Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: An toàn cho em - Tuần 15 - Phạm Thị Mai Hương

doc 10 trang trongtan 21/10/2022 7644
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: An toàn cho em - Tuần 15 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_hoat_dong_trai_nghiem_1_ket_noi_tri_thuc_c.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: An toàn cho em - Tuần 15 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 15, TIẾT 1 Thứ hai, ngày 14 tháng 12 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: AN TOÀN CHO EM Bài: DIỄN ĐÀN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU. 1. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu con người, yêu cái đẹp, yêu cái thiện. - Trách nhiện: Hoạt động của mình. 2. Năng lực chung: - Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Mạnh dạn, tự tin thể hiện năng khiếu của bản thân trước tập thể. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết các hình thức bạo lực học đường và tác hại của bạo lực học đường. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: HS tích cực tham gia vào hoạt động. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; - Xây dựng kịch bản chương trình; tư vấn cho lớp trực tuần tổ chức hoạt động; - Bảng, bút viết; - Các tình huống bạo lực học đường đã xảy ra đối với HS của trường hoặc các tình huống đã xảy ra ở trường khác để HS tập xử lí. b) Đối với HS - HS lớp trực tuần chuẩn bị nội dung vể các hình thức bạo lực học đường và tác hại của bạo lực học đường; HS toàn trường nhớ lại, thu thập các hiện tượng bạo lực học đường đã xảy ra. III. PHƯƠNG PHÁP - Hợp tác. - Trãi nghiệm thực tiễn. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC. • Hoạt động 1: Chào cờ 1. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi cho HS. 2. Triển khai hoạt động: - HS lớp trực tuần điểu khiển lễ chào cờ và nhận xét thi đua. Phạm Thị Mai Hương 1
  2. Trường TH Trinh Phú 3 - GV trực tuần hoặc TPT/ đại diện BGH bổ sung nhận xét, phát cờ thi đua (nếu có). - GV phổ biến công việc tuần mới. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS vui vẻ, thoải mái sau khi tham gia hoạt động. • Hoạt động 2: Nhận biết các biểu hiện bạo lực học đường và tác hại của bạo lực học đường. 1. Mục tiêu: - Đưa ra được một số biểu hiện bạo lực học đường và tác hại của bạo lực học đường. 2. Triển khai hoạt động: - HS đại diện lớp trực tuần - dẫn chương trình nêu vấn để: Bạo lực học đường đang là một vấn nạn có ảnh hưởng rất xấu đến tâm lí, sức khoẻ của người bị bạo lực. Theo các bạn: 1/ Bạo lực học đường thường biểu hiện dưới các hình thức nào? 2/ Bạo lực học đường gây tác hại như thê' nào đối với người bị bạo lực, người chứng kiên? 3/ Chúng ta có chấp nhận một môi trường nhà trường, hay lớp học xảy ra những hiện tượng bạo lực không? - Micro được thành viên của lớp trực tuần chuyển đên chỗ những HS giơ tay phát biểu. Khi đã hết ý kiên tham gia, người dẫn chương trình tổng hợp ý kiên và bổ sung thêm những nội dung đã chuẩn bị vể các hình thức bạo lực học đường, tác hại của nó. Do đó, không thể để hiện tượng bạo lực học đường xảy ra trong nhà trường và ở từng lớp học. 3. Dự kiến sản phẩm: - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm. • Hoạt động 3: Giải quyết mâu thuẫn tích cực để phòng, tránh bạo lực học đường. 1. Mục tiêu. - HS biết tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè khi tham gia hoạt động. 2. Triển khai hoạt động. - Lớp trực tuần tập hợp các tình huống chứa đựng mâu thuẫn giữa HS trong lớp, trong trường và lựa chọn những tình huống điển hình nhất (tránh nói tên và lớp của những bạn có mâu thuẫn) để nêu ra cho các bạn tìm cách giải quyêt tích cực, mang tính xây dựng. Phạm Thị Mai Hương 2
  3. Trường TH Trinh Phú 3 - Với từng tình huống đểu khích lệ các bạn trong trường đưa ra những cách giải quyêt mà theo các bạn đó là tích cực, mang tính xây dựng. - Đại diện lớp trực tuần tổng hợp các cách giải quyêt đã được đưa ra đối với từng tình huống, phân tích ưu điểm và hạn chê' của từng cách giải quyêt để các bạn chọn ra những cách giải quyêt phù hợp cho từng tình huống. - Đại diện lớp trực tuần tiêp tục đặt câu hỏi: Nêu một bên thiện chí muốn giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực, nhưng bên kia không hợp tác thì chúng ta phải làm gì? - Ghi nhận những ý kiên đúng của các bạn và đưa ra thông điệp: Lúc đó cần tìm kiêm sự giúp đỡ của thầy cô, BGH nhà trường, TPT, bác bảo vệ, 3. Dự kiến sản phẩm: - HS nhận biết được của các biểu hiện bạo lực học đường. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI Yêu cầu HS các lớp tiêp tục vận dụng những hiểu biêt sau hoạt động vào giải quyêt các mâu thuẫn gặp phải trong quá trình học tập, vui chơi. ĐÁNH GIÁ - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu em thấy hiện tượng bạo lực học đường, em sẽ làm gì? - Yêu cầu HS chia sẻ thu hoạch của bản thân sau hoạt động. TUẦN 15, TIẾT 2 Thứ tư, ngày 16 tháng 12 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ: AN TOÀN CHO EM BÀI 9: PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT NẠT I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Trách nhiệm: Có ý thức tự bảo vệ bản thân, không để bị bắt nạt. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Biết cách tự bảo vệ để tránh bị bắt nạt. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + Nhận diện được các biểu hiện của bắt nạt và bị bắt nạt. + Nhận thức được quyển được bảo vệ, không bị xâm phạm thân thể và tổn thương tinh thân. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Phạm Thị Mai Hương 3
  4. Trường TH Trinh Phú 3 a) Đối với GV - Video băng nhạc bài hát Em ơi hãy kể. - Các tranh/ file ảnh vể các hình thức bắt nạt; - Các hình thức bắt nạt thường xuất hiện ở địa phương. b) Đối với HS - Nhớ lại những tình huống bản thân hoặc bạn bè bị bắt nạt; - Nhớ lại các quyển của trẻ em liên quan đến quyển được bảo vệ tinh thần và thân thể. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não - Làm việc theo cặp - Làm việc theo nhóm - Xử lí tình huống - Suy ngẫm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Khởi động: - Cho HS nghe và xem video băng nhạc bài hát Em ơi hãy kể. Sau đó GV đặt câu hỏi và khích lệ HS trả lời: Sau khi nghe bài hát này, em rút ra được điều gì? - GV chốt lại và dẫn dắt vào bài mới. - Hoặc GV sử dụng trò chơi ném bông tuyết để hỏi xem HS đã thực hiện hoạt động tiếp nối của tiết trước ở nhà như thế nào. KHÁM PHÁ - KẾT NỐI • HOẠT ĐỘNG 1: HÀNH ĐỘNG BỊ BẮT NẠT VÀ CÁCH ỨNG XỬ 1. Mục tiêu:Nhận diện được các tình huống bị bắt nạt và biết cách lựa chọn tình huống xử lí khi bị bắt nạt phù hợp. 2. Cách tiến hành a) Nhận biết các hành động bắt nạt - GV yêu cầu HS xem tranh ở hoạt động 1 trong SGK, sử dụng hiểu biết của mình để xác định các hành động biểu hiện sự bắt nạt. Phạm Thị Mai Hương 4
  5. Trường TH Trinh Phú 3 - HS thảo luận theo cặp. - Đại diện các cặp HS xung phong nêu tranh thể hiện sự bắt nạt; GV nhắc HS không nêu lại ý kiến trùng lặp với bạn đã nêu trước để tránh mất thời gian và rèn kĩ năng lắng nghe tích cực cho HS. - Những HS khác lắng nghe để bổ sung, hoặc điểu chỉnh. - GV rà soát lại từng tranh, bổ sung phần giải thích vì sao tranh đó thể hiện sự bắt nạt (nếu HS giải thích chưa rõ). - Sau mỗi biểu hiện của hành vi bắt nạt, GV nên dừng lại hỏi HS xem các em đã từng bị bắt nạt hoặc chứng kiến người khác đã bị bắt nạt như vậy chưa. - GV hỏi HS xem các em còn biết thêm các biểu hiện bắt nạt nào khác? Cách ứng xử của người bị bắt nạt như thế nào? - GV khen ngợi các bạn đã mạnh dạn chia sẻ với lớp. - GV nhận xét bổ sung thêm những biểu hiện khác của hành vi bắt nạt và chốt lại: (Lưu ý: GV cần phân tích, diễn giải/nói tự nhiên bằng sự thấu hiểu của mình, không đọc nội dung này như một sự áp đặt) - Một số biểu hiện của hành vi bắt nạt: + Đuổi + Đánh + Trấn lột đồ ăn sáng + Bắt xách cặp + Lấy đồ dùng học tập + Bắt nộp tiển + Chế giễu, xúc phạm (ví dụ: bạn khuyết tật, bạn có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, ) Phạm Thị Mai Hương 5
  6. Trường TH Trinh Phú 3 + Cấm không cho nói với người khác + Sai khiến bạn làm theo ý mình + Đe doạ nếu nói với cô giáo hoặc bố mẹ (GV có thể sử dụng sơ đồ cây, hoặc sơ đồ tư duy để thể hiện các hành vi bắt nạt). b) Lựa chọn cách ứng xử khi bị bắt nạt □ Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS quan sát 3 tranh trong SGK trang 38 và cho biết, khi bị bắt nạt em sẽ làm gì? Khi nào thì em sẽ chọn thêm cách 2 hoặc cách 3? □ Bước 2: Làm việc chung toàn lớp - GV hỏi cả lớp: Ai xung phong nói cách xử lí của mình? - Lưu ý: + Yêu cầu "Dừng lại" là phù hợp với quyền trẻ em, không ai có quyển bắt nạt trẻ; nếu kẻ bắt nạt không dừng lại thì phải doạ mách thầy, cô giáo (khi không có ai ở xung quanh giúp đỡ) hoặc kêu nhờ người giúp đỡ nếu có người ở gần đó. + Nếu HS lựa chọn cách yêu cầu: “Dừng lại” là đã khẳng định quyển trẻ em; và “mách cô giáo”, hoặc kêu người giúp là đã vận dụng kĩ năng tìm kiêm sự giúp đỡ. - GV đặt thêm câu hỏi: Có em nào có cách ứng xử khác ngoài 3 cách trên không? - GV khen ngợi HS có ý kiên riêng (nêu có). - Nêu HS đưa ra những cách khác thì GV cần phân tích mặt tích cực và hạn chê' của cách giải quyết mà các em nêu thêm. Hoặc phân tích thêm cách giải quyết nào là phù hợp trong từng bối cảnh khác nhau. - GV chốt lại những hành động ứng xử cần thiêt khi bị bắt nạt: Phạm Thị Mai Hương 6
  7. Trường TH Trinh Phú 3 + Yêu cẩu người có hành vi bắt nạt dừng lại + Mách thầy, cô giáo (hoặc người có trách nhiệm) + Kêu to để mọi người giúp đỡ + Khi cần thiết phải gọi điện thoại số 111 để được giúp đỡ. THỰC HÀNH • HOẠT ĐỘNG 2: XỬ LÍ CÁC TÌNH HUỐNG BỊ BẮT NẠT 1.Mục tiêu: HS biết cách xử lí khi bị bắt nạt. 2.Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm vận dụng cách xử lí tích cực đã tìm hiểu trong hoạt động 1, thảo luận tìm cách xử lí các tình huống nhóm được giao. - GV yêu cầu HS nhận diện thực chất của hiện tượng bắt nạt ở tình huống 2 là sự chế giễu - hình thức bạo lực tinh thần. - GV yêu cầu các nhóm xung phong thể hiện cách xử lí của nhóm mình trước lớp. Các nhóm còn lại tập trung quan sát và lắng nghe cách xử lí của nhóm bạn để nhận xét, góp ý. - Sau khi hai nhóm thể hiện cách xử lí hai tình huống, GV hỏi HS có nhóm nào có cách xử lí khác thì xung phong chia sẻ trước lớp. Lưu ý: - Nêu HS lựa chọn phương án xử lí “Từ chối không đưa” trong tình huống 1 hoặc nói “Các bạn không được nói tớ như vậy” trong tình huống 2 thì GV cần hỏi thêm: Nếu người bắt nạt không dừng lại thì em cần làm gì? - Nêu HS trả lời được tiếp là “Em sẽ thưa cô giáo” hoặc “Kêu to nhờ người khác giúp đỡ” là câu trả lời đúng. - Còn nêu HS không có cách giải quyêt khác thì GV cùng cả lớp phân tích cách xử lí của hai nhóm. GV giải thích, bổ sung và chốt lại cách xử lí phù hợp. - GV kết luận: Khi bị bắt nạt, em cần nói để họ dừng lại, nêu không được phải Phạm Thị Mai Hương 7
  8. Trường TH Trinh Phú 3 báo cho người lớn biết để được giúp đỡ và thoát khỏi tình trạng bị bắt nạt. VẬN DỤNG * HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HIỆN ỨNG XỬ PHÙ HỢP KHI BỊ BẮT NẠT TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY - GV yêu cầu từng HS vể nhà thực hiện ứng xử phù hợp nếu gặp các tình huống bị bắt nạt trong gia đình và ở nơi công cộng. - Yêu cầu các bạn cư xử thân thiện với bạn bè trong và ngoài lớp học. Tổng kết: - GV yêu cầu HS chia sẻ những điểu thu hoạch/ học được/ rút ra bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động. - GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Khi bị bắt nạt, ép buộc, em phải nói “Không” và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy. TUẦN 15, TIẾT 3 Thứ sáu, ngày 18 tháng 12 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: AN TOÀN CHO EM Bài : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết khuyên bạn không bắt nạt các bạn khác. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: HS cam kết thực hiện các yêu cầu xây dựng lớp học thân thiện 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống. + HS thực hiện một số việc cam kết xây dựng lớp học thân thiện. + HS biết đánh gia bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt. b) Đối với HS - Kiến thức từ những tiết học trước. - Thẻ đánh giá theo 3 mức độ. Phạm Thị Mai Hương 8
  9. Trường TH Trinh Phú 3 III. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Hoạt động 1: Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau. 1. Mục tiêu: - HS nhận biết được những điều đã thực hiện tốt để tiếp tục phát huy và những điều còn hạn chế để sau này khắc phục. 2. Triển khai hoạt động: a) Sơ kết tuần: - GV gợi ý cán bộ lớp, tổ trưởng để các em thực hiện. - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết theo từng tổ về các mặt: + Học tập: Thái độ, tinh thần học tập. + Nền nếp: Ý thức giữ gìn vệ sinh, đồ dùng học tập, thái độ thực hiện nội quy nhà trường. - Tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân, tổ hoàn thành tốt. b) Kế hoạch tuần sau: - GV cùng HS thảo luận, lập kế hoạch cho tuần sau. 3. Dự kiến sản phẩm: - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết được các hoạt động trong tuần qua. - HS tích cực tham gia hoạt động. • Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề 1. Mục tiêu: HS cam kết thực hiện các yêu cầu xây dựng lớp học thân thiện 2. Cách tiến hành - GV nêu những yêu cầu để có lớp học an toàn, thân thiện như: + Giúp nhau trong học tập, khi gặp khó khăn. + Chơi hoà đồng với tất cả các bạn. + Tự giác thực hiện những quy định của trường, lớp. + Không bắt nạt nhau. + Tránh gây ra sự không an toàn trong lớp. - GV yêu cầu HS nêu lên những hành động tích cực, đáng khích lệ, cả những hành động không mong đợi đã thể hiện trong lớp cần khắc phục. - HS cam kết thực hiện các yêu cầu của lớp học an toàn, thân thiện. ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau: Phạm Thị Mai Hương 9
  10. Trường TH Trinh Phú 3 + Nhận biết được các biểu hiện của bắt nạt. + Biết ứng xử phù hợp khi bị bắt nạt. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên, nhưng chưa thường xuyên. - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thường xuyên. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điểu hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung sau: - Sự chuẩn bị cho hoạt động của chủ để. - Có hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong hợp tác nhóm không. - Có tích cực, tự giác, có trách nhiệm khi tham gia hoạt động chung không. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung. Phạm Thị Mai Hương 10