Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: An toàn cho em - Tuần 13 - Phạm Thị Mai Hương

doc 14 trang trongtan 21/10/2022 7483
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: An toàn cho em - Tuần 13 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_hoat_dong_trai_nghiem_1_ket_noi_tri_thuc_c.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: An toàn cho em - Tuần 13 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 13 , TIẾT 1 Thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: AN TOÀN CHO EM Bài: TÌM HIỂU VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM I. MỤC TIÊU. 1. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Bảo vệ bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường. 2. Năng lực chung: - Tự chủ, tự học: HS tích cực làm việc nhóm khi tham gia các hoạt động. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Củng cố một số kiến thức đã biết về “ Tìm hiểu và bổn phận của trẻ” - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm, biết tìm sự hỗ trợ khi cần thiết. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với TPT. - Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; - GV phụ trách lập kế hoạch hoạt động và triển khai trước một tuần; - Tiểu phẩm tuyên truyển vể quyển và bổn phận trẻ em; - Các đạo cụ biểu diễn tiểu phẩm; - Phân công và hướng dẫn lớp trực tuần tập tiểu phẩm; - Phân công đoàn viên chi đoàn GV và GV chuyên biệt hỗ trợ. b) Đối với HS - HS lớp được phân công phụ trách văn nghệ, tiểu phẩm tích cực luyện tập để hoàn thành nhiệm vụ; - HS các lớp tìm hiểu vể quyển và bổn phận của trẻ em, Luật Trẻ em; tập trung tìm hiểu quyển được vui chơi, được an toàn của trẻ em; Chuẩn bị hai tiết mục văn nghệ, trong đó có bài Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai (nhạc: Lê Mây - lời: Phùng Ngọc Hùng). III. PHƯƠNG PHÁP - Thảo luận nhóm. - Trãi nghiệm thực tiễn. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC. Hoạt động 1: Chào cờ. - HS điểu khiển lễ chào cờ; - Lớp trực tuần nhận xét thi đua; Phạm Thị Mai Hương 1
  2. Trường TH Trinh Phú 3 - GV phụ trách hoặc đại diện BGH phổ biến công việc tuần mới. Hoạt động 2: Diễn đàn “ QUYỀN VÀ PHẬN CỦA TRẺ EM”. 1. Mục tiêu: - Củng cố một số kiến thức đã biết về “ Tìm hiểu và bổn phận của trẻ” - HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm, biết tìm sự hỗ trợ khi cần thiết. 2. Triển khai hoạt động: Khởi động: - HS biểu diễn bài hát Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. - Sau khi các em biểu diễn xong, GV dẫn dắt vào hoạt động. □ Bước 1: Tuyên bố lí do tổ chức diễn đàn □ Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm (Có thể tham khảo tiểu phẩm Phiên chấu cuỗi năm ở phần Phụ lục). 3. Dự kiến sản phẩm: - HS có thêm 1 số kiến thức cơ bản về “ Quyền và bổn phận của trẻ”. - HS tích cực tham gia các hoạt động với khả năng của HS. Hoạt động 3: Đánh giá. 1. Mục tiêu. - HS biết tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè khi tham gia hoạt động. 2. Triển khai hoạt động. - GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi tham gia biểu diễn tiểu phẩm. Khen các em HS tự tin, mạnh dạn khi biểu diễn văn nghệ, tuyên dương các lớp sôi nổi, nhiệt tình tham gia trả lời các câu hỏi trong phần biểu diễn tiểu phẩm tìm hiểu vể quyển và bổn phận của trẻ em. - Nêu các câu hỏi để kiểm tra HS: 1/ Qua hoạt động “Tìm hiểu quyển và bổn phận của trẻ em” hôm nay, em ghi nhớ được điểu gì? 2/ Em hãy kể một số quyển cơ bản của trẻ em. 3/ Trẻ em có phải thực hiện bổn phận của mình không? Hãy nêu một số bổn phận mà trẻ em phải thực hiện. - Mời đại diện các khối chia sẻ ý kiến, nhắc nhở các em cần thực hiện tốt quyển và bổn phận của mình. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS nghe GV phụ trách nhận xét, qua đó tự đánh giá bản thân. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI Phạm Thị Mai Hương 2
  3. Trường TH Trinh Phú 3 - GV yêu cầu HS vể nhà hỏi thêm bố mẹ và người thân vể quyển và bổn phận của mình. - HS thực hiện quyển và bổn phận của mình trong học tập và rèn luyện hằng ngày. PHỤ LỤC Tiểu phẩm Phiên chầu cuối năm Nhân vật: 8 nhân vật + Ngọc Hoàng + Nam Tào + Táo Nông thôn + Bắc Đẩu + Táo Công viên + Táo Thành phố + Táo Trường học + Táo Phụ huynh Phiên chầu diễn ra tại sân Thiên đình Nam Tào: Anh Đẩu đâu rồi, mời anh ra ngay, Ngọc Hoàng sắp đến rồi. Bắc Đẩu: Ngọc Hoàng đang đi ăn bún riêu, chưa vể đâu, lo gì! Nam Tào: Mà đến giờ này không thấy Táo nào lên chầu là sao? Bắc Đẩu: Chắc lại đưa đón con đi học, đi làm ruộng rồi dọn hàng, vân vân và vân vân ý mà. Nam Tào: Để tôi gọi các Táo (vừa nói vừa rút điện thoại di động gọi cho các Táo). - A lô! Táo Nông thôn à? Nhanh chân lên, ông gọi các Táo khác giúp tôi. À mà nhớ là đi đĩa bay cho nhanh đấy - nhớ chưa: đi - đĩa - bay! Các Táo (lần lượt đi ra) Táo Thành phố: Ôi dào, Ngọc Hoàng chưa tới thế mà anh Tào cứ rối rít lên. Các Táo: Đúng thế, làm chúng em sấp ngửa chạy loạn lên ý. Bắc Đẩu: Ơ hay, lên chầu là theo lịch rồi, đúng giờ cứ thế mà lên, lại còn chờ phải gọi, nẫu! Chả bằng các em HS của trường luôn đi học đúng giờ nhể (quay xuống nói với HS). Ngọc Hoàng (vừa đi vừa phe phẩy quạt và nói): Ta đến hơi muộn là vì ta đi qua trường thấy các HS đang nhảy múa bài gì mà tình bằng có cái trống cơm, hay quá, hay quá! Ta thấy các thầy, cô giáo cũng đã quan tâm, chăm sóc trẻ em tốt đấy, cho trẻ được học lại còn được chơi, được múa hát nữa cơ! Tốt, tốt đấy! Nam Tào: À, đó là điệu dân vũ Trong cơm đấy ạ! Hôm nào thần xin dạy cho Ngọc Hoàng ạ! Ngọc Hoàng: Được. Nào các Táo chuẩn bị báo cáo tình hình hạ giới đối với trẻ em cho ta nghe! Anh Tào ghi sổ sách đầy đủ cho ta, anh Đẩu gọi lần lượt các Táo báo Phạm Thị Mai Hương 3
  4. Trường TH Trinh Phú 3 cáo. Nam Tào (lấy sổ sách, cầm bút chuẩn bị ghi chép) Bắc Đẩu: Mời Táo Thành phố vào báo cáo. Táo Thành phố': Dạ bẩm Ngọc Hoàng, ở thành phố chúng con, trẻ em đểu được đi học, được chơi, được bố mẹ chăm sóc đầy đủ, được bảo vệ rất chi là nghiêm túc ạ! Các cháu đểu rất ngoan, nghe lời ông bà, bố mẹ ạ! Nam Tào (đang viết, ngẩng đầu lên): Ngọc Hoàng ơi, Táo Thành phố nói xạo đấy ạ! Hôm qua xuống hạ giới thần thấy một bà cụ bị ốm nằm một mình, thằng cháu bỏ đi chơi cả ngày không chăm sóc bà, thần phải đưa cụ đi viện đấy ạ! Ngọc Hoàng: Có thật vậy không Táo Thành phố? Táo Thành phố: Quả là vẫn còn như vậy ạ! Ngọc Hoàng: Các ngươi làm công việc quản lí trông coi bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà thế à? (Ngọc Hoàng đứng dậy, đi ra phía HS) và nói: Ta muốn hỏi các cháu HS trường trả lời xem bạn nhỏ như vậy có ngoan không? HS xung phong trả lời (Chưa ngoan, Chưa làm tròn bổn phận vì không chăm sóc bà. Luật Trẻ em đã nói rõ trẻ em có bổn phận “Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, ”). Ngọc Hoàng: Các Táo nghe chưa, HS nắm rõ Luật hơn các Táo đấy. Bắc Đẩu (gọi Táo Nông thôn) Táo Nông thôn: Dạ bẩm Ngọc Hoàng, thẩn không dám nói dối, ở nông thôn thẩn thấy vẫn còn trẻ em không được đi học đấy ạ! Ngọc Hoàng: Gọi bố mẹ các trẻ đấy lên đây cho ta, ôi ta bực mình quá! Sao họ dám đối xử với trẻ em của ta như vậy chứ? Táo Nông thôn: Dạ bẩm Ngọc Hoàng, con xin lỗi, con chưa làm tròn nhiệm vụ, để con vê' nhắc nhở ạ. Ngọc Hoàng (quay xuống hỏi HS): Ta hỏi các cháu trường Không cho trẻ em đi học là đúng hay sai? Có vi phạm Luật Trẻ em không? Họ vi phạm quyền gì của trẻ em? - HS xung phong trả lời (Sai, vậy là vi phạm quyên được học hành của trẻ em). Ngọc Hoàng: Không cho trẻ em đi học là vi phạm luật rồi, vi phạm, vi phạm quá! Bắc Đẩu (gọi Táo Công viên) Táo Công viên: Dạ, thẩn xin báo cáo ngay và luôn đây ạ! (Đọc Rap, các Táo khác nhún nhảy theo điệu Rap) Ở hạ giới, thành phố có lắm công viên Phạm Thị Mai Hương 4
  5. Trường TH Trinh Phú 3 Thiên nhiên tươi đẹp, trẻ em chăm ngoan Đa sô' được chơi, vui cười thoải mái Nhưng đó đây vẫn có Những bà bán hàng, chiếm ngay chỗ thoáng Không cho trẻ em chơi, nói như thế là lãng phí Rồi có nhiều bô mẹ, trẻ em đòi đi chơi Lại bảo là ở nhà làm việc, rỗi hơi đâu mà chơi Trẻ em hết vui, phải ở nhà làm việc, làm việc, và làm việc, Ngọc Hoàng: Ta khen Táo Công viên, báo cáo có vẩn có điệu, nhưng ta vẫn không hài lòng vê việc làm của ngươi, sao lại để’ tình trạng đó xảy ra? Ta phải hỏi HS trường xem các bạn nhỏ có tán thành việc làm đó không (quay xuống hỏi HS). Ngọc Hoàng: Không cho trẻ em đi chơi, lấn chiếm chỗ chơi của trẻ em đã vi phạm quyền gì của trẻ em? Các HS trả lời giúp Ngọc Hoàng nào! - HS xung phong trả lời (Vi phạm quyên được vui chơi của trẻ em). Bắc Đẩu (gọi Táo Phụ huynh) Táo Phụ huynh: Dạ bẩm Ngọc Hoàng và các Táo! Mọi việc phụ huynh, thần quản đểu rất tốt, ai cũng quan tâm chăm sóc con cái của họ, nhưng có điểu thần đau đầu, giải quyết mãi không xong, đó là một số trẻ em không chịu nghe lời bố mẹ, trốn học đi chơi điện tử, không giúp đỡ gia đình gì cả, thần nói mãi mà các cháu cũng không chuyển biến gì ạ! Ngọc Hoàng: Anh Tào nhớ ghi đầy đủ cho ta. Lại có cả việc như thế kia đấy, sao Bắc Đẩu, Nam Tào không phản ánh, tóm tắt cập nhật gì nhỉ? (Quay xuống hỏi HS): Trẻ em không nghe lời bô' mẹ, không chịu học hành, không giúp đỡ bô' mẹ có vi phạm Luật Trẻ em không? Đã làm tròn bổn phận của trẻ em chưa: các HS trường trả lời giúp ta. - HS xung phong trả lời (Vi phạm Luật, chưa làm tròn bổn phận của trẻ em. Luật quy định trẻ em có bổn phận “Chăm chỉ học tập, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình” ). Táo Trường học: Dạ bẩm Ngọc Hoàng! Các trường học chăm sóc giáo dục trẻ em tương đối tốt ạ, nhưng HS đây đó vẫn còn tình trạng lười học, đánh nhau, vứt rác ra sân trường, ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm ạ! Ngọc Hoàng (Quay xuống dưới hỏi: Có đúng vậy không các cháu?) - HS xung phong trả lời. (Đúng là có hiện tượng đó) Ngọc Hoàng: Bạn nào cho Ngọc Hoàng biết Luật Trẻ em còn nói tới bổn phận nào Phạm Thị Mai Hương 5
  6. Trường TH Trinh Phú 3 của trẻ em nữa không? - HS trả lời: Luật còn quy định bổn phận trẻ em là “Đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình; Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông”. Ngọc Hoàng: Nghe nhiểu báo cáo quá, ta đau đầu rồi! Các Táo lui hết, khi ta truyển hãy ra, để ta làm việc với các HS đáng yêu đã. Anh Tào đâu, dựa vào những điểu anh ghi chép được, anh hỏi HS những điểu cần hỏi nghe chưa? - Các Táo đi vào. Nam Tào (đi ra): Các em vừa dự Phiên chầu cuối năm xong, bây giờ cho anh Tào biết, Luật Trẻ em quy định trẻ em có quyển gì? - HS phát biểu vể các quyển trẻ em được quy định trong Luật. Bắc Đẩu (đi ra): Anh Đẩu hỏi các em một câu, chỉ một câu thôi nhé: Theo các em, trẻ em chúng mình có bổn phận gì? - HS xung phong trả lời. Ngọc Hoàng (mời các Táo ra): Các Táo nghe rõ cả rồi chứ? HS trường rất hiểu quyển và bổn phận trẻ em, ta mong các khanh học thuộc và vận dụng cho tốt trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Ta muốn các cháu HS luôn ghi nhớ: thực hiện quyển của mình đồng thời cũng phải làm tốt bổn phận của mình để mai sau trở thành người công dân tốt. Chúc cháu chăm ngoan, học giỏi. TUẦN 13, TIẾT 2 Thứ tư, ngày 2 tháng 12 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm Phạm Thị Mai Hương 6
  7. Trường TH Trinh Phú 3 CHỦ ĐỀ: AN TOÀN CHO EM BÀI 8: AN TOÀN KHI VUI CHƠI I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Trách nhiệm: Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy lớp, không tham gia chơi các trò chơi gây nguy hiểm. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Tự giác và biết khuyên bạn không tham gia chơi các trò chơi gây nguy hiểm. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + HS nhận diện được những nơi có nguy cơ không an toàn, không nên đến gần. + HS nhận diện được những trò chơi không an toàn, không nên chơi. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Bộ tranh ảnh hoặc thẻ chữ về một số nơi vui chơi an toàn và nơi có thể gây tai nạn, thương tích; - File tranh ảnh hoặc bộ tranh vể các trò chơi không an toàn; - Một quả bóng nhỏ; - Máy tính và máy chiếu để trình chiếu các file tranh ảnh (nếu có). b) Đối với HS - Nhớ lại: Những trò chơi an toàn đã học trong nội dung “An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp” của môn Tự nhiên và Xã hội; “Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích” và “Một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích” đã học trong môn Đạo đức; - Những tình huống gây tai nạn, thương tích mà các em biết hoặc đã gặp phải trong thực tiễn đời sống. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não - Làm việc nhóm - Suy ngẫm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Bài này có liên quan chặt chẽ với nội dung của môn Tự nhiên và Xã hội, môn Đạo đức. Cụ thể là: Phạm Thị Mai Hương 7
  8. Trường TH Trinh Phú 3 - Môn Tự nhiên và Xã hội có nội dung “An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp” trong đó có yêu cầu: Nói được vể hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ; biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn. Do đó, nên tổ chức chủ đề này vào thời điểm sau khi HS đã học nội dung này ở môn Tự nhiên và Xã hội, đồng thời yêu cầu HS vận dụng những hiểu biết đã có khi xác định những trò chơi an toàn/ không an toàn ở hoạt động 1 của tiết 1 và từ chối, không tham gia trò chơi không an toàn ở hoạt động 4 của tiết 2. Môn Đạo đức có nội dung “Phòng, tránh tai nạn, thương tích” để cập đến một số tai nạn, thương tích cụ thể mà trẻ em thường gặp như: đuối nước, bỏng, ngộ độc thực phẩm, ngã, điện giật, tai nạn giao thông, ; nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích; thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng tránh tai nạn, thương tích. Vì vậy, GV có thể tận dụng những hiểu biết của HS vê' nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích và một số cách phòng, tránh bị ngã, điện giật, trong môn học này khi tổ chức hoạt động 1, hoạt động 2 của tiết 1 hoặc hoạt động 3, 4 ở tiết 2, GV có thể’ gợi ý để’ HS nhớ lại và vận dụng những kiến thức đã học ở môn này. * Khởi động: - Tổ chức trò chơi ném bóng/ bông tuyết (nếu không có bóng thì vo giấy trắng thành bông tuyết thay thế). - GV yêu cẩu HS đứng thành vòng tròn, phổ biến luật chơi: Khi bóng/ hoặc bông tuyết rơi vào ai thì người đó sẽ kể lại trường hợp bản thân/ hoặc người khác đã bị đau, bỏng hoặc chảy máu khi vui chơi. Sau đó tiếp tục ném bóng hoặc bông tuyết cho người khác (nếu bạn nào không có trải nghiệm này thì có thể xin lỗi các bạn để ném bóng cho bạn khác). Trò chơi tiếp tục cho đến khi HS trong lớp không còn chuyện để kể. - GV nhận xét những tình huống HS vừa kể trong trò chơi và chốt lại: Nếu không cẩn thận, các em sẽ rất dễ bị tai nạn, thương tích trong khi vui chơi. Vì vậy, chúng ta phải biết vui chơi an toàn. ♦ Lưu ý: GV có thể thay thế hoạt động này bằng việc hỏi xem HS đã thực hiện hoạt động tiếp nối của tiết trước ở nhà như thế nào (nếu cần). KHÁM PHÁ – KẾT NỐI • Hoạt động 1: Xác định hành động an toàn và không an toàn khi vui chơi 1. Mục tiêu - HS xác định được những nơi vui chơi an toàn và không an toàn. - Hiểu được hậu quả của những hành động vui chơi không an toàn. 2. Cách tiến hành Phạm Thị Mai Hương 8
  9. Trường TH Trinh Phú 3 ❖ Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm không quá 8 HS. - Yêu cầu HS quan sát 6 tranh trong SGK để xác định những nơi vui chơi an toàn và không an toàn. - Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: Việc làm của các bạn trong tranh 2, 4, 6 có thể dẫn đến hậu quả gì? ❖ Bước 2: Làm việc chung cả lớp - GV chia bảng thành hai phần: STT Hành động vui chơi an toàn Hành động vui chơi không an toàn 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - - GV yêu cầu đại diện các nhóm nêu tranh thể hiện: Hành động vui chơi an toàn; Hành động vui chơi không an toàn. - Yêu cầu HS lắng nghe tích cực để có thể bổ sung ý kiến khác nhóm nêu trước nếu có ý kiến khác. - GV ghi vào các cột tương ứng trên bảng. Phạm Thị Mai Hương 9
  10. Trường TH Trinh Phú 3 - GV khuyến khích HS nêu hậu quả của các hành động trong tranh 2, 4, 6 và ghi nhận tất cả các ý kiến của HS. GV phân tích để HS hiểu sâu sắc hơn hậu quả của những hành động vui chơi không an toàn này. 3. Dự kiến sản phẩm - HS tích cực tham gia hoạt động - HS hiểu và không chơi những trò chơi không an toàn • Hoạt động 2: Kể những trò chơi an toàn, không an toàn em đã tham gia. 1. Mục tiêu: - HS kể được những trò chơi an toàn và không an toàn mà mình đã tham gia. - Biết từ chối và khuyên bạn không nên tham gia những trò chơi không an toàn. 2. Cách tiến hành - GV khuyến khích HS nêu thêm những hành động vui chơi an toàn; hành động vui chơi không an toàn mà các em đã tham gia. - GV khuyến khích HS nhớ lại những gì đã học về “An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp” ở môn Tự nhiên và Xã hội để xác định những trò chơi không an toàn mà các em đã chơi, hoặc các bạn khác đã chơi. - GV ghi lại những trò chơi không trùng lặp mà HS đã nêu lên bảng. - GV bổ sung thêm những trò chơi không an toàn và chốt lại: Những trò chơi không an toàn bao gồm: + Trèo cây, trèo cột điện + Trèo lan can, ban công (trèo lên thành lan can ờ hành lang) + Trượt cầu thang + Nhảy từ trên cao xuống + Ngồi trên bậu cửa sổ + Leo thang + Chạy đuổi nhau ở những nơi trơn trượt, ướt (sân, trong nhà, ngoài đường) + Lấy gậy chọc/ hoặc gạch, đá ném tổ ong + Trêu chọc/ hoặc dùng tay dứ thức ăn cho chó, mèo + Đưa tay vào chuồng thú khi cho chúng ăn + Phạm Thị Mai Hương 10
  11. Trường TH Trinh Phú 3 - GV tiếp tục đặt câu hỏi cho cả lớp: Em sẽ làm gì nếu được rủ tham gia những trò chơi không an toàn? - GV khích lệ HS xung phong phát biểu ý kiến. - Nếu HS trả lời được là “em sẽ từ chối, không tham gia” thì GV khen ngợi và giải thích như vậy là có thể giữ an toàn cho bản thân. Và đặt thêm câu hỏi: Nếu chỉ từ chôi để giữ an toàn cho bản thân thì đã đủ chưa? Chúng ta có cần giữ an toàn cho bạn không? Nếu có thì em nên làm gì? - Nếu HS không trả lời được thì GV cần gợi mở để các em thấy rằng cần phải can ngăn, khuyên bạn không nên chơi những trò nguy hiểm. - GV bổ sung, kết luận: Khi được rủ chơi trò chơi không an toàn thì cần từ chối và khuyên bạn không nên chơi để giữ an toàn cho bản thân. TUẦN 13, TIẾT 3 Thứ sáu, ngày 4 tháng 12 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm Phạm Thị Mai Hương 11
  12. Trường TH Trinh Phú 3 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: AN TOÀN CHO EM Bài : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết khuyên bạn không tham gia các trò chơi nguy hiểm. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: HS tự giác không tham gia các trò chơi có thể gây nguy hiểm . 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống. + HS biết chia sẻ mông muốn của mình về điều kiện vui chơi an toàn. + Các nhóm vẽ được 1 bức tranh về chủ đề An toàn khi vui chơi. + HS biết đánh gia bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt. b) Đối với HS - Kiến thức từ những tiết học trước. - Thẻ đánh giá theo 3 mức độ. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Hoạt động 1: Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau. 1. Mục tiêu: - HS nhận biết được những điều đã thực hiện tốt để tiếp tục phát huy và những điều còn hạn chế để sau này khắc phục. 2. Triển khai hoạt động: a) Sơ kết tuần: - GV gợi ý cán bộ lớp, tổ trưởng để các em thực hiện. - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết theo từng tổ về các mặt: + Học tập: Thái độ, tinh thần học tập. + Nền nếp: Ý thức giữ gìn vệ sinh, đồ dùng học tập, thái độ thực hiện nội quy nhà trường. - Tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân, tổ hoàn thành tốt. b) Kế hoạch tuần sau: - GV cùng HS thảo luận, lập kế hoạch cho tuần sau. 3. Dự kiến sản phẩm: Phạm Thị Mai Hương 12
  13. Trường TH Trinh Phú 3 - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết được các hoạt động trong tuần qua. - HS tích cực tham gia hoạt động. • Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề 1. Mục tiêu: - HS biết chia sẻ mông muốn của mình về điều kiện vui chơi an toàn. - Các nhóm vẽ được 1 bức tranh về chủ đề An toàn khi vui chơi 2. Cách tiến hành a) Chia sẻ mong muốn của em vê điều kiện vui chơi an toàn - GV khuyên khích HS nêu những mong muốn của mình đối với nhà trường, gia đình, địa phương vể việc tạo ra những khu vực, trò chơi an toàn cho các em. - Mỗi HS chia sẻ trong vòng một đến hai phút. GV động viên các em nói đúng với mong muốn của mình, không bắt chước bạn. - GV khen ngợi những em mạnh dạn nêu lên những mong muốn của mình. - GV hứa sẽ chuyển những mong muốn của các em tới nhà trường, gia đình và địa phương để có thể đáp ứng. b) Vẽ tranh về chủ đề “Vui chơi an toàn” - GV yêu cầu mỗi nhóm HS tự chọn và vẽ một tranh về chủ đề vui chơi an toàn. Các nhóm cùng nhau bàn bạc và thống nhất ý tưởng rồi cùng vẽ (lưu ý HS không cần vẽ chi tiết, quan trọng là thể hiện ý tưởng của tranh). - Khích lệ các nhóm xung phong giới thiệu với lớp về bức tranh và ý tưởng bức tranh của nhóm mình. - Yêu cầu các bạn trong lớp tập trung quan sát và chú ý lắng nghe để nhận xét hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. Phạm Thị Mai Hương 13
  14. Trường TH Trinh Phú 3 - GV khen ngợi sự sáng tạo của các nhóm. 3. Dự kiến sản phẩm - HS tích cực tham gia hoạt động - HS biết chia sẻ mong muốn của bản thân về điều kiện vui chơi an toàn. - HS vẽ được tranh theo chủ đề vui chơi an toàn ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá khả năng theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau: + Nhận biết được những hành động vui chơi an toàn. + Nhận biết được những hành động vui chơi không an toàn và hậu quả của nó. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng nói chưa đủ hậu quả của hành động vui chơi không an toàn. - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa nêu được hậu quả của hành động vui chơi không an toàn. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điểu hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung. Phạm Thị Mai Hương 14