Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: An toàn cho em - Tuần 14 - Phạm Thị Mai Hương

doc 10 trang trongtan 21/10/2022 6463
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: An toàn cho em - Tuần 14 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_hoat_dong_trai_nghiem_1_ket_noi_tri_thuc_c.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: An toàn cho em - Tuần 14 - Phạm Thị Mai Hương

  1. TrườngTH Trinh Phú 3 TUẦN 14, TIẾT 1 Thứ hai, ngày 7 tháng 12 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm Chủ đề: AN TOÀN CHO EM Bài: CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22-12 I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Yêu nước: Tự hào truyền thông Quân đội nhân dân Việt Nam. 2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự rèn luyện nền nếp kỉ luật; có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu khác nhau. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + Có ý thức trách nhiệm, kỉ luật và hành vi thực hiện tốt. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: HS chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng thuyết trình, tự giác tham gia các hoạt động. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. a) Đối với GV - Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; - Kịch bản chương trình; - Phân công đoàn viên chi đoàn và 10 HS hỗ trợ cho các trò chơi. - GVCN: + Chọn 10 HS nam, nữ mỗi lớp tham gia chơi; + Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy tham gia hoạt động tập thể. + Chọn HS tham gia kể vể chú bộ đội. b) Đối với HS - HS sắm vai Chỉ huy phải thuộc các khẩu lệnh bắt buộc có trong trò chơi; - Sưu tẩm các vỏ lon, vỏ hộp sữa, bóng nhựa nhỏ, cành cây để làm đạo cụ phục vụ trò chơi (tuỳ theo đặc điểm của trường). - Sưu tẩm các câu chuyện kể vê' chú bộ đội. II. PHƯƠNG PHÁP. - Thảo luận theo nhóm. - Sắm vai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC. Hoạt động 1: Chào cờ. 1. Mục tiêu: - HS biết được những điều đã thực hiện được qua đó tiếp tục phát huy. - Khắc phục những điều chưa hoàn thành tốt. Phạm Thị Mai Hương 1
  2. TrườngTH Trinh Phú 3 - Biết được phương hướng cho tuần tiếp theo. 2. Triển khai hoạt động: - HS lớp trực tuẩn điêu khiển lễ chào cờ và nhận xét thi đua. - GV trực tuẩn hoặc TPT/ đại diện BGH bổ sung nhận xét, phát cờ thi đua (nếu có) và phổ biến công việc tuẩn mới. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS tự đánh giá, nhận xét được các hoạt động. - Hiểu phương hướng cho tuần tiếp theo. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội quy nhà trường. 1. Mục tiêu: - HS biết được những yêu cầu cơ bản về truyền thông Quân đội nhân dân Việt Nam. 2. Triển khai hoạt động: - Lớp trực tuẩn dẫn chương trình giới thiệu các bạn đăng kí kể chuyện vê chú bộ đội lên kể. - HS toàn trường tập trung lắng nghe và tham gia chia sẻ cảm xúc vê chú bộ đội. 3. Dự kiến sản phẩm: - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm. Hoạt động 3: CHƠI TRÒ CHƠI “ TRUYỀN MẬT LỆNH” 1. Mục tiêu. - HS biết tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè khi tham gia hoạt động. 2. Triển khai hoạt động. - Chuẩn bị 5 mật lệnh viết sẵn ra 5 thẻ chữ. ■ Mục tiêu: Rèn kĩ năng thích ứng, tập trung chú ý lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cẩu, nghiêm túc trong công việc, gợi trí tò mò, hứng thú cho HS khi tham gia hoạt động. ■ Tiến hành chơi: - Quản trò (sắm vai Đại đội trưởng) lựa chọn 5 đội chơi lên đứng ở vị trí quy định, cẩm còi để phát lệnh, nhắc nhở các bạn toàn trường chú ý nghiêm túc, động viên tinh thẩn cho các đội chơi. - Phô biến luật chơi: Mỗi đội chơi là một tiểu đội, có một Tiểu đội trưởng (người đứng đẩu), tất cả các bạn đêu là chiến sĩ. Tiểu đội trưởng sẽ nhận mật lệnh từ Đại đội trưởng, khi có hiệu lệnh còi, chạy nhanh vê tiểu đội của mình, nói thẩm vào tai người đứng kế tiếp, người đứng kế tiếp nói thẩm vào tai người đứng sau, cứ thế cho đến người cuối cùng của tiểu đội. Người cuối cùng nhận mật lệnh chạy lên báo cáo với Đại đội trưởng là đã hoàn thành nhiệm vụ. Yêu cẩu mật lệnh phải được tuyệt đối giữ bí mật, nếu ai để lộ thông tin ra ngoài coi Phạm Thị Mai Hương 2
  3. TrườngTH Trinh Phú 3 như thua cuộc. - Chơi thử: Quản trò cho mỗi đội khoảng ba HS thử truyên mật lệnh bất kì, sau đó nhận xét, rút kinh nghiệm. - Chơi thật: + HS sắm vai Chỉ huy hô to, dõng dạc: Các tiểu đội chú ý: Nghiêm! Mời các đồng chí Tiểu đội trưởng lên nhận mật lệnh! + Các Tiểu đội trưởng lên nhận mật lệnh (nhìn thẻ chữ), sau đó vê đứng đẩu tiểu đội chuẩn bị sẵn sàng truyên mật lệnh. + Chỉ huy thổi còi, tất cả các Tiểu đội trưởng bắt đẩu truyên mật lệnh từ người đẩu tiên đến người cuối cùng của tiểu đội. - Truyền mật lệnh xong, người cuối cùng của tiêu đội chạy lên báo cáo: Báo cáo Đại đội. - trưởng, tiểu đội đã hoàn thành nhiệm vụ! Mật lệnh chúng tôi nhận được là - Chỉ huy đáp: Được. - Chỉ huy yêu cẩu các tiêu đội thực hiện theo mật lệnh. ■ Tổng kết trò chơi: Căn cứ vào kết quả tin báo của các tiêu đội, Chỉ huy nhận xét các tiêu đội truyền tin đúng, sai, nhanh nhất, chậm nhất, tiêu đội thực hiện nhiệm vụ mật lệnh tốt hay chưa tốt. ♦ Lưu ý: Các mật lệnh truyền tin có thê’ sử dụng: “Vỗ tay mừng chiến thắng”; hô vang các khẩu hiệu: “Chiến thắng”; “Chúng tôi là chiến sĩ”; “Chiến sĩ tí hon dũng cảm”, “Xung phong, xung phong” 5 lần. 3. Dự kiến sản phẩm. HS có thêm một số kiến thức cơ bản về “ Truyền thông Quân đội nhân dân Việt Nam”. Hoạt động 4: Đánh giá. 1. Mục tiêu. - HS biết tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè khi tham gia hoạt động. 2. Triển khai hoạt động. □ Bước 1: Nhận xét, đánh giá chung. GV nêu câu hỏi gợi ý: “Em học được gì qua các trò chơi hôm nay?”; “Em cần rèn luyện nên nếp, kỉ luật trong những hoạt động nào?”. - Mời 3 - 5 HS trả lời. - GV tổng kết: Trên chiến trường, các chú bộ đội thường xuyên gặp khó khăn, gian khổ nhưng các chú luôn anh dũng, kiên cường. Trong mọi hoàn cảnh dù vất vả, hiêm nguy nhưng vẫn giữ tinh thẩn kỉ luật cao. Các em HS cẩn phải Phạm Thị Mai Hương 3
  4. TrườngTH Trinh Phú 3 học tập các chú tinh thẩn vượt khó, dũng cảm và rèn nền nếp kỉ luật tốt, nghiêm túc, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động, tự rèn kỉ luật bản thân như đi ngủ, đi học đúng giờ, học bài đẩy đủ, biết xếp hàng ra vào lớp, trật tự khi hoạt động tập thê’, thực hiện đúng nội quy của lớp, của trường. □ Bước 2: Phát thưởng cho các đội chơi. - HS dẫn chương trình mời Tiê’u đội trưởng của các đội chơi thắng cuộc lên nhận thưởng. - Chỉ huy phát thưởng cho các đội. Toàn trường vỗ tay, đội nghi lễ rung trống chúc mừng. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS kể chuyện về chú bồ đội. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI - GV yêu cẩu HS sau buổi sinh hoạt này, cẩn học tập tinh thẩn vượt mọi khó khăn, gian khổ của các chú bộ đội, đê’ các em trở thành con ngoan trò giỏi, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. ♦ Lưu ý: - GV tuỳ thuộc vào đặc điêm của trường đê’ lựa chọn số trò chơi, đội chơi, quy định lượt chơi phù hợp. - Ngoài hình thức trò chơi, hoạt động chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam có thể tổ chức dưới nhiều hình thức khác như: Sân khấu hoá truyền. thống Quân đội nhân dân Việt Nam, trò chơi ô chữ về các chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam, hỏi đáp về truyền thống và chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam, hành quân theo chú bộ đội, trò chơi lớn, hội diễn văn nghệ, giao lưu với nhân chứng lịch sử, giao lưu văn nghệ với Hội Cựu Chiến binh địa phương, GV có thể lựa chọn các hình thức phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của trường. Phạm Thị Mai Hương 4
  5. TrườngTH Trinh Phú 3 TUẦN 14, TIẾT 2 Thứ tư, ngày 9 tháng 12 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ: AN TOÀN CHO EM BÀI 8: AN TOÀN KHI VUI CHƠI (Tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Trách nhiệm: Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy lớp, không tham gia chơi các trò chơi gây nguy hiểm. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Tự giác và biết khuyên bạn không tham gia chơi các trò chơi gây nguy hiểm. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + HS biết đưa ra lời khuyên phù hợp với bạn khi bạn rủ tham gia các trò chơi gây nguy hiểm. + HS tự giác không tham gia các trò chơi gây nguy hiểm hằng ngày. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Bộ tranh ảnh hoặc thẻ chữ về một số nơi vui chơi an toàn và nơi có thể gây tai nạn, thương tích; - File tranh ảnh hoặc bộ tranh vể các trò chơi không an toàn; - Máy tính và máy chiếu để trình chiếu các file tranh ảnh (nếu có). b) Đối với HS - Nhớ lại: Những trò chơi an toàn đã học trong nội dung “An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp” của môn Tự nhiên và Xã hội; “Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích” và “Một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích” đã học trong môn Đạo đức; - Những tình huống gây tai nạn, thương tích mà các em biết hoặc đã gặp phải trong thực tiễn đời sống. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não - Làm việc nhóm - Suy ngẫm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Phạm Thị Mai Hương 5
  6. TrườngTH Trinh Phú 3 THỰC HÀNH • Hoạt động 3: Đưa ra lời khuyên phù hợp với các tình huống trong tranh 1. Mục tiêu: HS có thể đưa ra được lời khuyên phù hợp với các tình huống trong tranh. 2. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh để nhận biết ý định của các bạn và dự đoán hậu quả nếu các bạn chơi trò đó. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để đưa ra lời khuyên cho từng tình huống. - GV có thể mở rộng yêu cầu giả sử các em đặt mình vào vị trí bạn được rủ thì sẽ xử lí thế nào (ví dụ: từ chối và can ngăn, khuyên nhủ bạn không thực hiện các hành động không an toàn như thế nào). - GV phân tích và chốt lại lời khuyên phù hợp. 3. Dự kiến sản phẩm - HS tích cực tham gia hoạt động - HS đưa ra được lời khuyên phù hợp cho bạn VẬN DỤNG • Hoạt động 3: Không tham gia các trò chơi nguy hiểm hằng ngày 1. Mục tiêu: HS tự giác không tham gia các trò chơi nguy hiểm hằng ngày 2. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xem kĩ từng tranh trong SGK để nhận diện rõ tình Phạm Thị Mai Hương 6
  7. TrườngTH Trinh Phú 3 huống. - GV khích lệ một số HS xung phong lên sắm vai xử lí tình huống trong đó thể hiện cả từ chối và khuyên can bạn không thực hiện trò chơi không an toàn. - Dặn dò HS tiếp tục vận dụng kĩ năng từ chối và khuyên can khi bị rủ tham gia các trò chơi không an toàn ở trường và ở nhà. Tổng kết: - GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ r út ra được sau khi tham gia các hoạt động. - GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Không chơi những trò chơi không an toàn. Khi bị rủ tham gia các trò chơi không an toàn can từ chối và khuyên can bạn. 3. Dự kiến sản phẩm - HS tích cực tham gia hoạt động. - Tự giác và biết từ chối khi bạn rủ tham gia các trò chơi nguy hiểm. Phạm Thị Mai Hương 7
  8. TrườngTH Trinh Phú 3 TUẦN 14, TIẾT 3 Thứ sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: AN TOÀN CHO EM Bài : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết khuyên bạn không tham gia các trò chơi nguy hiểm. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: HS tự giác không tham gia các trò chơi có thể gây nguy hiểm . 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống. + HS kể được mình đã tham gia những trò chơi an toàn nào. + HS kể được cách từ chối và khuyên bạn không tham gia trò chơi nguy hiểm. + HS biết đánh gia bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt. b) Đối với HS - Kiến thức từ những tiết học trước. - Thẻ đánh giá theo 3 mức độ. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Hoạt động 1: Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau. 1. Mục tiêu: - HS nhận biết được những điều đã thực hiện tốt để tiếp tục phát huy và những điều còn hạn chế để sau này khắc phục. 2. Triển khai hoạt động: a) Sơ kết tuần: - GV gợi ý cán bộ lớp, tổ trưởng để các em thực hiện. - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết theo từng tổ về các mặt: + Học tập: Thái độ, tinh thần học tập. + Nền nếp: Ý thức giữ gìn vệ sinh, đồ dùng học tập, thái độ thực hiện nội quy nhà trường. - Tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân, tổ hoàn thành tốt. Phạm Thị Mai Hương 8
  9. TrườngTH Trinh Phú 3 b) Kế hoạch tuần sau: - GV cùng HS thảo luận, lập kế hoạch cho tuần sau. 3. Dự kiến sản phẩm: - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết được các hoạt động trong tuần qua. - HS tích cực tham gia hoạt động. • Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề 1. Mục tiêu: + HS kể được mình đã tham gia những trò chơi an toàn nào. + HS kể được cách từ chối và khuyên bạn không tham gia trò chơi nguy hiểm. 2. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS chia sẻ việc đã vận dụng những hiểu biết và kĩ năng đã thu hoạch được trong chủ để “An toàn khi vui chơi” vào thực tiễn đời sống ở nhà trường và gia đình, xã hội hằng ngày như thế nào? Cụ thể là: + Hãy kể những trò chơi an toàn em đã tham gia. Các bạn khác lắng nghe xem những trò chơi đó đã thực sự an toàn chưa, có những điểu gì cần chú ý khi tham gia những trò chơi đó để đảm bảo an toàn. + Sau đó GV khuyến khích HS kể xem em đã: • Từ chối khi được rủ tham gia trò chơi không an toàn như thế nào? • Khuyên can bạn không chơi trò chơi không an toàn như thế nào? - GV lưu ý HS kể rõ cách từ chối và khuyên bạn như thế nào, có sức thuyết phục hay không, qua đó rèn kĩ năng kiên định và kĩ năng thuyết phục cho HS. - Nếu HS không tự giác, tích cực tham gia chia sẻ thì GV sử dụng kĩ thuật ném bông tuyết để lôi cuốn mọi người cùng tham gia. - Yêu cầu HS lắng nghe tích cực để học tập và có thể đặt câu hỏi cho bạn nếu có gì chưa rõ, hoặc thắc mắc. Phạm Thị Mai Hương 9
  10. TrườngTH Trinh Phú 3 - GV tổng kết những chia sẻ của HS và khen ngợi các em đã tích cực vận dụng những điểu đã học vào thực tiễn cuộc sống. 3. Dự kiến sản phẩm - HS tích cực tham gia hoạt động. - Câu trả lời của HS. ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá thực hiện được hành động an toàn khi vui chơi theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau: + Tham gia trò chơi an toàn. + Từ chối sự rủ rê tham gia những trò chơi nguy hiểm. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên, nhưng chưa thường xuyên. - Cẩn cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thường xuyên. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điểu hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung. Phạm Thị Mai Hương 10