Kế hoach tuần 22 Lớp 3 - Năm học 2022-2023

docx 67 trang Hoàng Đức Anh 15/07/2023 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoach tuần 22 Lớp 3 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_tuan_22_lop_3_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Kế hoach tuần 22 Lớp 3 - Năm học 2022-2023

  1. KẾ HOẠCH TUẦN 22 Từ ngày 13/02/2023 đến ngày 17/02/2023 Ngày Môn Tiết Nội dung HAI HĐTN 64 CC- Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự tôn trọng 13/02/2023 những nét riêng của bạn T.VIỆT 148 Nghệ nhân Bát Tràng (T1) T.ANH 88 GV bộ môn T.ANH 86 GV bô môn TIN HỌC 22 Lưu trữ, bảo vệ thông tin của em và gia đình (Tiết 1) T.VIỆT 149 Đọc mở rộng: Tìm đọc, viết Phiếu đọc sách, chia sẻ một bài văn về một môn nghệ thuật TOÁN 106 Gam (t2) BA T. VIỆT 150 Viết: – Nghe – viết Sắc màu 14/02/2023 M.THUẬT 22 Cuộc sống tươi đẹp TOÁN 107 Mi-li-lít (t1) TNXH 43 Ôn tập chủ đề độc vật và thực vật (t1) TABN 43 GV bô môn TABN 44 GV bô môn TV* 43 Rèn chính tả TƯ T.VIỆT 151 Luyện tập câu khiến 15/02/2023 GDTC 43 Tại chỗ tung bóng bóng bổng bằng một tay T.ANH 87 GV bô môn T.ANH 88 GV bô môn TOÁN 108 Mi-li-lít (t2) C. NGHỆ 22 Làm đồ dùng học tập (T2) HĐTN 65 Làm sản phẩm theo sở thích NĂM T.VIỆT 152 Tiếng đàn 16/02/2023 T.VIỆT 153 Nói và nghe Nghe – kể Thi nhạc TNXH 44 Ôn tập chủ đề độc vật và thực vật (t2) TOÁN 109 Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (t1) ĐẠO ĐỨC 22 Phát huy điểm mạnh, điểm yếu của bản thân (t1) TOÁN* 43 LT: Nhân với số có 4 chữ số TV* 44 Rèn chính tả: Đêm trăng trên Hồ Tây SÁU T.VIỆT 154 Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với 17/02/2023 một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong bộ phim hoạt hình NHẠC 22 Hát: Ôi ba mẹ
  2. TOÁN 110 Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (t2) HĐNK.NGLL 22 Mắt kính sành điệu GDTC 44 Tại chỗ tung bóng bóng bổng qua dây bằng một tay TOÁN* 44 Ôn tập HĐTN+ 66 SHCN- Xây dựng thói quen rèn luyện để phát triển bản SHCN-ATGT thân Thứ Hai ngày 13 tháng 02 năm 2022 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN Tuần: 22 Ngày soạn: Tiết: 1 Ngày dạy: - Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt động rèn luyện bản thân Tham gia hoạt động “Gọn – Nhanh – Khéo”. - Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: + Xác định những việc làm để phát triển sở thích của bản thân. + Làm sản phẩm theo sở thích. - Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Xây dựng thói quen rèn luyện để phát triển bản thân. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện được các hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân. - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia biểu diễn các hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. *Năng lực đặc thù:
  3. - Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp - Nhận diện các hoạt động rèn luyện để phát triển của bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên – SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3 2. Đối với học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm 3, sổ tay ghi chép sở thích của bản thân. - Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẦN 1 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS -GV tổ chức cho HS nghe hướng dẫn cách tham -HS lắng nghe hướng dẫn. gia hoạt động “Nhanh – Gọn – Khéo” theo kế hoạch của nhà trường. Tổ chức hoạt động theo hình thức trò chơi “Tiếp sức”. -Phần điều khiển trò chơi do GV Tổng phụ trách -HS nghe phổ biến luật chơi (TPT) phối hợp với GV hướng dẫn. Yêu cầu mỗi khối lớp cử ra các bạn chơi và phổ biến luật chơi. + GV chia HS thành 4 đội (mỗi đội gồm có 10 – 12 HS), GV cử khoảng 6 HS đứng vào vị trí kiểm -HS thực hiện theo sự hướng dẫn của tra các chặng chơi, hỗ trợ mang thiết bị về vạch GV. xuất phát và 1 HS làm quản trò. + Đầu mỗi chặng có đặt dụng cụ để các em bắt đầu xuất phát: chặng 1: bao bố; chặng 2: bóng -HS tham gia trò chơi. nhựa; chặng 3: rổ đựng bóng nhựa. + Mỗi đội cử ra 4 bạn đứng chơi ở chặng 2, các bạn còn lại xếp thành một hàng ở chặng 1, bạn đầu hàng mặc bao bố. Khi quản trò thổi còi ra hiệu lệnh bắt đầu trò chơi thì các bạn đầu hàng ở chặng 1 sẽ nhảy bao bố đến chặng 2, đập tay vào bạn cầm bóng đứng ở chặng 2. Bạn ở chặng 1 sau khi đập tay với bạn ở chặng 2 sẽ cầm bao bố chạy về đưa cho bạn tiếp theo ở vạch xuất phát chặng 1. Bạn ở chặng 2 sẽ ôm bóng, di chuyển bóng về đích ở chặng 3 ném bóng vào rổ. Sau đó,
  4. bạn chặng 2 chạy quay về chặng 2 lấy bóng từ các bạn hỗ trợ và chờ bạn tiếp theo ở chặng 1 để đập tay và tiếp tục chơi. + Trong thời gian 10 phút, đội nào di chuyển đúng và ném được số bóng vào rổ nhiều nhất sẽ chiến thắng. -GV Tổng phụ trách tổng kết trò chơi, yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia trò chơi. -HS lắng nghe và nêu cảm nghĩ khi -Nhận xét chung hoạt động. tham gia trò chơi. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: HS dự lễ nghiêm túc, nghe điểm tổng kết công tác tuần Lớp hạng II phong trào kế hoạch nhỏ đợt 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 3: NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Chia sẻ được về một nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em biết. - Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. - Hiểu được nội dung bài đọc: Ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Bát Tràng đã làm ra những sản phẩm gốm độc đáo. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt trò chơi- Vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi ý kiến, hợp tác cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ bài học. 3. Phẩm chất.
  5. - Phẩm chất yêu nước: Yêu quê hương đất nước qua các giá trị văn hóa của dân tộc, các làng nghề, - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương , chia sẻ hòa đồng với bạn bè trong lớp. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, tích cực trong các nhiệm vụ chung của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm, trình bày ý kiến, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Tranh ảnh, video clip ghi lại hình ảnh nghệ nhân Bát Tràng tạo hình, trang trí, sản phẩm gốm hoặc cảnh làm việc của nghệ nhân các làng nghề truyền thống ở địa phương( nếu có) + Bảng phụ ghi đoạn từ “ Bút nghiêng lất phất đến nghệ nhân Bát Tràng” - HS: + SGK, các bài báo có bài văn về một môn nghệ thuật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, quan sát trả lời -GV cho HS xem tranh ảnh, video clip cảnh làm -HS thảo luận nhóm chia sẻ với việc của nghệ nhân các làng nghề truyền thống ở nhau. địa phương. Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ về một nghề hay làng nghề truyền thống mà em biết. - Đại diện nhóm trình bày, - Mời các nhóm trình bày . nhận xét. - Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên bài, nêu - HS quan sát tranh và trả lời phỏng đoán về nội dung bài đọc + Nói về các nghề và làng nghề truyền thống. -GV nhận xét và giới thiệu vào bài mới “ Nghệ nhân Bát Tràng” B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (24 phút) B.1 Hoạt động Đọc ( phút) 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)
  6. a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi, nhóm nhỏ, cá nhân. a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: Giọng đọc trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt -HS lắng nghe GV đọc mẫu kết động của bạn nhỏ và vẻ đẹp của cảnh vật được hợp theo dõi SGK. trang trí trên những sản phẩm gốm; hai dòng thơ cuối đọc chậm lại. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - Yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn , bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp kết hợp hướng dẫn: + Cách đọc một số từ ngữ khó: bỗng, bay lá, bay la, lũy tre, tròn trĩnh, + Giải nghĩa của một số từ ngữ khó: - Chao:đưa qua đưa lại, khi nghiêng bên này khi nghiêng bên kia; /Tây hồ: Chỉ Hồ tây, còn gọi là -HS luyện đọc thành tiếng hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoản Hồ, là theo nhóm . hồ nước tự nhiên lớn nhất nằm ở nội thành Thủ đô Hà Nội, thuộc quân Tây Hồ;/ hoa văn: hình trang trí được vẽ, chạm, khắc trên các đồ vật; -HS Đọc trước lớp. - GV giải thích thêm từ “ em” trong bài thơ ( nhân vật “ em” hàm ý chỉ người vẽ hoa văn trên sản phẩm gốm Bát Tràng trẻ tuổi). -HS nghe GV giải nghĩa. c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: 2 đoạn + Đoạn 1: 6 câu thơ đầu + Đoạn 2: 4 câu còn lại. - Luyện đọc câu dài: -HS theo dõi + Cách ngắt nhịp một số dòng thơ: Bút nghiêng / lất phất hạt mưa/ Bút chao/ gợn nước Tây Hồ lăn tăn// Hài hòa/ đường nét hoa văn/ Dáng em, /dáng của/, nghệ nhân Bát Tràng.// - Luyện đọc từng đoạn:
  7. + Yêu cầu HS đọc bài trong nhóm nhỏ và trước lớp 2 đoạn thơ. -HS đọc trong nhóm và trước d. Luyện đọc cả bài: lớp. - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài -HS đọc, nhận xét. * GV nhận xét , tuyên dương và dẫn dắt qua hoạt động tiếp theo. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Bát Tràng đã làm ra những sản phẩm gốm độc đáo. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân, vấn đáp, - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc . - Yêu cầu thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ trả lời -HS đọc bài đọc thảo luận các câu hỏi: nhóm và trả lời các câu hỏi: 1. Hai dòng thơ đầu nói lên điều gì? + Hai dòng thơ đầu nói lên 2. Mỗi hoa văn sau được tả bằng những từ ngữ rằng: khi bé cầm bút vẽ trên tay nào? thì đất cao lanh từ đơn điệu, không có gì đặc sắc bổng giống như nở hoa nhiều hình dạng bắt mắt. 3. Những dòng thơ nào cho thấy nhân vật em sử + Mỗi hoa văn sau được tả dụng bút vẽ rất khéo? bằng những từ ngữ: Cánh cò: bay lả bay la Trái mơ: tròn trĩnh Quả bòng: đong đưa + Nhân vật “ em” sử dụng bút vẽ rất khéo: Bút nghiêng lất phất hạt mưa Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn - GV nhận xét , chốt câu trả lời. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ: Em hãy rút ra - Đại diện nhóm trình bày, nội dung bài thơ trên. nhận xét. - GV cùng HS nhận xét và chốt nội dung bài thơ:
  8. + Ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Bát Tràng đã làm ra những sản phẩm gốm độc đáo. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn trả lời câu hỏi 4. + Vì sao tác giả thấy nhân vật em giống nghệ nhân -Đại diện HS trả lời , nhận xét + Tác giả thấy nhân vật em Bát Tràng? giống nghệ nhân Bát Tràng vì: đường nét hoa văn em vẽ rất hài hòa, dáng của em như dáng nghệ nhân Bát Tràng. -GV cùng HS chốt câu trả lời . * Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, TLCH. -GV gọi 1-2 em đọc lại bài thơ. + Nêu lại nội dung của bài thơ -HS lắng nghe và thực hiện + Chuẩn bị tiết sau IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: HS đọc bài thơ trôi chảy, biết ngắt nghỉ nhịp Hiểu được nội dung bài thơ ca ngợi về nghề làm gốm KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 3: NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; - Hiểu được nội dung bài đọc: Ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Bát Tràng đã làm ra những sản phẩm gốm độc đáo. - Tìm đọc một bài văn về một môn nghệ thuật, viết được “ Phiếu đọc sách” và chia sẻ với bạn câu có hình ảnh so sánh về môn nghệ thuật. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
  9. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt trò chơi- Vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi ý kiến, hợp tác cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ bài học. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Yêu quê hương đất nước qua các giá trị văn hóa của dân tộc, các làng nghề, - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương , chia sẻ hòa đồng với bạn bè trong lớp. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, tích cực trong các nhiệm vụ chung của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm, trình bày ý kiến, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, tranh ảnh, video clip ghi lại hình ảnh nghệ nhân Bát Tràng tạo hình, trang trí, sản phẩm gốm hoặc cảnh làm việc của nghệ nhân các làng nghề truyền thống ở địa phương( nếu có) - HS: + SGK, các bài báo có bài văn về một môn nghệ thuật và “ Phiếu đọc sách” đã ghi chép ngắn gọn về bài văn đã đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát -GV cho HS hát bài “ Yêu Hà Nội” + Bài hát nói về nội dung gì? -HS hát kết hợp phụ họa. -Làng gốm Bát Tràng nằm ở Hà Nội đấy các em ạ, hôm nay chúng ta tiếp tục bài “ Nghệ -HS trả lời: Nói về con người và địa danh Hà Nội nhân Bát Tràng” . B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (24 phút) B.1 Hoạt động Đọc (12 phút) 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố - Học thuộc lòng (15 phút) a. Mục tiêu: b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung văn bản. Lưu ý: Giọng đọc -HS nêu lại giọng đọc. trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ
  10. chỉ hoạt động của bạn nhỏ và vẻ đẹp của cảnh vật được trang trí trên những sản phẩm gốm; hai dòng thơ cuối đọc chậm lại. -HS nêu lại nội dung. - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. - HS nghe GV đọc mẫu 1 đoạn thơ (cũng có thể thực hiện trước bước 1) Bút nghiêng / lất phất hạt mưa/ Bút chao/ gợn nước Tây Hồ lăn tăn// Hài hòa/ đường nét hoa văn/ Dáng em, /dáng của/, nghệ nhân Bát Tràng.// - HS luyện đọc lại đoạn 2 trong nhóm nhỏ hay -HS đọc trong nhóm và trình bày đọc trước lớp. trước lớp. - HS đọc/ thi đọc trước lớp hay cho HS khá giỏi đọc cả bài. -GV và HS cùng nhận xét tuyên dương nhóm đọc tốt. * Học thuộc lòng: + Giáo viên đọc mẫu. + Học sinh học thuộc lòng từng câu, đoạn, cả bài. + Học sinh đọc thuộc lòng toàn bài. B.2 Hoạt động Đọc mở rộng (12 phút) a. Mục tiêu: HS tìm đọc một bài văn về một môn nghệ thuật, viết được “ Phiếu đọc sách” và chia sẻ với bạn câu có hình ảnh so sánh về môn nghệ thuật. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm. 1.Viết phiếu đọc sách - GV hướng dẫn HS tìm đọc ở nhà (hoặc thư -HS tìm đọc và viết vào phiếu đọc viện lơp, thư viện trường, ) một bài văn về sách. một môn nghệ thuật . PHIẾU ĐỌC SÁCH + Viết vào “ Phiếu đọc sách” : Tên bài văn, tên Tên bài văn: tác giả, tên môn nghệ thuật, hình ảnh đẹp, ấn Tên tác giả: tượng của môn nghệ thuật, + Trang trí “ Phiếu đọc sách” đơn giản theo Tên môn nghệ thuật: nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài văn. Hình ảnh đẹp, ấn tượng: 2. Chia sẻ câu văn có hình ảnh so sánh
  11. - HS dựa vào phiếu đọc sách chia sẻ nhóm nhỏ 2-3 câu có hình ảnh so sánh về môn nghệ thuật. - HS có thể nói câu có hình ảnh so sánh về -HS thực hiện theo yêu cầu môn nghệ thuật được nhắc đến trong bài hoặc chia sẻ bài văn cho các bạn cùng đọc - Một vài HS chia sẻ “ Phiếu đọc sách” trước lớp hoặc dán “ Phiếu đọc sách” vào “ Góc sản phẩm”. - HS nghe bạn và GV nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, thực hành, vấn đáp, - GV gọi 1-2 em đọc lại bài thơ ( thuộc lòng). - HS đọc , nhận xét - GV và HS nhận xét tuyên dương HS đọc tốt. - Yêu cầu về nhà chuẩn bị tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: HS tìm đọc một bài thơ Làng Vạn Phúc về một môn nghệ thuật, viết được “ Phiếu đọc sách” KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN BÀI : GAM (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao. - Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao. - Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân 2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  12. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 3. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học. 4. Tích hợp: Toán học và cuộc sống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: cân đĩa, cân đồng hồ, cân sức khoẻ và các quả cân trong bộ ĐDDH. 2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi Đi chợ GV phổ biến luật chơi. Nhóm nào đi chợ mua HS thực hiện nhanh và đúng yêu cầu , thì nhóm đó chiến thắng. 2. Hoạt động Luyện tập ( phút) 2.1 Hoạt động 1 (12 phút): a. Mục tiêu: Nhận biết quan hệ giữa gam và ki-lô-gam, chuyển đổi, tính toán với các đơn vị gam và ki-lô-gam b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi Đố bạn, thảo luận
  13. Bài 1 : Lớp trưởng lên bảng điều khiển cả lớp, Đố gì? Đố gì? mời bạn bất kì cho đến hết bài. HS trả lời, mời bạn nhận xét Sửa bài, HS giải thích cách làm, HS có thể làm theo các cách khác nhau. Ví dụ: + 5kg = ?g Coi nghìn là đơn vị đếm : 1kg = 1000g. Vậy 5kg = 5000g. + 2500 = ?kg= ?g 2 500 g gồm 2000 g và 500 g 2 000 g = 2 kg Vậy 2500 g = 2 kg 500 g (HS chỉ cần viết kết quả cuối cùng). Bài 2 : HS nhóm bốn tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu : thay ? bởi đơn vị kg hay g. Đại diện nhóm trình bày HS thảo luận, tìm cách thực hiện, GV lưu ý HS Nhận xét, tuyên dương dựa vào cảm nhận độ nặng của 1 kg đã thực hành (quả cân 1 kg, chai nước 1 l). Sau bài này GV lưu ý giúp HS gắn độ nặng của 1 g và 1kg vào 2 vật cụ thể, làm cơ sở để HS ước lượng. + 1 g khoảng 5 hạt đậu đen (GV có thể dùng vật khác). + 1 kg nặng bằng chai nước 1 l Bài 3: Cho HS thảo luận nhóm đôi HS quan sát hình và trả lời câu hỏi 1/ Đĩa cân bên phải có gì? Quả cân 100g và có 5 hộp sữa 2/ Đĩa cân bên trái có gì? Quả cân có quả cân 1kg GV yêu cầu các em suy nghĩ và thực yêu cầu của Đại diện nhóm trình bày cô câu a, b qua bài tập 3 Nhận xét, tuyên dương
  14. GV sửa bài, nhận xét. Bài 4: Cho HS làm vào vở HS đọc yêu cầu bài toán và phân tích đề. Bài toán cho ta biết gì? Bài toán hỏi ta điều gì? HS nhận biết : khối lượng cả hộp sữa gồm: - Khối lượng sữa trong hộp - Khối lượng vỏ hộp. GV chấm 5 quyển vở và nhận xét. GV hướng dẫn HS thử lại: 3. Hoạt động vận dụng ( phút) (Là phần Thử thách, Vui học, Hoạt động thực tề, Đất nước em – nếu có trong bài học) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: HS biết cách đổi đơn vị, hiểu mối quan hệ giữa kg và g Thứ Ba ngày 14 tháng 2 năm 2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 3: NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nghe - viết đúng đoạn văn “ Sắc màu” ; phân biệt được iêu/ yêu, l/n hoặc ưc/ ưt.
  15. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt trò chơi- Vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi ý kiến, hợp tác cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ bài học. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Yêu quê hương đất nước qua các giá trị văn hóa của dân tộc, các làng nghề, - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương , chia sẻ hòa đồng với bạn bè trong lớp. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, tích cực trong các nhiệm vụ chung của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm, trình bày ý kiến, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn “ Sắc màu”, thẻ từ ghi sẵn một số từ ngữ cho BT chính tả - HS: Vở, SGK, SBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Gọi 2-3 em đọc thuộc lòng bài thơ “ Nghệ nhân Bát Tràng” -HS đọc , trả lời nhận xét - Nêu nội dung của bài thơ. -GV nhận xét, tuyên dương dẫn dắt vào bài mới. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( 30 phút) B.3 Hoạt động Viết (15 phút) 1. Hoạt động 1: Nghe – viết: (15 phút) a. Mục tiêu: Nghe - viết đúng đoạn văn “ Sắc màu”. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, vấn đáp, thực hành, -Yêu cầu HS đọc đoạn văn “ Sắc màu” , trả lời 1- - HS đọc và trả lời nội dung 2 câu hỏi về nội dung: Đoạn văn tả cảnh gì? + Đoạn văn tả cảnh các bạn nhỏ vẽ , tả hình ảnh trong từng bức vẽ.
  16. - GV cho HS quan sát, đánh vần một số tiếng/ từ - HS đọc , viết từ khó vào ngữ khó đọc, dễ viết sai do ảnh hưởng của ngữ bảng con. nghĩa, cấu tạo: dương, họa, buồn, sĩ, trắng, - GV đọc và yêu cầu HS viết vào vở. -HS nghe đọc và viết vào vở. - Yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh , giúp bạn soát lỗi. -HS thực hiện. - HS nghe bạn và GV nhận xét bài viết. 2. Hoạt động 2: Bài tập chính tả (15 phút) a. Mục tiêu: HS phân biệt được iêu/ yêu, l/n hoặc ưc/ ưt. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi. 2.1. Phân biệt iêu/ yêu -HS thực hiện vào VBT - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu BT2: +Yêu mến, Kì diệu, yếu ớt, Hiểu biết, Yểu điệu, Biểu diễn, + Tìm tiếng có vần iêu hoặc vần yêu thích hợp. Điêu khắc, Tin yêu, Yêu múa - Yêu cầu HS thực hiện vào VBT. -HS trình bày bài làm của mình -GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước lớp. trước lớp. -HS lắng nghe . -GV giải nghĩa một số từ ngữ khó như: Yểu điệu ( thường dùng để chỉ người phụ nữ có dáng người mềm mại, thướt tha), -Giáo viên và HS nhận xét. 2.2. Phân biệt l/ n hoặc ưc/ ưt - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu BT3: -HS xác định yêu cầu BT3 a. Có chữ l hoặc chữ n, có nghĩa: a. Có chứa l hoặc chữ n, có * Tên nốt nhạc đứng sau nốt son. nghĩa: * Trái ngược với đói + La + No * Đồ dùng để đội đầu , làm bằng nón lá, có hình + Nón vòng tròn nhỏ dần. b. Có vần ưc hoặc vần ưt, có b. Có vần ưc hoặc vần ưt, có nghĩa: nghĩa:
  17. * Món ăn làm bằng củ, quả rim đường + Mứt * Rời ra từng khúc , đoạn. + Đứt + Thức * Trái ngược với ngủ. - Yêu câu HS làm Câu a ( hoặc b) vào VBT. -HS chia sẻ bài làm trước lớp. - Gọi HS chia sẻ kết quả trước lớp ( hoặc có thể tổ chức HS chơi trò chơi Tiếp sức). - Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó và đặt câu -HS giải nghĩa và đặt câu. với 1-2 từ ngữ tìm được. - GV và HS đánh giá bài làm của bạn. * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết. - HS thực hiện. - Yêu cầu về nhà ôn lại bài và chuẩn bị tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: HS viết còn sai 1 số lỗi: xanh biếc, buồm, mùa gặt, lấp lánh, MÔN: TOÁN - LỚP 3 BÀI : MI- LI- LÍT (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhận biết đơn vị đo dung tích: mi-li-lít – tên gọi, kí hiệu, độ lớn, cách đọc, cách viết. - Nhận biết quan hệ giữa mi-li-lít và lít, chuyển đổi, tính toán với các đơn vị lít và mi-li-lít. - Làm quen với dụng cụ đo dung tích. - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến dung tích. 1.Năng lực đặc thù: - Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. 2. Năng lực chung.
  18. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV. - Bình có vạch chia ml, chai 1 l. 2. Đối với học sinh - SGK - Một số đồ vật (chai hoặc hộp 1 l hộp sữa, bình nước, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Chơi trò chơi, tên trò chơi: Nhìn hình đoán chữ. Trò chơi được thiết kế trên PP. - HS quan sát, lắng nghe GV phổ biến luật chơi: HS chọn quả bóng bất kỳ, bên trong quả bóng có 1 số hình ảnh : gói đường, gói kẹo, chai nước, hộp sữa. Yêu cầu HS tìm khối lượng tịnh, thể tích của mỗi HS tìm đúng, nhận xét, tuyên sản phẩm. dương GV chốt chúng ta đã học, biết đơn vị của khối lượng là gam, vậy chai nước, hộp sữa có đơn vị là gì?, Hôm nay, chúng ta tìm hiếu qua bài Mi- li- lít
  19. 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới ( phút) 2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá a. Mục tiêu: Tạo tình huống nhu cầu xuất hiện đơn vị đo chuẩn. Nhận biết đơn vị đo dung tích: mi-li-lít – tên gọi, kí hiệu, độ lớn, cách đọc, cách viết. Nhận biết quan hệ giữa mi-li-lít và lít, chuyển đổi, tính toán với các đơn vị lít và mi-li-lít b. Phương pháp, hình thức tổ chức: quan sát, thảo luận, vấn đáp GV tạo nhóm bốn HS dùng hai vật, chẳng hạn - HS thảo luận nhóm quan sát chai 1 l và li nước, so sánh xem vật nào đựng và nhận xét được nhiều nước hơn, vật nào đựng được ít nước hơn - Chai đựng được bao nhiêu? - Li đựng được bao nhiêu - Muốn biết li đựng được cụ thể bao nhiêu, ta phải dùng một đơn vị bé hơn đơn vị lít, đó là đơn - Chai đựng được nhiều hơn li vị mi-li-lít. - Li đựng được ít hơn chai Bước 2 : Bước 1: GV giới thiệu đơn vị đo dung tích - Mi- li- lít là đơn vị đo dung tích ( cả thế giới đều dùng) GV viết trên bảng - GV cho HS đọc lại nhiều lần - GV giới thiệu kí hiệu của Mi- li- lít được viết HS quan sát và lắng nghe tắt là ml ( GV viết) GV chỉ vào ml cho HS đọc - HS lắng nghe - GV viết: 1 ml, 10 ml, 100 ml, 500 ml (HS đọc). - HS đọc theo GV chỉ vào ml – GV viết: 1000 ml = 1 l (HS đọc). - HS đọc theo GV chỉ vào 10 ml, 100 ml, 500 ml - HS đọc theo GV chỉ vào 1000 Bước 2 : Làm quen với dụng cụ đo dung tích. ml = 1l + Giáo viên sử dụng dụng cụ lấy thuốc và 1 muỗng nhỏ + Nhỏ ra muỗng khoảng 20 giọt nước màu
  20. - HS quan sát lượng nước trong muỗng để nhận biết độ lớn của 1 ml (Nếu không có dụng cụ trên, GV có thể thay thế - HS thảo luận nhóms bằng ống hút được gập lại để kín một đầu.) - HS viết và đọc HS quan sát và lắng nghe 2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành a. Mục tiêu: Nhận biết quan hệ giữa mi-li-lít và lít, chuyển đổi, tính toán với các đơn vị lít và mi-li-lít b. Phương pháp, hình thức tổ chức: thảo luận, quan sát, trực quan, vấn đáp - GV yêu cầu HS thực hành làm bài tập 1: HS thảo luận nhóm đôi viết vào bảng con và đọc - HS thảo luận nhóms - HS viết và đọc Bài 2: GV cho HS thảo luận nhóm 4 - Các nhóm thực hành theo các vật dụng đã chuẩn HS thảo luận nhóm, đại diện bị sẵn ( những vật này có ghi dung tích vật trên bao bì ) nhóm trình bày – HS đọc yêu cầu, nhận biết việc cần thực hành. – Nhóm bốn đọc cho nhau nghe rồi chia sẻ với các nhóm khác. – Một vài nhóm đại diện trình bày trước lớp. (HS chỉ vào dòng chữ ghi dung tích trên bao bì và nói, chẳng hạn: Hộp sữa này chứa 220 ml.) * Bài 3: HS thực hành theo nội dung trong SGK. + Nếu có đủ bình chia mi-li-lít, HS hoạt động theo tổ. + Nếu không đủ bình chia mi-li-lít, HS đại diện thực hành trước lớp. – HS có thể thực hành tại nhà theo nội dung HS quan sát, trả lời trên: dùng chai 1 l và li nước thường uống
  21. * Hoạt động nối tiếp: ( phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi Ai chọn đúng HS nào chọn tên đúng tên đơn vị cho sản phẩm bất kì sẽ chiến thắng. GV nhận xét, tuyên dương IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: HS nhận biết đơn vị đo dung tích: mi-li-lít – tên gọi, kí hiệu, độ lớn, cách đọc, cách viết. TỰ NHIÊN XÃ HỘI CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT BÀI 19: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học, HS: -Cung cấp các kiến thức, kĩ năng trong chủ đề Thực vật và động vật. -Tuyên truyền mọi người sử dụng hợp lí thực vật và động vật trong cuộc sống hằng ngày. 2. Năng lực: *Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. 3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: hình1 SGK trang 82 (phóng to hoặc trình chiếu), giấy khổ lớn. - HS: SGK, VBT, giấy màu, giấy trắng, bút màu, kéo, hồ dán, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
  22. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các loài thực vật. Cách tiến hành: - GV tổ chức theo hình thức trò chơi. Thi kể -HS thi kể tên các loài cây hoặc tên tên các loài cây hoặc tên các loài động vật mà các loài động vật em biết. - GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài ôn tập -HS lắng nghe B. Hoạt động: Ôn tập về tên các bộ phận chính của cây Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các bộ phận chính của một cây bất kì. Cách tiến hành: -Giáo viên tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu: -HS thực hiện theo yêu cầu của GV Vẽ một cây bất kì (hoặc một cây rau, cây hoa) và ghi chú các bộ phận của cây đó theo gợi ý. -GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, giới thiệu -HS thảo luận cặp đôi với bạn về đặc điểm và chức năng các bộ phận của cây vừa vẽ, ghi thêm chú thích về chức năng của các bộ phận đó. -GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để tổ chức -HS trưng bày sản phẩm cho HS trưng bày sản phẩm, HS treo sản phẩm quanh lớp, tham quan và bình chọn. -GV mời một số HS chỉ tranh và chia sẻ, giới -HS chia sẻ trước lớp thiệu trước lớp. -GV nhận xét chung. -HS nhận xét -HS lắng nghe
  23. *Kết luận: Các cây thường có: rễ, thân, lá, hoa, quả. C. Hoạt động tiếp nối sau bài học -HS về sưu tầm tranh, ảnh nói về -Giáo viên yêu cầu học sinh về sưu tầm tranh, việc sử dụng thực vật và động vật ảnh một số con vật yêu thích. trong cuộc sống hằng ngày. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: GV cung cấp các kiến thức, kĩ năng trong chủ đề Thực vật và động vật. HS tích cực phát biểu xây dựng bài Thứ Tư ngày 15 tháng 2 năm 2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 BÀI 3: NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG (Tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Tìm được từ ngữ biểu thị ý cầu khiến; chuyển đổi được câu kể thành câu cầu khiến. - Đặt được câu khiến để mượn sách, xin phép tham gia câu lạc bộ. - Nói được câu thể hiện cảm xúc , ca ngợi. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt trò chơi- Vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi ý kiến, hợp tác cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ bài học. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Yêu quê hương đất nước qua các giá trị văn hóa của dân tộc, các làng nghề, - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương , chia sẻ hòa đồng với bạn bè trong lớp. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, tích cực trong các nhiệm vụ chung của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm, trình bày ý kiến,