Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Bảo vệ môi trường - Tuần 35

docx 11 trang trongtan 21/10/2022 18276
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Bảo vệ môi trường - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_hoat_dong_trai_nghiem_1_ket_noi_tri_thuc_c.docx

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Bảo vệ môi trường - Tuần 35

  1. TUẦN 35, TIẾT 1 Thứ hai, ngày tháng 5 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Bài: LỄ TỔNG KẾT NĂM HỌC I. MỤC TIÊU. 1. Phẩm chất: - Nhân ái: Tuyên dương khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học. 2. Năng lực chung. - Tự chủ, tự học: kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm để hoàn thành công việc chung. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: a) Đối với nhà trường - Hệ thống âm thanh loa đài. - Họp liên tịch đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, bình xét thi đua năm học. - Danh sách tuyên dương khen thưởng tập thể’, cá nhân xuất sắc trong năm
  2. học. - Giấy khen của Hiệu trưởng. - Phần thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc. b) Đối với GV - GV phụ trách cùng Tổ Âm nhạc chuẩn bị chương trình văn nghệ, phân công một số lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Chi đoàn GV gói phẩn thưởng. GVCN dựa vào kết quả học tập và rèn luyện, cho lớp bình bẩu danh hiệu HS tiên tiến, xuất sắc gửi danh sách vê Văn phòng nhà trường để tổng hợp. III . PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Thảo luận theo nhóm. - Suy ngẫm. IV . CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Chào cờ, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 1. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ. Khi chia sẻ, trình bày và hợp tác cùng các bạn. 2. Triển khai hoạt động:
  3. - Chào cờ: HS điêu khiển - GV tuyên bố lí do. - Giới thiệu đại biểu. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS tích cực tham gia các hoạt động. * Hoạt động 2: Báo cáo tổng kết năm học. 1. Mục tiêu: HS tham gia lễ tổng kết năm học. 2. Triển khai hoạt động: - Hiệu trưởng nhà trường báo cáo ngắn gọn, đánh giá chung việc thực hiện kế hoạch năm học, kết quả từng mặt hoạt động, thành tích chung của trường, số tập thể lớp, cá nhân đạt thành tích xuất sắc.
  4. - HS chú ý lắng nghe, bảo đảm kỉ luật tích cực; - Tiết mục văn nghệ chào mừng. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS hát văn nghệ chào mừng ngày lễ tổng kết. * Hoạt động 3: Tuyên dương khen thưởng tập thể lớp, cá nhân xuất sắc. 1. Mục tiêu: HS nhận thưởng cuối năm học. 2. Triển khai hoạt động: (Phần thưởng được sắp xếp gọn gàng, trang trọng trên sân khấu để thuận lợi cho việc trao thưởng.) □ Bước 1: Đại diện BGH đọc quyết định khen thưởng □ Bước 2: GV phụ trách điêu hành lễ phát thưởng. GV chi đoàn hỗ trợ (nếu cần) + Phát thưởng GV có thành tích xuất sắc: Mời đại biểu lên phát thưởng; + Phát thưởng tập thể lớp xuất sắc: Mời đại diện ban thường trực hội PHHS, hoặc Hiệu trưởng lên phát thưởng; + Phát thưởng cá nhân xuất sắc đạt giải trong các kì thi, các hoạt động, có các thành tích đặc biệt: Mời BGH lên phát thưởng. Nếu số lượng HS xuất sắc đông nên chia thành nhiêu đợt. □ Bước 3: Đại biểu chúc mừng thành tích nhà trường - GV mời đại biểu cấp trên hoặc đại diện thường trực hội PHHS phát biểu. - Hiệu trưởng đáp lời, cảm ơn. * Hoạt động 4: Lễ bàn giao HS về hoạt động hè tại địa phương. 1. Mục tiêu: HS sẽ thực hiện để có kì nghỉ hè bổ ích. 2. Triển khai hoạt động: Bước 1: TPT bàn giao số lượng HS ve địa phương hoạt động trong thời gian
  5. nghỉ hè, nhắc nhở HS thực hiện đúng các yêu cầu hoạt động của địa phương. □ Bước 2: Đại diện Ban Chăm sóc thiếu nhi của xã (phường)/ Ban chấp hành Đoàn xã (phường) lên nhận bàn giao. Bước 3: Cả trường cùng hát chung bài hát chào hè (tự chọn). ♦ Lưu ý: Tuỳ vào điêu kiện thực tế của trường để thêm hoặc bớt nội dung tổng kết. Chương trình văn nghệ có
  6. Thứ tư ngày tháng 5 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ: EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BÀI 21: GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG SẠCH, ĐẸP (tiếp) I. Mục tiêu 1. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh luôn xanh, sạch, đẹp. 2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự chủ: HS tích cực tham gia bảo vệ môi trường xung quanh luôn xanh, sạch, đẹp. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + Biết khuyên bạn không nên làm những việc có hại đến môi trường. + Bước đầu biết vận động người thân cùng bảo vệ môi trường. + Thực hiện được các việc làm bảo vệ môi trường trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Một số hình ảnh/ video clip vể môi trường sạch, đẹp và môi trường chưa sạch, đẹp (như rác thải bừa bãi nơi công cộng, trên đường, bãi biển, mặt sông, hồ, ao bị ô nhiễm). III. PHƯƠNG PHÁP - Động não - Thảo luận nhóm đôi - Sắm vai - Suy ngẫm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC THỰC HÀNH
  7. • Hoạt động 5: Sắm vai xử lí tình huống 1. Mục tiêu: Biết khuyên bạn không nên làm những việc có hại đến môi trường. □ Bước 1: Làm việc theo nhóm HS quan sát tranh tình huống, thảo luận với các bạn trong nhóm để đưa ra cách xử lí. Cử đại diện sắm vai các nhân vật trong tình huống. □ Bước 2: Làm việc chung cả lớp - Các nhóm lần lượt lên sắm vai, các nhóm khác quan sát, nhận xét về cách xử lí của nhóm bạn. - GV nhận xét, kêt luận cách xử lí đúng. • Hoạt động 6: Tập vận động người thân, bạn bè bảo vệ môi trường. 1. Mục tiêu: Bước đầu biết vận động người thân cùng bảo vệ môi trường. 2. Cách tiến hành □ Bước 1: Làm việc theo nhóm HS thảo luận để đề xuất những nội dung sẽ nói khi vận động người thân, bạn bè bảo vệ môi trường theo gợi ý: - Vì sao cần giữ gìn, bảo vệ môi trường?
  8. - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? □ Bước 2: Làm việc chung cả lớp - GV lấy tinh thần xung phong của các nhóm lên tập nói nội dung vận động. - GV nhận xét, kết luận. VẬN DỤNG • Hoạt động 7: Thực hiện các việc làm bảo vệ môi trường trong cuộc sống 1. Mục tiêu: Thực hiện được các việc làm bảo vệ môi trường trong cuộc sống. 2. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thực hiện và vận động người thân, bạn bè thực hiện các hành động để giữ gìn môi trường sạch, đẹp như: vứt rác đúng nơi quy định; tắt điện, nước khi không sử dụng; chăm sóc và bảo vệ cây xanh; - GV yêu cầu HS về nhà giúp bố mẹ làm một số việc để nhà cửa sạch đẹp, như: ăn uống gọn gàng, dọn đồ chơi sau khi chơi xong, bỏ rác vào thùng rác,
  9. - GV dặn dò HS không chỉ giữ vệ sinh nơi em học, sinh sống mà còn giữ vệ sinh những nơi công cộng: công viên, khu vui chơi giải trí; đường sá; sông, hồ, ao, Tổng kết: - GV yêu cầu HS chia sẻ những điểu thu hoạch/ học được sau khi tham gia các hoạt động. - GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Môi trường sạch, đẹp làm cuộc sống cùa chúng ta tốt đẹp hơn. Em nhớ luôn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp.
  10. Thứ sáu, ngày tháng 5 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Bài : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn môi trường sạch, đẹp. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học Tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + HS biết đánh giá bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt. b) Đối với HS - Kiến thức từ những tiết học trước. - Thẻ đánh giá theo 3 mức độ. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Hoạt động 1: Tổng kết năm học. • Hoạt động 2: Kể những việc em sẽ làm khi nghỉ hè.
  11. 1. Mục tiêu: Kể được những việc mình sẽ làm khi nghỉ hè. 2. Cách tiến hành GV tổ chức cho HS chia sẻ những dự định các em sẽ làm khi nghỉ hè. ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thực hiện được thường xuyên các yêu cầu sau: + Biết lựa chọn việc nên làm để bảo vệ môi trường. + Thực hiện được một số việc để’ bảo vệ môi trường. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên. - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đẩy đủ các yêu cẩu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điêu hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vê các nội dung sau: - Có biết lựa chọn và thực hiện được một số việc làm để bảo vệ môi trường hay không; - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.