Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Quê hương tươi đẹp - Tuần 33 - Phạm Thị Mai Hương

doc 11 trang trongtan 21/10/2022 6604
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Quê hương tươi đẹp - Tuần 33 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_hoat_dong_trai_nghiem_1_ket_noi_tri_thuc_c.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Quê hương tươi đẹp - Tuần 33 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 33, TIẾT 1 Thứ hai, ngày 3 tháng 5 năm 2021 CHỦ ĐỀ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Bài: THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU. 1. Phẩm chất: - Nhân ái: Nhận biết được thế nào là môi trường xanh, sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp. 2. Năng lực chung. - Tự chủ, tự học: kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm để hoàn thành công việc chung. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: a) Đối với GV - Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; - Thông báo cho các lớp kế hoạch hoạt động trước hai tuần; - Chuẩn bị hai tiết mục văn nghệ ve bảo vệ môi trường; - Phân công HS dẫn chương trình; - Phiếu bình chọn bộ thời trang “ Thân thiện với môi trường ” yêu thích nhất (50 phiếu); - Phân công 20 HS lớp 1 tham gia trò chơi; Phạm Thị Mai Hương 1
  2. Trường TH Trinh Phú 3 - Phát động mỗi lớp chuẩn bị một bộ thời trang thể hiện nội dung bảo vệ môi trường và kiểm tra việc chuẩn bị của các lớp; - Chuẩn bị số báo danh, nhạc cho màn biểu diễn thời trang. b) Đối với HS - Mỗi lớp chuẩn bị một bộ thời trang được thiết kế bằng các chất liệu rác tái chế: vải bạt đã qua sử dụng, bìa các-tông, giấy loại, ống hút, chai lọ, vỏ sữa, - Đặt tên cho bộ trang phục của lớp, đăng kí với GV TPT để dẫn chương trình giới thiệu; tập dượt biểu diễn thời trang. - Tìm hiểu: Thế nào là môi trường xanh, sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp; những việc làm phá hoại môi trường, những việc làm bảo vệ môi trường. III . PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Thảo luận theo nhóm. - Suy ngẫm. IV . CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Chào cờ. 1. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ. Khi chia sẻ, trình bày và hợp tác cùng các bạn. 2. Triển khai hoạt động: Phạm Thị Mai Hương 2
  3. Trường TH Trinh Phú 3 - HS điêu khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuẩn nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH phổ biến kế hoạch tuẩn mới. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS tích cực tham gia các hoạt động với khả năng của HS. * Hoạt động 2: Thân thiện với môi trường 1. Mục tiêu: Hình thành thói quen bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. 2. Triển khai hoạt động: □ Bước 1: Ca nhạc chào mừng - HS dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ. - Trình diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. - HS toàn trường lắng nghe và cổ vũ. □ Bước 2: Trò chơi “Bảo vệ cây xanh” ■ Mục tiêu: Phạm Thị Mai Hương 3
  4. Trường TH Trinh Phú 3 - HS hiểu được bảo vệ cây xanh là việc làm cẩn thiết và quan trọng để giữ gìn, bảo vệ môi trường; - Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe, tổ chức hoạt động. ■ Cách tiến hành: - Mời 20 HS chơi. - Đạo cụ trò chơi: một cành cây (cắt giấy giả làm lá). - Quản trò phổ biến cách chơi: Người chơi đứng vòng tròn đếm từ số 1 đến hết. Mỗi người phải nhớ số của mình. Quản trò cẩm cây đứng giữa vòng tròn. Khi quản trò hô “Số 1”! Dứt tiếng hô quản trò bỏ tay cẩm cây ra, bạn số 1 nhanh chóng chạy vào giữ không cho cây đổ. Quản trò hô lẩn lượt các số. Nếu bạn nào để cây đổ là thua cuộc. Trò chơi tiếp tục đến kết thúc. - Quản trò cho các em chơi thử, sau đó chơi thật. □ Bước 3: Biểu diễn thời trang thân thiện với môi trường - Trước khi biểu diễn thời trang, GV phát phiếu bình chọn cho 50 HS đại diện các khối lớp. - Khi nghe nhạc, HS biểu diễn thời trang lần lượt đi ra theo số báo danh, tự thể hiện phong cách (nói, quay, múa, hát, ), HS dẫn chương trình giới thiệu đúng tên bộ thời trang các lớp đã đăng kí. - HS toàn trường chú ý quan sát để bình chọn bộ thời trang yêu thích nhất. GV thu lại phiếu bình chọn bộ thời trang yêu thích nhất, giao cho bộ phận kiểm phiếu. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS tích cực tham gia hoạt động. ĐÁNH GIÁ - GV đánh giá hoạt động bằng các câu hỏi gợi ý, ví dụ: Qua hoạt động hôm nay, em ghi nhớ được điểu gì? - Gọi HS chia sẻ ý kiến. - GV kết luận. - Công bố bộ thời trang thân thiện với môi trường được yêu thích tương ứng Phạm Thị Mai Hương 4
  5. Trường TH Trinh Phú 3 với các giải Nhất, Nhì, Ba, HOẠT ÐỘNG TIẾP NỐI GV yêu cầu HS về nhà cùng người thân hằng ngày chăm sóc cây, đổ rác đúng nơi quy định để giữ môi trường xanh, sạch, đẹp. Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2021 CHỦ ĐỀ: EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BÀI 21: GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG SẠCH, ĐẸP I. Mục tiêu 1. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh luôn xanh, sạch, đẹp. 2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự chủ: HS tích cực tham gia bảo vệ môi trường xung quanh luôn xanh, sạch, đẹp. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + Kể được những địa điểm sạch, đẹp ở địa phương mình. + Nêu được tác hại của việc vứt rác và chất thải bừa bãi ở nơi mình sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Một số hình ảnh/ video clip vể môi trường sạch, đẹp và môi trường chưa sạch, đẹp (như rác thải bừa bãi nơi công cộng, trên đường, bãi biển, mặt sông, hồ, ao bị ô nhiễm). III. PHƯƠNG PHÁP - Động não - Suy ngẫm Phạm Thị Mai Hương 5
  6. Trường TH Trinh Phú 3 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Khởi động: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Trời, Đất, Nước” Cách chơi: Lớp cử một bạn làm quản trò. Khi quản trò nói “Trời” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim”. Khi quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Khi quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”, Cứ như thế, tăng dần tốc độ của trò chơi sẽ có em nhầm. Những em bị nhầm sẽ phải làm các động tác bay, bơi cho tập thể lớp xem. Luật chơi: Không nói theo đúng quy định hoặc đến lượt mà trả lời chậm thì bị phạt. (Trước khi thực hiện trò chơi với từng người, quản trò cho cả lớp thuộc các từ đối đáp như trên). Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt: Trời, chim, nước, cá, đất, cây là những yếu tố quan trọng trong môi trường sống của chúng ta. Mỗi chúng ta đêu phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường, làm cho môi trường luôn sạch, đẹp. Vậy, thế nào là môi trường sạch, đẹp và làm thế nào để giữ gìn, bảo vệ môi trường luôn sạch, đẹp? ♦ Lưu ý: GV có thể thay hoạt động này bằng việc hỏi xem HS đã thực hiện hoạt động tiếp nối của tiết trước ở nhà như thế nào (nếu cần). KHÁM PHÁ - KẾT NỐI • Hoạt động 1: Kể những địa điểm sạch, đẹp 1. Mục tiêu: Kể được những địa điểm sạch, đẹp ở địa phương mình. 2. Cách tiến hành □ Bước 1: Làm việc cá nhân HS nhớ lại những địa điểm sạch, đẹp ở địa phương. Phạm Thị Mai Hương 6
  7. Trường TH Trinh Phú 3 □ Bước 2: Làm việc chung toàn lớp - GV lấy tinh thần xung phong của một vài HS để kể về những địa điểm sạch, đẹp ở địa phương. - GV cho HS xem một vài hình ảnh hoặc video clip vê môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp. • Hoạt động 2: Tác hại của việc vứt rác và chất thải bừa bãi 1. Mục tiêu: Nêu được tác hại của việc vứt rác và chất thải bừa bãi ở nơi mình sống. 2. Cách tiến hành - GV lấy tinh thần xung phong của một vài HS để nêu ý kiến về tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi. - GV nhận xét, kết luận: vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính bản thân mình và những người xung quanh. Vì rác thải sẽ nảy sinh các mầm bệnh do Phạm Thị Mai Hương 7
  8. Trường TH Trinh Phú 3 vi khuẩn trong men rác tạo nên, ngoài ra đó còn là nơi trú ngụ của các sinh vật có hại như ruồi, muỗi, gián, kiến, Thứ sáu, ngày 7 tháng 5 năm 2021 Chủ đề: EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Bài : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn môi trường sạch, đẹp. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học Tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + Hát được ít nhất 1 bài hát về bảo vệ môi trường. + Biết chia sẻ cảm xúc khi thấy rác bừa bãi. + HS biết đánh giá bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt. b) Đối với HS Phạm Thị Mai Hương 8
  9. Trường TH Trinh Phú 3 - Kiến thức từ những tiết học trước. - Thẻ đánh giá theo 3 mức độ. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Hoạt động 1: Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau. 1. Mục tiêu: HS nhận biết được những điều đã thực hiện tốt để tiếp tục phát huy và những điều còn hạn chế để sau này khắc phục. 2. Triển khai hoạt động: a) Sơ kết tuần: - GV gợi ý cán bộ lớp, tổ trưởng để các em thực hiện. - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết theo từng tổ về các mặt: + Học tập: Thái độ, tinh thần học tập. + Nền nếp: Ý thức giữ gìn vệ sinh, đồ dùng học tập, thái độ thực hiện nội quy nhà trường. - Tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân, tổ hoàn thành tốt. b) Kế hoạch tuần sau: - GV cùng HS thảo luận, lập kế hoạch cho tuần sau. 3. Dự kiến sản phẩm: - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết được các hoạt động trong tuần qua. - HS tích cực tham gia hoạt động. • Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề. 1. Mục tiêu: + Hát được ít nhất 1 bài hát về bảo vệ môi trường. + Biết chia sẻ cảm xúc khi thấy rác bừa bãi. Phạm Thị Mai Hương 9
  10. Trường TH Trinh Phú 3 2. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS tập hát bài hát về bảo vệ môi trường (gợi ý: Chung tay bảo vệ môi trường, sáng tác: Võ Văn Lý; Hành động xanh cho thế giới thêm xanh, sáng tác: Nguyễn Cường; Em vẽ môi trường xanh, sáng tác: Giáng Tiên, ) - Tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc khi thấy rác bừa bãi. ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thực hiện thường xuyên được các yêu cầu sau: + Biết được những địa điểm sạch, đẹp ở địa phương. + Biết được tác hại của việc vứt rác bừa bãi. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên. - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung sau: - Có biết được những địa điểm sạch, đẹp và tác hại của việc vứt rác bừa bãi hay không. - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung. Phạm Thị Mai Hương 10
  11. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương 11