Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023

docx 71 trang Hoàng Đức Anh 15/07/2023 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023

  1. KẾ HOẠCH TUẦN 21 Từ ngày 06/02/2023 đến ngày 10/02/2023 Ngày Môn Tiết Nội dung HAI HĐTN 61 CC- Chơi trò chơi “Gọi bạn” 06/02/2023 T.VIỆT 141 Từ bản nhạc bị đánh rơi (t1) T.ANH 81 GV bộ môn T.ANH 82 GV bô môn TIN HỌC 21 Làm quen với thư mục (Tiết 3) T.VIỆT 142 Từ bản nhạc bị đánh rơi (t2) TOÁN 101 Em làm được những gì? (T1) BA T. VIỆT 143 Viết: Ôn viết chữ hoa O, Ô, Ơ, Q 07/02/2023 M.THUẬT 21 Cuộc sống tươi đẹp TOÁN 102 Em làm được những gì? (T2) TNXH 41 Sử dụng hợp lý thực vật và động vật (T1) TABN 41 GV bô môn TABN 42 GV bô môn STEM 1 TƯ T.VIỆT 144 Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật; mở rộng câu Để làm gì? 08/02/2023 GDTC 41 Động tác tung bóng bằng một tay T.ANH 83 GV bô môn T.ANH 84 GV bô môn TOÁN 103 Tháng, năm (t1) C. NGHỆ 21 Làm đồ dùng học tập (T1) HĐTN 62 Giới thiệu những nét riêng của bản thân NĂM T.VIỆT 145 Quảng cáo 09/02/2023 T.VIỆT 146 Nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình TNXH 42 Sử dụng hợp lý thực vật và động vật (T2) TOÁN 104 Tháng, năm (t2) ĐẠO ĐỨC 21 Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân(t3) TOÁN* 41 LT: tháng năm TV* 42 LT: Nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình SÁU T.VIỆT 147 Nhận diện và tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm 10/02/2023 xúc với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong phim hoạt hình NHẠC 21 Nghe nhạc: Bản giao hưởng số 40 ( Symphony no. 40)
  2. TOÁN 105 Gam (t1) HDNK.NGLL 21 Khu vui học siêu ngầu GDTC 42 Tại chỗ tung bóng lăn bằng một tay TOÁN* 42 LT: Gam HĐTN+ 63 SHCN- Tìm hiểu về kĩ năng chăm sóc và phát triển bản SHCN-ATGT thân Thứ Hai ngày 06 tháng 02 năm 2022 Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN Tuần: 21 Ngày soạn: Tiết: 1 Ngày dạy: - Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hưởng ứng phong trào “Chăm sóc và phục vụ bản thân” - Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: + Chơi trò chơi “Gọi bạn ” + Giới thiệu những nét riêng của bản thân. + Giới thiệu sở thích của bản thân. - Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Thảo luận về những việc làm để chăm sóc và phát triển bản thân. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực thực hiện một số hoạt động rèn luyện để phát triển bản thân. - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, tôn trọng các sở thích riêng của bạn. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: + Chia sẻ được những sở thích của bản thân với bạn; + Phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung; + Khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn bè. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. *Năng lực đặc thù: - Thực hiện được một số hoạt động để phát triển bản thân.
  3. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên – SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3 – Giấy A0, bút dạ; - Các hình ảnh hoạt động của HS về tập luyện thể dục thể thao, đàn, hát, múa, khiêu vũ, - Phiếu đánh giá 2. Đối với học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3; - Bút chì, bút màu, kéo, hồ dán, giấy màu, Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẨN 21 – TIẾT 1: HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO “CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN” HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV chủ nhiệm phối hợp với GV bộ môn Giáo dục Thể - HS tham gia tập dợt. chất hoặc Âm nhạc tổ chức cho HS tập dợt các hoạt động rèn luyện thân thể: biểu diễn văn nghệ, võ thuật, để trình diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - HS chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới. - GV chuẩn bị tâm thế, hỗ trợ HS sắp xếp đội hình để tham - HS sắp xếp đội hình để tham gia gia hưởng ứng phong trào “Chăm sóc và phát triển bản hưởng ứng phong trào “Chăm sóc thân. và phát triển bản thân.
  4. - GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong - GV nhắc nhở HS về nhà tiếp tục thực hiện các hoạt động tập luyện để phát triển bản thân theo năng khiếu và sở thích. - HS biểu diễn và trở về chổ ngồi của lớp. - HS lắng nghe. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: HS dự lễ nghiêm túc, phát động phong trào kế hoạch nhỏ đợt 2. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 CHỦ ĐIỂM 10: NGHỆ SĨ TÍ HON BÀI 1: TỪ BẢN NHẠC BỊ ĐÁNH RƠI (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Chia sẻ được với bạn một bài hát mà em yêu thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu nội dung bài đọc: Bản nhạc đầu tiên, trong sáng của một nghệ sĩ thiên tài Mô-da có hoàn cảnh ra đời đặc biệt.
  5. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS tích cực tham gia đọc bài, lắng nghe và trả lời các câu hỏi. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Nhân ái : Bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần mà các môn nghệ thuật mang lại cho cuộc sống. - Chăm chỉ: Trân trọng và sử dụng có hiệu quả các sản phẩm nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân. - Trung thực: Khơi gợi cảm xúc tích cực với các môn nghệ thuật, với những nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vự nghệ thuật và trong cuộc sống. - Trách nhiệm: Có ý thức hơn việc học và tìm hiểu các môn nghệ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh ảnh, audio, video clip về Mô-da và một vài bản nhạc của ông. Bảng phụ ghi đoạn từ Về tới nhà đến hết. - HS: mang theo sách, báo có bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài thơ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. Chia sẻ được với bạn một điều thú vị về một bài hát mà em yêu thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV giới thiệu tên chủ điểm, từ đó nêu cách hiểu - HS lắng nghe. hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Nghệ sĩ tí hon. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với - HS hoạt động nhóm đôi. bạn về một điều thú vị bài hát mà em yêu thích. Em là hoa hồng nhỏ (Trịnh Công Sơn) Em sẽ là mùa xuân của Mẹ Em sẽ là mùa xuân của cha Em đến trường học bao điều lạ Môi mỉm cười là những nụ hoa Trang sách hồng nằm mơ mà ngủ
  6. Em gối đầu trên những dòng thơ Em thấy mình là hoa hồng nhỏ Bay giữa trời là tháng ngày qua. Trời mênh mông đất hiền hòa Bàn chân em đi nhè nhẹ Đưa em vào tình người bao la Cây cỏ rừng bầy chim làm tổ Sông có nguồn như suối chảy ra Tim mỗi người là quê nhà nhỏ Tình nồng thắm như mặt trời xa. - HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh minh họa, phán đoán nội dung bài đọc. - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát - HS lắng nghe, quan sát. tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc mới Từ bản nhạc bị đánh rơi. Bài đọc là một mẩu chuyện kể về thời thơ ấu của Mô-da(Wolfgang Amadeus Mozart, 1756 – 1791), nhà soạn nhạc người Áo. Mô-da sáng tác những khúc nhạc đầu tiên khi mới 4 – 5 tuổi. Sau này, ông trở thành một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng có nhiều ảnh hưởng quan trọng tới nhạc cổ điển Châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao của nhạc p-a-nô, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo, ô-pê-ra và đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều buổi hoà nhạc. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.1 Hoạt động Đọc ( phút) B.1.1 Đọc và trả lời câu hỏi: 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu nội dung bài đọc. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: . a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu, người dẫn chuyện giọng thong thả, - HS lắng nghe, đọc thầm theo. vui tươi; giọng cha đầm ấm, thể hiện tình yêu và tự hào; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, cảm
  7. xúc – suy nghĩ của Mô – da, Mô – da, Lê – ô – pôn và ông chú rạp hát. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - HS nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - Cách đọc một số từ ngữ khó: Mô – da, Lê – ô – pôn, - HS luyện đọc một số từ khó theo rối rít, GV. c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: 4 đoạn - HS lắng nghe. + Đoạn 1: Từ đầu đến ông chủ rạp hát. + Đoạn 2: Tiếp theo đến một bản nhạc đã đánh rơi. + Đoạn 3: Tiếp theo đến rất đáng yêu. + Đoạn 4: Còn lại. - Luyện đọc câu dài: - HS luyện đọc câu dài. + Cách ngắt nghỉ một số câu dài: Một hôm,/ trước khi đi làm./ ông Lê – ô – pôn/ đưa cho Mô – da một bản nhạc/ ông viết tặng con gái chủ rạp hát/ nhan dịp simh mhật.//; Cậu buồn bã quay về,/ ngồi vào dàn/ và nảy ra sáng kiến:/ viết một bản nhạc mới// thay cho bản nhạc đã đánh rơi.//, - Luyện đọc từng đoạn: - HS đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS luyện đọc đoạn trong nhóm và d. Luyện đọc cả bài: đọc trước lớp. - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - Giải thích thêm nghĩa của một số từ ngữ khó: - HS đọc luân phiên cả bài. + Lê – ô – pôn ( Leopold Mozart (1719 – 1787) là - HS lắng nghe. cha của Mô – da; ông là một nhà soạn nhạc, một nhà sư phạm âm nhạc giỏi, là người thầy đầu tiên và là người có ảnh hưởng rất lớn đến Mô – da. + Sáng kiến: ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Hiểu nội dung bài đọc: Bản nhạc đầu tiên, trong sáng của moọt nghệ sĩ thiên tài Mô-da có hoàn cảnh ra đời đặc biệt. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm đôi, lớp.
  8. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo cặp để trả lời câu hỏi 1- 5 trong SHS: luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Cha của Mô-da đưa cho cậu bản nhạc để: tặng cho con gái chủ rạp hát nhân dịp sinh nhật. + Câu 2: Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc của cha: Mô-da đánh rơi bản nhạc xuống sông và cậu nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc đã đánh rơi. + Câu 3: Tìm từ ngữ được dùng để khen bản nhạc của Mô-da: bản nhạc trong sáng, rất đáng yêu. + Câu 4: Cha của Mô-da tin rằng sau này con mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn vì: ngay từ những nốt nhạc đầu tiên cất lên ông đã biết không phải là bản nhạc của ông nhưng nó lại rất hay, trong sáng và đáng yêu và sau khi nghe Mô - da kể lại câu chuyện thì ông tin rằng con mình sẽ trở thành nhạc sĩ lớn + Câu 5: Chọn tên phù hợp để đặt cho câu chuyện và nêu lí do em chọn: Sáng kiến của Mô-da. => Bản nhạc là những sáng kiến, ý tưởng do Mô - da suy nghĩ và - GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu viết ra. cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - GV cùng HS nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
  9. HS đọc bài trôi chảy, trả lời tốt các câu hỏi tìm hiểu bài. Phát hiện được chỗ ngắt nghỉ hơi, tích cực luyện đọc nhóm. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 CHỦ ĐIỂM 10: NGHỆ SĨ TÍ HON BÀI 1: TỪ BẢN NHẠC BỊ ĐÁNH RƠI (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Luyện đọc trôi chảy, lưu loát bài đọc. - Tìm đọc một bài thơ về môn nghệ thuật hoặc một bài thơ thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và chia sẻ được hình ảnh em thích được nhắc đến trong bài thơ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS tích cực tham gia đọc bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, đọc một bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc về thiếu nhi. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm, chia sẻ hình ảnh yêu thích trong bài thơ. 3. Phẩm chất. - Nhân ái: Bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần mà các môn nghệ thuật mang lại cho cuộc sống. - Chăm chỉ: Trân trọng và sử dụng có hiệu quả các sản phẩm nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân. - Trung thực: Khơi gợi cảm xúc tích cực với các môn nghệ thuật, với những nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vự nghệ thuật và trong cuộc sống. - Trách nhiệm: Có ý thức hơn việc học và tìm hiểu các môn nghệ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: - HS: mang theo sách, báo có bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài thơ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  10. A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho HS hát múa. - HS cả lớp hát múa. - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.1 Hoạt động Đọc ( phút) Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở - HS nhắc lại nội dung bài: hiểu nội dung văn bản. HS nhắc lại nội dung bài. Bản nhạc là những sáng kiến, ý tưởng do Mô - da suy nghĩ và Từ đó bước đầu xác định được giọng đọc của từng viết ra. nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - HS lắng nghe, xác định giọng + Người dẫn chuyện giọng thong thả, vui tươi; đọc toàn bài và một số từ ngữ cần + Giọng cha đầm ấm, thể hiện tình yêu và tự hào; + nhấn giọng. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, cảm xúc – suy nghĩ của Mô – da, Lê – ô – pôn và ông chú rạp hát. - GV đọc mẫu đoạn từ Về tới nhà đến hết. - GV yêu cầu HS luyện đọc phân vai theo nhóm đoạn từ Về tới nhà đến hết. - HS đọc thầm theo. - GV mời 1 – 2 nhóm đọc phân vai trước lớp đoạn từ - HS luyện đọc theo nhóm Cả lớp Về tới nhà đến hết. đọc thầm theo. - 1 – 2 nhóm đọc phân vai trước lớp đoạn từ Về tới nhà đến hết. - GV cùng HS nhận xét. Cả lớp đọc thầm theo. - GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài. - Các nhóm nhận xét nhau. - HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả lớp - GV nhận xét. đọc thầm theo. B.2 Hoạt động Đọc mở rộng - Đọc một bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc về thiếu nhi ( phút) a. Mục tiêu: Tìm đọc một bài thơ về môn nghệ thuật hoặc một bài thơ thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và chia sẻ được hình ảnh em thích được nhắc đến trong bài thơ. b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
  11. B.2.1 Viết phiếu đọc sách - GV hướng dẫn khi HS đã tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường, ) một bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc về thiếu nhi + Viết vào Phiếu đọc sách những hình ảnh em thích - HS viết vào Phiếu đọc sách. sau khi đọc bài thơ: tên bài thơ, tên tác giả, hình ảnh đẹp, cách em tìm bài thơ, - HS trang trí Phiếu đọc sách. + Trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài thơ. B.2.2. Chia sẻ hình ảnh em thích trong bài thơ - HS chia sẻ (đọc bài thơ cho bạn - GV yêu cầu HS dựa vào Phiếu đọc sách chia sẻ với nghe hoặc chia sẻ bài thơ cho các bạn trong nhóm nhỏ hình ảnh em yêu thích được bạn trong nhóm). nhắc đến trong bài thơ. - HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước - GV mời vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp lớp hoặc dán Phiếu đọc sách vào hoặc dán Phiếu đọc sách vào góc Sản phẩm. góc Sản phẩm. - HS nhận xét. - GV nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: HS sưu tầm bài thơ “Múa” và hoàn thành phiếu đọc sách KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN LỚP 3 CHỦ ĐỀ: CÁC SỐ ĐẾN 10000 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 1) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Phát triển năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động cá nhân.
  12. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực đặc thù - Hệ thống hóa việc lập số có bốn chữ số, cấu tạo thập phân của số. - Củng cố cách tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ. - Thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 10000. - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính nhẩm, nhân, chia các trường hợp đặc biệt (số 0) - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến ý nghĩa của phép cộng, phép trừ và cộng, trừ trong phạm vi 10000. 2. Phẩm chất: - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: SGV, SHS, bảng phụ - Học sinh: SHS, VBT. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. 1. Khởi động : (5 phút) * Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. * Cách tiến hành: - HS bắt bài hát - HS hát - GV giới thiệu bài - HS nghe 2. Luyện tập (25 phút) *Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 trang 18 - HS đọc yêu cầu bài 1 trang 18
  13. - GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi: quan sát hình vẽ, nhận biết câu nào đúng, - HS thực hiện theo nhóm đôi câu nào sai. - GV gợi ý: + Từ các thẻ số 1000, 100, 10 và 1 – Số + Từ số - Viết thành tổng - Gọi đại diện nhóm trình bày - HS trình bày + a Đúng + b Đúng + c Sai (có 4 thẻ chục nhưng chữ số 4 ở - GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích hàng trăm) cách làm. + d Đúng - HS lắng nghe Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài 2 trang 18 HS đọc yêu cầu bài 2 trang 18 - GV cho HS (nhóm bốn) tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài: - HS nhận biết: - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, rồi chia sẻ với bạn - Làm bài cá nhân, chia sẻ với bạn - GV sửa bài, gọi HS lên bảng trình bày vào bảng con và giải thích cách làm - Ghi kết quả vào bảng con - GV nhận xét, tuyên dương HS trình bày đúng. - HS lắng nghe Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài 3 trang 19 HS đọc yêu cầu bài 3 trang 19 - Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả với bạn. - Học sinh làm bài cá nhân, chia sẻ kết - Yêu cầu học sinh trình bày kết quả trước quả với bạn. lớp và giải thích. - Học sinh trình bày kết quả trước lớp và giải thích. 6381 833 5486 2617 + 1071 +1548 - 2485 - 1009 - Gọi HS khác nhận xét. 7452 2381 3001 708 - GV nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò: * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. * Cách tiến hành: - GV nhận xét, tuyên dương. - Dặn dò Học sinh về nhà xem lại bài đã học trên lớp và chuẩn bị bài cho tiết sau. Điều chỉnh sau bài dạy: HS thực hiện đặt tính cộng trừ thẳng hàng, tính toán cẩn thận
  14. Thứ Ba ngày 7 tháng 2 năm 2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 CHỦ ĐIỂM 10: NGHỆ SĨ TÍ HON BÀI 1: TỪ BẢN NHẠC BỊ ĐÁNH RƠI (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Viết đúng kiểu chữ hoa: O, Ô, Ơ, Q, tên riêng, câu ứng dụng. 2. Năng lực chung. Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất. - Mạnh dạn, tự tin. - Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần mà các môn nghệ thuật mang lại cho cuộc sống, khơi gợi cảm xúc tích cực với các môn nghệ thuật, với những nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vự nghệ thuật và trong cuộc sống. Từ đó các em có ý thức hơn việc học và tìm hiểu các môn nghệ thuật, trân trọng và sử dụng có hiệu quả các sản phẩm nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: mẫu chữ viết hoa O, Ô, Ơ, Q cỡ nhỏ. - HS: VTV, bảng con, phấn, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho HS hát múa. - HS cả lớp hát múa. - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.3 Hoạt động Viết ( phút) 1. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa: (15 phút) a. Mục tiêu: Viết đúng kiểu chữ hoa: O, Ô, Ơ, Q.
  15. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ O hoa, xác định - HS quan sát mẫu chữ O hoa, xác chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của các con chữ O, định chiều cao, độ rộng, cấu tạo Ô, Ơ, Q hoa. nét chữ của con chữ O hoa. - HS lắng nghe, quan sát. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ O hoa. + Đặc điểm: Cao 2,5 ô ly, viết 1 nét cong kín chung. + Cấu tạo: Nét viết chữ hoa O là nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. + Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 3, theo chiều từ trái sang phải viết nét cong kín. Phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ, đến đường kẻ 2 thì lượn lên 1 chút rồi dừng lại. - HS nhắc lại quy trình viết chữ O - GV gọi HS nhắc lại quy trình viết chữ O hoa. hoa. - HS viết chữ O hoa vào bảng con. - GV yêu cầu HS viết chữ O hoa vào bảng con. - HS tô và viết chữ O hoa vào VTV. - GV yêu cầu HS tô và viết chữ O hoa vào VTV. - HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn theo hướng dẫn của - GV yêu cầu HS tự đánh giá bài viết của mình và của GV. bạn. - HS quan sát, so sánh. - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Ô, Ơ, Q hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của các con chữ Q hoa trong mối quan hệ so sánh với chữ O hoa. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Ô, Ơ, Q hoa. + Các chữ Ô, Ơ quy trình các bước như chữ O nhưng thêm phần dấu ở trên. Chữ Ô thêm 2 nét thẳng xiên ngắn nối nhau tạo thành nét gãy nhọn trên đầu. Chữ Ơ thêm nét râu, đặt bút trên đường kẻ 3 viết đường cong nhỏ bên phải của chữ O.
  16. + Chữ Q hoa: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, đưa bút sang trái viết nét cong kín. Phần cuối lượn vào trong bụng chữ đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút. Phần này giống chữ hoa O. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút xuống gần đường kẻ 2 viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài. - GV yêu cầu HS viết chữ O, Ô, Ơ, Q hoa vào VTV. - HS viết chữ O, Ô, Ơ, Q hoa vào VTV. 2. Hoạt động 2: Luyện viết từ ứng dụng ( phút) a. Mục tiêu: Viết đúng chữ Q hoa và từ ứng dụng. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ ứng - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của dụng Quang Trung. từ ứng dụng Quang Trung. - GV giải thích thêm: Hoàng đế Quang Trung (1753 – - HS lắng nghe. 1792), tên thật là Nguyễn Huệ, ông là một nhà chính trị, nhà quân sự tài giơi, lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Thanh và quân Xiêm, đưa nước ta thoát khoi hoạ xâm lăng. - GV nhắc lại quy trình viết chữ Q hoa và cách nối từ - HS lắng nghe. chữ Q hoa sang chữ u, và từ chữ T hoa sang chữ r. - Yêu cầu quan sát cách GV viết chữ Quang Trung. - Yêu cầu HS viết chữ Quang Trung vào VTV. - HS quan sát. - HS viết chữ Quang Trung vào VTV.
  17. 3. Hoạt động 3: Luyện viết câu ứng dụng ( phút) a. Mục tiêu: Viết đúng chữ Q hoa và câu ứng dụng. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của dụng: câu ứng dụng. Quả treo lúc lỉu trên cành Em đưa nét vẽ ngọt ngào vào tranh. Nguyên Thảo - Yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào VTV. - HS viết câu ứng dụng vào VTV. 4. Hoạt động 4: Luyện viết thêm ( phút) a. Mục tiêu: Luyện viết chữ O, Ô, Ơ, Q hoa và câu ứng dụng khác. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Ô Quan - HS tìm hểu nghĩa của từ Ô Quan Chưởng. Chưởng: tên một của ra vào Hà Nội xưa, nay nằm trên phố Ô Quan Chưởng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng - HS tìm hểu nghĩa của câu ứng dụng. dụng: Quang cảnh buổi biểu diễn văn nghệ thật sôi động, hấp dẫn. - HS viết nội dung viết thêm vào - GV yêu cầu HS viết nội dung viết thêm vào VTV. VTV. 5. Hoạt động Đánh giá bài viết: ( phút) a. Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa bài viết. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và - HS tự đánh giá phần viết của của bạn. mình và của bạn. - GV nhận xét một số bài viết. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: HS thực hiện viết tập viết đúng ô ly, tròn đều nét nhưng tập vở chưa sạch sẽ. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN LỚP 3 CHỦ ĐỀ: CÁC SỐ ĐẾN 10000 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 2) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực:
  18. * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Phát triển năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động cá nhân. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực đặc thù - Hệ thống hóa việc lập số có bốn chữ số, cấu tạo thập phân của số. - Củng cố cách tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ. - Thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 10000. - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính nhẩm, nhân, chia các trường hợp đặc biệt (số 0) - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến ý nghĩa của phép cộng, phép trừ và cộng, trừ trong phạm vi 10000. 2. Phẩm chất: - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: SGV, SHS, bảng phụ - Học sinh: SHS, VBT. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 2. 1. Khởi động: (5 phút) * Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. * Cách tiến hành: - HS bắt bài hát - HS hát - GV giới thiệu bài - HS nghe 2. Luyện tập (25 phút) *Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học
  19. Cách tiến hành: Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài 4 trang 19 HS đọc yêu cầu bài 4 trang 19 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu bài: Chọn - HS thảo luận tìm hiểu bài và nhận biết dấu phép tính thích hợp để điền vào chỗ yêu cầu, cách thực hiện. chấm - GV yêu cầu HS thảo luận - GV gợi ý: + Tính từ trái sang rồi dựa vào kết quả cuối cùng để chọn phép tính. + Nếu kết quả lớn hơn các số tham gia phép tính ta nghĩ tới phép tính nào? + Nếu kết quả bé hơn các số tham gia phép tính ta nghĩ đến phép chia nào? - HS lắng nghe và thực hiện bài toán. + Nếu kết quả bằng 0 thì: Hiệu hai số bằng nhau thì bằng mấy? Có thừa số bằng 0 thì bằng mấy? 0 chia cho một số khác thì bằng mấy? - Gọi HS lên bảng trình bày và giải thích cách làm - HS trình bày và giải thích cách làm - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS làm đúng và nhanh nhất - HS lắng nghe Bài 5: Gọi HS đọc yêu cầu bài 5 trang 19 HS đọc yêu cầu bài 5 trang 19 - GV cho HS để xác định yêu cầu - GV hỏi: - HS lắng nghe + Bài toán cho ta biết gì? + Bài toán hỏi gì? - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, thực hiện giải bài toán - HS trình bày bài giải: Số ki-lô-gam gạo Nhà nước cung cấp lần thứ hai là: 2 350 – 450 = 1 900 (kg) - GV sửa bài, gọi HS trình bày lời Số ki-lô-gam gạo cả hai lần khu vực đó giải, khuyến khích HS giải thích cách đã được cung cấp là: làm - GV nhận xét – khen ngợi 2 350 + 1 900 = 4 250 (kg)
  20. Đáp số: 4 250 ki-lô-gam gạo. Bài 6: Gọi HS đọc yêu cầu bài 6 trang 19 HS đọc yêu cầu bài 6 trang 19 - GV cho HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài và nhận biết các yêu cầu - GV yêu cầu HS quan sát hình: - GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả - HS đọc kết quả: Tuyến đường sắt Chiều dài Hà Nội – Thành phố Hồ Chí 1 726 km Minh - Gọi HS khác nhận xét - GV nhận xét – khen ngợi Hà Nội – Vinh 319 km Vinh - Thành phố Hồ Chí 1 407 km Minh * Đất nước em 3. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan - HS lắng nghe và thực hiẹn sat bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) 4. – Gọi HS chia sẻ những hiểu biết về tỉnh Nghệ An và xác định tỉnh Nghệ An trên bản đồ. * Hoạt động thực tế Cùng người thân tìm vị trí tỉnh Nghệ An trên bản đồ (trang 88). Từ Nghệ An đến Thành phố Hồ Chí Minh, theo đường bờ Từ Nghệ An đến Thành phố Hồ Chí Minh, biển phải đi qua bao nhiêu tỉnh, thành theo đường bờ biển phải đi 14 nhiêu tỉnh, phố? thành phố gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, - HS cùng người thân tìm vị trí tỉnh Nghệ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, An trên bản đồ (trang 88). Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều chỉnh sau bài dạy HS giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính nhẩm, nhân, chia các trường hợp đặc biệt (số 0)
  21. TỰ NHIÊN XÃ HỘI CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT BÀI 18: SỬ DỤNG HỢP LÍ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học, HS: - Nêu được ví dụ về việc sử dụng thực vật và động vật trong đời sống hàng ngày. - Liên hệ thực tế, nhận xét về cách sử dụng thực vật và động vật của gia đình và cộng đồng địa phương. - Lựa chọn , đề xuất cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí. Chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện. 2. Năng lực: *Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin . Sử dụng động vật thực vật hợp lí. 3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, yêu thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: tranh, ảnh, phim về các hoạt động sử dụng thực vật và động vật của con người trong cuộc sống hành ngày ; tranh ảnh trong SGK póng to, bảng thu thập thông tin trong SGK. - HS: SGK, VBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Hoạt động khởi động
  22. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về nguồn thức ăn từ thực vật và động vật. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “ Phóng sự điều tra”: - HS tham gia chơi trò chơi –phỏng vấn Một HS đóng giả làm phóng viên và đi bạn. phỏng vấn các bạn HS khác trong lớp. + Hôm qua em đã ăn canh rau muống luộc, + Hôm qua bạn đã ăn những gì? thịt lợn rang, trứng rán và nấm xào thịt bò. + Các thức ăn đó có nguồn gốc từ động vật + Những thức ăn đó từ cả thực vật và động hay thực vật? vật. - GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp. - HS trình bày câu trả lời trước lớp. - GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “ Sử dụng hợp lí thực vật và động vật”. B. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Cách sử dụng thực vật và động vật trong cuộc sống hàng ngày. Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về - HS lắng nghe nhận xét. việc con người sử dụng thực vật và động vật trong cuộc sống hàng ngày. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 76 ( GV có thể sử dụng hình phóng to), tìm hiểu nội dung hình dựa vào các gợi ý sau: - HS thảo luận nhom đôi quan sát tranh, tìm câu trả lời.