Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Truyền thống trường em - Tuần 11 - Phạm Thị Mai Hương
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Truyền thống trường em - Tuần 11 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ke_hoach_giao_duc_hoat_dong_trai_nghiem_1_ket_noi_tri_thuc_c.doc
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Truyền thống trường em - Tuần 11 - Phạm Thị Mai Hương
- Trường TH trinh Phú 3 TUẦN 11, TIẾT 1 Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM Bài: CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11 I. MỤC TIÊU. 1. Phẩm chất: - Nhân ái: yêu con người, yêu cái đẹp, cái thiện, kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo. - Trách nhiệm: Tự tin khi tham gia hoạt động. 2. Năng lực chung: - Tự chủ, tự học: Nhận biết được những tấm gương nhi đồng chăm ngoan, biết đánh giá kết quả hoạt động. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với nhà trường : - Phân công trang trí phông, chuẩn bị hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động. - Phần thưởng tôn vinh những GV có thành tích xuất sắc. - Gửi giấy mời đến các đại biểu, các cựu GV của trường; đón tiếp đại biểu. - Bàn ghế cho đại biểu ngồi dự lễ. b) Đối với GV : - GV TPT và Tổ Âm nhạc chuẩn bị chương trình văn nghệ chào mừng gồm các bài hát có chủ để thầy cô, mái trường. - Phát động các lớp sáng tạo những sản phẩm như báo tường, thiệp, gấp, vẽ, xé dán, làm đồ thủ công, sáng tác nhạc, truyện vui để tạo “Góc tri ân”. - GV phụ trách chọn hai HS đại diện toàn trường chúc mừng thầy, cô giáo. - Đội nghi lễ đón chào đại biểu, trống chào mừng. c) Đối với GVCN và HS: - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo sự phân công của nhà trường. III. PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận. - Hợp tác. - Trãi nghiệm thực tiễn. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC. Hoạt động 1: Chào cờ, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. 1. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi cho HS. Khi chia sẻ, trình bày và hợp tác cùng các bạn . Phạm Thị Mai Hương 1
- Trường TH trinh Phú 3 2. Triển khai hoạt động: Bước 1: Chào cờ - HS điểu khiển lễ chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu Đội. Bước 2: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu ( GV phụ trách thực hiện ). Bước 3: Hiệu trưởng chúc mừng các thầy, cô giáo toàn trường. - Lời chúc mừng ngắn gọn, súc tích, làm nổi bật thành tích của các thầy, cô giáo trong năm học, thành tích chung của trường; động viên khích lệ các thầy, cô giáo cố gắng phấn đấu thi đua dạy tốt. 3. Dự kiến sản phẩm. HS có thêm một số kiến thức cơ bản về “ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11 ”. Hoạt động 2: Tôn vinh các Nhà Giáo có thành tích xuất sắc. 1. Mục tiêu: - HS biết được những điều đã thực hiện được qua đó tiếp tục phát huy. 2. Triển khai hoạt động: Bước 1: Chủ tịch Công đoàn đọc quyết định khen thưởng kèm theo danh sách Bước 2: GVphụ trách điểu hành phần trao thưởng - Công bố danh sách khen thưởng theo từng nội dung thưởng, ví dụ: danh hiệu GV dạy giỏi, - Kính mời các thầy, cô giáo có tên lên nhận thưởng. - Kính mời đại diện đại biểu, BGH trao thưởng. - GV Âm nhạc bật nhạc nển trong quá trình trao thưởng. Bước 3: Đại biểu chúc mừng các thầy, cô giáo - GV phụ trách kính mời đại biểu lên chúc mừng nhà trường. - Hiệu trưởng đáp lời cảm ơn. Bước 4: Phát thưởng cho các cá nhân, tập thể xuất sắc trong phong trào thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam - Công bố danh sách khen thưởng. - Khen thưởng tập thể: Mời lớp trưởng hoặc chi đội trưởng đại diện tập thể lên nhận thưởng. - Khen thưởng cá nhân: Cá nhân xuất sắc nghe xướng danh, lên vị trí quy định để nhận thưởng. 3. Dự kiến sản phẩm. - HS tự đánh giá, nhận xét được bản thân, lớp. - Hiểu phương hướng cho tuần tiếp theo. Hoạt động 3: Học sinh chúc mừng thầy, cô giáo: 1. Mục tiêu: Phạm Thị Mai Hương 2
- Trường TH trinh Phú 3 - HS chia sẻ, tham gia các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. 2. Triển khai hoạt động: - GV mời hai HS dẫn lời chúc mừng. - Các lớp biểu diễn các tiết mục văn nghệ theo thứ tự lời dẫn. - Đại diện HS tặng hoa. GV Âm nhạc bật nhạc nen. - GV phụ trách kính mời thầy, cô giáo nguyên là cán bộ lãnh đạo trường hoặc thầy, cô Hiệu trưởng đón nhận. 3. Dự kiến sản phẩm. - HS kể được 1 số việc “Nói lời hay – làm việc tốt”. - HS tích cực xung phong trả lời các câu hỏi. Hoạt động 4: Đánh giá. 1. Mục tiêu: - HS tự giác thực hiện “Nói lời hay – làm việc tốt” ở mọi nơi. 2. Triển khai hoạt động: - Hiệu trưởng tuyên bố bế mạc lễ kỉ niệm, cảm ơn các đại biểu đã ve dự. - Nhận xét chung tinh thần, thái độ tham gia chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam của các lớp. - Nhận xét, đánh giá các tiết mục văn nghệ của lớp. Tuyên dương, khen thưởng những lớp, cá nhân có tiết mục văn nghệ xuất sắc. - Mời HS chia sẻ những thu hoạch của mình sau khi tham gia hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS hiểu ý nghĩa của Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI Các lớp chuẩn bị, làm sản phẩm để trưng bày ở “Góc tri ân” của lớp và của trường vào tuần sau theo các yêu cầu sau: Phạm Thị Mai Hương 3
- Trường TH trinh Phú 3 + 100% HS trong lớp tham gia làm sản phẩm “Tri ân thầy, cô”. + Thể loại sản phẩm phong phú, bao gồm thơ, văn, vẽ, sản phẩm thủ công xé, dán, gấp hình, + Nội dung: Thể hiện được tình cảm kính yêu đối với thầy cô; giàu cảm xúc. + Hình thức đẹp, đảm bảo kĩ, mĩ thuật. + Ý tưởng sáng tạo. TUẦN 11, TIẾT 2 Thứ tư, ngày 18 tháng 11năm 2020 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ: TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM BÀI 7: KÍNH YÊU THẦY CÔ I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS thường xuyên thực hiện những việc làm cụ thể để bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng thầy cô. 2. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: HS tích cực làm việc nhóm kể về lòng biết ơn, kính trọng thầy cô. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + Biết được các công việc hằng ngày của thầy, cô giáo. + Biết thể hiện lòng biết ơn và kính yêu thầy, cô giáo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Sưu tầm câu chuyện vể tấm lòng của thầy cô và lòng biết ơn của HS đối với thầy cô; - Một số mẫu thiệp chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. b) Đối với HS - Thuộc bài hát Cô và mẹ (sáng tác: Phạm Tuyên). - Dụng cụ, vật liệu để làm sản phẩm trưng bày vào “Góc tri ân” của lớp và làm thiệp kính tặng thầy, cô. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não - Thảo luận theo nhóm - Suy ngẫm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Phạm Thị Mai Hương 4
- Trường TH trinh Phú 3 • Khởi động - Tổ chức cho HS hát những bài hát vể thầy, cô giáo các em đã biết. Có thể vừa hát, vừa múa phụ hoạ hoặc hát và múa phụ hoạ bài hát Cô và mẹ. - Nhận xét, khen ngợi những tổ có phần biểu diễn xuất sắc. - GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì? Em cảm thấy như thế nào khi hát bài hát này? - HS trả lời. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI • Hoạt động 1: Chia sẻ những điều thầy cô làm cho em hằng ngày. 1. Mục tiêu: HS biết chia sẻ những điều thầy cô làm cho mình hằng ngày. 2. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thảo luận, chia sẻ theo gợi ý sau: + Em hãy kể lại những điểu thầy cô đã làm cho em hằng ngày ở lớp, trường. + Kể lại một chuyện em nhớ nhất vể thầy, cô giáo. + Nêu cảm nhận của em vể thầy, cô giáo. - Mời một số HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Khuyến khích, động viên HS xung phong kể lại câu chuyện em nhớ nhất vể thầy, cô giáo và nêu cảm nhận của em về thầy cô. GV nhận xét và kết luận: Hằng ngày, thầy, cô giáo dạy các em học chữ, làm toán, các kiến thức khoa học; dạy các em múa hát và nhiều điều hay, lẽ phải. Thẩy cô luôn ân cần hỏi han các em khi có chuyện Phạm Thị Mai Hương 5
- Trường TH trinh Phú 3 không vui và khuyến khích, động viên các em cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. 3. Dự kiến sản phẩm - HS tích cực tham gia hoạt động. - HS kể được ít nhất 1 câu chuyện về thầy cô mà mình nhớ nhất. • Hoạt động 2: Thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy cô. 1. Mục tiêu: HS biết thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy cô qua việc làm thực tế. 2. Cách tiến hành - GV yêu cẩu HS nhắc lại những điều đã khám phá được qua hoạt động 1 và nêu câu hỏi: + Các em cẩn làm gì để thể hiện lòng biết ơn, kính yêu thẩy cô? + Em đã làm được những điều gì để thể hiện lòng biết ơn, kính yêu thầy cô? - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm cặp đôi hoặc nhóm 4 để trả lời hai câu hỏi trên. Nhắc HS nhớ những điều đã học được, đã biết để chia sẻ trước lớp. - Mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - GV nhận xét, khen ngợi HS và kết luận: Thầy, cô giáo luôn yêu thương, chăm lo dạy dỗ các em. Các em cần tỏ lòng biết ơn và kính yêu thầy cô bằng các việc làm cụ thể như: đi học đúng giờ, chăm chỉ học tập, tập trung nghe giảng, không nói chuyện, không làm việc riêng, tích cực tham gia các hoạt động, tích cực phát biểu ý kiến, làm thiệp, tặng hoa thẩy cô, - Hướng dẫn HS vận dụng những điều đã học được ở môn Mĩ thuật để làm sản phẩm trưng bày vào “Góc tri ân” của lớp. - Nhắc HS chuẩn bị: Mỗi em chuẩn bị một tờ bìa màu hình chữ nhật, kích thước bằng hoặc nhỏ hơn bìa quyển sách, quyển vở; bút màu, giấy thủ công, kéo, keo dán. Giờ sau mang tới lớp để làm thiệp. 3. Dự kiến sản phẩm - HS tích cực tham gia hoạt động. - HS biết làm những việc cụ thể để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy cô Phạm Thị Mai Hương 6
- Trường TH trinh Phú 3 TUẦN 11, TIẾT 3 Thứ sáu, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM Bài : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết chia sẻ tình cảm, lòng biết ơn đối với thầy cô qua những việc làm cụ thể. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: HS mạnh dạn, tự tin thực hiện những việc làm để thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô . 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống. + HS biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. + HS biết việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn và kính yêu thầy cô theo các mức độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt. b) Đối với HS - Kiến thức từ những tiết học trước. - Thẻ đánh giá theo 3 mức độ. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Hoạt động 1: Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau. 1. Mục tiêu: - HS nhận biết được những điều đã thực hiện tốt để tiếp tục phát huy và những điều còn hạn chế để sau này khắc phục. 2. Triển khai hoạt động: a) Sơ kết tuần: - GV gợi ý cán bộ lớp, tổ trưởng để các em thực hiện. - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết theo từng tổ về các mặt: + Học tập: Thái độ, tinh thần học tập. + Nền nếp: Ý thức giữ gìn vệ sinh, đồ dùng học tập, thái độ thực hiện nội quy nhà trường. - Tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân, tổ hoàn thành tốt. b) Kế hoạch tuần sau: - GV cùng HS thảo luận, lập kế hoạch cho tuần sau. 3. Dự kiến sản phẩm: - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết được các hoạt động trong tuần qua. - HS tích cực tham gia hoạt động. • Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề Phạm Thị Mai Hương 7
- Trường TH trinh Phú 3 1. Mục tiêu - HS biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. - HS biết việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn và kính yêu thầy cô theo các mức độ. 2. Triển khai hoạt động GV yêu cẩu HS chia sẻ tình cảm, lòng biết ơn của em đối với thẩy, cô giáo qua những việc làm sau: - Trưng bày sản phẩm vào “Góc tri ân” thầy, cô giáo. Mời một số HS có sản phẩm đẹp, ý nghĩa giới thiệu sản phẩm và nói lên cảm xúc của bản thân khi làm sản phẩm. - Chia sẻ những tình cảm của bản thân đối với thẩy cô. - Bình chọn những sản phẩm đẹp, có ý nghĩa, giàu cảm xúc để trưng bày vào “Góc tri ân” do trường tổ chức. 3. Dự kiến sản phẩm - HS chia sẻ được trước lớp tình cảm, lòng biết ơn đối với thầy cô. - HS tích cực tham gia hoạt động. ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thực hiện được các yêu cầu sau: + Biết được công lao của thầy cô. + Biết được những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn và kính yêu thầy cô. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên. - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên. Phạm Thị Mai Hương 8
- Trường TH trinh Phú 3 b) Đánh giá theo tổ/ nhóm GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điểu hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung sau: - Có biết thể hiện thái độ thân thiện, kính yêu thầy cô hay không. - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung. Phạm Thị Mai Hương 9