Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023

docx 48 trang Hoàng Đức Anh 15/07/2023 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023

  1. TUẦN 17 (26/12/2022 30/12/2022) NGÀY MÔN BÀI DẠY Chào cờ Chào cờ đầu tuần Toán Luyện tập chung HAI Tiếng Việt Ngu Công xã Trịnh Tường 26/12 Tiếng Việt Nghe - viết: Người mẹ của 51 đứa con KTCK1-ĐTT Tiếng anh The first semester test Tiếng anh The first semester test Nhạc Ôn hai bài hát: Reo vang bình minh và Hãy giữ cho em bầu trời xanh - Ôn tập: TĐN số 2 Tiếng Việt Ôn tập về từ và cấu tạo từ Tiếng Việt KC đã nghe, đã đọc BA Khoa học Ôn tập HK1 27/12 Toán Luyện tập chung Đạo đức Hợp tác với những người xung quanh(tt) Thể dục Đi đều vòng phải, vòng trái -Trò chơi: “Chạy tiếp sức theo vòng tròn” TABN Speaking Test TABN Speaking Test Tiếng Việt Ca dao vể lao động sản xuất HĐNK.NGLL1 Tìm hiểu về thủ tục TƯ Toán Giới thiệu máy tính bỏ túi 28/12 Lịch sử Ôn tập HK1 Tiếng anh The first semester test Tiếng anh The first semester test HĐNK.NGLL3 Xuân yêu thương(t1) HĐNK.NGLL2 Tìm hiểu về thủ tục(t2) Tiếng Việt Ôn tập về viết đơn NĂM Toán Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm 29/12 Kĩ thuật Thức ăn nuôi gà KTCK1- Mĩ thuật Vẽ tranh: Đề tài quân đội ĐỌC HIỂU T* Ôn tập HK1 Khoa học Ôn tập - KTHK1 Tiếng Việt Ôn tập về câu Tiếng Việt Trả bài văn tả người SÁU Địa lí Ôn tập HK1 30/12 Toán KTCK1
  2. KTCK1 TV* Ôn TLV Toán-Khoa Thể dục Đi đều vòng phải, vòng trái - Trò chơi:Chạy tiếp sức theo vòng tròn. SHCN Kiểm điểm tuần Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2022 Chào cờ CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - Rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm. - HS làm bài1a, bài 2(a), bài 3 . - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa - Học sinh: Sách giáo khoa, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát - HS hát - Cho HS làm: - HS làm: + Tìm một số biết 30% của nó là 72 ? 72 100 : 30 = 240 - GV nhận xét - HS nghe
  3. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - HS làm bài1a, bài 2(a), bài 3 . * Cách tiến hành: Bài 1a: Cá nhân - HS đọc yêu cầu. - Tính - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn - HS đổi chéo vở nhận xét, HS nhận xét trên bảng cả về cách đặt tính lẫn kết quả bảng lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý tính kiến. - GV nhận xét Kết quả tính đúng là : a) 216,72 : 42 = 5,16 Bài 2a: HĐ cá nhân - Bài 2 yêu cầu làm gì? - Tính giá trị của biểu thức - Yêu cầu HS làm bài - HS cả lớp làm bài vào vở. - GV cho HS nhận xét bài làm của nhau - HS nhận xét bài bạn, HS chia sẻ, cả lớp trong vở theo dõi và bổ sung. - GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS a) (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 2 nêu thứ tự thực hiện các phép tính = 50,6 : 2,3 + 21,84 2 trong biểu thức. = 22 + 43,68 = 65,68 Bài 3: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán y/c tìm gì? - Y/c HS tóm tắt làm bài vào vở, 1 HS - HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ chia sẻ Giải - GVnhận xét chữa bài a) Từ cuối năm 2000 đến cuối 2001 số người thêm là: 15875 - 15625 = 250 (người) Tỉ số % số dân tăng thêm là: 250 : 15625 = 0,016 0,016 = 1,6%
  4. b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là: 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người) Cuối năm 2002 số dân của phường đó là: 15875 + 254 = 16129 (người) Đáp số: 16129 người Bài 2b(M3,4):HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài và làm bài vào vở - HS làm bài, báo cáo giáo viên - GV quan sát uốn nắn HS b) 8,16 : ( 1,32 + 3,48) - 0,345 : 2 = 8,16 : 4,8 - 0,1725 = 1,7 - 0,1725 = 1,5275 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Cho HS vận dụng làm phép tính sau: - HS làm bài ( 48,2 + 22,69 ) : 8,5 ( 48,2 + 22,69 ) : 8,5 = 70,89 : 8,5 = 8,34 - Về nhà tìm các bài toán liên quan đến - HS nghe và thực hiện các phép tính với số thập phân để làm thêm Điều chỉnh sau tiết dạy:Gv cho hs nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. Tiếng Việt NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Biết đọc diễn cảm bài văn . * GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống đẹp. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
  5. - Phẩm chất: Có ý thức và trách nhiệm học tập cần cù, chủ động, sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ trang 146, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. HĐ mở đầu: (3 phút) - Tổ chức cho học sinh thi đọc bài Thầy - Học sinh thực hiện. cúng đi bệnh viện - Giáo viên nhận xét. - Lắng nghe. - Giới thiệu bài và tựa bài: Ngu Công xã - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách Trịnh Tường. giáo khoa. 2. HĐ hình thàn kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (12 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó trong bài : ngoằn ngoèo, lúa nương, lúa nước, lúa lai - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Ngu Công, cao sản *Cách tiến hành: - Cho HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu trồng lúa + Đoạn 2: Tiếp như trước nước + Đoạn 3: Còn lại - Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài trong - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nhóm + HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó. + HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. + Thi đọc đoạn giữa các nhóm - Luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc cho nhau nghe - HS đọc toàn bài - 1 HS đọc - GV đọc mẫu. - HS theo dõi. Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
  6. 2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) *Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). *Cách tiến hành: - Cho HS đọc câu hỏi trong SGK - HS đọc - Giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc bài và - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo TLCH, chia sẻ trước lớp. luận TLCH sau đó chia sẻ trước lớp + Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi ngư- - Mọi người hết sức ngỡ ngàng thấy ời sẽ ngạc nhiên vì điều gì? một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. + Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về - Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng thôn? tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn. + Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và - Nhờ có mương nước, tập quán canh cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay tác ở Phìn Ngan dã thay đổi: đồng bào đổi như thế nào? không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói. + Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng - Ông đã lặn lội đến các xã bạn học bảo vệ dòng nước? cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng. + Thảo quả là cây gì? - Là quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị. + Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà - Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con Phìn Ngan? con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu, ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu. + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vợt khó. + Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, + Nội dung bài nói lên điều gì? dám thay đổi tập quán canh tác của cả Lưu ý:
  7. - Đọc đúng: M1, M2 một vùng, làm thay đổi cuộc sống của - Đọc hay: M3, M4 cả thôn 3. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: - 3 HS đọc nối tiếp và lớp tìm cách đọc hay - HS nghe, tìm cách đọc hay - GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc - GV đọc mẫu - HS thi đọc trong nhóm - 2 HS đọc cho nhau nghe - Đại diện nhóm thi đọc - 3 HS thi đọc - GV nhận xét đánh giá - HS nghe 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: 42 phút) - Địa phương em có những loại cây trồng - Cây nhãn, cam, bưởi, nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo ? - Nhận xét tiết học - Lắng nghe. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Ca - Lắng nghe và thực hiện. dao về lao động sản xuất. - Tìm hiểu các tấm gương lao động sản xuất giỏi của địa phương em. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY GDKNS: Em làm bất kì việc gì cũng phải kiên trì mới đạt được thành công. Tiếng Việt NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON(Nghe - viết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nghe- viết đúng bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi(BT1). - Làm được bài tập 2 - Rèn kĩ năng phân tích mô hình cấu tạo của iếng - Giáo dục HS thức viết đúng chính tả, giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  8. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, mô hình cấu tạo vần viết sẵn trên bảng - Học sinh: Vở viết. 1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. HĐ mở đầu: (5phút) - Cho HS thi đặt câu có từ ngữ chứa tiếng - HS chơi trò chơi rẻ/ giẻ. - Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 bạn lần lượt lên đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ . - Đội nào đặt câu đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng. - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ hình thành kiến thức mới: 2.1. Chuẩn bị viết chính tả. (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài văn để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: HĐ cả lớp - Gọi HS đọc đoạn văn - 2 HS đọc đoạn văn + Đoạn văn nói về ai? - Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú- bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã Hướng dẫn viết từ khó trưởng thành. - Yêu cầu HS đọc, tìm các từ khó - HS đọc thầm bài và nêu từ khó: Lý Sơn, Quảng Ngãi, thức khuya, nuôi dưỡng - Yêu cầu HS luyện viết các từ khó vừa tìm - HS luyện viết từ khó. được 2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
  9. *Mục tiêu: - Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi . *Cách tiến hành: HĐ cá nhân - GV đọc bài viết lần 2 - HS nghe - GV đọc cho HS viết bài - HS viết bài - GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng chưa đẹp Lưu ý: - Tư thế ngồi: - Cách cầm bút: - Tốc độ: 2.3. HĐ chấm và nhận xét bài. (5 phút) *Mục tiêu: - Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: - Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi. - HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa - Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài lỗi. - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. 3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút) *Mục tiêu: Làm đúng bài tập 2a, 3 *Cách tiến hành: Bài 2: Cá nhân=> Nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu - HS đọc to yêu cầu và nội dung bài tập - HS tự làm bài - Yêu cầu HS tự làm bài - 1 HS lên bảng chữa bài - Gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng Mô hình cấu tạo vần - GV nhận xét kết luận bài làm đúng Tiếng Vần Âm Âm Âm đệm chính cuối con o n ra a tiền ê n tuyến yê n xa a xôi ô i yêu yê u bầm â m yêu yê u
  10. nước ươ c cả a đôi ô i mẹ e hiền iê n + Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau? - Những tiếng bắt vần với nhau là + Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những tiếng có vần giống nhau. những câu thơ trên? - Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi - GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng thứ 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8 tiếng 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (3 phút) - Giáo viên chốt lại những phần chính trong - Lắng nghe tiết học - Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp - Quan sát, học tập. không mắc lỗi cho cả lớp xem. - Nhận xét tiết học - Lắng nghe - Dặn HS nhớ mô hình cấu tạo vần và chuẩn - Lắng nghe và thực hiện. bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY - Hs còn chưa nhớ cách viết hoa danh từ riêng. Tiếng anh The first semester test Có GV bộ môn Âm nhạc Ôn: Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh-TĐN2 Có Gv bộ môn Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2022 Tiếng Việt ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tìm và phân loại đựơc từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK .
  11. - Rèn kĩ năng phân loại từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Có tinh thần và trách nhiệm, tự tin, cẩn thận, tỉ mỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tâp l. - Học sinh: Vở viết, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát - HS hát - Cho HS nối tiếp nhau đặt câu với các - HS tiếp nối nhau đặt câu từ ở bài tập 1a trang 161 - Nhận xét đánh giá - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: Tìm và phân loại đựơc từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK . * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Nêu yêu cầu bài tập - HS nêu + Trong Tiếng Việt có các kiểu cấu tạo + Trong tiếng việt có các kiểu cấu tạo từ như thế nào? từ: từ đơn, từ phức. + Từ phức gồm những loại nào? + Từ phức gồm 2 loại: từ ghép và từ láy. - HS lên chia sẻ kết quả - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét bài của bạn: - GV nhận xét kết luận + Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn. + Từ ghép: Cha con, mặt trời, chắc nịch. + Từ láy: rực rỡ, lênh khênh
  12. Bài 2: HĐ cặp đôi - HS nêu - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Từ đồng âm là từ giống nhau về âm + Thế nào là từ đồng âm? nhưng khác nhau về nghĩa. - Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc + Thế nào là từ nhiều nghĩa? và một hay một số nghĩa chuyển. các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. - Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ + Thế nào là từ đồng nghĩa? một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận - Yêu cầu HS làm bài theo cặp để làm bài - Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung, và - Gọi HS phát biểu thống nhất : - GV nhận xét kết luận - Nhắc HS ghi nhớ các kiến thức về nghĩa của từ Bài 3: HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - HS tự làm bài - Yêu cầu HS tự làm bài - HS nối tiếp nhau đọc - Gọi HS nối tiếp nhau đọc các từ đồng nghĩa, GV ghi bảng - HS trả lời theo ý hiểu của mình - Vì sao nhà văn lại chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó. Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - HS nêu - Yêu cầu HS tự làm bài tập - HS tự làm bài, chia sẻ kết quả - GV nhận xét chữa bài a) Có mới nới cũ b) Xấu gỗ, hơn tốt nước sơn c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu - HS đọc thuộc lòng các câu trên thành ngữ tục ngữ. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Tạo từ láy từ các từ sau: xanh, trắng, - HS nêu: xanh xanh, xanh xao, trăng xinh trắng, trắng trẻo, xinh xinh, xinh xắn - Về nhà viết một đoạn văn miêu tả có - HS nghe và thực hiện sử dụng một số từ láy vừa tìm được. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
  13. Hs tìm đúng từ láy để viết đoạn văn theo yêu cầu. Tiếng Việt KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện . - HS HTT tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên sinh động. - Kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. *GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV gợi ý HS chọn kể những câu chuyện nói về tấm gương con người biết bảo vệ môi trường (trồng cây gây rừng, quét dọn vệ sinh đường phố, ), chống lại những hành vi phá hoại môi trường (phá rừng, đốt rừng) để giữ gìn cuộc sống bình yên, đem lại niềm vui cho người khác. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Có tinh thần và trách nhiệm với câu chuyện kể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: SGK, bảng phụ,một số sách, truyện, báo liên quan. - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: (5’) - Cho HS thi kể về một buổi sum họp - HS thi kể đầm ấm trong gia đình. - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (8’) * Mục tiêu: Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện . * Cách tiến hành:
  14. - Giáo viên chép đề lên bảng. - HS theo dõi Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. - Gọi HS đọc đề bài - HS đọc - Đề yêu cầu làm gì? - HS trả lời. - Giáo viên gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề. - Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK - 3 HS nối tiếp nhau đọc - Kể tên những nhân vật biết sống đẹp + Na các bạn HS và cô giáo trong truyện trong các câu chuyện các em đã học? Phần thưởng( Tiếng Việt 2 tập 1) + Hai chị em Xô- phi, Mác và nhà ảo thuật trong truyện Nhà ảo thuật ( Tiếng Việt 3 tập 2) + Những nhân vật trong câu chuyện Chuỗi ngọc lam. - Tìm câu chuyện ở đâu? - Được nghe kể, đọc trong sách, báo. - Giáo viên kiểm tra việc học sinh tìm - Một số học sinh giới thiệu câu chuyện truyện. mình sẽ kể. 3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(21 phút) * Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể chuyện và nhận xét người kể. * Cách tiến hành: - Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi - HS kể theo cặp - Thi kể trước lớp - Thi kể chuyện trước lớp - Cho HS bình chọn người kể hay nhất - Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất. - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét. mình kể. 4. Hoạt động vận dụng (3’) - Em đã làm gì để mang lại niềm vui cho - HS nêu mọi người xung quanh ? - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân - HS nghe và thực hiện nghe. Chuẩn bị tiết kể chuyện tuần sau - Nhận xét tiết học, biểu dương - HS nghe
  15. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY GDKNS: Em đã làm gì để mang lại niềm vui cho mọi người xung quanh ? Khoa học ÔN TẬP HỌC KỲ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Ôn tập các kiến thức về: + Đặc điểm giới tính. + Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. + Tính chất và công dụng của 1 số vật liệu đã học. - Biết vệ sinh cá nhân đúng cách, đảm bảo vệ sinh phòng bệnh. - Tự phục vụ bản thân. * GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường. - Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. - Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Phiếu học tập cá nhân, hình minh họa, bảng phụ - Học sinh: Sách giáo khoa, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho học sinh thi trả lời câu hỏi. - HS trả lời + Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên? + Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi nhân tạo? - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS viết vở 2. Hoạt động thực hành:(27phút) * Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức về: - Đặc điểm giới tính.
  16. - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. - Tính chất và công dụng của 1 số vật liệu đã học. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Con đường lây truyền một số bệnh - Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, 1 học sinh hỏi, một học sinh trả lời. - 2 học sinh cùng bàn trao đổi thảo luận + Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào? - Lây truyền qua động vật trung gian là muỗi vằn. Muỗi hút máu người bệnh rồi + Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường truyền vi rút sang cho người lành. nào? - Lây truyền qua động vật trung gianlà muỗi A- nô- phen, kí sinh trùng gây bệnh có trong máu. Muỗi hút máu có kí sinh trung sốt rét của người bệnh truyền + Bệnh viêm màng não lây truyền qua sang người lành. con đường nào? + Lây truyền qua muỗi vi rút có trong mang bệnh não có trong máu gia súc chim, chuột, khỉ Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền sang người. + Bệnh viêm gan A lây truyền qua con + Lây qua con đường tiêu hóa. Vi rút đường nào? thải qua phân người bệnh. Phân dính tay người, quần áo, nước, động vật sống dưới nước ăn từ súc vật lây sang người lành. Hoạt động 2: Một số cách phòng bệnh - Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm - Học sinh trao đổi thảo luận theo nhóm + Hình minh họa chỉ dẫn điều gì? bàn. Quan sát hình minh họa + Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao? + Học sinh trình bày - GV nhận xét Hoạt động 3: Đặc điểm công dụng của một số vật liệu - Tổ chức hoạt động nhóm + Kể tên các vật liệu đã học - Học sinh thảo luận, chia sẻ kết quả + Nhớ lại đặc điểm và công dụng của từng loại vật liệu. + Hoàn thành phiếu - GV hỏi :
  17. + Tại sao em lại cho rằng làm cầu bắc qua sông; làm đường ray tàu hỏa lại phải - HS tiếp nối nêu sử dụng thép? + Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà lại sử dụng gạch? + Tại sao lại dùng tơ, sợi để may quần áo, chăn màn? Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ kỳ diệu Giải đáp ô chữ - HS chơi trò chơi 1) Sự thụ tinh 6) Già 2) Bào thai 7) Sốt rét 3) Dậy thì 8) Sốt xuất huyết 4) Vị thành niên 9) Viêm não 5) Trưởng thành 10) Viêm gan A 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Gia đình em đã làm gì để phòng tránh - HS nêu bệnh sốt xuất huyết ? - Tìm hiểu xem địa phương em đã tuyên - HS nghe và thực hiện truyền nhân dân phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt như thế nào. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY HS biết cách phòng một số bệnh đã học. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm . - Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân - HS làm được bài 1, 2, 3. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
  18. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát - HS hát - Cho HS làm bài: - HS làm bảng con + Tìm 7% của 70 000? - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS viết vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm . - HS làm bài tập: Bài 1, 2, 3 . * Cách tiến hành: Bài 1: Cặp đôi - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Viết các hỗn số sau thành số thập phân - Yêu cầu HS nêu cách chuyển hỗn số - HS trao đổi với nhau, sau đó nêu ý kiến thành số thập phân. trước lớp. - Yêu cầu HS làm bài C1: Chuyển phần phân số của hỗn số - GV chữa bài thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng. 1 5 4 8 4 = 5 = 4,5 3 = 3 = 2 10 5 10 3,8 3 75 12 48 2 = 2 = 2,75 1 = 1 = 4 100 25 100 1,48 C2: Thực hiện chia tử số của phần phân số cho mẫu số.
  19. 1 Vì 1 : 2 = 0,5 nên 4 = 4,5 2 4 Vì 4 : 5 = 0,8 nên 3 = 3,8 5 3 Vì 3 : 4 = 0,75 nên 2 = 2,75 4 12 Vì 12 : 25 = 0,48 nên 1 = 1,48 25 Bài 2: Cá nhân - Tìm x - GV yêu cầu HS đọc đề bài - HS cả lớp làm bài vào vở sau đó chia - Yêu cầu HS làm bài. sẻ - GV gọi HS chia sẻ kết quả a) x 100 = 1,643 + 7,357 - GV nhận xét và yêu cầu HS nêu cách x 100 = 9 tìm thành phần chưa biết trong phép x = 9 : 100 tính. x = 0,09 b) 0,16 : x = 2 - 0,4 0,16 : x = 1,6 x = 0,16 : 1,6 x = 0,1 Bài 3: Cá nhân - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp - GV gọi HS đọc đề bài toán. đọc thầm trong SGK. - Em hiểu thế nào là hút được 35% - Nghĩa là coi lượng nước trong hồ là lượng nước trong hồ ? 100 phần thì lượng nước đã hút là 35 - GV yêu cầu HS làm bài. phần. -HS lên chia sẻ cách làm - GV gọi HS chia sẻ trước lớp Cách 1 Hai ngày đầu máy bơm hút được là: 35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ) Ngày thứ ba máy bơm hút được là: 100% - 75% = 25% (lượng nước trong hồ) Đáp số : 25% lượng nước trong hồ Cách 2 Sau ngày thứ nhất, lượng nước trong hồ còn lại là : 100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ) Ngày thứ ba máy bơm hút được là :
  20. 65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ) Đáp số 25% lượng nước trong hồ 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Cho HS vận dụng tìm x: - HS làm bài X : 1,25 = 15,95 - 4,79 X : 1,25 = 15,95 - 4,79 X : 1,25 = 11,16 X = 11,16 x 1,25 X = 13,95 - Về nhà tìm hiểu rồi tính diện tích mảnh - HS nghe và thực hiện đất và ngôi nhà của mình sau đó tính tỉ lệ phần trăm diện tích của ngôi nhà và mảnh đất đó. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY HS có chưa có kĩ năng tìm thành phần chưa biết dạng X : 1,25 = 15,95 - 4,79 Đạo đức HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết được hợp tác với mọi người trong công viẹc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường,của gia đình và của cộng đồng. * GDBVMT: Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương. - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Họp tác với bạn bè làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, Phiếu học tập cá nhân cho HĐ3 - HS: SGK, vở
  21. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS nêu một số biểu hiện của việc - HS trả lời hợp tác với những người xung quanh? - GV nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết được hợp tác với mọi người trong công viẹc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. * Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Làm bài tập 3 SGK - Yêu cầu thảo luận theo cặp - HS thảo luận - Gọi HS trình bày - HS trả lời - GV KL: Việc làm của các bạn Tâm, - HS khác nhận xét Nga, Hoan,trong tình huống a là đúng - việc làm của bạn Long trong tình huống b là chưa đúng * Hoạt động 2: xử lí tình huống bài tập 4 trong SGK - HS thảo luận nhóm - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét bổ xung GV KL: + Trong khi thực hiện công việc chung cần phân công nhiệm vụ cho từng người và phối hợp giúp đỡ lẫn nhau + Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nàođể tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
  22. * Hoạt động 3: Làm bài tập 5 - HS tự làm bài tập - HS làm bài rồi trao đổi với bạn bên - Gọi HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác - HS trình bày với những người xung quanh trong 1 số công việc - GV nhận xét đánh giá - HS nghe 3.Hoạt động vậndụng, trải nghiệm:(3 phút) - Muốn công việc thuận lợi, đạt kết quả - HS nêu tốt cần làm gì? - Em đã hợp tác với bạn bè và mọi người - HS nêu làm những việc gì ? Việc đó đạt kết quả như thế nào ? ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY GDKNS: Muốn công việc thuận lợi, đạt kết quả tốt em cần làm gì? Thể dục Đi đều vòng phải, vòng trái- Trò chơi: Chạy tiếp sức theo vòng tròn Có Gv bộ môn Tiếng anh bản ngữ Speaking Test Có GV bộ môn Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2022 Tiếng Việt CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) . - Thuộc lòng 2-3 bài ca dao . - Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục HS biết yêu quý người lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC