Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 30, 31, 32

doc 10 trang trongtan 21/10/2022 10385
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 30, 31, 32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_dao_duc_1_ket_noi_tri_thuc_tuan_30_31_32.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Đạo đức 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 30, 31, 32

  1. TUẦN 30 Thứ hai ngày tháng năm 2021 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 8: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Bài 27: PHÒNG, TRÁNH THƯƠNG TÍCH DO BỊ NGÃ Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng tránh thương tích. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh thương tích. 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của việc bị ngã. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi an toàn, không đồng tình với hành vi không an toàn. - NL điều chỉnh hành vi: Chủ động thực hiện những cách xử lí phòng tránh thương tích II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Đi tới trường”-sáng tác: Đức Bằng), gắn với bài học “Phòng, tránh thương tích do ngã”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điều kiện). III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Đi tới trường" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - GV bật bài hát “Đi tới trường” hoặc bắt nhịp để HS hát theo bài hát này. - GV đặt câu hỏi: Hằng ngày, các em đi tới trường như thế nào? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Em cần đi cần thận để tránh bị ngã, em cũng cần học cách phòng, tránh thương tích do ngã. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 8: Phòng, tránh tai nạn thương tích, bài: Phòng, tránh thương tích do ngã” 2. Hoạt động khám phá vấn đề: Nhận biết những tình huống có thể dẫn đến thương tích do ngã và hậu quả của nó. a. Mục tiêu 1
  2. - HS nêu được các tình huống nguy hiểm có thể gây a thương tích do bị ngã. b. Cách tiến hành - GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sáttranh trong SGK). - GV nêu yêu cầu: Em hãy cho biết nguyên nhân gây ngã và hậu quả của nó. Em cầnlàm gì để phòng, tránh thương tích do ngã? - GV gợi ý các nguyên nhân gây ngã: trèo cây, đùa nghịch khi đi cầu thang, leo trèotrên bậu cửa, chạy đùa dưới sân ướt, - Việc bị ngã sẽ khiến em có thể bị tổn thương: xước tay, chân; chảy máu; gãy tay,chân, chấn thương các bộ phận cơ thể gây tổn hại đến sức khoẻ. c. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận Kết luận: Không trượt trên tay vịn cầu thang, không đứng, ngồi trên bậu cửa sổ, không trèo cây hái quả, cẩn thận khi đi qua sàn ướt, để phòng, tránh tai nạn thương tích do ngã. 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm. a. Mục tiêu HS biết lựa chọn việc nên làm và không nên làm b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát tranh mục Luyện tập trong SGK. - GV giới thiệu về từng tình huống và hỏi về những hành động nên làm và không nên làm. - GV gợi ý các tình huống không nên làm: + Tranh 1: Đuổi nhau trong khu vực xây dựng nhiều cát, sỏi + Tranh 2: Đùa nghịch khi đi thang cuốn + Tranh 3: Ngồi trên lưng trâu giục trâu chạy/Muốn được lên lưng trâu như anh lớn hơn. - GV gợi ý các tình huống nên làm: + Tranh 4: Dắt trâu sát lê' đường + Tranh 5: Mặc đồ bảo hộ, đội mũ bảo hiểm khi chơi thể thao + Tranh 6: Đứng ngay ngắn, không đùa nghịch khi đi thang cuốn. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: Để phòng, tránh thương tích do ngã, chúng ta cần làm theo các bạn trongtranh 4, 5 và 6; không nên làm theo các bạn trong tranh 1, 2 và 3. - Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn cách em phòng, tránh thương tích do ngã. 2
  3. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặccác em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh thương tích do ngã. - 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên a. Mục tiêu HS biết đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn b. Cách tiến hành - GV giới thiệu tranh tình huống: + Tranh 1: Minh rủ Nam vào một ngôi nhà đang xây dựng chưa có lan can và tường bảo vệ trên cao để chơi trốn tìm. + Tranh 2: Mai trèo lên cây để lấy chiếc diều bị mắc. - GV gợi ý: HS có thể đưa ra những lời khuyên khác nhau: 1/ Các bạn không nên làm thế vì rất nguy hiểm. 2/ Các bạn nên chọn chỗ chơi an toàn. 3/ Mai ơi, đừng trèo cây, bạn nên nhờ người lớn lấy giúp! - GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Đưa ra cách xử lí hay. * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS đưa ra lời khuyên phù hợp . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: Chúng ta không nên leo trèo, không chơi ở những nơi nguy hiểm. Hoạt động 2: Em thực hiện một số cách phòng, tránh thương tích do ngã a. Mục tiêu Rèn luyện thói quen phòng, tránh thương tích do ngã. b. Cách tiến hành - HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh thương tích do ngã. HS có thể tưởng tượng vàđóng vai nhắc bạn cách phòng, tránh thương tích do ngã (không leo trèo, cần thậnkhi đi lại trên sàn ướt, đội mũ bảo hiểm và mang đồ bảo vệ khi chơi thể thao, )trong các tình huống khác nhau. - Ngoài ra, GV có thể cho HS đưa ra những lời khuyên đối với các việc không nên làm trong phần Luyện tập. Kết luận: Em thực hiện phòng, tránh thương tích do ngã để đảm bảo an toàn cho bản thân. Thông điệp:GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìnvàoSGK), đọc. 3
  4. TUẦN 31 Thứ hai ngày tháng năm 2021 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 8: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Bài 28: PHÒNG, TRÁNH ĐIỆN GIẬT Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng tránh điện giật 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh điện giật 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của điện giật - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh điện giật - NL điều chỉnh hành vi: Chủ động thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh điện giật. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh (các hình ảnh an toàn và hình ảnh vê' điện giật), truyện, hình dán mặtcười - mặt mếu, bài thơ, bài hát, trò chơi, gắn với bài học “Phòng, tránh điện giật”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint (nếu có điều kiện). III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: Tổ chức hoạt động tập thể - chơi trò chơi "Ai nhanh hơn" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - GV chuẩn bị khoảng 10 hình ảnh (gồm các hình ảnh an toàn và hình ảnh bị điện giật). - GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời thật nhanh bằng dấu hiệutay (ngón tay cái chỉ lên trời với các bức tranh làm em cảm thấy an toàn; ngón tay cái chỉ xuống dưới với các bức tranh tình huống em cảm thấy nguy hiểm). - GV khen HS có câu trả lời nhanh và chính xác nhất. Kết luận: Em cần học cách phòng, tránh điện giật để bảo vệ bản thân. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 8: Phòng, tránh tai nạn thương tích, bài: Phòng, tránh điện giật” 4
  5. 2. Hoạt động khám phá vấn đề: Nhận biết những tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến điện giật và hậu quả của nó a. Mục tiêu - HS nêu được các tình huống nguy hiểm dẫn đến điện giật b. Cách tiến hành - GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS nhìn (hoặc HS quan sát tranhtrong SGK). - GV đặt câu hỏi: + Em hãy quan sát tranh và cho biết những tình huống có thể dẫn tới điện giật. + Vi sao các tình huống trong tranh có thể dẫn đến tai nạn điện giật? + Em hãy nêu những hậu quả của việc bị điện giật. + Em hãy kể thêm các tình huống có thể dẫn đến điện giật? + Em sẽ làm gì để phòng, tránh bị điện giật? c. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận Chơi gẩn nguổn điện hở, thả diều dưới đường dây điện, cắm phích cắm vào ổ điện, đi gần nơi có đường dây điện rơi gần mặt đất, là những tình huống có thể dẫn đến tai nạn điện giật. Tai nạn điện giật để lại những hậu quả nặng nề: tổn thương cơ thể, ngừng hô hấp, 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm a. Mục tiêu HS biết lựa chọn hành vi an toàn và hành vi không an toàn. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xem tranh ở mục Luyện tập trong SGK. - GV đặt câu hỏi cho từng tình huống tương ứng với mỗi bức tranh. Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao? - GV có thể gợi mở thêm các tình huống khác, nếu còn thời gian. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: Không chơi gần trạm biến áp, không chọc que vào ổ điện, tránh xa chỗ dây điện bị đứt để phòng, tránh tai nạn điện giật. - Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Em đã phòng, tránh điện giật như thế nào? Hãy chia sẻ với bạn. GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặccác em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. 5
  6. GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh điện giật. 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên a. Mục tiêu HS biết đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn b. Cách tiến hành - GV giới thiệu tranh tình huống: Trời nóng, Minh và Quang cởi áo chơi đùa. Quangnghịch ngợm, ném áo của Minh lên cột điện, Minh định trèo lên lấy. - GV nêu yêu cầu: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn Minh. - GV gợi ý: HS có thể đưa ra những lời khuyên khác nhau: 1/ Minh ơi, đừng làm vậy nguy hiểm đấy! 2/ Minh ơi, bạn hãy nhờ người lớn lấy giúp. 3/ Minh ơi, cần thận điện giật nhé! - GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Đưa ra cách xử lí hay. * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS đưa ra lời khuyên phù hợp . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: Không chơi gần, tránh xa nơi có nguồn điện để phòng, tránh bị điện giật. Hoạt động 2: Em thực hiện một số cách phòng, tránh bị điện giật a. Mục tiêu Rèn luyện thói quen phòng, tránh điện giật b. Cách tiến hành - HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh bị điện giật. HS có thể tưởng tượng và đóng vainhắc bạn cách phòng, tránh bị điện giật (chọn chỗ chơi an toàn, không tự ý sử dụng đồ điện, ) trong các tình huống khác nhau. - Ngoài ra, GV có thể cho HS đưa ra những lời khuyên đối với các việc không nên làm trong phần Luyện tập. Kết luận: Em thực hiện phòng, tránh bị điện giật để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc. 6
  7. TUẦN 32 Thứ hai ngày tháng năm 2021 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 8: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Bài 29: PHÒNG, TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng tránh ngộ độc thực phẩm 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của ngộ độc thực phẩm. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm. - NL điều chỉnh hành vi: Chủ động thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát, video clip gắnvới bài học “Phòng, tránh ngộ độc thực phẩm”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điều kiện). III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: Tổ chức hoạt động tập thể - đọc bài "Về ngộ độc thực phẩm" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành GV đặt câu hỏi: Qua bài vè trên em biết cách phòng, tránh ngộ độc nào? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Có rất nhiều cách để phòng, tránh ngộ độc: không ăn thức ăn không rõ nguồn gốc, tránh xa các loại hoá chất, không thử các thức ăn lạ, không uống thuốc quá liều, Em cần học cách phòng, tránh ngộ độc. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 8: Phòng, tránh tai nạn thương tích, bài: Phòng, tránh ngộ độc thực phẩm” 2. Hoạt động khám phá vấn đề: Hoạt động 1: Nhận diện những tình huống có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm 7
  8. a. Mục tiêu - HS nhận biết những nguyên nhân và hậu quả của ngộ độc thực phẩm. b. Cách tiến hành - GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sáttranh trong SGK). - GV nêu yêu cầu: + Em hãy quan sát tranh và cho biết những tình huống nào có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm? + Em hãy nêu hậu quả của ngộ độc thực phẩm. + Theo em, còn những tình huống nào khác có thể dấn đến ngộ độc thực phẩm? + Em cần làm gì để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm? - GV gợi ý để HS trả lời: + Có rất nhiêu nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phâm: ăn thức ăn không che đậy kín, uống nước chưa đun sôi, ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ + Những nguyên nhân này gây ra hậu quả: đau bụng, ảnh hưởng đến sức khoẻ. c. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận Bảo vệ thức ăn khỏi ruồi muỗi, ăn chín, uống sôi, để riêng thịt và rau quả, rửa sạch thực phẩm, rửa taỵ sạch sẽ trước khi ăn để tránh vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm. 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm a. Mục tiêu HS biết lựa chọn hành vi an toàn và hành vi không an toàn. b. Cách tiến hành - GV chiếu hoặc treo tranh của mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặctrong SGK. Sau đó, chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào khôngnên làm và giải thích vì sao. - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào hành vi nên làm,sticker mặt mếu vào hành vi không nên làm. HS có thể dùng thẻ học tập hoặc dùngbút chì đánh dấu vào tranh, sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình. - GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d.Kết luận: - Việc nên làm: Rửa tay sạch trước khi ăn (tranh 1); Đậy kín thức ăn để tránh ruồi(tranh 2); Uống nước đã được đun sôi (tranh 4). - Việc không nên làm: Uống nước trực tiếp từ vòi (tranh 3); Ăn bắp ngô bị ruồi 8
  9. đậu (tranh 5). - Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Em đã phòng, tránh ngộ độc thực phẩm như thế nào? Hãy chia sẻvới bạn. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặccác em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh ngộ độc thực phẩm. - 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Xử lí tinh huống a. Mục tiêu HS biết xử lí các tình huống nguy hiểm dẫn đến ngộ độc thực phẩm. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu tình huống: Hiếu và em đi hội chợ gần nhà. Em của Hiếu rất thíchnước ngọt có màu xanh đỏ và đòi Hiếu mua. Nếu là Hiếu, em sẽ nói gì? - GV gợi ý các phương án trả lời và nhận xét tính hợp lí của phương án. 1/ Em ơi, mình không nên uống nước không rõ nguồn gốc. 2/ Em ơi, vê nhà anh sẽ nói với mẹ pha nước cam cho anh em mình nhé. 3/ Em ơi, những nước này có phẩm màu độc hại mình không nên mua uống. - GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Đưa ra cách xử lí hay. * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS đưa ra lời khuyên phù hợp . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: Không nên sử dụng đồ ăn, nước uống không rõ nguồn gốc. Hoạt động 2: Em thực hiện một số cách phòng, tránh ngộ độc thực phẩm a. Mục tiêu Rèn luyện thói quen phòng, tránh ngộ độc thực phẩm b. Cách tiến hành - HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh ngộ độc thực phẩm. HS có thể tưởng tượng và đóng vai nhắc bạn cách phòng, tránh ngộ độc thực phẩm (ăn chín, uống sôi, khôngdùng thực phẩm quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt ngoài đường, ) trong các tình huống khác nhau. - Ngoài ra, GV có thể cho HS đưa ra những lời khuyên đối với các việc không nên làm trong phần Luyện tập. Kết luận: Em thực hiện phòng, tránh ngộ độc thực phẩm để đảm bảo an toàn cho bản thân. Thông điệp:GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. 9