Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: An toàn cho em - Tuần 16 - Phạm Thị Mai Hương

doc 13 trang trongtan 21/10/2022 13045
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: An toàn cho em - Tuần 16 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_hoat_dong_trai_nghiem_1_ket_noi_tri_thuc_c.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: An toàn cho em - Tuần 16 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 16, Tiết 1 Thứ hai, ngày 21 tháng 12 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm Chủ đề: AN TOÀN CHO EM Bài: AN TOÀN CHO NỤ CƯỠI TRẺ THƠ I. MỤC TIÊU. 1. Phẩm chất: - Nhân ái: Ghét cái xấu, cái ác. - Trung thực: Tôn trọng lẽ phải. 2. Năng lực chung: - Tự chủ, tự học: Biết được một số việc cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân khi ở nhà và nơi công cộng. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được các hành động đảm bảo an toàn cho bản thân phù hợp với lứa tuổi. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: a) Đối với GV: - Các hình biển báo giao thông. - Câu hỏi để tổ chức thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ. - Hệ thống âm thanh; bài hát Đi đường em nhớ (sáng tác: Hoàng Văn Yến) làm nển cho hoạt động. - Câu đố cho trò chơi giải ô chữ vể đồ dùng trong gia đình; các chữ cái và bảng để đính các chữ cái, trong đó các chữ cái ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH có màu khác các chữ còn lại (xem ở phần Phụ lục để chuẩn bị). - Phân công hai HS dẫn chương trình. - Phân công lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ bài Em đi qua ngã tư đường phô' (sáng tác: Hoàng Văn Yến). - Ba chuông hoặc trống làm tín hiệu cho ba đội thi. - Chuẩn bị ba đội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ; ba đội tham gia trò chơi giải ô chữ. - Ba dụng cụ cắm cờ, 30 cờ đỏ nhỏ (dùng để cắm trên bàn). - Thành lập BGK chấm thi; - Phần thưởng dành cho các đội đạt Nhất, Nhì, Ba thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và trò chơi giải ô chữ. b) Đối với HS. Phạm Thị mai Hương 1
  2. Trường TH Trinh Phú 3 - Các lớp được phân công nhiệm vụ tích cực, tranh thủ thời gian luyện tập các tiết mục để tham gia hoạt động có hiệu quả. - HS toàn trường tìm hiểu một số quy định của Luật Giao thông đường bộ, các biển báo giao thông một tuần trước khi tham gia hoạt động. III. PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận. - Hợp tác. - Suy ngẫm. - Sắm vai. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC. * Hoạt động 1: Chào cờ . 1. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ. Khi chia sẻ, trình bày và hợp tác cùng các bạn. 2. Triển khai hoạt động: - HS điểu khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - GV trực tuần hoặc TPT/ đại diện BGH nhận xét, bổ sung, phát cờ thi đua và phổ biến kê' hoạch hoạt động tuần mới. 3. Dự kiến sản phẩm. - HS vui vẻ, thoải mái sau khi tham gia hoạt động. * Hoạt động 2: Tìm hiểu luật giao thông: 1. Mục tiêu: - Biết được một số việc cần làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 2. Triển khai hoạt động: * Bước 1: GV phụ trách mời ba đội vào vị trí thi, thử chuông (trống), các đội tự giới thiệu vể đội của mình: tên đội, số thành viên, đội trưởng, mong muốn của đội. * Bước 2: GVphụ trách phổ biến luật thi: Các đội lắng nghe câu hỏi, sau khi có tín hiệu “Bắt đầu” thì mới được bấm chuông. Đội nào bấm chuông nhanh nhất được quyển trả lời. Trả lời đúng được cắm một cờ đỏ. Đội nào bấm chuông khi chưa có tín hiệu “Bắt đầu” là mất lượt. * Bước 3: Tiên hành thi: Hai HS dẫn chương trình. Một bạn đọc câu hỏi to, rõ ràng, chuẩn. Một bạn quan sát, lắng nghe tín hiệu chuông của các đội chính xác, mời đội bấm chuông nhanh nhất trả lời câu hỏi. BGK nhận xét câu trả lời đúng hay sai. Nếu trả lời đúng, dẫn chương trình mời đội cắm cờ đỏ. Nếu trả lời sai, mời các đội còn lại bấm chuông Phạm Thị mai Hương 2
  3. Trường TH Trinh Phú 3 giành quyển trả lời. Thi xong mời các đội trở vể vị trí lớp ngồi. 3. Dự kiến sản phẩm. - HS tích cực tham gia hoạt động. * Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà và nơi công cộng: 1. Mục tiêu: - Biết được một số việc cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân khi ở nhà và nơi công cộng. 2. Triển khai hoạt động: Căn cứ vào điểu kiện thực tế, các trường có thể tổ chức hoạt động này dưới hình thức thi tìm hiểu những việc cần làm và những việc nên tránh để đảm bảo an toàn khi ở nhà và khi vui chõi ở nõi công cộng hoặc tổ chức trò chơi. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS có thêm 1 số kiến thức cơ bản phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại, an toàn giao thông, * Hoạt động 4: Thi giải ô chữ về đồ dùng trong gia đình: 1. Mục tiêu: - HS biết tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè khi tham gia hoạt động. 2. Triển khai hoạt động: Các bước chơi như sau: 1/ GV phụ trách mời ba đội vào vị trí thi và giới thiệu đội của mình. 2/ Nghe phổ biến luật chơi: Lần lượt từng đội được chọn hàng ô chữ. Trọng tài nêu yêu cầu, gợi ý giải ô chữ. Các đội lắng nghe, thảo luận và ghi đáp án vào bảng. Khi có hiệu lệnh báo hết giờ, các đội giơ đáp án của đội mình. Đội nào có đáp án đúng được 1 điểm. Đáp án sai không được điểm. Đội nào giơ chậm cũng không được điểm. 3/ Chơi giải ô chữ (ở phần Phụ lục). 4/ Đại diện tổ thư kí công bố điểm của các đội. Lưu ý: Do thời gian hạn chế nên tuỳ điểu kiện, các trường có thể không thực hiện đầy đủ cả 4 hoạt động. 3. Dự kiến sản phẩm. - HS tự đánh giá bản thân và sửa đổi. * Hoạt động 5: Thi giải ô chữ về đồ dùng trong gia đình: 1. Mục tiêu: - HS biết tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè khi tham gia hoạt động. 2. Triển khai hoạt động: - GV yêu cầu HS về nhà trao đổi với bố mẹ về những việc nên/ không nên làm khi tham gia giao thông, khi ở nhà và ở nơi công cộng để đảm bảo an toàn cho Phạm Thị mai Hương 3
  4. Trường TH Trinh Phú 3 bản thân. - Cam kêt và tự giác thực hiện những cam kêt để đảm bảo an toàn cho bản thân khi ra đường, ở nhà và nơi công cộng. ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét chung tinh thần thi đấu của ba đội. Cho các đội đêm số cờ của mình có. Đội nào nhiều cờ nhất là thắng cuộc. - Phát thưởng cho các đội: Nhất, Nhì, Ba. - GV mời HS chia sẻ những thu hoạch của mình sau khi tham gia hoạt động. - GV nhận xét tinh thần, thái độ các lớp khi tham gia hoạt động. PHỤ LỤC TRÒ CHÕI GIẢI Ô CHỮ VẾ ÐỔ DÙNG TRONG GIA ÐÌNH 1. Đồ dùng để cung cấp nhiệt làm chín gạo và thực phẩm - 6 chữ cái 2. Đồ dùng để nấu trong gia đình - 3 chữ cái 3. Đồ dùng để cắt, thái thực phẩm - 3 chữ cái 4. Đồ dùng để cất giữ quần, áo, đồ đạc - 2 chữ cái 5. Đồ dùng để sách vở và ngồi học bài - 6 chữ cái 6. Đồ dùng để múc nước từ bể, chum - 3 chữ cái 7. Đồ dùng sử dụng điện được dùng để làm sạch quần áo - 7 chữ cái 8. Đồ dùng cung cấp tin tức, phim, trò chơi giải trí, ca nhạc bằng hình ảnh - 4 chữ cái 9. Đồ dùng sử dụng điện để làm lạnh, giữ cho thực phẩm lâu bị hỏng - 6 chữ cái Phạm Thị mai Hương 4
  5. Trường TH Trinh Phú 3 10. Đồ dùng cung cấp tin tức hằng ngày bằng âm thanh - 3 chữ cái 11. Đồ dùng đựng nước sôi và giữ cho nước nóng lâu - 5 chữ cái 12. Đồ dùng sử dụng điện có tác dụng làm phẳng quần áo, vải - 5 chữ cái 13. Đồ dùng được dùng để làm sạch nhà cửa - 4 chữ cái. Ðáp án Ê B P Ð U N N I o> D A O T U B A N H O C G A O M A Y G I Ã T T I V I T U L A N H Ð A I P H I C H B A N L A C H I o> 3. Dự kiến sản phẩm: - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm. Phạm Thị mai Hương 5
  6. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 16, TIẾT 2 Thứ tư, ngày 23 tháng 12 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ: AN TOÀN CHO EM BÀI 10: SỬ DỤNG AN TOÀN ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Trách nhiệm: Tự giác chấp hành những quy định về việc sử dụng đồ dùng gia đìnhan toàn khi giúp đỡ gia đình. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Biết cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + Kể tên, nêu được tác dụng của việc sử dụng một số đồ dùng trong gia đình. + Phân biệt được hành động an toàn và không an toàn về việc sử dụng đồ dùng trong gia đình. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Tranh ảnh hoặc vật thật một số dụng cụ gia đình (như dao, kéo, xô, chậu, đồ dùng bằng điện, dụng cụ chuyên dùng để gọt củ, quả, ); - Bài hát Bé quét nhà (sáng tác: Hà Đức Hậu); - Tranh ảnh hoặc hình chiếu một số hành động sử dụng đồ dùng gia đình đảm bảo an toàn và hành động sử dụng đồ dùng gia đình không an toàn (nếu có); - Các bông hoa cắt bằng giấy màu để thưởng cho HS. b) Đối với HS: Thẻ có hai mặt: mặt xanh/ mặt cười và mặt đỏ/ mặt mếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ để này liên quan tới nội dung “Sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà” ở môn Tự nhiên và Xã hội. GV nên triển khai hai tiết này gần nhau để HS có thể vận dụng, củng cố những điểu đã học. • Khởi động: GV cho cả lớp hát bài Bé quét nhà. Có thể tổ chức cho HS hát theo đĩa hình để có nhạc và múa phụ hoạ. KHÁM PHÁ - KẾT NỐI • HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH NHỮNG HÀNH ĐỘNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ AN TOÀN VÀ KHÔNG AN TOÀN 1. Mục tiêu: HS phân biệt được hành động an toàn và không an toàn về việc sử Phạm Thị mai Hương 6
  7. Trường TH Trinh Phú 3 dụng đồ dùng trong gia đình. 2. Cách thực hiện - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kể chuyện về đồ dùng gia đình”. Cách chơi như sau: Mỗi em lấy một tờ giấy, vẽ một đồ dùng gia đình mà em thích và thể hiện tác dụng, cách sử dụng đồ dùng đó. Thời gian vẽ là 3 phút. Nếu không vẽ được hoặc không vẽ kịp, có thể ghi tên và tác dụng, cách sử dụng đồ dùng đó. Khi được chỉ định, HS sẽ trình bày trước lớp những hiểu biết của em vể đồ dùng đó. HS nào vẽ đồ dùng trùng lặp với bạn đã trình bày trước sẽ nhường quyển cho bạn khác. Khi không còn ai có ý kiến khác, trò chơi kết thúc. - GV khen ngợi, động viên, khuyến khích HS. - GV nhận xét, bổ sung và khái quát: Có rất nhiểu đồ dùng gia đình. Mỗi loại đồ dùng đều có đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng riêng. Có những đồ dùng đơn giản, dễ sử dụng, không gây nguy hiểm, nhưng cũng có những đồ dùng có thể gây tai nạn, thương tích nếu không biết sử dụng đúng cách, an toàn. - Nếu có điều kiện, GV cho HS xem video clip hoặc tranh, ảnh một số dụng cụ gia đình. - Yêu cầu HS mở SGK, quan sát các tranh trong hoạt động 1. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm cặp đôi để chỉ ra những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn và không an toàn. - Mời đại diện một số nhóm HS lên bảng nêu kết quả xác định hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn và hành động sử dụng đồ dùng gia đình không an toàn. Có thể yêu cầu HS giải thích lí do vì sao em nhận định như vậy. - Những HS ngồi dưới lớp lắng nghe và quan sát. Sau khi các nhóm trình bày, GV nhắc lại từng ý kiến và yêu cầu HS cả lớp thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình bằng cách giơ thẻ. GV có thể gọi một số HS giải thích vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình. - GV tập hợp kết quả hoạt động của HS và bổ sung thêm một số hành động sử Phạm Thị mai Hương 7
  8. Trường TH Trinh Phú 3 dụng đồ dùng gia đình an toàn hoặc không an toàn vào bảng như sau: Những hành động sử dụng đổ dùng gia đình không an Những hành động sử dụng đổ dùng gia đình an toàn có thể gây tai nạn thương tích toàn Rót nước sôi từ ấm đun nước to, nặng quá sức vào Dùng chổi để quét nhà, quét sân phích Cẩm tay vào dây điện khi đang cắm điện Dùng điểu khiển bật ti-vi Dùng dao to để chặt vật cứng Dùng chậu, rổ, rá để rửa rau, vo gạo Đùa nghịch trong lúc dùng kéo cắt giấy Dùng dụng cụ chuyên gọt để gọt củ, quả Chạm tay vào ấm điện đang đun Bật quạt điện Dùng kéo cắt giấy thủ công - Nhận xét và kết luận hoạt động 1: Khi làm việc nhà, các em chú ý thực hiện những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn, phù hợp với sức của mình; tuyệt đối không được thực hiện những hành động sử dụng đồ dùng gia đình không an toàn để tránh những tai nạn, thương tích có thể xảy ra. 3. Dự kiến sản phẩm - HS tích cực tham gia học tập - HS phân biệt được những hành động sử dụng đồ dùng an toàn và không an toàn. THỰC HÀNH • HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN XÉT CÁC HÀNH VI SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH 1. Mục tiêu: HS biết nhận xét đúng về những hành vi sử dụng đồ dùng trong gia đình không an toàn 2. Cách tiến hành - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thảo luận và nhận xét hai hành vi được thể hiện trong tranh ở hoạt động 2: Phạm Thị mai Hương 8
  9. Trường TH Trinh Phú 3 + Bạn sờ tay vào ấm điện đang cắm. + Một bạn nam cầm kéo đùa với một bạn nữ. - Gợi ý HS thảo luận: Hành vi sử dụng đồ dùng gia đình của các bạn trong tranh 1, tranh 2 có an toàn không? Có thể gây tai nạn, thương tích gì? Nếu là bạn của những bạn trong tranh, em sẽ khuyên bạn như thế nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng đồ dùng gia đình? - Mời đại diện các nhóm HS lần lượt trình bày kêt quả thảo luận của nhóm mình. - Nhận xét, động viên, khuyên khích phần trình bày của các nhóm. - Mời một số HS nêu điều đã học được và cảm nhận của em sau khi tham gia hoạt động 1, 2. 3. Dự kiến sản phẩm - HS tích cực tham gia hoạt động - HS nhận xét đúng, chính xác VẬN DỤNG • HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH Ở GIA ĐÌNH 1. Mục tiêu: HS sử dụng một số đồ dùng phù hợp để làm việc nhà 2. Cách tiến hành: Yêu cầu HS vể nhà thực hiện những việc sau: - Chia sẻ với bố mẹ, người thân những điểu đã học hỏi được vể việc sử dụng dụng cụ gia đình an toàn. - Nhờ bố mẹ, người thân hướng dẫn cách sử dụng một số đồ dùng gia đình đảm bảo an toàn. - Thực hành sử dụng một số đồ dùng vào việc giúp đỡ gia đình những việc vừa sức như quét nhà, lau bàn ghế, rửa rau, chăm sóc cây, Phạm Thị mai Hương 9
  10. Trường TH Trinh Phú 3 - Nghe bố mẹ, người thân nhận xét việc sử dụng đồ dùng gia đình của em. Tổng kết: - Gọi một số HS chia sẻ những điểu học được và cảm nhận của các em sau khi tham gia các hoạt động. - GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Mỗi người cần phải biết cách và thực hiện đúng những quy định vế sử dụng an toàn đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình. Phạm Thị mai Hương 10
  11. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 16, TIẾT 3 Thứ sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: AN TOÀN CHO EM Bài : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết khuyên bạn không thực hiện những hành vi sử dụng đồ dùng không an toàn. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: HS biết chia sẽ việc sử dụng đồ dùng trong gia đình an toàn 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống. + HS thực hiện một số việc cam kết sử dụng đồ dùng an toàn. + HS biết đánh gia bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt. b) Đối với HS - Kiến thức từ những tiết học trước. - Thẻ đánh giá theo 3 mức độ. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Hoạt động 1: Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau. 1. Mục tiêu: - HS nhận biết được những điều đã thực hiện tốt để tiếp tục phát huy và những điều còn hạn chế để sau này khắc phục. 2. Triển khai hoạt động: a) Sơ kết tuần: - GV gợi ý cán bộ lớp, tổ trưởng để các em thực hiện. - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết theo từng tổ về các mặt: + Học tập: Thái độ, tinh thần học tập. + Nền nếp: Ý thức giữ gìn vệ sinh, đồ dùng học tập, thái độ thực hiện nội quy nhà trường. - Tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân, tổ hoàn thành tốt. b) Kế hoạch tuần sau: - GV cùng HS thảo luận, lập kế hoạch cho tuần sau. Phạm Thị mai Hương 11
  12. Trường TH Trinh Phú 3 3. Dự kiến sản phẩm: - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết được các hoạt động trong tuần qua. - HS tích cực tham gia hoạt động. • Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề 1. Mục tiêu: HS biết chia sẻ việc sử dụng đồ dùng trong gia đình an toàn. 2. Cách tiến hành GV tổ chức cho HS chia sẻ: - Những điều đã học được trong tiết sinh hoạt dưới cờ vể việc đảm bảo an toàn khi ở nhà và khi vui chơi ở nơi công cộng. - Những đồ dùng gia đình và cách thức sử dụng đồ dùng gia đình đảm bảo an toàn. - Việc em đã sử dụng đồ dùng trong gia đình khi làm việc nhà và ý kiến của bố mẹ, người thân vể những việc em đã làm. - Những điểu em học được và cảm nhận của em khi sử dụng đồ dùng gia đình làm việc nhà đảm bảo an toàn. Chơi trò chơi hoặc tập hát, giao lưu văn nghệ trong lớp. ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thường xuyên thực hiện được các yêu cầu sau: + Phân biệt được những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn, không an toàn. + Nhận xét được việc sử dụng đồ dùng trong nhà co an toàn hay không. + Sử dụng đồ dùng trong nhà an toàn. + Chủ động, tự tin thực hiện những hành động an toàn để bảo vệ bản thân. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên. - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điểu hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung sau: Phạm Thị mai Hương 12
  13. Trường TH Trinh Phú 3 - Chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân. - Tích cực vận dụng những hiểu biết vể sử dụng an toàn đồ dùng trong gia đình vào hoạt động thực hành. - Thái độ tham gia hoạt động: tích cực, tự giác, hợp tác, có trách nhiệm. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung. Phạm Thị mai Hương 13