Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Em quý trọng bản thân - Tuần 20- Phạm Thị Mai Hương
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Em quý trọng bản thân - Tuần 20- Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ke_hoach_giao_duc_hoat_dong_trai_nghiem_1_ket_noi_tri_thuc_c.doc
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Em quý trọng bản thân - Tuần 20- Phạm Thị Mai Hương
- Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 20, TIẾT 1 Thứ hai, ngày 11 tháng 1 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN Bài: NGÀY HỘI TRÌNH DIỄN THỜI TRANG I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Nhân ái: Đưa ra ý tưởng và thể hiện được ý tưởng trong việc trình diễn thời trang. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: HS biết chia sẽ ý tưởng trong việc trình diễn thời trang. 3. Năng lực đặc thù -Năng lực thích ứng với cuộc sống. + HS thực hiện một số ý tưởng trong việc trình diễn thời trang. + HS biết đánh gia bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. I. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với nhà trường và GV - Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; - Kịch bản chương trình và tiêu chí chấm thi; - Phân công GV hỗ trợ các lớp trong việc chuẩn bị cho ngày hội trình diễn thời trang; - BGK chấm thi. - GVCN: + Chọn 10 HS nam, nữ mỗi lớp tham gia trình diễn thời trang và tổ chức tập dượt. + Phân công HS tham gia tiết mục văn nghệ trong ngày hội trình diễn thời trang. + Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy tham gia hoạt động tập thể. b) Đối với HS - Đưa ra ý tưởng và thể hiện ý tưởng trình diễn thời trang của lớp. - Chuẩn bị trang phục theo ý tưởng và tập dượt tại lớp, chuẩn bị cho ngày hội. - Tập các tiết mục văn nghệ theo sự phân công. II. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Suy ngẫm. - Trãi nghiệm thực tiễn. Phạm Thị Mai Hương 1
- Trường TH Trinh Phú 3 III .CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Chào cờ. 1. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ. Khi chia sẻ, trình bày và hợp tác cùng các bạn. 2. Triển khai hoạt động: - HS lớp trực tuần điểu khiển lễ chào cờ và nhận xét thi đua. - GV trực tuần hoặc TPT/ đại diện BGH bổ sung nhận xét, phát cờ thi đua (nếu có) và phổ biến công việc tuần mới. 3. Dự kiến sản phẩm. - HS vui vẻ, thoải mái sau khi tham gia hoạt động. * Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ: 1. Mục tiêu: - Biết được một số ý tưởng trong việc trình diễn thời trang. 2. Triển khai hoạt động: - HS làm nhiệm vụ dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ. - HS các lớp lên biểu diễn văn nghệ theo lời của người dẫn chương trình. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS có thêm 1 số kiến thức cơ bản về “ Ngáy hội trình diễn thời trang ”. - HS tích cực tham gia các hoạt động với khả năng của HS. * Hoạt động 3: Thi trình diễn thời trang: 1. Mục tiêu. - HS biết tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè khi tham gia hoạt động. 2. Triển khai hoạt động. - HS dẫn chương trình giới thiệu lần lượt từng đội của các lớp trình diễn thời trang. - HS các lớp lên sân khấu trình diễn thời trang sau lời giới thiệu. - BGK chấm điểm cho các đội theo các tiêu chí: + Vể nội dung: Giới thiệu được ý tưởng trình diễn trang phục. + Vể hình thức: Trang phục đẹp, phù hợp với hoạt động và lứa tuổi HS. + Thể hiện được tính sáng tạo. + Cách thức trình diễn: bước đi tự tin, nét mặt vui tươi, các động tác trình diễn có sự phối hợp hài hoà, đồng đểu. - Tổ chức cho HS bình chọn tiết mục trình diễn của các đội. - BGK hội ý và công bố kết quả. - Phát phần thưởng cho những đội trình diễn thời trang được bình chọn. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS nghe GV phụ trách nhận xét, qua đó tự đánh giá bản thân. Phạm Thị Mai Hương 2
- Trường TH Trinh Phú 3 HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI - Hướng dẫn, yêu cầu HS thường xuyên sử dụng trang phục hợp lí để luôn tự tin trong các hoạt động và bảo vệ sức khoẻ của bản thân. - Dặn dò, nhắc nhở HS rèn luyện thói quen ăn mặc gọn gàng, chỉnh tể, phù hợp khi đi học, khi tham gia các hoạt động ở trường, gia đình và xã hội. ĐÁNH GIÁ - TPT nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi tham gia trình diễn thời trang, tuyên dương những tập thể, cá nhân có y lưởng sáng Lạo và được bình chọn trong hội thi trình diễn thời trang. - Mời HS chia sẻ ý kiến theo câu hỏi gợi ý: + Em có thích được tham gia trình diễn thời trang không? + Em có thích nhất điều gì trong buổi trình diễn thời trang? Phạm Thị Mai Hương 3
- Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 20, TIẾT 2 Thứ tư, ngày 13 tháng 1 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN BÀI 11: SỬ DỤNG TRANG PHỤC HẰNG NGÀY I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Trách nhiệm: Có ý thức tự chăm sóc bản thân bằng việc sử dụng trang phục phù hợp. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Biết cách tự chăm sóc bản thân bằng việc sử dụng trang phục phù hợp. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: - Biết cách sử dụng trang phục phù hợp khi ở nhà, ra đường và đến trường; - Bước đầu rèn luyện, hình thành thói quen tự lập trong việc sử dụng trang phục cho bản thân; - Hứng thú, tự giác thực hiện việc sử dụng trang phục hợp lí để tự chăm sóc bản thân. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Phần thưởng phát cho cá nhân, nhóm/ đội thực hiện tốt; - Video clip về một số trang phục và cách chuẩn bị trang phục của HS; - Máy tính, máy chiếu (nếu có). b) Đối với HS - Mỗi tổ chuẩn bị: một bộ quần áo mặc ở nhà, một bộ đồng phục hoặc quần áo mặc đi học. Đối với các trường ở miền Bắc và những nơi có khí hậu lạnh, cần có một số trang phục mùa đông như áo rét, tất, mũ, giày, ủng, khăn quàng, ; - Thẻ hai mặt: một mặt xanh và một mặt đỏ. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não - Thảo luận theo nhóm - Suy ngẫm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Khởi động: GV cho HS cả lớp hát/ đọc thơ hoặc tổ chức trò chơi có nội dung liên quan đến việc sử dụng trang phục. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI Phạm Thị Mai Hương 4
- Trường TH Trinh Phú 3 • Hoạt động 1: Xác định những bạn biết sử dụng trang phục phù hợp. 1. Mục tiêu: HS nhận biết được những bạn sử dụng trang phục phù hợp trong tranh. 2. Cách tiến hành - GV nêu các câu hỏi: 1/ Kể tên những trang phục mà em có. 2/ Theo em, trang phục có tác dụng gì? 3/ Ai chuẩn bị trang phục hằng ngày cho em? - Gọi một số HS trả lời từng câu hỏi. Có thể cho HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ để thực hiện nhiệm vụ sau: Em hãy vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để xác định những bạn biết sử dụng trang phục phù hợp trong các tranh ở hoạt động 1. - Mời đại diện một số HS trình bày kết quả thực hiện hoạt động 1 và giải thích ý kiến của mình. - Yêu cầu HS trong lớp thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của bạn bằng cách giơ the học tập. Có thể mời một số HS giải thích vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của bạn. - Mời một số HS liên hệ bản thân trong việc sử dụng trang phục hằng ngày. Nhấn mạnh việc các em tự chuẩn bị và sử dụng trang phục. - Nhận xét và khen ngợi, động viên những HS trả lời tốt, biết tự giác chuẩn bị trang phục cho bản thân và xác định được việc sử dụng trang phục phù hợp, chưa phù hợp. Phạm Thị Mai Hương 5
- Trường TH Trinh Phú 3 Kết luận hoạt động 1: Có nhiều loại trang phục như quần, áo, mũ (nón), tất (vớ), giày, dép, Trang phục có tác dụng bảo vệ cơ thể, giữ cho cơ thể tránh được những tác động xấu của thời tiết như nắng, nóng, rét, làm đẹp cho con người và giúp chúng ta tự tin, thoải mái khi tham gia các hoạt động. Vì vậy, để tự chăm sóc bản thân, các em cần sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết, khí hậu và hoạt động hằng ngày. THỰC HÀNH • Hoạt động 2: Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết, hoạt động hằng ngày. 1. Mục tiêu: HS biết lựa chọ trang phục phù hợp với thời tiết, hoạt động. 2. Cách tiến hành - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ: Lựa chọn các trang phục được thể hiện trong tranh phù hợp cho từng hoạt động dưới đây: + Đi học ngày nắng nóng. + Đi học vào mùa đông. + Chơi thể thao. + Đi ngủ. Lưu ý: Với mỗi hoạt động, có thể lựa chọn vài loại trang phục, bao gồm quần, áo, giày, dép, mũ, khăn, tất, Nếu trong tranh chưa thể hiện trang phục cần có, các em có thể bổ sung trang phục phù hợp. - Mời đại diện từng nhóm lên bảng trình bày kết quả lựa chọn trang phục của nhóm mình. Các bạn trong lớp quan sát và nhận xét. - GV nhận xét kết quả thực hành. Dựa vào ý kiến trình bày của HS và những lỗi HS dễ mắc phải khi sử dụng trang phục. GV có thể nêu một số điểm cần lưu ý về việc lựa chọn, sử dụng trang phục. Ví dụ: + Để lựa chọn và sử dụng trang phục đi học phù hợp với thời tiết, nên chú ý nghe dự báo thời tiết từ tối hôm trước, nhất là những ngày rét của mùa đông. Phạm Thị Mai Hương 6
- Trường TH Trinh Phú 3 + Khi đi học ngày nắng nóng, chú ý đội mũ để tránh bị say nắng, cảm nắng. + Vào những ngày trời lạnh, sau khi chơi hoặc tham gia các hoạt động, nếu thấy người nóng, ra nhiều mồ hôi có thể tạm thời cởi bớt áo ngoài. VẬN DỤNG • Hoạt động 3: Sử dụng trang phục phù hợp với các hoạt động hằng ngày. 1. Mục tiêu: HS biết sử dụng trang phục phù hợp với các hoạt động hằng ngày. 2. Cách tiến hành GV yêu cầu HS về nhà thực hiện những việc sau: - Chia sẻ với bố mẹ, người thân những điều đã trải nghiệm về việc lựa chọn, sử dụng trang phục. - Nhờ bố mẹ, người thân hướng dẫn thêm cách sử dụng trang phục phù hợp và nhận xét việc sử dụng trang phục hằng ngày của em. - Rèn luyện để hình thành thói quen lựa chọn, sử dụng trang phục phù hợp với các hoạt động hằng ngày. Tổng kết: - HS chia sẻ những điều đã học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm và cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động. - GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Lựa chọn và sử dụng trang phục hợp lí giúp các em bảo vệ cơ thể và làm đẹp hình ảnh của bản thân, đồng thời rèn luyện thói quen tự lập, cẩn thận. Phạm Thị Mai Hương 7
- Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 20, TIẾT 3 Thứ sáu, ngày 15 tháng 1 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN Bài : SINH HOẠT LỚP III. MỤC TIÊU 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS có ý thức sử dụng trang phục hợp lí trong từng hoàn cảnh. 3. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: HS biết tự chuẩn bị trang phục hằng ngày. 4. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống. + HS biết chia sẻ những thay đổi về thói quen ăn uống của mình. + HS nhận xét được việc sử dụng trang phục của bạn. + HS biết đánh giá bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt. b) Đối với HS - Kiến thức từ những tiết học trước. - Thẻ đánh giá theo 3 mức độ. V. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Suy ngẫm. VI. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Hoạt động 1: Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau. 1. Mục tiêu: - HS nhận biết được những điều đã thực hiện tốt để tiếp tục phát huy và những điều còn hạn chế để sau này khắc phục. 2. Triển khai hoạt động: a) Sơ kết tuần: - GV gợi ý cán bộ lớp, tổ trưởng để các em thực hiện. - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết theo từng tổ về các mặt: + Học tập: Thái độ, tinh thần học tập. + Nền nếp: Ý thức giữ gìn vệ sinh, đồ dùng học tập, thái độ thực hiện nội quy nhà trường. - Tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân, tổ hoàn thành tốt. b) Kế hoạch tuần sau: - GV cùng HS thảo luận, lập kế hoạch cho tuần sau. 3. Dự kiến sản phẩm: Phạm Thị Mai Hương 8
- Trường TH Trinh Phú 3 - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết được các hoạt động trong tuần qua. - HS tích cực tham gia hoạt động. • Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề 1. Mục tiêu: + HS biết chia sẻ những thay đổi về thói quen ăn uống của mình. + HS nhận xét được việc sử dụng trang phục của bạn. + HS biết đánh giá bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. 2. Cách tiến hành GV tổ chức cho HS chia sẻ trong lớp: - Những điều em đã làm được trong việc lựa chọn, sử dụng trang phục cho bản thân; - Ý kiến nhận xét của bố mẹ và cảm nhận của em khi biết sử dụng trang phục phù hợp. ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thường xuyên thực hiện được các yêu cầu sau: + Tự lựa chọn và sử dụng được trang phục phù hợp với hoạt động hằng ngày. + Tự tin lựa chọn và sử dụng trang phục cho bản thân. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên. -Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên. Phạm Thị Mai Hương 9
- Trường TH Trinh Phú 3 b) Đánh giá theo tổ/ nhóm GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điểu hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung sau: - Có sáng tạo trong thực hành không. - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung. Phạm Thị Mai Hương 10