề 5 : BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG Bài 4: CHÚ BÉ CHĂN CỪU (4tiết) (Tiết 3, 4) Hoạt động 4: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở: a. Mục tiêu: 3
  4. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương Phát triển kĩ năng viết hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập “Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở”. - HS đọc các từ (nông dân, hốt hoảng, tiếng kêu cứu, thản nhiên). - Cho HS đọc câu cần điền hoàn chỉnh: a. Nhiều người ( )vì có đám cháy. b. Các bác ( ) đang làm việc chăm chỉ. - HS làm việc theo nhóm đôi, HS chọn từ thích hợp để điền - Đại diện vài nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại câu đúng: a. Nhiều người (hốt hoảng) vì có đám cháy. b. Các bác ( nông dân) đang làm việc chăm chỉ. - HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV theo dõi, nhận xét, lưu ý HS nhớ viết hoa chữ đầu câu, cuối câu đặt dấu chấm. Hoạt động 5: Kể lại câu chuyện Chú bé chăn cừu a. Mục tiêu: HS dựa vào tranh và những chữ gợi ý dưới tranh, kể lại câu chuyện. b. Cách tiến hành: -GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong SHS. -GV gợi ý cho HS có thể chia nội dung câu chuyện Chú bé chăn cừu thành 4 đoạn nhỏ (tương ứng với 4 tranh) dựa vào đó để kể lại toàn bộ câu chuyện: Tranh 1: Cậu bé đang la hét. Tranh 2: Các bác nông dân tức tôc chạy tới chỗ kêu cứu. Tranh 3: Cậu bé hốt hoảng kêu cứu, nhưng các bác nông dân vẫn thản nhiên làm việc. Tranh 4: Bầy sói tấn công đàn cừu. -GV cho HS làm việc theo nhóm 4, yêu cầu các nhóm cùng xây dựng nội dung câu chuyện và mỗi bạn trong nhóm kể lại cho cả nhóm nghe câu chuyện đó. -GV yêu cầu đại diện một số nhóm kể câu chuyện trước lớp. Các nhóm khác bổ sung, đánh giá. TIẾT 4 Hoạt động 6: Nghe viết: 4
  5. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động nghe viết một đoạn ngắn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu sắp viết. - GV đọc to 2 câu văn cần viết Một hôm, sói đến thật. Chú bé hốt hoảng xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú nói dối, nên vẫn thản nhiên làm việc. - 2 HS đọc lại đoạn văn. - GV hướng dẫn HS viết từ khó: hốt hoảng, cứu giúp. - HS viết vào bảng con . - HS nhận xét, GV nhận xét. - GV lưu ý HS một số vấn đề khi viết chính tả: + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc chậm rãi từng cụm từ cho HS viết vào vở. + GV đọc cho HS soát lại bài. + HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. Hoạt động 7: Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông a. Mục tiêu: Chọn chính xác vần để thay cho ô vuông. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài. - HS đọc lại bài, tìm vần theo nhóm đôi. - Vài nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại các tiếng đúng a. bày trò, bài học, chạy trốn b. việc làm, tạm biệt, rạp xiếc. - GV cho HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. 4.Vận dụng: Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh a. Mục tiêu: HS quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. b. Cách tiến hành: - HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh. HS nói vể tình huống giả tưởng là chú bé chăn cừu không nói dối và được các bác nông dân đến giúp. - Cho HS 5
  6. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. - Một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. - HS nhận xét. - GV nhận xét. - GV hỏi, nếu em là bạn của chú bé chăn cừu, em sẽ khuyên bạn điều gì? ( HS trả lời). - GV nêu ưu, khuyết điểm của tiết học. Thứ tư, ngày 31 tháng 3 năm 2021 Chủ đề 5 : BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG Bài 5: TIẾNG VỌNG CỦA NÚI (4tiết) (Tiết 1, 2) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù: Góp phần hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.Củng cố kiến thức về vần. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 2. Năng lực chung: Góp phần hình thành cho HS năng lực chung cho HS: tự hoàn thành nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất: Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái: biết chia sẻ với bạn bè, biết nói lời hay, làm việc tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + VB Tiếng vọng của núi và các từ ngữ ở BT9 viết trên bảng phụ. + Hiểu nghĩa các từ tiếng vọng, bực tức, tủi thân, quả nhiên để giải nghĩa cho HS. - Học sinh: SHS, vở Tập viết 1( tập 2), bảng con. 6
  7. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động( nghe – nói) a. Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi cho HS vào đầu tiết học. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. +Em thấy gì trong bức tranh? +Hai phẩn của bức tranh có gì giống và khác nhau? - Vài HS trình bày, HS khác bổ sung. - GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Tiếng vọng của núi. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Luyện đọc a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn văn bản. - Hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ khó: reo lên, òa khóc. - HS đọc câu + HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. + HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. VD: Đang đi chơi trong núi/gấu con/ chợt nhìn thấy một hạt dẻ. -HS đọc đoạn. + GV chia VB thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến òa khóc, đoạn 2: phần còn lại). +HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (lần 1). +HS đọc nối tiếp từng đoạn văn lần 2,GV giải thích nghĩa của từ (tiếng vọng: âm thanh được bật lại từ xa,- bực tức: bực và tức giận; tủi thân: tự cảm thấy thương xót cho bản thân mình; quả nhiên: đúng như đã biết hay đoán trước). + HS đọc đoạn theo nhóm đôi. - Đọc toàn văn bản. + 2 HS đọc lại toàn văn bản. + GV đọc lại VB. TIẾT 2 * Khởi động: Hát vui 3.Luyện tập: 7
  8. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến văn bản. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc đoạn 1, trả lời: +Chuyện gì xảy ra khi gấu con vui mừng reo lên “A!”?( Khi gấu con vui mừng reo lên “Á!” thì vách núi cũng đáp lại “A!”) - Cho HS đọc đoạn 2 trả lời: + Gấu mẹ nói gì với gấu con?(Gấu mẹ khuyên gấu con hãy quay lại và nói với núi rằng “Tôi yêu bạn!”) + Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy như thế nào? (Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy rất vui.) - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. Hoạt động 3: Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3 a. Mục tiêu: HS hiểu, trả lời chính xác câu hỏi & viết đúng nội dung câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT. - GV hỏi “ Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy như thế nào?” - Vài HS trả lời, HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS viết vào vở, lưu ý thêm HS chữ đầu câu cần phải viết hoa. - GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. Thứ năm, ngày 1 tháng 4 năm 2021 Chủ đề 5 : BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG Bài 5: TIẾNG VỌNG CỦA NÚI (4tiết) (Tiết 3, 4) Hoạt động 4: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập “Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở”. - HS đọc các từ (vui mừng, âu yếm, nhìn thấy, tủi thân, reo lên). 8
  9. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương - Cho HS đọc câu cần điền hoàn chỉnh: a. Hà luôn giúp đỡ bạn nên được cả lớp ( ). b. Gấu con ( ) vì không ai chơi cùng. - HS làm việc theo nhóm đôi, HS chọn từ thích hợp để điền - Đại diện vài nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại câu đúng: a. Hà luôn giúp đỡ bạn nên được cả lớp (yêu mến). b.Gấu con ( tủi thân) vì không ai chơi cùng. - HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV theo dõi, nhận xét, lưu ý HS nhớ viết hoa chữ đầu câu, cuối câu đặt dấu chấm. Hoạt động 5: Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh a. Mục tiêu: HS quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh b. Cách tiến hành: -GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. -GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và nói nội dung tranh theo các từ đã gợi ý. -GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. -HS và GV nhận xét. TIẾT 4 Hoạt động 6: Nghe viết: a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động nghe viết một đoạn ngắn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu sắp viết. - GV đọc to đoạn văn cần viết Theo lời mẹ, gấu con quay lại nói với núi là gấu yêu núi. Quả nhiên, khắp núi vọng lại lời yêu thương. Gấu con bật cười vui vẻ. - 2 HS đọc lại đoạn văn. - GV hướng dẫn HS viết từ khó: quay lại, bật cười, vui vẻ. - HS viết vào bảng con . - HS nhận xét, GV nhận xét. - GV lưu ý HS một số vấn đề khi viết chính tả: + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách. 9
  10. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương - Đọc và viết chính tả: + GV đọc chậm rãi từng cụm từ cho HS viết vào vở. + GV đọc cho HS soát lại bài. + HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. Hoạt động 7: Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tiếng vọng của núi từ ngữ có tiếng chứa vần iêt, iêp, ưc, uc a. Mục tiêu: Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tiếng vọng của núi từ ngữ có tiếng chứa vần iêt, iêp, ưc, uc; củng cố kiến thức về vần. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài. - Cho HS đọc lại các vần cần ôn tập(HS đọc cá nhân, đồng thanh). -HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần iêt, iêp, ưc, uc. -HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.VD: bực tức, viết, lọ mực, cúc, tiếp, - GV cho HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. 4.Vận dụng: Trò chơi Ghép từ ngữ a. Mục tiêu: rèn luyện tư duy logic, khả năng tìm và nhận biết mối liên hệ giữa các từ ngữ có mối liên hệ với nhau. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 HS. - Cách chơi: + Mỗi nhóm trao đổi kín và tìm trong những từ ngữ đã cho những cặp từ ngữ có mối liên hệ với nhau trong khoảng 5 phút, từng cặp ghép lại với nhau. + Khi hết thời gian, GV yêu cầu các nhóm dừng lại. + Đại diện các nhóm lên đứng trước lớp quay mặt xuống các bạn, ghép các cặp từ ngữ có mối liên hệ với nhau, nhóm nào ghép được nhiều nhất thì thắng cuộc, VD: tối – bật đèn; sáng – tắt đèn; mưa – đường ướt; tập thể dục – mạnh khỏe; chăm học – được khen. HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương Thứ sáu, ngày 2 tháng 4 năm 2021 10
  11. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương Bài : ÔN TẬP (2 tiết) I.MỤC TIÊU: Qua bài học, góp phần hình thành cho HS các năng lực và phẩm chất sau: - Năng lực đặc thù: Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Bài học từ cuộc sống thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; thực hành nói và viết sáng tạo về một nhân vật trong truyện đã học. - Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực Giao tiếp và hợp tác thông qua việc làm việc nhóm của HS. - Phẩm chất: Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái thông qua việc đoàn kết và cùng giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Câu chuyện“Sư tử và chuột nhắt” để HS đọc trong hoạt động đọc mở rộng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Hoạt động: Khởi động a. Mục tiêu: Hát vui Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào đầu tiết học. b. Cách tiến hành: HS hát vui. 2. Luyện tập: Hoạt động 1: Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần uôn, uông, oai, ươt. a. Mục tiêu: Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua đọc những tiếng có vần khó vừa được học: uôn, uông, ươt, oai. b. Cách tiến hành: - HS đọc lại các vần uôn, uông, oai, ươt. -HS Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần uôn, uông, oai, ươt. - GV chia các vần này thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ theo từng nhóm vần. . Nhóm vần thứ nhất: HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uôn, uông. + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng. + HS đánh vần, đọc trơn các từ ngữ vừa tìm được. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. 11
  12. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương .Nhóm vần thứ hai: HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần oat, oai. + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết bảng những từ HS vừa tìm được. + HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. Hoạt động 2: Chọn chi tiết phù hợp với từng nhân vật của truyện a. Mục tiêu: HS chọn được chi tiết phù hợp với từng nhân vật của truyện. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc tên các câu chuyện trong chủ điểm và các nhân vật có trong câu chuyện Kiến và chim bồ câu (kiến; bồ câu); Câu hỏi của sói (sói; sóc); - HS đọc các chi tiết nêu trong SGK. -GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết, chẳng hạn, nhân vật kiến trong truyện Kiến và chim bồ câu gắn với chi tiết không may bị rơi xuống nước. -Một số HS trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng: bồ câu - Nhặt một chiếc lá thả xuống nước; sói - Lúc nào cũng thấy buồn bực; sóc - Nhảy nhót, vui đùa suốt ngày; gấu con - Bật cười vui vẻ vì được nghe: “Tôi yêu bạn”; gấu mẹ - Nói với con: “Con hãy quay lại và nói với núi: “Tôi yêu bạn”; chú bé chăn cừu - Hay nói dối; các bác nông dân - Nghĩ rằng chú bé lại nói dối như mọi lần. Hoạt động 3: Em thích và không thích nhân vật nào? Vì sao? a. Mục tiêu: HS bày tỏ được tình cảm của mình qua các nhân vật đã làm quen. b. Cách tiến hành: - GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu HS quan sát tranh và gọi tên các nhân vật trong tranh. Gợi cho HS nhớ mỗi nhân vật ở trong từng truyện kể. - HS làm việc nhóm đôi, thảo luận xem mỗi nhân vật (kiến, bồ câu, sói, sóc, gấu con, chú bé chăn cừu) có những đặc điểm gì nổi bật, đáng nhớ; các em thích hoặc không thích nhân vật nào nhất và vì sao? 12
  13. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương - HS trình bày kết quả trước lớp. HS có thể có sự lựa chọn đa dạng miễn là các em nêu được lí do phù hợp. Một số HS khác nhận xét, đánh giá. - GV nêu nhận xét, đánh giá. Cần điều chỉnh những lí giải lệch lạc. TIẾT 2 3. Vận dụng: Hoạt động 4:Viết câu về một nhân vật a. Mục tiêu: HS bước đầu viết được 1- 2 câu về một trong các nhân vật ( kiến, bồ câu, sói, sóc, chú bé chăn cừu, gấu). b. Cách tiến hành: - GV gọi vài HS trình bày miệng. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - HS viết bài vào vở, GV lưu ý nhắc nhở HS: chữ đầu câu viết hoa, cuối câu đặt dấu chấm. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. Hoạt động 5 Đọc mở rộng: a. Mục tiêu: Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua ôn và mở rộng vốn từ ngữ về chủ đề Bài học từ cuộc sống và đọc mở rộng câu chuyện về chủ điểm Bài học từ cuốc sống. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc câu chuyện “ Sư tử và chuột nhắt”. - HS nói cho bạn nghe điều thú vị khi đọc xong câu chuyện cũng như bài học được rút ra từ câu chuyện. - Nhận xét ưu, khuyết điểm của tiết học. 13